Trang

31/03/2017

Nishiyama Onsen Keiunkan - Khách sạn 1311 tuổi tại Nhật Bản.

Nishiyama Onsen Keiunkan là một khách sạn suối nước nóng tại Hayakawa, Yamanashi, Nhật Bản. Đây là một trong những khách sạn nổi tiếng nhất tại "đất nước Mặt Trời mọc" nhưng điều thú vị là nó không nổi tiếng vì cảnh đẹp hay chất lượng dịch vụ mà vì tuổi đời của nó - hơn 1300 tuổi!


Thật vậy, Nishiyama Onsen Keiunkan chính thức mở cửa từ năm 705 sau Công Nguyên, tức là nó đã được 1311 tuổi. Từ đó đến nay, khách sạn này chưa hề đóng cửa dù chỉ một ngày, nó vẫn hoạt động bất kể tình hình thế giới diễn biến ra sao. Mãi đến năm 1997, Nishiyama Onsen Keiunkan mới tạm thời đóng cửa để cải tạo lại nội thất và các công trình đi kèm. Ngay sau đó, nó lại tiếp tục hoạt động như chưa có chuyện gì xảy ra.
Khách sạn 1310 tuổi lâu đời nhất thế giớiHình ảnh bao quát về Nishiyama Onsen Keiunkan.
Khách sạn 1310 tuổi lâu đời nhất thế giớiPhòng trà nhìn ra vườn tại Nishiyama Onsen Keiunkan.
Khi đến đây, bạn thực sự đã rời xa sự nhộn nhịp của phố thị.Bể tắm ngoài trời...
Khách sạn 1310 tuổi lâu đời nhất thế giới... và bể tắm trong nhà.
Suốt quá trình hoạt động của mình, Nishiyama Onsen Keiunkan được điều hành bởi một gia đình duy nhất và đã có 52 thế hệ liên tiếp quản lý khách sạn này. Khách sạn này cũng là nơi nghỉ dưỡng ưa thích của rất nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng như Shogun đầu tiên của Nhật Bản - Tokugawa Ieyasu.
Khách sạn 1310 tuổi lâu đời nhất thế giớiKỷ lục Guinness dành cho khách sạn lâu đời nhất năm 2011.
Năm 2011, Nishiyama Onsen Keiunkan chính thức được tổ chức kỷ lục Guinnessthế giới công nhận danh hiệu " Khách sạn lâu đời nhất thế giới". Nếu bạn là một người yêu thích đất nước Nhật Bản, hãy đến thăm Nishiyama Onsen Keiunkan nếu có cơ hội.
Khách sạn nằm trong một thung lũng, vì thế tất cả các cửa đều có thể nhìn ra đỉnh núi.Khách sạn nằm trong một thung lũng, vì thế tất cả các cửa đều có thể nhìn ra đỉnh núi.
Nhà hàng ở đây phục vụ các bữa ăn truyền thống Nhật BảnNhà hàng ở đây phục vụ các bữa ăn truyền thống Nhật Bản
Đây là đài phun nước ở lối vào.Đây là đài phun nước ở lối vào. Nước ở đây đều lấy từ suối nước nóng.
Khách sạn có 35 phòng, tất cả đồ đạc đều theo phong cách truyền thống Nhật Bản.Khách sạn có 35 phòng, tất cả đồ đạc đều theo phong cách truyền thống Nhật Bản.
Khi cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể đến thư giãn ở phòng tắm hơi.Khi cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể đến thư giãn ở phòng tắm hơi.
Khách sạn vẫn đang mở cửa để phục vụ những ai thực sự yêu thích nó.Khách sạn vẫn đang mở cửa để phục vụ những ai thực sự yêu thích nó. Chủ nhân của nó yêu thích công việc của mình, họ tự hào và hạnh phúc khi mang đến cho mọi người một chốn bình yên.
Theo genK

Bánh Xe Không Bao Giờ Xẹp

Không cần phải  vá lốp ô tô nữa, không cần máy nén khí bơm xe, không lốp dự phòng sơ cua nữa, không cần những cái kích nâng xe, không cần đồ nghề vá xe va đập lẻng xẻng trong cốp xe nữa. Sẽ giảm giá tiền chiếc xe? Sẽ ít tốn chi phí hơn cho dịch vụ sửa xe  trên đường? Vài ngành kinh dooanh dịch vụ sẽ mất việc?
Sắp có mặt trên thị trường rồi! Đã nhiều năm nay kỹ thuật co giãn đàn hồi được nghiên cứu, phát triển cho quốc phòng.

Những chiếc lốp xe mới rất lạ thường – 
Lốp xe Michelin: Trông chúng  đáng sợ ?  chúng  đang được chế tạo ở Nam Carolina nước Mỹ.

 THỬ XEM  VỎ XE NÀY RA SAO
Thiết kế  hoàn toàn mới của hãng lốp xe Michelin cho thế hệ lốp xe mới. 
Đã có một cặp lốp xe như vậy được trưng bày tại Triển lãm ô tô Philadelphia.


Phải, trông chúng giống những cái nan hoa gắn với bên trong vỏ xe từ phía ngoài cuộn ta lông lốp xe!
Ảnh sau đây sẽ cho thấy khi chuyển động nó có vẻ rất  kỳ lạ  khiến bạn tự hỏi ngồi xe chạy sẽ thế nào, có êm ái ?


Những lốp xe này không có hơi và theo dự kiến sẽ có mặt trên thị trường nay mai. 

A. Không còn van hơi nữa
B. Không còn máy nén khí, bình hơi  bơm xe ở các trạm xăng nữa
C. Không cần dụng cụ sửa xe vá lốp  nữa.
D. Không bị xẹp lốp nữa

Những hình ảnh có thực  này chụp ở  nhà máy lốp xe Michelin ở Nam Carolina.
ST

30/03/2017

Nhật ký nàng dâu phố cổ ( Hà Nội )

Đằng sau những con phố 1 mét vuông đất giá triệu đô là những con ngõ dài hun hút, những "tổ chim cúc cu", là những phận người phải nhịn làm tình, ăn cơm chia ca, đi vệ sinh theo cữ, hấp hối là được khiêng ra đường...


Sau đây là những dòng nhật ký đọc trộm của một nàng dâu phố cổ:
Ngày... tháng... năm
Đêm nay là đêm tân hôn. Đêm nay là đêm thấm thía nhất cái cảnh "ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà tôi ở đó" mà lão chồng mình ngày xưa vẫn nghêu ngao hát lúc tán nhau. Hồi ấy cứ nghĩ lão hát thế cho có vẻ phong trần lãng mạn, hai đứa đi chơi, anh chỉ vào ngõ bảo: "nhà anh trong ấy", mình biết thế thôi chứ chẳng đòi vào, gặp bố mẹ chồng tương lai cũng chỉ vẫy tay chào ngoài ngõ, ai mà lường được nhà nhỏ nhường ấy.
Đang ở nhà bố mẹ ở quê vườn rộng bát ngát, khi lên Hà Nội cũng ở phòng trọ hai mấy mét vuông, mình tí ngất khi nhìn cơ ngơi 6m2 nhà chồng. Ở dưới nhà, bố chồng trải chiếu nằm ngủ gần cửa ra vào. Mẹ chồng ngủ ngay sát tủ đựng quần áo và cái ti vi. Còn mình và chồng được "ưu tiên" cho nằm trên cái gác xép thấp thảm hại, thấp đến mức leo lên phải bò vào chứ không thể ngồi. Hai đứa nằm bẹp cạnh nhau, lão chồng cười hi hí, choàng tay qua ôm vợ định tâm sự đôi câu thì cái sàn "phòng tân hôn" làm bằng cốt ép kêu cọt cà cọt kẹt. Thôi thế là bật cười, nín thở quay sang ngắm nhau. Chồng bảo: "Để hôm khác anh bù..."
Nhật ký nàng dâu phố cổ: Nơi tôi ở, người ta nhịn yêu vì nhà chật, ăn theo cữ, tắm theo ca... - Ảnh 1.
Có một khoảng không gian để vợ chồng trẻ "yêu" nhau là chuyện không dễ ở phố cổ - nơi nhà ai cũng chật. 
Ngày... tháng... năm
Cái gác xép tự dưng rung lên bần bật. Mình đang thiu thiu ngủ, cứ tưởng động đất, theo phản xạ bật phắt dậy định chạy, cộc đầu luôn vào tường. Chồng vội vàng kéo tay bảo nằm xuống, chỉ là ôtô đi qua thôi mà.
Ngày... tháng... năm
Mình dỗ mãi mới chợp mắt được một tí thì đã nghe í ới tiếng nói chuyện ồn ào, mặc cả mua bán gì đấy. Giật mình nhìn đồng hồ, mới 4 giờ sáng. Mình run cầm cập. Lay ông chồng dậy thì lão còn ngái ngủ, bảo: "Đấy là tiếng của chợ bán buôn sớm, nhà mình gần chợ, ngay sát mặt đường nên em nghe rõ thế thôi".
Lúc này thì mình buồn đi vệ sinh quá, định tụt xuống nhà giải quyết nỗi buồn, thì nhòm thấy bố chồng đang ngủ say, chân tay chắn lối cửa ra vào. Nhà chồng không có vệ sinh riêng, mà đi ở ngoài chung với cả khu, giờ mà xuống, vớ vẩn giẫm phải bố chồng, thế là mình đành nằm yên, nín thở chờ đến sáng.
Ngày... tháng... năm
Hôm nay có việc quan trọng ở cơ quan, mình đặt báo thức dậy sớm, tranh thủ đi vệ sinh, tắm rửa trước, đỡ phải xếp hàng. Ở khu này, 8 - 9 gia đình chung nhau một cái xí xổm và một cái nhà tắm ở đầu hồi, sáng sáng xếp hàng đi vệ sinh, đánh răng rửa mặt, tắm táp đông hơn xem hội. Bọn trẻ con và người đi làm giờ hành chính được ưu tiên, nhưng có khi mình phải đợi gần tiếng mới đến lượt vào trong, mà vừa vào đã thấy tiếng réo rắt bên ngoài giục ra.
Nhật ký nàng dâu phố cổ: Nơi tôi ở, người ta nhịn yêu vì nhà chật, ăn theo cữ, tắm theo ca... - Ảnh 2.
Muốn thoải mái tắm rửa, đi vệ sinh? Phải dậy thật sớm, hoặc tranh thủ đêm muộn.
Ngày... tháng... năm
Sáng nay vội đi, mình quên mất hợp đồng đã hẹn ký với đối tác ở nhà. Trưa, mình tranh thủ tạt về lấy. Hồn nhiên đẩy cửa vào, mình giật nảy khi thấy bố mẹ chồng đang... tình cảm. Mình "ối" một tiếng rồi vội đóng cửa đứng bên ngoài đợi. Một lúc sau, ông bà ra, đi thẳng ra ngoài không liếc nhìn mình một cái, còn mình lí nhí: "Con về lấy giấy tờ".
Mình ngượng quá, sau vụ này chắc không dám nhìn ông bà cả tháng mất. Nghĩ cũng thương, mới gần 50 chứ đã già lắm đâu, chắc buổi đêm có vợ chồng mình, ông bà cũng ngại. Vợ chồng mình cũng khác gì đâu, cưới nhau cả năm, những lần yêu trong nhà đếm được trên đầu ngón tay, còn toàn hẹn hò ăn trưa, rồi dẫn nhau ra nhà nghỉ gần cơ quan hai đứa.
Nhật ký nàng dâu phố cổ: Nơi tôi ở, người ta nhịn yêu vì nhà chật, ăn theo cữ, tắm theo ca... - Ảnh 3.
Có những nhà như thế này, 5m2 được chia thành 2 khu cho 2 cặp đôi, và chuyện yêu cũng phải giữ ý.
Ngày... tháng...năm
Mình mang bầu. Nhạy cảm kinh khủng với mùi. Đã nghén không ăn được thì chớ, trời nóng như lò thiêu, tối tối lại bị tra tấn bởi mùi xú uế từ dãy nhà vệ sinh tập thể bốc ra. Chồng phải mua 2 cái quạt con bắt vào gác xép, bật liên tục cả ngày lẫn đêm, tối mình mới chợp mắt nổi một tí. Chuyện cơm nước thì chán hẳn, mình không thể nấu cơm nổi với cái bếp để ngay lối đi, sát nhà vệ sinh nữa, mùi thức ăn và mùi khai nồng quện vào nhau xộc thẳng vào mũi, mình nôn liên tục. Thành thử cả ngày hai vợ chồng xách nhau đi ăn hàng, tối muộn mới về ngủ.
Nhật ký nàng dâu phố cổ: Nơi tôi ở, người ta nhịn yêu vì nhà chật, ăn theo cữ, tắm theo ca... - Ảnh 4.
Chỗ nấu nướng sát khu vệ sinh là chuyện dễ gặp ở phố cổ.
Ngày... tháng... năm
Mình đã khá nặng nề, nên mệt kinh hoàng mỗi khi lách qua con ngõ nhỏ, tối tăm, ẩm thấp và sâu hun hút để vào nhà. Với mình, nó như một đường hầm tối tăm dẫn tới mặt trái của sự hào nhoáng nơi phố cổ, nếu không được thắp đèn cả ngày lẫn đêm, nó chẳng khác nào hầm mỏ: bí bách, ngộp thở và tối đen. Hài nhất là sáng sáng, cứ đến giờ cao điểm đi làm, đi học là cả xóm, từng người một phải xếp hàng dài để lần lượt đi ra, xôm tụ chả kém lúc xếp hàng đi vệ sinh là mấy.
Bình thường, cái ngõ đã bé chỉ vừa khít một chiếc xe máy, ai muốn đi vào phải ngồi lên trên, hai chân "bơi" đẩy xe khỏi mắc kẹt hai bên đường. Xe máy ở xóm này, vì thế toàn bị xước hai bên. Còn mình, từ lâu đã xác định tháng mất thêm hơn trăm để gửi xe bên ngoài, nhưng để lách được thân hình "gấu mẹ vĩ đại" vào nhà chẳng dễ dàng gì.
Nhật ký nàng dâu phố cổ: Nơi tôi ở, người ta nhịn yêu vì nhà chật, ăn theo cữ, tắm theo ca... - Ảnh 5.
Những con ngõ phố cổ, chả hiểu ai xui, cứ bé tí teo chẳng lọt nổi hai thân người.
Ngày...tháng...năm
Mình sắp sinh con. Đề nghị chồng mua cái tủ lạnh và lò vi sóng để ít hôm nữa mình nằm ổ, không thể ra ngoài ăn hàng thì ai đó nấu sẵn đồ ăn, để vào tủ rồi hâm lại cho tiện. Hai vợ chồng bàn tính mãi, nâng lên đặt xuống mới quyết định mua một cái tủ 210 lít, vì to quá chẳng có chỗ để. Cái lò vi sóng thì đơn giản, ôm vào là xong, nhưng đến lúc khiêng tủ lạnh thì đúng là ác mộng. Chồng mình phải nói khó, nhờ những nhà mặt đường cho khiêng lên tầng thượng, rồi vần cái tủ từ tầng thượng nhà này sang nhà khác, chật vật lắm mới nhồi được vào nhà.
Mình tự dưng thấy tủi thân, nghĩ đến đứa bé sắp sinh ra trong chật chội, tù túng, cả ngày có khi khó thấy ánh mặt trời, rồi lớn lên phải ăn, học, chơi ngoài đường ngoài ngõ như bọn trẻ trong xóm, rơm rớm nước mắt khóc. Chồng dỗ: "Thôi cứ ở đây đến khi con đầy tháng, rồi hai mẹ con về ngoại ít hôm".
Ngày... tháng... năm
Mình sinh bé, họ hàng đến thăm chẳng có chỗ tiếp khách, chồng mình mời mọi người ngồi quán cà phê, dắt lần lượt từng người vào thăm. Có người chúc: "Mấy năm nữa đẻ thêm thằng cu cho có nếp có tẻ", ông bà nội cười bảo: "Chật chội thế này chắc chỉ đẻ 1 đứa thôi. Đẻ con trai làm gì cho khổ, sau lấy nhà đâu mà cho vợ con nó ở", nghe chí lý mà sao vẫn xót xa.
Mẹ mình lên chăm con đẻ, xót xa nhìn cảnh nhà con rể, mang tiếng giai phố cổ tất đất tấc vàng, mà cái nhà đúng nghĩa chỉ là chỗ chui ra chui vào. Bà phải thuê trọ gần nhà mình, ngày ngày nấu nướng rồi mang cơm nước sang, đưa cả quần áo của con gái và cháu sang nhà trọ giặt giũ, phơi phóng cho có ánh nắng, không thì mốc hết người ra. Mẹ bảo: "Ít hôm nữa về ngoại. Ở đến lúc con cứng cáp hãy lên, nhưng tìm chỗ khác xa xa một tí mà ở con ạ, chả cần cái tiếng ở phố cổ đâu!".
Ngày... tháng... năm
Hôm nay, chồng mình đã xin phép bố mẹ cho gia đình mình thuê nhà ra ở riêng. Đồ đạc không nhiều, nhưng dọn cũng khá mệt vì phải bê từ trong ngõ ra ngoài đường, chỗ xe ba gác đỗ. Vất vả nhất vẫn là cái tủ lạnh, lại bê lên tầng thượng cá nhà, rồi kéo dây thả xuống nhờ nhà có cửa hàng mặt tiền.
Mấy người đang bê thì trong ngõ dậy lên tiếng khóc, người nhà một ông cụ trong ngõ chạy ra dẹp đường để một người khác cõng ông cụ ra đầu ngõ đợi xe cấp cứu. Hàng xóm ngó ra, chúc ông khỏe để trở về. Cũng có người chép miệng: "Sống trong nhà phố cổ, muốn chết trong nhà cũng không được. Chật chội thế này, đưa quan tài vào ngõ thế nào. Cụ nào bệnh tật, con cháu cũng phải cố cõng ra ngoài đón xe cấp cứu, chứ cáng cũng không vào được."
Nhật ký nàng dâu phố cổ: Nơi tôi ở, người ta nhịn yêu vì nhà chật, ăn theo cữ, tắm theo ca... - Ảnh 6.
Ngõ như những đường hầm, mà bên ngoài và bên trong là hai thế giới xa lạ.
Xe cấp cứu vừa đi, một xe khác lại đến, nhưng lần này là xe chở phông rạp đám cưới. Ngày mai, hàng xóm nhà mình cưới vợ cho con. Cỗ bàn thì đặt nhà hàng, nhưng chỗ làm lễ, tiếp khách thì dựng rạp ngay ngoài đường cho rộng rãi. Ở ngõ sắp có thêm một nàng dâu. Mình chuyển nhà rồi, nếu không, hai chị em thể nào cũng có nhiều chuyện bi hài để kể nhau nghe, về trải nghiệm làm dâu phố cổ, oai đấy, mà cũng khổ đấy!
(Ghi lại từ lời kể của 1 nàng dâu ở phố cổ)

Khuyến cáo quan trọng của hãng xăng Shell.

Những điều quan trọng cần biết khi đổ xăng :
 
Đây là vài lý do giải thích tại sao ta không được xử dụng cell phone tại những nơi có chứa xăng dầu, khí đốt , chất dễ bốc cháy ...

Công ty Xăng Shell cảnh báo vừa mới xảy ra 3 tại nạn do cell phone gây hỏa hoạn trong lúc đổ xăng :

1- Trường hợp thứ nhất là cái cell phone được để trên thùng xe trong khi tài xế châm xăng ; cell phone reo lên và phát hỏa làm cháy rụi chiếc xe lẩn trạm xăng.

2- Trường hợp 2, tài xế bị phỏng cả mặt khi nghe điện thoại trong lúc đang đổ xăng.

3- Trượng hợp 3, một người đang đổ xăng thì chiếc cell phone để trong túi reo lên & phát hỏa khiến đùi và bụng dưới của anh ta bị phỏng.

Bạn nên biết là cái cell phone của bạn có thể tóe lửa làm bốc cháy xăng dầu hay khí đốt.

Khi bật mở, hay khởi động, cellphone phát ra 1 số năng lượng đủ tóe ra tia lửa để đốt cháy...hơi xăng hay khí đốt.

Không nên xử dụng cell phone khi đang đổ xăng xe, châm dầu máy cắt cỏ, máy tàu, v...v...


Không nên xử dụng hay tắt cell phone gần những máy móc đang phát ra chất khí dễ cháy hay dễ nổ hay bụi bặm (như xăng, dầu, khí đốt, v...v...)

Bốn điều cần để ý khi đổ xăng dầu:

- Tắt máy
- Không hút thuốc
- Không xử dụng cell phone
- Không trở vào trong xe khi đang đổ xăng (vì lý do " static electricity" (tĩnh điện)
Hơi bốc từ dầu xăng sẽ bốc cháy khi chạm phải tĩnh điện (static electricity)
Ô.Renkes nhấn mạnh là không bao giờ trở vào xe trong khi đang đổ xăng.
Tác Giả : Shell Oil Co.

29/03/2017

5 điều tuyệt đối không bao giờ nên đăng lên Facebook.


Về lý thuyết, mạng xã hội đang giúp con người xích lại gần nhau hơn, nhưng nó như con dao hai mặt, có thể tồn tại những nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới người dùng.


Trong thời đại số, con người hầu như chẳng còn quyền riêng tư, bởi mọi thứ đều được “phơi bày” trên mạng xã hội, đặc biệt ở Việt Nam là mạng xã hội Facebook. Đã có không ít những vụ việc đau lòng xảy ra là hệ quả tiêu cực của mạng xã hội. Do vậy, trước khi đăng bất kỳ điều gì lên mạng xã hội Facebook, bạn nên lưu ý rằng hãy hạn chế đăng những điều dưới đây :

1. Địa chỉ nhà riêng và nơi làm việc:

Đây là điều người dùng phải cực kỳ hạn chế khi đăng lên trên Facebook, bởi nguồn tin này mang tính chất cá nhân, nó cho biết nơi chúng ta thường lui tới, nên đừng mạo hiểm đưa cho người lạ những  tin tức  này. Sẽ ra sao nếu có một kẻ xấu nào đó đang có mưu đồ với ngôi nhà của bạn, hay khi bạn tham gia vào một cuộc cãi vã trên Facebook cùng một đám người, mà họ muốn kéo tới nhà bạn gây sự?
Dù Facebook là mạng xã hội khai thác triệt để những  tin tức  cá nhân của bạn, nhưng mạng xã hội này hầu như không bao giờ đòi hỏi địa chỉ nhà, hay nơi làm việc chính xác của người dùng. Chính vì vậy, việc cung cấp địa chỉ nhà ở, nơi làm việc cần được hạn chế tới mức tối đa. Bên cạnh đó, việc thường xuyên check-in chính xác vị trí của bạn cũng có thể gây ra những phiền toái không đáng có.

2. Ảnh của trẻ nhỏ:

Hầu hết những người đã có gia đình rất thích đăng hình ảnh của trẻ em lên Facebook, đặc biệt là hình ảnh con, cháu trong nhà. Đây có vẻ như không phải một ý tưởng, hay bởi chúng có thể trở thành mục tiêu của những kẻ bắt cóc, tống tiền.
Đọc tới đây, có lẽ nhiều người dùng sẽ chép miệng bỏ qua vì cho rằng: Con, cháu của mình không thể trở thành nạn nhân của những kẻ bắt cóc. Thế nhưng trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp trẻ em bị bắt cóc sau một thời gian dài những kẻ gian theo dõi trên mạng xã hội về nơi trẻ em thường lui tới để học tập và vui chơi.
Nhìn chung, chúng ta không nên đăng hình ảnh của trẻ em lên Facebook, bởi khác với người lớn, trẻ em không thể tự bảo vệ mình, hoặc sẽ không biết xử lý thế nào khi bị kẻ gian tấn công, hoặc bị lợi dụng.

3. Tin tức kỳ nghỉ:

Nếu bạn công khai thời gian vắng nhà lên Facebook, thì không khác gì bạn đang “mời” trộm ghé thăm nhà. Điều này không có nghĩa là trong suốt chuyến đi, bạn hoàn toàn im ắng trên Facebook, nhưng bạn chỉ nên hạn chế những bức ảnh này cho một nhóm nhỏ bạn bè cùng xem, không nên đặt ở chế độ công khai. Lưu ý rằng: Không bao giờ nên đăng toàn bộ lịch trình du lịch của mình lên Facebook.

4. Video, ảnh  riêng tư:

Tốc độ lan truyền của những bức ảnh, video trên mạng là vô cùng khủng khiếp. Vì vậy, bạn nên cân nhắc rất kỹ trước khi đăng những bức ảnh có nội dung riêng tư lên Facebook, bởi chỉ trong tích tắc, những nội dung này có thể lan truyền ra khắp cả nước, thậm chí sang cả  ngoại quốc, đặc biệt là những hình ảnh bảo mật. Chúng có thể ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của bạn sau này.

5. Tin tức tài chính:

Đôi khi, việc bạn “khoe” về mức thu nhập hàng tháng, hay vô tình để lộ những nguồn  tin về tài khoản ngân hàng, tín dụng, có thể làm ảnh hưởng tới sự an toàn của bản thân. Qua những nguồn  tin này, những kẻ gian có thể xâm nhập vào hệ thống tài chính của bạn, hoặc thậm chí theo dõi và đột nhập vào nhà riêng để cuỗm đi số tiền mà bạn dành dụm được hàng tháng.
Tóm lại, mạng xã hội là môi trường lý tưởng để con người thể hiện bản thân cũng như kết nối với mọi người. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra những tổn hại cho người dùng, vì thế hãy cẩn trọng với những nguồn tin mà bạn cung cấp trên Facebook,  mà trở thành một người sử dụng mạng xã hội thông minh.
Theo Ngaynay.