Trang

27/11/2015

BẠN BÈ



Thi sĩ nổi tiếng Lord Byron (tên thật là George Gordon Byron, người Anh, 1788-1824) cho biết thế nào là tình bạn đích thực: Hồi còn đi học, ông thấy một một người lớn đánh bạn mình không tiếc xót. Byron bị tật vẹo chân nên không thể bảo vệ bạn mình. Tuy nhiên, ông vẫn đến gần tên côn đồ và hỏi hắn muốn đấm bao nhiêu cái vào thân thể máu me của người bạn. Tên côn đồ nói: “Mày hỏi làm gì?”. Byron run rẩy trả lời: “Tôi sẽ chịu bị đấm một nửa”.

Những người bạn thực sự sẽ chịu đau khổ vì nhau. Người này đau, người kia cũng đau. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Triết gia Hy Lạp Aristotle diễn tả tình bạn là “một tâm hồn ở trong hai thể xác”.

Cần phân tích cách biểu lộ của những người mà bạn coi là bạn bè. Ai dám chịu đòn thay? Câu hỏi này không dễ trả lời, vì nhiều người bạn gọi là bạn lại không là bạn thực sự. Người bạn thực sự có thể được xác định là người biết rõ về bạn – bí mật, mơ ước, nỗi buồn, niềm vui,…

Đôi khi chúng ta vẫn nói người quen là bạn bè. Tuy nhiên, người quen chỉ là người chúng ta biết tên và biết mặt. Người hàng xóm và bạn học thường là dạng người quen. Ngược lại, người bạn thân cần có các đặc điểm này:

   • Trung thành. Gắn bó với nhau và tùy thuộc lẫn nhau.
   • Lắng nghe. Chú ý điều người kia nói và cảm thấy.
   • Thời gian. Dành thời gian cho nhau, có thể ở bên nhau và không cần nói gì.
   • Thận trọng. Đặt mình vào hoàn cảnh của người bạn, biết giúp đỡ khi cần thiết.
   • Động viên. Làm điều tốt cho nhau, quan tâm nhau bằng cách động viên khi người bạn buồn, khuyến khích thử thực hiện điều mới.
   • Chân thật. Luôn nói thật với nhau, có thể nói thẳng nói thật mà không sợ mất lòng.
   • Khôi hài. Vui vẻ thoải mái với nhau, dám chê trách để xây dựng lẫn nhau.
   • Tín cẩn. Tin tưởng lẫn nhau và giữ bí mật của nhau.
   • Chấp nhận. Coi người bạn như chính mình, tôn trọng khoảng riêng của nhau.
   • Xác thực. Không viễn vông, không giả vờ, không khách sáo, không ngần ngại biểu lộ cảm xúc.
   • Tha thứ. Biết xin lỗi và sẵn sàng tha thứ.

Bạn nhận thấy có bao nhiêu đặc điểm này ở bạn? Còn người mà bạn gọi là bạn thì sao? Thật chí lý khi nói về Việt ngữ: Bạn bè. Bạn cho ra bạn, thực sự là bạn, ít lắm, nhưng “bè” thì vô số kể. Kinh nghiệm sống cho thấy rằng có những người chúng ta tưởng là “bạn” nhưng thực ra chỉ là “bè” mà thôi. Khi chúng ta gặp khó khăn, về mọi phương diện, chúng ta mới biết ai là bạn thật. Lúc đó, rất có thể không còn ai là bạn nữa!

Chúa Giêsu đã chết đơn độc vì các đệ tử, những người được Ngài gọi là bạn hữu (Ga 15:15), đều bỏ của chạy lấy người, kẻ chạy mất dép, kẻ tuột luôn cả quần áo. Chúng ta cũng đã và đang đối xử với Ngài như vậy đấy thôi. Buồn thay thế thái nhân tình, ngán thay cái thói đời, và buồn cả cho chính mình nữa!

TRẦM THIÊN THU

4 nhận xét:

  1. Một phân tích về tình bạn thật tuyệt vời và
    ... buồn cả cho chính mình nữa!
    Cảm ơn Fa nhé
    Chúc an vui Mến
    https://trahoavien.files.wordpress.com/2013/03/31626_383760921830_767086_n.jpg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://i629.photobucket.com/albums/uu11/troimay/NOEL/thank_you-7972_zpsiyjhdhdh.gif

      Xóa
  2. Vâng,thắp đuốc nhìn lại chẳng thấy bạn đâu...buồn cho chính mình nữa !
    Chúc Fa vui khỏe !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://i629.photobucket.com/albums/uu11/troimay/NOEL/thank_you_02_zpsrejwmhtg.gif

      Xóa

Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.