Trang

31/01/2016

“ Sự tích” chú Mèo Hello Kitty


Ở nước Nhật có xảy ra câu chuyện cảm động như sau:

Có một cô bé là con gái duy nhất của một cặp vợ chồng trẻ và có lối sống hiện đại. Bố mẹ cô luôn bận rộn với những chuyến công tác và lịch trình làm việc dày đặc. Cô bé thì ngày nào cũng đến trường để tham gia vào những hoạt động ngoại khóa nào đó. Thế nhưng, vì bé nhỏ và nhút nhát nên cô bé thường bị những đứa trẻ ở lớp trên trêu chọc, giật cặp sách, giật tóc, đôi khi còn bị đánh. Cô bé khao khát được nói chuyện với ai đó, nhưng chẳng ai dành thì giờ ngồi nghe. Nỗi sợ hãi, lạc lõng khiến cô ngày càng thu mình trong vỏ ốc cô đơn.

Một buổi chiều, khi bị nhóm bạn trên lớp lôi ra làm trò đùa, cô bé buồn bã đi ra công viên gần nhà, ngồi thu mình trên ghế đá và khóc. Một lúc sau, khi ngẩng lên, cô nhìn thấy một ông lão đang ngồi cạnh mình. Ông lão mỉm cười ân cần hỏi:
-Cháu gái, tan học rồi sao cháu không về nhà mà ngồi đây khóc?
Được khơi mở, cô bé oà lên tức tưởi:
-Cháu không muốn về nhà, ở nhà buồn lắm, không có ai hết, không ai nghe cháu nói!
-Vậy ông sẽ nghe cháu nói! – Ông lão nói rồi nhẹ nhàng ngồi xuống bên cạnh cô bé.
Vừa khóc, cô bé vừa kể cho ông lão nghe tất cả những uất ức, buồn rầu trong lòng từ bấy lâu nay.Ông lão cứ im lặng nghe, không một lời phán xét, không một lời phân định. Ông chỉ nghe. Cuối cùng, khi cô bé kể xong, ông bảo cô đừng buồn và hãy đi về nhà.

Từ hôm đó, hầu như chiều nào tan học cô bé cũng vào công viên ngồi kể chuyện cho ông lão nghe. Cô bé cảm thấy cuộc sống vẫn còn nhiều điều để sống. Cô thay đổi hẳn, mạnh dạn hơn, vui vẻ hơn.

Cho đến một hôm cô bé bị một bạn trong lớp trêu chọc và ức hiếp. Vốn yếu đuối không làm gì được, cô nóng lòng chạy đến công viên để chia sẻ với ông lão cho vơi bớt nỗi buồn tủi. Quá vội vã, cô bé chạy băng qua đèn đỏ và tai nạn đã xảy ra…

Ngày biết tin cô bé mất, vẫn trong công viên, vẫn trên chiếc ghế đá mà cô bé thường ngồi, có một ông lão lặng lẽ đốt những hình nộm bằng giấy. Đó là món quà mà ông muốn tặng cô bé ngày hôm trước, nhưng cô bé đã không đến được. Hình nộm là một chú Mèo rất đẹp, trắng trẻo,có đôi tai to, mắt tròn xoe hiền lành nhưng không có miệng. Ông lão muốn nó ở cạnh cô bé, mãi mãi lắng nghe và không bao giờ phán xét.

Ngày nay, trên bàn học của mỗi học sinh Nhật thường có một con búp bê hình Mèo được mang danh hiệu là “Hello Kitty” nhưng điều đặc biệt là chú Mèo này không có miệng. Bởi vì được chú làm ra với mục đích lắng nghe mọi người nói.

Không biết “ sự tích” Hello Kitty này có thật hay không, chỉ biết rằng mỗi lần nhìn hình ảnh chú Mèo Hello Kitty là một lần chúng ta được nhắc nhở phải biết lắng nghe người khác- thực sự lắng nghe. Quả thật,với nhịp sống năng động của một xã hội công nghiệp chúng ta ngày càng trở nên vội vã và dường như ai cũng tất bật với công việc của mình. Với lý do vì phải chịu áp lực bận rộn của một lịch làm việc quá tải, chúng ta cho phép mình cắt bỏ một số mối quan hệ và cảm thấy việc phải đầu tư thời gian và sức lực cho các mối tương giao với người khác là không cần thiết. Một trong những nghịch lý thường xảy ra trong cuộc sống hiện đại đó là mặc dù sống trong thời đại mà các phương tiện thông tin liên lạc được trang bị ở mức độ tối tân, nhanh chóng và tiện dụng nhất, nhưng người ta vẫn có rất ít thời gian để quan tâm đến những người thân yêu trong gia đình. Trong gia đình, bố mẹ đi làm, đi công tác, con cái đi học, nếu có liên lạc với nhau thì cũng chỉ là những tin nhắn ngắn gọn để gởi những thông tin cần thiết. Về đến nhà, mọi người đều mệt mõi, vài câu chào hỏi chiếu lệ rồi ai cũng muốn tìm sự nghỉ ngơi, yên tĩnh cho riêng mình. Chẳng ai muốn trò chuyện hay muốn quan tâm đến những thành viên còn lại. Chẳng còn ai kịp để ý cuộc sống của mình đang trôi qua trong sự tẻ nhạt và đơn điệu. Và dần dần mỗi người cảm thấy cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình.


Nhưng trong thực tế cuộc sống, được công nhận, được thấu hiểu, được thừa nhận những cảm xúc luôn là những nhu cầu rất lớn lao của con người. Mà muốn thỏa mãn được những nhu cầu căn bản đó của người khác, chúng ta phải biết lắng nghe. Trong tiếng Anh từ nghe có hai động từ phân biệt rất rõ trạng thái, tinh thần của người nghe đó là hearlisten. Hear là nghe nhưng không chú tâm, ví như ta nghe tiếng ồn ào của đám đông, của xe cộ…âm thanh cứ thế mà rót vào tai ta, nhưng listen thì buộc ta phải lắng nghe với hết tâm tình, dành hết sự quan tâm cho đối tượng đang nói với mình. Chúng ta nghe không chỉ bằng tai mà còn nghe bằng ánh mắt, nụ cười và với cả trái tim của mình. Nếu chúng ta sử dụng tất cả những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đó bằng hết cả tâm tình yêu mến, cảm thông thì dù chúng ta không nói gì, nhưng là nói rất nhiều vì chúng có khả năng thay vạn lời trái tim muốn nói.
Điền Phương Thảo

30/01/2016

Hãy Sưởi Ấm Cho Nhau

Ở New Zealand vào mùa lạnh, các bầy chim thường nép sát vào nhau
để tạo giữ hơi ấm cho nhau. Con chim đầu đàng ở giữa, những chú chim non bị đẩy ra ở phía ngoài cùng. Cùng ngắm bộ hình dễ thương này nhé:
Image
Không phải là sâu đâu nhé.
Image
Bầy én nhỏ tựa vào nhau trên dây thừng.
Image
Zoom in (real dimensions: 574 x 526)Image
Image
Bầy én trong cơn bảo tuyết mùa xuân.
Image
Chim cú con nằm sát bên nhau trong tổ ấm.
Image
Các con chim Superb Fairy Wren con đang nép mình vào nhau bên
cạnh chim cha mêt mỏi.
Image
Két Uyên Ương nép vào nhau.
Zoom in (real dimensions: 574 x 574)Image
Các chú ngổng con đang yên lành nằm ngủ bên nhau
Image
Gia đình chim bói cá.
Image
Image
Image
Tình Phụ Tử.
Image
Image
Cái lạnh của hừng đông.


Image

boredpanda

29/01/2016

Cô Gái Làng Gốm


Nhân vật chính của bộ hình là Kim Lê (tên thật là Lê Kim Cương), sinh năm 1992 tại Bến Tre và hiện đang làm công việc quản lý nhà hàng tại TP. HCM.
Kim Lê cho biết, chụp ảnh là sở thích từ khi còn nhỏ của cô, Kim Lê cũng đặc biệt ấn tượng với chụp ảnh nude nghệt thuật vì dưới góc nhìn của cô nàng, những bộ ảnh này rất đẹp và không hề phản cảm.

Trước đây, cô nàng 24 tuổi cũng thường xuyên chụp những bộ ảnh khoe thân táo bạo nhưng cách đây vài giờ, “tên tuổi” của cô nàng mới thực sự vụt sáng khi bộ ảnh gợi cảm tạo dáng bên gốm của cô xuất hiện trên khắp các trang mạng xã hội.

Hỏi Kim Lê về lý do chụp bộ ảnh này, cô nàng thoải mái chia sẻ: “Lúc đầu khi anh nhiếp ảnh mời mình thực hiện bộ hình này với concept chụp với gốm, mình thích ngay, mặc dù chưa biết nội dung cụ thể ra sao.
Đến làng gốm ở Bình Dương, mình mới được nhiếp ảnh gia cho biết về nội dung, nhưng mình lại cảm thấy hào hứng vì sự táo bạo của bộ ảnh này.
Tuy phải để ngực trần nhưng mình rất tin tưởng nhiếp ảnh gia, và buổi chụp ảnh chỉ mất gần 2 tiếng để hoàn thành.

Với bộ ảnh này, mình cũng muốn thể hiện thông điệp rằng vẻ đẹp của gốm cũng giống như đường cong của người phụ nữ, mềm mại, uyển chuyển và mượt”, Kim Lê chia sẻ thêm.
Một số hình ảnh cá nhân khác của Kim Lê:









28/01/2016

Hồi Tưởng Ngày Xuân


Ai cũng biết rằng mùa Xuân là một trong bốn mùa của đất trời, và là mùa đẹp nhất trong năm. Tiết Xuân ấm áp trở thành “gạch nối điều hòa” giữa cái lạnh lẽo của mùa Đông và cái nóng bức của mùa Hạ. Vì thế, mùa Xuân thật tuyệt vời!
Với người Á Đông, Xuân về là Tết đến. Tết Nguyên Đán là tiết đầu năm, là dịp lễ hội cổ truyền, liên quan nhiều phong tục đầy chất văn hóa, đặc biệt là đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Trong những thứ “quốc bảo” đó, có thứ còn được lưu truyền tới nay – dù có thể “giảm sút” ít nhiều, nhưng có những thứ đã mai một khiến người ta vẫn luôn hoài niệm, tiếc nuối,...! 
Với lý do nào đó và với mức độ nào đó, chúng ta có thể “hoài cổ” mà ngâm nga ca khúc “Đón Xuân Này, Nhớ Xuân Xưa” của cố NS Châu Kỳ với chút gì đó lưu luyến ngày xưa: “Đón Xuân này tôi nhớ Xuân xưa... Hỏi nhau thầm: Xuân đã về chưa?... Xuân đến xuân đi, xuân về gieo thương nhớ, Xuân qua để tôi chờ...”. 
Trong nhiều thứ có thể khiến chúng ta luyến tiếc, có một thứ thứ chỉ còn trong ký ức là phong tục “xin chữ”.
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua 
Đó là những câu thơ quen thuộc trong thi phẩm “Ông Đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên (*) được công khai hóa từ năm 1936. Mỗi dịp Tết Nguyên Đán, đọc lại bài thơ này khiến chúng ta không thể không nhớ tới “phong tục xin chữ ngày Xuân” – một nét đẹp văn hóa truyền thống của tiền nhân. 
Từ xa xưa, người Việt đã có truyền thống Thờ Chữ, Rước Chữ, Chơi Chữ hoặc Xin Chữ. Đối với những chữ của vua thì người ta gọi là Thờ Chữ và Rước Chữ – được viết trong các sắc phong, còn dân gian thì chỉ gọi là Chơi Chữ và Xin Chữ nơi các ông đồ vào những dịp Lễ, Tết. 
Ngày xưa, Ông Đồ thường lớn tuổi, có học thức, có tài, có hoa tay và có kinh nghiệm sống, thế nên cũng gọi là Ông Đồ Già hoặc Cụ Đồ, chứ không là “Chú Đồ” hoặc “Anh Đồ”. Có cái lạ là không bao giờ có “Bà Đồ”, thế nên cũng không có “Cô Đồ” hoặc “Chị Đồ”. Ông Đồ được mọi người tin tưởng lắm! 
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay 
Ngày xưa người ta trọng người có tài, trí thức cũng là một dạng “có tài”, vì thế những người đàn ông có học thức là “số độc đắc” để các cô gái mơ ước. Phụ nữ thì “khoái” người có tài, vì có tài thì sẽ dễ có danh vọng. Quý cô, quý bà cũng “chẳng vừa” gì đâu, có “tầm nhìn xa” nhưng cũng có gì đó dính líu tới “lòng tham”. Ca dao nói thay họ: 
Chẳng ham ruộng cả, ao liền
Chỉ ham cái bút, cái nghiên anh đồ

Ở đây, ca dao dùng chữ “anh đồ” cho hợp lý, vì tình yêu thì trẻ trung. “Ruộng cả, ao liền” là cách nói để diễn tả sự giàu sang thời xưa. Phụ nữ dù vốn dĩ mê tiền ham bạc, ưa của cải, thích vật chất, nhưng họ vẫn “mê” cái bút, cái nghiên của “anh đồ”. Cũng là điều hợp lý thôi: “Gái tham tài, trai tham sắc”. 
Thời gian làm “phai nhạt” mọi thứ, làm “bay” mọi vật. Rồi đến cả Ông Đồ cũng chẳng còn thấy mô! Tại soa? Cung và cầu có liên quan lẫn nhau. 
Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Con người dễ “no người, chán nết”, mới đầu thì hớn hở, nịnh hót, tâng bốc, khen tặng đủ thứ. Đi tàu bay giấy thì mau rớt lắm, chuyện tất nhiên mà! Đường dần vắng bóng người, Ông Đồ đành “thất nghiệp”, lâu lâu nguệch ngoạc vài chữ cho khỏi “lụt nghề” vậy thôi. Mà người buồn thì cảnh có vui đâu chứ? Thi thoảng có vài chiếc là vàng còn ngủ vùi giấc Đông, giờ mới giật mình thức giấc và... rụng xuống! 
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay 
Không phải là mùa mưa nên mưa lúc này rất nhẹ, hạt nước nhỏ như hạt bụi, gọi là mưa bụi, vì là mùa Xuân nên được người ta gọi là mưa Xuân. 
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ? 
Xuân vẫn về, Tết vẫn đến, hoa vẫn nở, nhạc vẫn ngân vang, đất trời vẫn giao thừa,... chỉ thiếu mỗi bóng dáng Ông Đồ. Thi sĩ Vũ Đình Liên nhìn càn khôn và thầm hỏi: “Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?”. Ôi chao, giữa mùa Xuân mà sao lại có tâm trạng buồn vậy nhỉ?

Trầm Thiên Thu

27/01/2016

Tết Nguyên Đán có từ đâu?

Sắp đến Tết Ta là người đi xa cảm thấy buồn buồn, tủi tủi vì nghe nhiều người nói là New Year of China!!! (người ngoại quốc không biết đã đành nhưng nhiều người Việt cũng nói như vậy. Thật là buồn)
Thật ra Tết Nguyên Đán là Tiết lễ đầu tiên của năm, bị người Trung Quốc (chôm) của dân Việt ta....
Tết: do chữ Tiết (thời tiết) mà ra.
Nguyên: bắt đầu.
Đán: buổi sáng sớm.
Vậy Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm, mở đầu cho một năm mới.
Một câu hỏi đôi khi được đặt ra: Tại sao tiền nhân chúng ta không chọn tháng 3 để tổ chức Tết Nguyên Đán, như các dân tộc Miên, Thái hoặc Lào hoặc một tháng nào đó trong năm mà lại chọn đúng vào ngày đầu tháng Giêng âm lịch. Người Trung Hoa sau này cũng chọn cùng ngày này làm ngày Tết của họ. Vì sự trùng hợp ngẫu nhiên (hay chôm văn hóa của ta) này thêm vào sự liên hệ giữa hai dân tộc Việt-Hoa vốn đã có hàng nghìn năm trước khi Trung Hoa đô hộ nước ta, nên nhiều người VỘI CHO RẰNG dân tộc ta bắt chước người Trung Hoa về thời gian mừng Tết Nguyên Đán.
Thật ra, đây chỉ là sự ngộ nhận.
Dựa vào lịch sử Trung Hoa, trải qua nhiều triều đại, chúng ta được biết người Trung Hoa có tục lệ mừng Tết Nguyên Đán không phải vào đầu tháng Giêng âm lịch như hiện nay mà thật ra thời gian được chọn để tổ chức mừng Xuân được thay đi đổi lại rất nhiều lần. Chẳng hạn, vào đời Tam Vương nhà Hạ, người Trung Hoa chọn tháng Dần đầu năm để mừng Xuân. Đến đời nhà Thương người ta đổi lại tháng Sửu. Qua đời nhà Chu, người ta lại chọn tháng Tý, tức tháng Một. Ba vị vua trên đây không phải vô cớ, tùy hứng mà chọn những tháng đó, mà là họ đã dựa vào ý nghĩa tốt xấu, căn cứ theo ngày giờ lúc mới tạo thiên lập địa. Họ tin tưởng giờ Tý là giờ thành, giờ Sửu đất nở và giờ Dần sinh ra người.
Đến đời nhà Đông Chu, Khổng Tử một lần nữa noi theo nhà Hạ, đổi lại ngày Tết vào tháng Dần. Qua đời nhà Tần người ta lại thay ngày Tết vào tháng Hợi. Cuối cùng, khi nhà Hán lên ngôi, bấy giờ người Trung Hoa lại noi theo gương Khổng Tử chọn ngày đầu tháng Dần, để mừng Tết.
Mừng xuân vào dịp đầu năm âm lịch nói là của người Trung hoa là hoàn toàn không chấp nhận được.
Tiền nhân chúng ta khôn ngoan, lại xuất thân từ giới nông dân. Sở dĩ các ngài chọn ngày đầu năm âm lịch để tổ chức Tết Nguyên Đán, vì thời gian này nhằm vào đúng mùa xuân, một mùa đẹp nhất trong năm với thời tiết mát mẻ, dịu dàng, cây cối đâm chồi nảy lộc, khoe thắm sắc hương và mang một màu sắc xinh tươi, mới mẻ rất thích hợp trong việc thăm viếng bà con, thân thuộc, bạn bè.
Đây cũng là khoảng thời gian mà mọi công việc đồng áng đã hoàn tất, lúa gặt xong và được đem chứa vào những lẫm lúa. Người nông dân chân lấm tay bùn, sau một năm vất vả với công việc đồng áng, giờ đây được thảnh thơi hoàn toàn có thể cùng nhau hội họp, liên hoan, ăn uống vui vẻ với nhau để tỏ lòng biết ơn đối với Trời Đất và tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà cha mẹ, những người thân yêu ruột thịt đã qua đời!
Tết Nguyên Đán trước đây ta gọi là Tết Nhàn là Tết cổ truyền có từ thời Hùng Vương, sử cũ vốn ta có 12 tháng nhưng cách tính khác ngày này, 1 năm bắt đầu từ tháng chạp tức tháng 12, vì khi ấy dân ta bắt đầu thu hoạch lúa, tới tháng giêng thì xong, ngày đầu tháng giêng người Âu Lạc có tục cúng lễ tạ ơn tổ tiên trời đất sau 1 mùa lúa nước, ngày Tết diễn ra từ ngày 1/1 cho tới hết 30/3 và kết thúc là lễ hội ngày mùa để bắt đầu 1 vụ cấy mới, ngày Tết này ta sẽ thấy đến đời Hán Vũ đế bên Trung Hoa mới có, còn ta thì ai xem tích Bánh Chưng Bánh Dày thì đều thấy cả, mà tích này là từ thời Hùng Vương thứ 6 tức là trước đời Tần Thủy Hoàng rất là lâu chừng khoảng hơn 1000 năm, vậy mà ngày nay nó lại mang tên New Year of China.
Hy vọng chúng ta cùng nhau chia sẻ, để cho người Ngoại Quốc cũng như con cháu chúng ta hiểu biết nhiều hơn về Lịch Sử và Văn Hóa dân tộc Việt.
P.S. vẫn còn nhiều thứ mà người Trung Hoa đã chôm văn hóa của người Việt ta rồi nhận là của họ.

ST

CHỢ HOA TẾT ở Sài Gòn

CHỢ HOA TẾT rực rỡ  ở Sài Gòn. 
Đi du Xuân, vòng quanh Đường Hoa, để thưởng ngoạn hoa Tết là một nét đẹp của mỗi mùa Xuân.  Năm nay tổng hợp những Hội hoa Xuân hấp dẫn ở Sài Gòn đều được trang trí với quy mô khá lớn, và sẽ có những nét thu hút rất lạ với các bạn trẻ Sài Gòn.

1. Đường hoa Nguyễn Huệ :
Dài 720 m, mang chủ đề Sài Gòn - hòa bình, thịnh vượng và phát triển: Đường Hoa Nguyễn Huệ Tết Bính Thân sẽ được khai mạc vào tối 5/2/2016 (27 tháng Chạp). Chỉ một lần tạm dời đến đường Hàm Nghi, năm nay Đường hoa chính thức quay trở lại Đại lộ Nguyễn Huệ (nay là Phố đi bộ Nguyễn Huệ) với tên gọi Đường Hoa Tết Bính Thân 2016 Sài Gòn – hòa bình, thịnh vượng và phát triển.
Đường Hoa 2016 bắt đầu từ đường Lê Thánh Tôn tới Tôn Đứt Thắng. Trong đó, đoạn từ giao lộ Lê Lợi – Nguyễn Huệ được chia làm ba phân đoạn chính: đoàn kết - hòa bình, năng động - sáng tạo, và hội nhập - thịnh vượng.


2. Hội hoa Xuân Tao Đàn :
Với chủ đề “Sài Gòn - Hòa bình, thịnh vượng và phát triển", Hội Hoa xuân Tết Bính Thân 2016 sẽ được khai mạc vào ngày 3/2 (ngày 25 tháng Chạp) và bế mạc ngày 14/2 (tức mùng 7 Tết) tại Công viên Tao Đàn.

Năm nay, Hội hoa Xuân lớn nhất Sài Gòn sẽ tổ chức nhiều chương trình ở 3 khu vực chính: Khu trưng bày, triển lãm ngành hoa cá kiểng, tiểu cảnh, đá nghệ thuật trong nước; Khu của nước ngoài và khu phục vụ Lễ hội như: sân khấu nghệ thuật, ca nhạc, đờn ca tài tử, triển lãm thư pháp chữ Việt, biểu diễn lân, sư tử, rồng, xiếc, ảo thuật, trà đạo… Hội hoa Xuân cũng tổ chức 30 gian hàng giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của ngành, và quà lưu niệm cho du khách nữa.




3. Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng:
Tiếp nối thành công của những năm trước, Hội hoa Xuân 2016 tổ chức tại khu vực The Crescent (Hồ Bán Nguyệt), khu đô thị Phú Mỹ Hưng sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 01/02 đến 07/02/2016.
Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng với chủ đề “Về làng”, sẽ đưa du khách thăm viếng  làng quê ở 3 miền đất nước qua 4 khu vực gồm: “Đường Xuân”, “Vườn Xuân”, “Bến Xuân” và “Phấc Xuân” với những hình ảnh thân quen của làng quê Việt như:  cổng làng, con đường làng quanh co, giếng làng, guồng xe nước, hay những chiếc vó cá trên sông …

4. Chợ hoa Tết Công Viên Gia Định và Công viên 23/9 :
Thời gian tổ chức Chợ hoa Tết diễn ra đồng loạt từ ngày 1-2-2016 (nhằm ngày 23 tháng Chạp) đến trưa ngày 7-2-2016 (nhằm ngày 29 tháng Chạp).



5. Chợ hoa bến Bình Đông:

Từ nhiều năm nay, Chợ hoa bến Bình Đông đã trở thành địa điểm tập trung rất nhiều ghe chở hoa từ các tỉnh miền Tây đổ về, để phục vụ nhu cầu của người dân Sài Gòn mỗi dịp Tết. Tết Bính Thân này, đến với Hội hoa Xuân 2016 tại bến Bình Đông, du khách sẽ được thưởng thức khung cảnh buôn bán trên bến dưới thuyền vô cùng tấp nập.
ST

26/01/2016

Tết đến nói chuyện mai.

Mai là loại cây cảnh đặc trưng cho ngày Tết ở Việt Nam. Những người yêu mai, khi tết đến nói chuyện về mai là một thú vui của họ. Nhiều người hay nghe đến mai tứ quý, mai liễu…
Hoa mai tại Việt Nam mọc phổ biến ở miền Trung và miền Nam, đa phần là mai rừng tự nhiên. Mai tự nhiên có mùi hương rất thơm vào buổi sáng rồi dần dần mất mùi vào những khoảng thời gian còn lại trong ngày. Theo các nghiên cứu, tại Việt Nam có tới 13 loại mai khác nhau. Vậy nên khi Tết đến nói về chuyện mai thì nói cả ngày cũng không hết.
1. Mai năm cánh:
Mai năm cánh là một loại mai rất phổ biến ở khu vực miền Trung
mai5cánh
Loại mai vàng mọc phổ biến tại miền Trung (Từ Đà Nẵng, Quảng Nam cho đến Khánh Hòa), trên dãy trường Sơn, trong những khu rừng già. Đây là loại mai năm cánh tự nhiên, hoa nhỏ, thân vừa. Hoa mai năm cánh thường nở thưa thớt và không nhiều.
2. Mai tứ quý
mai tứ quý
Loài mai đặc trưng của vùng Nam bộ. Mai này cũng trổ hoa vàng nhưng sau khi cánh hoa rụng đi thì đài hoa còn lại năm cánh màu đỏ với nhụy hoa và ba hạt màu đen như hạt đậu. Năm cánh hoa màu đỏ cũng tròn trịa và giống hình một đóa hoa mai. Do nở hai lần trên cùng một đóa nên người ta còn gọi mai tứ quý là nhị độ mai. Mai này trổ bông lác đác quanh năm nên mới gọi là mai tứ quý (xuân, hạ, thu, đông đều trổ hoa). Mai tứ quý thân sần sùi và đen. Có cây phát triển rất to và cao nhưng đa số là những cây lâu năm. Càng lâu năm nhìn nó càng cổ kính và chắc chắn.
3. Mai chủy
mai chủy
Cũng là một loại mai rừng nhưng thân cây rất to, hoa nhiều, lá rộng, xanh bóng và có hình răng cưa. Loại mai này có hoa mọc thành chùm rất đẹp nên gọi là mai chủy (chủy có nghĩa là chùm, quần thể, quây quần lại, đặc nghẹt).
4. Mai động, mai sẻ:
mai sẻ
Là loại mai chuyên mọc ở những vùng cát trắng gần biển. Loại mai này có thân suôn thẳng, tròn và trổ bông thưa thớt. Nếu chúng trổ năm cánh thì gọi là mai sẻ, còn nếu có hơn năm cánh thì đúng là loại mai động. Mai động, mai sẻ mọc rải rác từ các tỉnh từ Quảng Bình, Quảng Trị vào tận các vùng duyên hải thuộc miền trung. Đôi khi cũng có thể thấy chúng ở các vùng đồi cát trắng thuộc miền nam như Tây Ninh, Đồng Nai, Biên Hòa…
5. Mai chùm gửi, mai tỳ bà, mai vương:
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Đây là loại mai sống nhờ trên thân cây khác, nhất là các loại cây cổ thụ to lớn. Chúng sống bám vào thân cây, một phần hút chất dinh dưỡng từ đất, một phần hút chất dinh dưỡng từ cây mà chúng bám vào. Không giống các loại chùm gửi khác chỉ bám trên thân cây khác, mai chùm gửi sống phân nửa dựa vào bộ rễ bám vào đất của nó. Mai chùm gửi có thân ghồ ghề, cứng và xù xì cùng với những khối u kì dị. Chồi và hoa đâm ra từ những khối u đó. Hoa trổ khá dày và khít thành từng chùm đặc nghẹt. Có nơi còn gọi loại hoa này là mai tỳ bà hay mai vương.
6. Mai hương, mai thơm hay mai ngự
mai ngự
Là một loại mai vàng có mùi hương rất thơm, thơm hơn tất cả các loài mai khác. Mùi hương của nó rất đặc biệt, nồng nàn hơn tất cả các loài mai. Vậy nên nó được gọi là mai hương cho đúng với tính chất của loài mai vàng năm cánh này. Ở Bến Tre có rất nhiều loại mai này mà người dân ở đây gọi nó bằng một cái tên rất miệt vườn là “Mai thơm”. Ở Huế, loại mai này còn được gọi là “Mai ngự”. Vì nó được trồng trong cung và rất được Hoàng tộc yêu thích, thường dùng làm quà biếu cao cấp nên nó gọi là “Mai ngự”.
7. Mai châu (Mai trâu)
Đây là một loại mai trổ hoa rất lớn. Hoa của loài mai này lớn một cách lạ thường, cánh to và rộng, màu vàng rực. Mỗi đóa hoa có đường kính hơn 5cm nên người ta gọi nó là mai trâu mà người Nam bộ thường đọc trại ra thành “mai châu”.
8. Mai liễu
Là một loại mai có cành rất mềm và rũ xuống như cây liễu, hoa trổ rất ít. Lá mai nhọn và nhỏ, thon dài như lá liễu nên được gọi là mai liễu.
9. Mai nhọn

Là một loại mai có lá dài và nhọn, nụ hoa và cánh hoa cũng có hình dạng tương tự.
10. Mai Cà Ná:
mai cà ná
Là loại mai đặc trưng mọc tại vùng biển Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận. Loài mai này có thân nhỏ, èo uột, cành rất giòn, dễ gẫy, lá hình bầu dục, trơn láng và có răng cưa quang rìa lá. Người dân ở đây gọi nó là mai rừng Cà Ná.
11. Mai Vĩnh Hảo
Vào địa phận của tỉnh Bình Thuận, thuộc huyện Tuy Phong, xã Vĩnh Hảo. Đây nơi có nguồn nước khoáng thiên nhiên nổi tiếng tại Việt Nam là “Nước khoáng Vĩnh Hảo” thì có một loại mai vàng nữa cũng là loài đặc trưng của vùng này. Nó không khác gì mấy so với mai Cà Ná nhưng nó lại được người dân ở đây đặt cho cái tên theo địa danh nơi nó đang sống là “Mai Vĩnh Hảo”. Mai Vĩnh Hảo có thân cứng, lá nhỏ, hoa to và phẳng, đặc biệt rất lâu tàn.
12. Mai núi:
mai núi
Cũng là một loại mai rừng nhưng có số lượng cánh nhiều hơn từ 12 cho đến 18 cánh, có khi còn hơn thế nữa. Mai này mọc trên những núi đá khô khốc và sống chủ yếu bằng hơi sương, nước mưa và nước ngầm trong lòng đất. Loài mai này thường xuất hiện nhiều tại các vùng núi thuộc Tây Nguyên và nước bạn Campuchia.
 13. Mai giảo:
mai giảo
Là loại mai có rất nhiều cánh được ghép lại từ nhiều loại mai khác nhau trên cùng một cây mai. Mai giảo lấy gốc mai vàng làm chủ đạo sau đó ghép nhánh của các loại mai khác vào để cho ra đời một loại mai có rất nhiều cánh, rất nhiều màu sắc trên cùng một cây mai. Loại này là loại mai nhân tạo mà chúng ta thấy rất nhiều hiện nay trên thị trường mai tết.
14.Mai trắng:
DSCN2258
Trong nhiều loại mai, có một loại mai cũng trổ hoa màu trắng. Đó là Mai mù u (hay còn gọi là Nam mai, Bạch mai) tên khoa học là Ochrocarpus siamensis var.odoratissimus Pierre thuộc họ Guttiferae, hiện còn lại rất ít ở nước ta.
Nó chỉ là loài tương cận với cây mù u hiện mọc hoang nhiều nơi ở miền Nam; càng không phải là loài mai vàng, mai trắng thuộc họ Ochnaceae thường trổ mỗi dịp xuân về…(xem ảnh )
Chính loài Nam mai này thuở trước ở Mai Sơn Tự, đã  khơi nguồn cảm hứng cho Trịnh Hoài Đức (1725-1825) và các cây bút cùng thời viết nên tập “Mộng mai đình”.
Giống cây ấy cũng là biểu tượng của Thi xã Bạch Mai quy tụ nhiều tên tuổi  ở Nam Bộ vào thế kỷ trước : Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tường, Trần Thiện Chánh, Hồ Huấn Nghiệp, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thông,…


Sáu loại mai trên thế giới:
1 – Mai vàng Campuchia (Mai Cao Miên): Tên khoa học là Ochna integerrima. Hoa mai có từ 5 đến 9 cánh, khi nở ra thì úp ngược về phía cuống hoa chứ không xòe rộng như các loại mai Việt Nam, hoa có màu vàng tái (sậm gần như cam đậm). Loại mai này cũng có thấy ở Việt Nam, phần nhiều mọc trong những khu rừng thuộc miền Nam và miền Trung. Chúng là loài cây hoang dã cũng có phân bố ở một số nơi có cồn cát nóng và ven những bờ sông râm mát. Mai vàng Campuchia thuộc dạng thân gỗ, nhánh gầy, mảnh và dài. Lá đơn màu xanh nhạt và bóng mọc thưa trên cành, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa mọc ra từ nách lá thành chùm, cuống hoa ngắn, đài hoa xanh bóng và không che kín nụ. Ở Việt nam người ta thường dùng loại mai này để ghép thành mai giảo vì nó có khả năng tăng số lượng cánh lên rất cao. Không những thế mà hiện nay nó còn có ba màu do lai ghép là đỏ, vàng và trắng.
Ochna integerrima Ochna integerrima Ochna integerrima

2 – Mai vàng Nam Phi: Có khoảng 12 loài mai thuộc chi họ mai Ochna bao gồm dạng cây lẽ và cây mọc thành bụi. trong đó có hai loài phổ biến là Ochna pretoriensis và Ochna pulchra. Hai loài này xuất hiện rất nhiều tại vùng Koppie. Loài Ochna pulchra cao khoảng 3 7m, vỏ cây thường có hiện tượng tróc ra, lá dễ rụng. Chúng mọc hoang dã ở rừng, vỏ cây màu xám, xù xì ở gốc, nhánh thân cây bị tróc vỏ màu kem nhạt. Mai Châu Phi có hai màu vàng và hồng. Ngoài ra ở Nam Phi còn có các loại mai rất giống với mai tứ quý tại Việt Nam.

3 – Mai vàng Myanmar (Miến Điện): Ở đất nước Phật giáo này có một loài mai mang tên khoa học là Ochna serrulata gần giống với loại mai Nam Phi. Tuy nhiên hình thức của hoa mai có khác đôi chút ở chổ cánh hoa bẹt hoặc có bầu noãn đỏ như mai tứ quý, tồn tại rất lâu trước khi rụng hoàn toàn.

4 – Mai vàng Indonesia: Có tên khoa học là Ochna kirkii Oliv, Ochna serrulata. Tất cả đều có nguồn gốc từ Châu Phi, tuy nhiên do địa chất khác nhau nên chúng có ngoại hình lớn hơn mai Châu Phi. Có loài nở hoa vào mùa xuân, mùa hè hoặc nở cả bốn mùa như mai tứ quý.

5 – Mai vàng Madagascar: Là loại mai có tên khoa học là Ochna greveanum với năm cánh tròn trịa, dúm bèo theo rìa cánh giống như mai cánh dúm ở Việt Nam, lá mai dài và rũ xuống từng chùm.

6 – Mai vàng Châu Phi: Khác với mai vàng Nam Phi vì nó giống mai vàng năm cánh của Việt Nam nhưng có tên khoa học khác là Ochna thomasiana thuộc dạng cây bụi, lá hình oval, đầu lá nhọn và bén dài khoảng 10cm. Hoa rộ trên cành vào mùa xuân, nhưng đôi khi lại bất chợt nở hoa vào mùa hè nhưng số lượng ít hơn. Cánh hoa thon dài khoảng 2cm, đài hoa bung ra rộng và trở thành màu đỏ tía, bên trong có trái non màu xanh giống như mai tứ quý của Việt Nam.
Mai vàng châu Phi

Ngày Tết nói chuyện về sự phong phú của cây mai để chúng ta cùng nhau tìm hiểu về loại hoa đặc trưng của mùa xuân này. Hoa mai là biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp, một sự khởi đầu hoàn hảo và thịnh vượng cho một năm mới. Hoa mai còn có ý nghĩa xua đuổi những điều xấu xa, không tốt đẹp cho một năm luôn được bình an, hanh thông và phát đạt.
 ST