Trang

29/10/2015

Cô Y tá trẻ và Bác sĩ già



Bài viết đáng suy ngẫm, xin chia sẻ...

Trong một ca phẫu thuật, cô ý tá trẻ tuổi lần đầu tiên được tham gia ca mổ đã nói với bác sĩ phẫu thuật khi ông đang chuẩn bị khâu vết mổ lại: "Bác sĩ, chúng ta còn một miếng gạc chưa lấy ra khỏi bệnh nhân".

Ông bác sĩ, khá lớn tuổi, nói một cách quyết đoán: "Tôi đã lấy hết toàn bộ số gạc ra rồi. Chúng ta bắt đầu khâu vết mổ lại!".

Cô gái vẫn cương quyết: "Không được! Chúng ta đã dùng hết mười hai miếng gạc, trong khi mới lấy ra mười một miếng".

Bác sĩ nghiêm khắc nói với cô: "Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm! Khâu vết mổ lại!"

Cô lập tức kêu lớn lên: "Bác sĩ không được làm như vậy! Ông phải có trách nhiệm với bệnh nhân chứ!"

Bác sĩ lúc này mới mỉm cười, ông mở bàn tay mình ra với miếng gạc thứ mười hai đang nằm ở đó, rồi nói: "Cô đã chính thức trở thành phụ tá phẫu thuật của tôi rồi đó".

Ông đã thử thách sự chân chính của cô y tá trẻ, và cô đã có được điều ấy.

Triết lý:

Trong cuộc sống, cũng còn biết bao người đang sống "mũ ni che tai" cho yên phận, mà không đủ dũng cảm như cô y tá trẻ tuổi kia, để có thể kiên trì với bản thân, để có thể làm việc trong danh dự, để có thể dám mạo hiểm trước các thách thức của cuộc sống và đủ bất khuất để theo đuổi các mục tiêu của mình.
Thái Sang 

Kẻ cặn bã
Hắn là trẻ mồ côi từ năm mới lên 5 tuổi. Trong cuộc sống của hắn không có hai từ “tình thương”. Hắn lăn lộn với đủ thứ nghề để có thể tồn tại, từ bán báo tới đánh giày. Khi trưởng thành, hắn tham gia vào các băng đảng đâm thuê chém mướn, giết người không gớm tay.
Bị cám dỗ, hắn trở thành con nghiện như đám bạn. Nhiều khi suy nghĩ về cuộc đời, hắn thấy mình là một thứ cặn bã của xã hội, một thứ không nên tồn tại. Cuộc sống của hắn đã đi vào ngõ cụt từ lâu và hắn không còn giá trị để sống nữa.
Vào một ngày, khi đang đi thì hắn bắt gặp một đứa bé đang chạy ra giữa đường nhặt trái bóng lúc ô tô phóng như bay đến. Kẻ cặn bã lao ra giữa đường, đẩy đứa bé vào lề và bị ô tô tông chết. Trước đó, chính bản thân hắn cũng không hiểu sao hắn làm vậy.
Chuyện kẻ cặn bã bị ô tô tông chết vì cứu đứa trẻ được lan truyền khắp nơi. Có người nghe chuyện rất xúc động, có người lại thấy đó là cái kết xứng đáng cho một kẻ cặn bã.
Chẳng ai ngờ được rằng, đứa trẻ được kẻ cặn bã cứu sống ngày nào nay đã trở thành bác sĩ đầu ngành. Bằng tài năng và y đức, cô đã cứu sống hàng ngàn người trong suốt cuộc đời hành nghề của mình.
Đã có rất nhiều cuộc hội thảo mời vị bác sĩ nổi tiếng tới để hỏi bí quyết của cô. Và trong tất cả các cuộc hội thảo, vị bác sĩ luôn nhắc đến một điều:
“Lúc nhỏ, một thiên thần đã cứu sống tôi. Nếu không có anh ấy sẽ không có tôi ngày hôm nay và tôi cũng chẳng còn cơ hội để thành bác sĩ cứu sống ai nữa.”
Vậy chẳng phải kẻ cặn bã kia đã gián tiếp cứu sống hàng ngàn người sao?!
Kẻ cặn bã không được ai yêu thương và thậm chí chính hắn cũng nghĩ mình không đáng sống và đã làm được điều kì diệu như vậy.
Bất cứ ai sinh ra trên đời đều có giá trị và sứ mệnh của riêng mình.
(Sưu tầm)

28/10/2015

Hôn đúng cách


Hôn chào như thế nào cho đúng cách?
Dù Gilles Debunne là người Pháp nhưng ngay cả ông cũng gặp khó khăn trong việc nghĩ ra phải hôn bao nhiêu má khi ông đi khắp nơi trên nước Pháp.
Vị kỹ sư phần mềm 40 tuổi đến từ Toulouse nói rằng khi ông gặp ai đó từ một vùng khác của đất nước ông luôn ‘gặp tình huống khó xử khi mà ông không biết liệu ông có phải ngưng lại hay không. Nếu không, ông phải hôn tới cái má kế tiếp thì điều gì sẽ xảy ra? Đó là do số chiếc má phải hôn rất khác nhau ở các nơi trên nước Pháp – từ chỉ một ở miền tây của Brittany cho đến bốn ở Thung lũng Loire.
Bản đồ về nụ hôn
‘La bise’, nụ hôn trong tiếng Pháp, thường xảy ra nhất giữa hai người khác phái và giữa những người nữ với nhau. Đối với đàn ông đó là vấn đề về sự thân thiết (bạn thân và người thân sẽ mong được hôn nhưng đối tác làm ăn mới gặp thì không).
Để giúp nắm rõ việc này, chuyên gia máy tính này đã nghĩ ra một cách để giúp ông thuận tiện: bản đồ tương tác về nụ hôn ở Pháp.
Bản đồ đánh dấu bằng màu sắc này được chia ra theo các đơn vị địa lý hành chính của nước Pháp và liên tục được cập nhật nhờ vào người dân trên khắp nước Pháp bỏ phiếu về con số bao nhiêu nụ hôn – một, hai, ba, bốn hay thậm chí là năm – được xem là quy chuẩn ở khu vực của họ.
Đã có hơn 100.000 phiếu bầu được ghi nhận kể từ khi phần mềm này được đưa lên mạng hồi năm 2008 và nó đã trở thành nguồn thông tin xác định về việc hôn má trên các phương tiện truyền thông nói tiếng Pháp.
Mặc dù công trình của Debunne giúp du khách có cái nhìn về sự chào hỏi của nước Pháp, các phong tục văn hóa không bao giờ đơn giản đến vậy trong thực tế. Cho dù đó có là một nụ hôn vụng về, một cái nắm tay gây bối rối hay cái cúi đầu thô thiển, trải qua thách thức về các cách chào hỏi trên toàn cầu thường là thí nghiệm chẳng thấm vào đâu.
Hôn sao cho đúng?
Ở những đất nước như Mỹ, Anh và Đức, quy chuẩn chào hỏi là bắt tay. Do đó khi anh Stephen Rinaldi, người Mỹ, 25 tuổi, đến Ý để làm việc ở vùng Abruzzo, lúc đầu anh rất lo lắng về phong tục hôn má ở đây.
Cách đối phó của anh ngay từ đầu là tự đề phòng bằng cách chỉ đóng vai trò người được hôn. Chỉ trong vòng vài ngày Rinaldi đã nhận ra là cách đối phó của anh đã sai. Anh bắt đầu quan sát những người khác và nhận ra rằng ‘mọi người luôn hôn cả hai má và dường như nụ hôn bắt đầu từ má phải sau đó sang má trái’ và không hề có việc chạm môi trực tiếp lên má: đó giống như cú áp má vào má với âm thanh như nụ hôn.
Hiểu được điều này, anh đã hôn thẳng lên má khi anh gặp bà chủ nhà nơi anh ở. Sự chào hỏi này đã hết sức thành công nên anh đã phạm sai lầm là lặp lại cách chào hỏi này với chồng bà ấy.
“Ngay lập tức anh chuyển sang bắt tay và nó đã trở thành giống như một cái ôm vụng về.” Từ sự cố này, Rinaldi đã học được một bài học quan trọng. Trừ phi anh biết rõ người nam giới trước mặt thì chỉ cần bắt tay là đủ.
Hành vi bị lên án
Một nơi mà hai người khác giới tuyệt đối không được phép hôn công khai là ở Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất. Nhưng cũng đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy hai người nam giới nắm tay nhau hay hôn vào má nhau.
“Hôn má là chuyện thường giữa những người Ả Rập cùng giới nhưng bày tỏ sự thân mật với người khác giới nơi công cộng là hành vi bị lên án và ở một số nơi đó còn là tội danh bị trừng phạt,” ông Kashif A, một chuyên gia tư vấn tiếp thị kỹ thuật số độc lập ở Dubai và thường xuyên viết về những khác biệt văn hóa trên trang mạng của ông có tên là Dubai Expat Blog, nói.
Nếu hai người đồng giới nắm tay nhau thì, ông nói, ‘họ được xem như là bạn tốt của nhau’.
Đó chính là điều mà cựu Tổng thống Mỹ George W Bush đã nhận ra khi ông hội kiến Thái tử Ả Rập Saudi hồi năm 2005. Những tấm ảnh chụp hai ông nắm tay nhau đã lan truyền hết sức nhanh chóng và làm phát sinh tranh luận về mối liên hệ giữa việc nắm tay nhau và xây dựng tình thân trong thế giới Ả Rập.
Ở một số nước thì người nước ngoài cũng không cần để ý đến việc hôn hay nắm tay. Chẳng hạn như ở Trung Quốc, thông thường người ta chào hỏi nhau bằng cách bắt tay nhẹ và hỏi ‘Anh/chị đã ăn uống gì chưa?’. Đây thực sự không phải là lời mời đi ăn mà là một cách hỏi thăm kiểu như ‘Anh/chị có khỏe không?’.
Cách cúi người chào
Siobhan Sullivan học được bài học quan trọng khi sống ở Nhật Bản. (Ảnh của Siobhan Sullivan)
Còn ở Nhật Bản chúng ta cần phải hiểu nhiều tầng ý nghĩa và quy luật bất thành văn của việc cúi người chào.
“Tôi thật sự đã trở thành một chuyên gia hiểu về tục cúi người khi tôi đi sâu vào vùng nông thôn ở giữa lòng những khu vực bảo thủ của Nhật Bản,” cô Siobhan Sullivan, một giáo viên Anh ngữ đến từ San Francisco, nói. “Tuy nhiên, đó không phải là việc lựa chọn cá nhân. Thật ra, đó chính là vị hiệu trưởng cực kỳ khắc kỷ ở trường của tôi đã yêu cầu tôi đến văn phòng gặp ông ta trong sự khinh bỉ chẳng cần giấu diếm về cú cúi đầu của tôi chào ông ấy.”
Vấn đề tất cả nằm trong ánh mắt. Cô giáo 28 tuổi này vẫn nhìn vào mắt ông ấy trong khi cúi đầu xuống và vị hiệu trưởng thì nghĩ rằng cô ta đang trố mắt nhìn ông ấy một cách bất kính. Cô đã học được cách nhìn sang nơi khác, để tay chặt sang một bên và cúi xuống thấp hơn vị hiệu trưởng.
Sau bài học này, đồng nghiệp của cô đã ngợi khen cách cô cúi đầu chào và thậm chí còn nhờ cô sửa chữa cho những học viên cúi chào giáo viên theo nghi thức trước khi bắt đầu buổi học. Đột nhiên cô thấy mình quay ngoắt hoàn toàn và trở thành người yêu cầu học viên cúi đầu chào đi chào lại cho đến khi cô hoàn toàn vừa lòng.
Đi đến những nước xa lạ để làm việc hay nghỉ ngơi đôi khi giống như làm xong bài thi về phép lịch sự khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên có hai bước đơn giản bất cứ ai cũng có thể làm được để đảm bảo việc chào hỏi được suôn sẻ nhất có thể.
“Luôn để cho người khác làm trước và làm theo họ,” cô Ann Marie Sabath, tác giả của cuốn sách Phép xã giao trong Kinh doanh, khuyên.
Sabath cho rằng nếu không chắc thì tốt nhất thì nên phạm sai lầm một cách cẩn trọng khi mới gặp nhau lần đầu tiên ‘nhưng cũng đừng ngạc nhiên nếu cách chào hỏi có thay đổi một khi bạn đã thiết lập được mối quan hệ ban đầu.” Suy cho cùng, bạn sẽ không bao giờ biết khi nào thì cái bắt tay có thể trở thành cái hôn, cái cúi đầu hay sánh bước cùng nhau tay trong tay.
ST

27/10/2015

Cống ngầm có một không hai

Tokyo là một trong những thành phố sầm uất nhất nhì thế giới. Nhưng ít ai biết rằng, thành phố nổi tiếng này nằm trên hệ thống kiến trúc ngầm dưới mặt đất. Nằm sâu dưới thành phố Saitama, ngoại ô Tokyo, là một hệ thống cống thoát nước khổng lồ. Công trình kiến trúc G-Cans này được xây dựng để bảo vệ 13 triệu cư dân của khu trung tâm thành phố khỏi mưa lớn và cơn bão nhiệt đới ngày càng khắc nghiệt thường tấn công Nhật Bản.


Mỗi tuần có 4 tour dành cho  du khách  viếng G-Cans. Khi 5 bể silo đầy nước, nước sẽ thoát qua bể chứa khổng lồ cao 25.4m, dài 177m và rộng 78m được nâng đỡ bằng 59 cột trụ lớn kết nối với 10 máy bơm công suất cao có thể bơm tới 200 tấn nước vào sông Edogawa mỗi giây.
Trong quá khứ, Tokyo từng gặp phải thảm họa thiên tai như lũ lụt gây thiệt hại lớn về người và của. Trong đó, đáng chú ý là cảnh ngập nước gây thiệt hại nặng năm 1989 với diện tích 52 ha bị ngập nước. Tiếp đó là cơn lũ làm ngập 85 ha diện tích ở Tokyo, và tháng 9/2005 là trận lũ vì mưa to làm ngập 70 ha. Nhưng bằng việc xây dựng hệ thống cống ngầm với số tiền hàng chục tỷ USD, Tokyo ngày nay dần “chế ngự” được thiên tai, tạo thuận lợi cho sự phát triển của thành phố trung tâm văn hóa chính trị và kinh tế của Nhật Bản.


Nước thu từ mặt đất chảy vào bể chứa khi có những cơn mưa kéo dài - Nguồn G-Cans Project
Để giải quyết vấn đề trên, chính quyền Tokyo đã có giải pháp xây dựng một đường hầm dài 4.5 km, đường kính 12.5 m, có sức chứa 540,000 met khối nước. Theo ông Yoshia Takahashi, Giám đốc phụ trách dự án Kanda River, công trình đường hầm và hệ thống vận hành chứa nước nằm sâu dưới mặt đất 43m, được xây dựng qua hai giai đoạn, bắt đầu từ năm 1988 và hoàn thành giai đoạn 2 với các công trình nhà máy lọc chất thải,  nhà máy điện vào tháng 3/2008. Bên cạnh phương án chống lũ độc đáo trên, Tokyo cũng khai triển việc quản lý mạng lưới sông dày đặc lên tới 890,5 km sông các loại,  Tokyo đã đầu tư mạnh tay cho việc đê kè, cửa sông với hệ thống vận hành tự động. Điều này bảo đảm điều hòa lượng nước vừa phải và chống ngập úng khi mưa to, cũng như đề phòng sóng thần có thể xảy ra.
Phương pháp đường hầm được áp dụng cho nhiều thành phố trên thế giới, đặc biệt ở châu Á như Bangkok hay Kuala Lumpur qua đường hầm vừa là hầm giao thông đường bộ và khi lũ đến, đường hầm sẽ biến thành cống thoát nước rất hữu dụng. Smart Tunnel là một ví dụ thành công cho hệ thống thoát nước có sức chứa 1 triệu met khối nước đổ ra sông ở Malaysia. Smart Tunnel là đường hầm dài 4km thoát nước mưa dài thứ hai sau đường hầm thoát nước ở Tokyo.


Dạng cống ngầm có thể vừa sử dụng cho giao thông nhưng khi lũ đến sẽ biến thành cống thoát tại Malaysia theo mô hình của Nhật Bản - Nguồn Smart Tunnel Kuala Lumpur
Nhưng Tokyo có một đường hầm thoát nước ra sông Kanda vẫn chưa đủ, Tokyo quá lớn với tổng số dân nội và ngoại thành lên đến 38 triệu dân cần phải xây dựng thêm nhiều hệ thống cống ngầm thoát nước hiện đại. Trong đó phải kể đến Dự án G-Cans hay tên đầy đủ của công trình này là “Kênh xả ngầm ngoài khu vực đô thị” (Metropolitan Area Outer Underground Discharge Channel). Tổ hợp những đường hầm khổng lồ này được xây dựng từ 1992 đến 2006, tiêu tốn một khoản tiền gần 3 tỷ USD. Công trình gồm 5 hầm chứa bằng bê-tông với chiều cao 65m và đường kính 32m, nối với nhau bằng các đường hầm dài 6.4km. Đây là công trình cống ngầm độc nhất vô nhị trên thế giới.

Công trình kiến trúc này là một kỳ công của kỹ thuật hiện đại. Ý tưởng đằng sau dự án này thực sự khá đơn giản, đó là chuyển hướng tất cả lượng nước mưa từ bão biển, bão nhiệt đới và lũ lụt từ các thành phố, thị trấn xung quanh, đặc biệt là Tokyo ra sông Edogawa. Điều này nhằm mục đích giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại mà lũ lụt có thể đem lại như phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng quan trọng. Bể nước khổng lồ “Ngôi đền dưới mặt đất” chính là điểm nhấn ấn tượng nhất của cả khu vực này. Với kích thước khổng lồ và độc đáo của mình, công trình kiến trúc đồ sộ này đã được đưa vào làm bối cảnh của nhiều bộ phim truyền hình khác nhau. Nước lũ từ các đường ống dẫn nước của thành phố sẽ chảy qua đường hầm và vào bên trong 5 hầm chứa nước. Khi hầm đầy, nước sẽ di chuyển qua các đường hầm dài để cuối cùng chảy vào “ngôi đền dưới lòng đất” đồ sộ này.


G-Cans chứa nước bằng 5 silo cao 65m với đường kính 32m- Nguồn G-Cans Project

Bể nước khổng lồ cao 25.4m, dài 177m và rộng 78m được nâng đỡ bằng 59 cột trụ lớn kết nối với 10 máy bơm công suất cao có thể bơm tới 200 tấn nước vào sông Edogawa mỗi giây. Một vấn đề khác cũng được đặt ra là tính khả dụng của nó ngay tại thời điểm này khi mục đích duy nhất mà khu công trình kiến trúc khổng lồ này được xây dựng chỉ là dành cho những thiên tai lớn. Điều này để lại trong nhiều người thắc mắc về việc liệu toàn bộ dự án này là khôn ngoan và đi trước thời đại hay chỉ là một “miếng mồi ngon” cho các công ty xây dựng.

Theo trung tâm quản lý thiên tai Tokyo, nếu lượng mưa tổng cộng vào khoảng 550mm trong ba ngày liên tục rơi xuống Tokyo, gây tràn sông Arakawa thì sẽ có đến 97 trạm tàu điện ngầm bị ngập hoàn toàn trong nước. Đó chính là trường hợp mà G-cans được xây dựng để giải quyết. Tuy nhiên viễn cảnh nói trên chỉ là một sự kiện 200 năm mới có một lần và thực sự rất hiếm gặp. Do vậy mà hiện tại, G-cans vẫn chỉ tồn tại như một công trình kiến trúc khổng lồ bỏ không dưới lòng đất. Dù có thực sự là một công trình phòng thủ thoát lũ hay không, dự án G-cans vẫn là một công trình đáng kinh ngạc với vẻ đẹp kỳ lạ và độc đáo. Chính vì thế, nó đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn. Khi không thực hiện chức năng thoát nước của mình, những đường hầm này trở thành nơi tiếp đón khách du lịch 4 ngày/tuần.


Hệ thống đường dẫn nước dài 6.4km nối vào các bể silo - Nguồn G-Cans Project


Tokyo là một thành phố lớn với thời tiết đặc biệt do thường xuyên bị ảnh hưởng bởi cơn bão, và mùa mưa kéo dài cả tháng mỗi năm. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi hệ thống công trình cống ngầm G-Cans của nó lớn nhất thế giới. Nhưng bạn thực sự cần phải nhìn thấy nó để đánh giá như thế nào về Tokyo đô thị hóa với số dân hàng chục triệu người nếu phải sống chung với lũ. Lũ lụt là một trong những thiên tai gây thiệt hại nhiều nhất, ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm. Đã có rất nhiều trận lụt xảy ra trên thế giới những năm gần đây tại các quốc gia như Pakistan, Thái Lan, Australia, Hoa Kỳ. Vào những tháng đầu năm 2014, một phần lãnh thổ nước Anh đã bị ngập trong lũ. Những trận lụt này đã gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và các tòa nhà, cũng như những ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe con người. Lũ lụt ở khu vực đô thị đang là vấn đề cấp bách hiện nay khi trái đất đang bị ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu đang làm gia tăng nguy cơ ngập lụt đô thị.
Tới năm 2050, Liên Hiệp Quốc ước tính có thêm khoảng 2,6 tỷ người sẽ sống trong các khu thành thị. Đô thị hóa gia tăng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người sống ở thành phố hơn và nguy cơ ngập lụt cũng cao hơn. Phát triển đô thị cũng làm tăng diện tích bê tông mặt bằng. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế sẽ làm tăng giá trị các tài sản mà dự kiến đến năm 2025, 600 thành phố sẽ đáp ứng cho 20% dân số thế giới và tạo ra 60% GDP toàn cầu. Kết hợp với biến đổi khí hậu sẽ dẫn tới lượng mưa với cường độ cao diễn ra thường xuyên hơn, điều này khiến nhu cầu quản lý lũ lụt đô thị ở các thành phố trở nên cấp thiết.
Trong lịch sử, các thành phố chủ động xây dựng các con đê cao hơn và hệ thống thoát nước lớn hơn để giải quyết lũ lụt. Tuy nhiên, các nhà lập kế hoạch và các chuyên gia về lũ lụt ngày nay đã nhận ra rằng, không thể bảo vệ tuyệt đối cho người dân thông qua các biện pháp giảm thiểu về mặt hạ tầng. Thay vào đó, một mô hình mới được phát triển được biết đến là cách mà các thành phố và công dân của mình ứng phó với lũ lụt với ý tưởng trung tâm là “sống chung với lũ” hơn là “chiến đấu với lũ”.
Nhưng thực tế chẳng ai muốn bàn chân mình bị ướt mỗi khi mưa lũ tràn về. Các nhà xây dựng vẫn tiếp tục đưa ra các dự án thoát nước ngày càng quy mô hơn để chứng minh trí tuệ con người có thể chế ngự được thiên nhiên như G-Cans chẳng hạn, một công trình cống thoát ngầm có một không hai trên thế giới.
NL
Tài liệu tham khảo:
- G-Cans Project - Architecture of the World
- Smart Tunnel, Kuala Lumpur, Malaysia
- G-Cans Youtube

26/10/2015

Cười đầu tuần

Oshin muốn được tăng lương…
Bà chủ rất thắc mắc vì chuyện đòi tăng lương nên hỏi con Sen:
“Tại sao mày muốn được tăng lương?”
Oshin: “Thưa bà có 3 lý do.
Thứ Nhất, tại vì con ủi đồ giỏi hơn bà”
Bà chủ: “ Ai nói với mày thế?”
Oshin: “Ông chủ nói với con như vậy”.
Bà chủ: !!!”

Oshin: “Thứ Hai là con nấu ăn ngon hơn bà”.
Bà chủ: “ Ai dám nói là mày nấu ăn ngon hơn tao?”
Oshin: “Ông chủ nói là con nấu ăn ngon hơn bà”.
Bà chủ: “Ồ trời!”

Oshin: “Thứ Ba là con làm tình giỏi hơn bà”.
Bà chủ tức giận: “Ông chủ nói là mày làm tình giỏi hơn tao phải không?”
Oshin: “Thưa bà không phải. Anh Ba làm vườn nói thế”.

Bà chủ: "Tao cho mày thêm mỗi tháng 1 triệu và mày im cái miệng đi nhé."
Oshin: "Thưa bà..."
Bà chủ: "Ừ, thôi hai triệu vậy. Im đi!"


         Trả đũa
Vợ nói với chồng:
-Cái bếp điện không thấy nóng, anh xem thế nào sửa giúp em..
Cô vợ chưa nói hết câu ông chồng đã gắt lên:
-Sửa? tôi đâu phải thợ điện!
Nói xong liền lên xe đi làm.
Ngày hôm sau cô vợ lại nói:
-Cái bàn nhà mình gãy một chân rồi, anh đóng lại giúp em đi.
Ông chồng lại gắt lên:
-Đóng bàn? Tôi đâu phải thợ mộc!
Nói xong liền lên xe đi làm.
Chiều về, anh chồng thấy vợ đang nấu ăn bằng bếp điện, nhìn sang thấy cái bàn đã có đủ chân.
Ngạc nhiên lắm anh ta bèn hỏi:
-Ai sửa mấy thứ đó vậy?
Chị vợ trả lời rằng đã nhờ ông hàng xóm sửa giùm.
Anh chồng hỏi tiếp:
-Thế lão đòi bao nhiêu?
-Ông ấy nói hoặc vá cho ông ta cái áo sơ mi, hoặc cho ông ấy "làm" một cái.
-Thế cô nhận vá cái áo sơ mi cho lão ta chứ?
-Anh điên à? Tôi đâu phải thợ may?

Bằng chứng hùng hồn
Cặp vợ chồng già không con sống với nhau trong điều kiện rất thiếu thốn về vật chất. Một hôm, cụ ông bảo cụ bà: "Tôi nghĩ đã đến lúc phải lên quận xin trợ cấp tuổi già".
Cụ bà băn khoăn:
- Nhưng ông không có giấy tờ chứng minh tuổi tác, làm sao xin được?
Cụ ông quả quyết:
- Bà yên tâm, tôi có cách rồi
Sáng hôm sau, cụ ông lần lên quận để rồi chiều mang về cái chi phiếu đầu tiên.
Cụ bà hỏi:
- Làm cách nào mà ông chứng minh được vậy?
- Thì tôi cởi hết cúc áo ra , chỉ cho họ thấy bộ lông ngực bạc trắng của mình.
Cụ bà thở dài:
- Vậy sao sẵn đó mà ông không cởi cả quần ra để xin trợ cấp tàn phế luôn thể!


Bà Nội bây hổng cho...mặc
quần !
Anh nọ qua nhà ông bà nội chơi. Thấy ông nội ngồi trước nhà mà không mặc quần gì cả, anh ngạc nhiên kêu lên :
- Trời đất ơi, sao ông nội ngồi đây không mặc quần gì hết vậy ?
Ông cụ mắt vẫn nhìn xa xăm không trả lời. Anh lại hỏi :
- Ông nội, sao ông ngồi đây mà ... không mặc quần vậy ?
Cụ già trả lời chậm rãi mặt vẫn quay nhìn về phía trước :
- Mày biết hông, hôm qua tao ngồi đây không mặc áo, tối bị cứng cái cần cổ. Cho nên hôm nay bà mày bắt tao ngồi đây mà hổng cho ... mặc quần !


Cho nó biết mặt !

Một già 90 tuổi, một trẻ khoảng hai mươi mấy, vừa ngồi gỡ ghẻ, vừa hàn huyên tâm sự.
Anh tù già hỏi: "Mầy làm gì ở tù ?"
Anh tù trẻ:
"Tui bỏ vợ....." 
Anh tù già ngắt lời: "Tao sống từng tuổi này, hơn 90 tuổi, chưa nghe luật pháp nào lạ kỳ vậy, bỏ vợ mà cũng đi tù à ?" 
Anh tù trẻ: "Tui chưa nói dứt mà ông nhảy vô miệng tui. Nghe kỹ nè: Tui bỏ vợ tui từ lầu ba xuống, ông nội à ! Còn ông sao đi tù vậy ?"
Anh tù già: "Tao bị con nhỏ trong xóm, đáng tuổi cháu nội, thưa tội hiếp dâm nó."
Anh tù trẻ: "Chời ! Năm nay ông 90 tuổi rồi thì còn xí quách đâu nữa mà hiếp dâm !" 
Anh tù già: "Thì bị người ta chê tao già hết xí quách, Cho nên lúc con nhỏ hàng xóm vu khống, tao mừng quá nhận tội luôn. Cho con đào tao nó biết mặt."
 
 Tám lạng , Nửa cân
Một lần, cô thư ký thấy giám đốc quên kéo khóa quần, liền nhắc khéo:
- Thưa ông! Ông có biết rằng trại lính của mình đang mở cửa không!
Giám đốc không hiểu ngay nhưng sau đó, ông ta tình cờ nhìn xuống và thấy khóa quần mình mở toang hoác. Lấy làm thú vị về tính hài hước của cô thư ký, ông giám đốc quyết định trêu cho cô một mẻ. Gọi cô vào phòng, ông hỏi: 
- Tiện đây, tôi muốn hỏi, khi trại lính của tôi mở cửa, cô có thấy một anh lính đứng nghiêm trong đó không?
Cô thư ký nhanh trí đáp:
- Tất cả những gì tôi thấy là một cựu chiến binh già nua, thương tật đầy mình đang ngồi ủ rũ trên công sự.
ST
CHUYỆN VUI ​ĐẠI TANG
Trước cổng cơ quan nhà nước, một bác nông dân thập thò, nghiêng ngó. Thấy vậy, anh bảo vệ quát to:
- Ông kia! Tới có chuyện gì?
- Tôi muốn gặp giám đốc xin cái giấy xác nhận!
- Hôm nay giám đốc nghỉ lo đám tang. Bố giám đốc vừa mất!
- Vậy cho tôi gặp phó giám đốc được không?
- Cũng không được! Vì bố phó giám đốc cũng vừa mất!
Vẻ thất vọng lộ rõ trên gương mặt bác nông dân, nhưng bác vẫn cố hỏi thêm:
- Vậy cho tôi gặp trưởng phòng được không?
- Không được! Bố chồng của trưởng phòng vừa mất.
- Vậy cho tôi gặp phó phòng!
- Không được! Hôm nay phó phòng nghỉ lo đám tang. Ông nội phó phòng vừa mất!
- ĐKM! Anh đùa tôi đấy à? Chết đéo gì mà lắm thế?
- ĐKM! Ông chửi ai đấy hả? Đã không biết thì im mồm đi! Chết mỗi người chứ lấy đéo đâu ra mà lắm! Bố của giám đốc thì cũng là bố của phó giám đốc, thì cũng là bố chồng của trưởng phòng và là ông nội của phó phòng. Vì giám đốc là anh ruột của phó giám đốc, là chồng của trưởng phòng và là bố đẻ của phó phòng. Ông dù chỉ chửi một người nhưng lại là chửi cả cái cơ quan này đó! Ông biết chưa hả? Thôi, về đi cho tôi đóng cổng cơ quan!
- Vẫn sớm mà! Sao đóng vội thế?
- Tôi phải về lo đám tang. Bác tôi vừa mất!
Tuổi Trẻ Cười


25/10/2015

THƯ GIÃN


Em Ước


Em ước chồng em như giáo viên,
"Trả bài" anh nghĩ đến thường xuyên
Đêm về cứ thế không cần nhắc
Cuộc sống vui tươi, hết muộn phiền.

Em ước chồng như bác sỹ cơ
Chả cần văn vẻ, chả làm thơ
Cứ vào là liền cởi quần áo
Nhanh gọn để em khỏi phải chờ.

Em lại ước chồng giống phi công
Máy bay anh lái cứ như không
Tọa độ chỗ nào anh rõ hết
Khỏi phải lò mò, đỡ mất công.

Em thích chồng như thợ điện ne
Rất giỏi lần theo những cái khe
Mỗi khi anh cắm vào trong ổ
Máy móc theo nhau chạy phè phè.

Em cũng muốn chồng giống sỹ quan
Súng ống luôn luôn được sẵn sàng
Anh bắn phát nào ra phát đấy
Trăm lần trăm trúng, nghĩ mà ham.

Em thích chồng như một chuyên gia
Chứng khoán kinh doanh rất tài ba
Khi lên, khi xuống, khi trồi sụt
Quy luật anh thông, khỏe đến già.

Em ước chồng như sếp ngân hàng
Luôn nhắc người ta nhớ kỹ càng
Nếu mà rút sớm thì sẽ thiệt
Lợi ích đôi bên giảm rõ ràng.

Vẫn biết mỗi nghề một hay riêng
Quan trọng chồng em phải thật siêng
Mỗi nghề học lấy vài ưu điểm
Như kể trên này, ắt lên tiên
ST

Tìm Bạn Bốn Phương
NỮ: 87, thích ăn chay,
Tìm người phù hợp, dắt tay đi chùa.
Đời giờ như ngọn gió lùa,
Nên rừng vàng bạc để bừa chẳng tiêu.
Nữ không đòi hỏi tình yêu,
Chỉ cần sớm tối, liu riu chuyện trò.
Thư về địa chỉ: Trùm sò@...
Ưu tiên người trẻ, lò mò đợi lâu

NỮ:70 tuổi, rất giàu,
Coi tiền như rác, không cầu lợi danh.
Mộ chồng cỏ chỉ mới xanh,
Muốn tìm người để... giúp canh đêm dài.
Anh nào phong độ anh tài,
Dưới, trên... năm chục, xin xài hộp mail ...@

NỮ: 55 tuổi, nghề Sale.                          
Chồng con từng có, nhưng neo đơn rồi.
Thư về hứa sẽ đáp hồi,
(Miễn là tuổi tác... chưa trồi bốn mươi,
Dáng dấp phải thật tốt tươi.
(Tính em nói thiệt, hổ ngươi chi trời!)
Nếu được, em giữ một lời:
Tiền xài thỏa thích, sống đời phủ phê ...@...

TRAI: thành công, tuổi con dê.
Bước qua bảy chục, vẫn mê đàn bà.
(Li dị vợ cũ vì già ,
Đêm lăn ngủ, chẳng mặn mà gối chăn.)
Xét rằng sức hãy còn hăng,
Muốn tìm người trẻ, để tăng tình nồng.
Mấy em gái Việt tìm chồng,
Nếu tuổi còn độ xuân hồng, gởi nhanh ...@

NỮ:65 chẵn xuân xanh
Cuộc đời gãy gánh loanh quanh… năm lần.
Muốn tìm người tính ân cần,
Biết ăn biết ở, chưa từng với ai.
Mai này khi đã thành wife
Gái này nguyện sẽ trọn vai vợ hiền.
Chàng nào thấy được, gởi liền,
Thừ từ hình ảnh, chẳng phiền hồi âm.
...@...

TRAI: 76, rất thật tâm,
Tìm vợ nhỏ tuổi để hâm tình già.
Vợ hiền vừa mới băng hà,
Cháu con đi hết, cửa nhà vắng tanh.
Các Bé thích đếm Đô xanh ,
Gởi hình qua gấp, để anh chọn người ...@...

TRAI: 84, tính hay cười.
Vì tai lễnh lãng, nên lười nói năng.
Tìm người ăn nói lăng xăng,
(Vợ cũ móm mém, nên nhăn suốt ngày)
Với Qua, em khỏi đi cày,
Quần là áo lượt, vàng đầy để đeo.
Vui lòng gởi đến hộp mail: ...@
Qua đây hứa trả lời theo thứ hàng.

NỮ: 53, rất đảm đang,
Chồng theo vợ bé, giữa đàng bơ vơ.
Muốn tìm người nối sợi tơ,
Cùng nhau dệt tiếp, giấc mơ tình hồng.
Qua thời con bế, con bồng...
Lửa xuân hừng hực, chờ trông người tình.
Anh nào thấy cảnh giống mình,
Xin đừng ngần ngại, gởi hình đến em ...@...

TRAI: 50, ghét lem nhem,
Muốn làm quen với các em nhà lành.
Bạc tiền anh đã để dành,
Xế, nhà đầy đủ... mà đành cô đơn.
(Cũng xin nói rõ nguồn cơn,
Vợ trước cứ thích... nhơn nhơn khoe hàng.
Sáng, chiều trai đến từng giàng,
Ngày kia, có kẻ cắp nàng, dọt đi)
(Nay, tìm em phải... như ri:
Áo quần kín mít, đứng đi vội vàng)
Lời anh đã nói rõ ràng,                     
Em nào ưng chịu, nhẫn dzàng chờ mang.
...@...

TRAI: 61 rất hiên ngang,
Lương cao nhất hãng, nhà sang nhất vùng.
Tướng tá cao ráo, anh hùng,
Vợ bỏ tháng trước, vì cùng thích... Nai.
Nay nhờ Tìm bạn mối mai,
Một em tuổi chỉ khoảng... hai mươi ngoài.
Thư về địa chỉ: Trẻ Hoài@...
Hình anh ngắm được, nhẫn xoài trao tay.
                                                                  
NỮ: 26, tính "tỉnh" như tây,
Tìm chồng có tuổi con Cầy, giàu sang.
Số em chẳng hợp có mang,
Lấy chồng chỉ muốn lang thang, tiệc tùng...
Anh nào chịu khó theo cùng,
Đây là địa chỉ, số vùng, phone em...
0808080808 (Không tém, không tém, không tém...)

ST