Trang

31/03/2015

Dâu Tây Trắng

Các bạn có ai thử nếm Dâu này chưa?








Nhẹ Nhàng

Nếu gp người nóng tánh 
Hãy nh nhàng nhìn thôi
Không cn phi ln tránh
Chưa hi đng hé môi.

Nếu gp người gi di
Hãy nh nhàng chia tay
Lng l không cn nói
Ngt ngào đng mê say.

Nếu gp người hay gin
Hãy nh nhàng mm cười
Giao tiếp luôn cn thn
Đ người được vui tươi

Nếu gp điu trái ý
Hãy nh nhàng tìm ra
Nguyên nhân ca s lý
Đng vi trách người ta.

Nếu gp điu cay đng
Hãy nh nhàng đng sân
Dù tình đi bc trng
Tt c có nguyên nhân


Nếu gp điu đau kh
Hãy nh nhàng vươn lên
Đng chùn bước ti ch
Ly kh đau làm nn.

Nếu gp điu bt hnh
Hãy nh nhàng đi qua
Không cn phi trn tránh
Chuyn nh cõi nhân gian.

( Tường )

28/03/2015

Những bàn tay đã nắm





Mấy ai đi qua cuộc đời này mà kịp nhớ mình từng nắm bao nhiêu bàn tay?
Bàn tay mẹ là bàn tay đầu tiên em nắm, nói đúng ra mẹ nắm tay em vừa lúc lọt lòng. Mẹ mò mẫm từng ngón tay nhỏ xíu, rưng rưng mừng vui vì con mình chào đời mạnh khỏe.

Khi em chập chững những bước đầu tiên, mẹ ở cạnh bên, đưa tay nắm hờ sợ con yêu vấp ngã. Rồi từ từ người dần buông để em chập chững những bước đầu tiên trong đời. Tay mẹ nhăn nheo vì năm tháng, trơ gầy vì vất vả lao động nhưng vẫn là bàn tay đẹp đẽ.

Nắm tay mẹ, em biết hơn hết là cảm giác bình yên vô ngần, chẳng còn hình dung gì đến những nỗi sợ hãi ngoài kia.
Bàn tay ba là bàn tay vững chãi nhất. Tay ba to bè, vuông vức, đầy vết chai, vết xước. Ba chẳng nề hà bất cứ việc gì lớn nhỏ để chăm lo cho gia đình nên bàn tay ấy bất chấp bao nặng nhọc từ ngày nắng đến hôm mưa.
Ngày nhỏ, ba cầm tay em để nắn nót những nét chữ tròn trịa đầu tiên. Tay ba chần chừ cầm roi đe nạt em những khi mắc lỗi. Tay ba dắt em qua đường mỗi khi em đứng bên kia đường phân vân giữa dòng xe cộ. Tay ba nắm chặt dặn dò em tự lập trong những ngày tháng xa nhà.
Tay nội là bàn tay ấm nhất. Nhiều đêm nằm ngủ, em quay qua nắm chặt tay bà và nghe người rề rà kể những chuyện xưa. Giây phút nắm lấy bàn tay lúc người đang yếu, nghe nội thì thào những lời yêu mà rưng rưng. Bàn tay nhăn nheo đồi mồi ấy vẫn thoảng mùi trầu dễ chịu. Em đâu biết rằng cái nắm tay đó là lần cuối…
Cái nắm tay đầu tiên đúng nghĩa của tình yêu là cái nắm tay run rẩy, ngại ngần. Anh giả vờ mượn bàn tay em để xem đồng hồ rồi bất chợt cầm tay khắng khít. Và những lúc giận hờn, người này cố vẫy vùng buông tay, người kia càng cố nắm chặt.
Không phải những người yêu nhau đều thích nắm tay nhau nhưng những người thích nắm tay nhau hẳn là những người yêu nhau lắm. Thật tình, em trân trọng cái nắm tay siết chặt hơn cả cái ôm dịu dàng. Là bàn tay đan khít trong những ngày đông giá. Là cái nắm tay nhẹ nhàng những lúc đi dạo bên bờ biển. Chừng ấy thôi đã thấy yêu thương luôn đủ đầy. Chúng ta cảm nhận được hơi ấm của người kia qua một bàn tay nắm, quen thuộc từng vết chai, từng vết mấp mô và bắt đầu hồ nghi người ta còn thương mình không qua một phút buông lỏng hững hờ.
Mỗi bàn tay ta nắm hẳn có ý nghĩa riêng trong từng khoảnh khắc của cuộc đời. Mỗi ngày, có nhiều đôi tình nhân nắm tay nhau bước lên lễ đường thề nguyền hẹn ước và cũng lắm những đôi vợ chồng kiên quyết buông tay để thành người xa lạ. Suy cho cùng, cái nắm tay không là tất cả nhưng là một phần để đong đếm những cảm xúc yêu đương.
Em nhớ mãi tấm ảnh cưới đen trắng của ba mẹ ngày xưa. Quê nội ở bên sông nên hồi đó đưa dâu trên chiếc đò nhỏ. Tấm ảnh ghi lại khoảnh khắc ba đưa tay ra đỡ tay mẹ bước xuống bờ, ánh nhìn ba hướng về đôi chân mẹ vì sợ mẹ vấp, phía sau sông nước êm đềm. Thời gian như trôi rất khẽ trong phút giây rất đỗi bình thường ấy. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu bằng một cái nắm tay như vậy.
Có lần, bắt gặp sự hờ hững trước một bàn tay chới với cầu cứu giữa ngược xuôi người qua lại. Người ta cũng dần dò xét có nên chìa tay ra trước cuộc đời lắm nhiễu nhương giăng mắc dối trá này. Có chi buồn hơn bằng việc ta buộc phải phân vân chần chừ khi chìa tay ra với người khác.
Một bàn tay đẹp là một bàn tay không ngần ngại nắm lấy một bàn tay khác lúc họ đang cần những cái siết chặt thay vì lời nói suông vô nghĩa. Dù đó là bàn tay người lạ, bàn tay lem luốc của bác sửa xe, bàn tay chẳng mấy sạch sẽ của cô lao công, bàn tay gầy yếu của em bé bị bệnh. Nắng mưa cuộc đời lúc ấy chẳng là gì nữa đâu…
Thế nên, hãy thấy vui khi ta không đếm xuể những bàn tay đã nắm, bởi nghĩa là xung quanh này vẫn còn lắm yêu thương, rất thường.
ST

26/03/2015

Học học học. Làm làm làm. Kỷ luật kỷ luật kỷ luật…!!!

Chuyện ở Trung Đông


Các quốc gia ở Trung Đông hầu hết nằm trên những giếng dầu khổng lồ. Cứ thế, ra sau nhà múc dầu lên bán.
Nhưng gần đây, thế hệ con em của các nhà giàu Ả Rập sau khi du học Tây Tàu về, nhận thấy sự giàu có do tài nguyên thiên nhiên mang lại không vững bền được. Vì tài nguyên sẽ cạn kiệt, những quốc gia phồn vinh nhất lại là những quốc gia ít tài nguyên thiên nhiên nhất, tài nguyên con người mới là quan trọng. Những cái đầu kiệt xuất, giỏi giang sẽ giúp quốc gia phát triển bền vững. Không có dòng máu của ai, của dân tộc nào là đẳng cấp cả, tất cả đều do đào tạo mà nên. Một đứa trẻ mồ côi trong trại mồ côi ở Việt Nam cũng có thể trở thành 1 bộ trưởng ở Đức. Cũng không có người dở, chỉ có người lười học tập và lười lao động và biến thành người dở.
Nói là làm, họ đầu tư con người kinh khủng, điển hình như Ả Rập Sau-di, quốc gia luôn dẫn đầu về lượng sinh viên du học tại Mỹ và châu Âu. Đặc trưng của nhóm này là sau khi học xong, họ về nước chứ không ở lại, mở cơ ngơi làm ăn, chủ yếu các ngành nghề không liên quan đến dầu khí. Nên họ học không vì bằng cấp, mà học để biết cách làm. Dubai hay nhiều thành phố khác trở thành các trung điểm cho du lịch, tài chính, thể thao, hậu cần, vận tải…vì họ biết TIỀN ĐẺ RA TIỀN. Các doanh nhân ở đây biến lợi thế nằm giữa lục địa Á-Phi-Âu của vùng trung đông và cứ thế hốt bạc của Âu, Á, Phi, có nhiêu tiền đem qua cho họ hết.
Các sân bay ở Dubai, Doha…không ngừng mở rộng quy mô, làm cơ sở cho 3 hãng hàng không lớn nhất ở Trung Đông, đều được xếp hạng 5 sao, là Emirates, Qatar và Etihad. Mỗi hãng có mấy trăm chiếc máy bay tân tiến hiện đại, họ tổ chức đi thu gom khách hầu hết mọi thành phố lớn ở châu Á, từ Phnom Pênh đến Mumbai, Tokyo, Thượng Hải….rồi chở về trung điểm. Từ trung điểm đó, họ túa đi mọi thành phố lớn ở châu Âu và châu Phi. Các sân bay ở đây hoạt động 24/24 và các chuyến bay nối tiếp nhộn nhịp vô cùng, các xe buýt chở đầy khách từ cửa này đến cửa kia trong sân bay, băng qua những con đường đầy cát của sa mạc, thậm chí từ terminal này đến terminal kia phải đi tàu điện. Ví dụ như sân bay Dubai, có tới 70 triệu hành khách 1 năm, và nối tuyến trực tiếp với 270 thành phố trên thế giới, có 90,000 nhân viên phục vụ tại sân bay trực tiếp, nửa triệu việc làm gián tiếp. Hàng năm, sân bay này thu về 27 tỷ đô la, bằng GDP một quốc gia nhỏ.
Điều đặc biệt là công nhân viên ở các sân bay phần lớn là người nước ngoài. Họ tự tìm đến để làm việc (search “apply job in Dubai/Doha airport”). Còn trên các chuyến bay, tiếp viên đủ thành phần quốc tịch, phi công cũng vậy, chỉ có máy bay, sân bay, tiền lãi…là của các ông chủ Ả Rập. Vì họ đào tạo dân họ với thói quen “cho việc” tức quản lý và kiếm tiền, còn nhân lực thuê mướn hết. Ấn Độ, Srilanka, Thái Lan, Philippines, Indonesia…là những nơi cung cấp nhân lực nhiều nhất cho họ.
Họ có văn phòng tuyển nhân lực ở các nước. Ở Ấn, họ tuyển ở Mumbai, Chennai và New Delhi. Ở Trung Quốc, họ đặt VP ở Thâm Quyến, Thượng Hải, Bắc Kinh. Ở Đông Nam Á, họ đặt văn phòng tuyển người ở Singapore và Kuala Lumpur. Các bạn trẻ phải tự nộp hồ sơ và sang đó phỏng vấn, ngày nào cũng có tuyển. Các bạn trẻ mới ra trường ở Đông Nam Á rất thích công việc tiếp viên hàng không hay nhân viên mặt đất ở sân bay trung chuyển, thường làm 2-3 năm để kiếm ít tiền trước khi về nước làm ăn.
Ngoài ra, nếu làm tiếp viên HK, còn có cơ hội du lịch miễn phí. Vì một đoàn tiếp viên bay đường dài, ví dụ đến Milan Ý, sẽ nghỉ ngơi vài ngày. Toàn ở khách sạn 5 sao. Ở Tp HCM, đoàn tiếp viên hay ở khách sạn Movenpick, đứa nào đứa nấy vô khách sạn đẹp như tiên nữ ngọc đồng, sáng lóa cả góc trời.
Chúc các bạn trẻ tự tin làm việc và trở thành công dân toàn cầu. Làm việc ở Trung Đông, giá cả sức lao động là công bằng cho mọi quốc tịch. Họ cũng không quan tâm bằng cấp, high school là đủ, miễn tiếng Anh giao tiếp tốt. Nhưng phải thể dục thể thao để khỏe mạnh, chịu đựng được cường độ làm việc với “con nhà người ta”. Con nhà người ta bây giờ là Mary, Zhu Xiao Bin, Sasaki, Peter, Mohamed, Naidu…nên mình phải cao lớn, khỏe mạnh, đẹp đẽ ngang hàng với họ. Dẹp thói quen dặt dẹo với ipad laptop mà đầu tư cho thể lực và trí lực đi, để phân công lao động quốc tế. Lương khởi điểm của sinh viên tốt nghiệp không phải 4-5 triệu nữa mà là 2000-3000 USD.
Mình làm ở đó, lương bổng cao nên về quê hương Cà Mau xài tiền như nước nhé, gián tiếp làm cho quê nhà giàu có hơn. Ví dụ 1 con cua Cà Mau, dân địa phương ăn 20,000 đồng còn lật qua lật lại chê óp chê nhỏ, mình phá giá liền, mua con cua đó giá 200 ngàn đồng trong sự ngỡ ngàng của thực khách bản địa. Người thì nước hoa sực nức, ăn vận sang trọng, mở miệng nói tiếng Anh lơ lớ, người ta đang hâm mộ nên mình phải chảnh lên. Giả bộ rút ví ra boa luôn chị bán cua 100 ngàn, nói chụy ơi hấp bia Corona giùm em nghen chị, làm chị ấy lúng túng chơi, dưới quê có ai biết bia Corona là bia gì.
Nói giỡn chứ các bạn trẻ lo đầu tư vào tài sản của mình đi. Chuẩn quốc tế hết đi. Chỉ có 4 loại tài sản là vốn sống, nhân cách, thể lực và trí lực. Còn lại là phương tiện hết. Bằng cấp chỉ là miếng giấy chứng nhận trong một thời gian nào đó có vượt qua 1 kỳ sát hạch. Biệt thự chung cư cũng chỉ là phương tiện trú ngụ (giống cái hang đá ngày xưa), siêu xe (xe hơi xe máy cũng như xe ngựa cách đây mấy trăm năm) hay tiền bạc (đô la vàng bạc cũng chỉ là phương tiện trao đổi hàng hóa, giống vỏ sò cách đây 2000 năm). Đừng nhầm mà đầu tư cho phương tiện, giống cách đây 2000 năm, nhiều người ngây ngô đầu tư xây dựng hang đá thiệt đẹp, xe ngựa thiệt to, vỏ sò thiệt nhiều…rồi lúc đó khoe khoang này nọ, nói để dành cho con cháu, giờ có dùng nữa đâu? Nên giờ mình đầu tư biệt thự, tiền bạc, xe cộ…2000 năm nữa tụi nhỏ nó cười mình chết. Ông tổ để lại một nhân cách lấp lánh, một trí tuệ lung linh vẫn tuyệt vời hơn 1 đống vỏ sò lòe loẹt.
Học học học. Làm làm làm. Kỷ luật kỷ luật kỷ luật…!!!
ST

24/03/2015

Nghịch lý cuộc đời !

1. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả.
2. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn.
3. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường. Bước chân ra đường phi trộm thì cướp.
4. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han. Bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng.
5. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi.
6. Khôn …đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ.
7. Mỗi cây mỗi hoa, đừng trách mẹ cha nghèo tiền nghèo của.
8. Cái gì cũng cho con tất cả, coi chừng ra mả mà cười.
9. Đồng tiền trên nghĩa, trên tình, mái ấm gia đình trở thành mái lạnh.
10. Gian nhà, hòn đất, mất cả anh em. Mái ấm bỗng nhiên trở thành mái nóng.
11. Bố mẹ không có của ăn của để, con rể khinh luôn.
12. Ngồi bên bia rượu hàng giờ, dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ.
13. Củi mục khó đun, chồng cùn sống bậy, con cái mất dạy, phí cả một đời.
14. Hay thì ở, dở ra tòa, chia của chia nhà, con vào xóm “bụi”.
15. Ngồi cùng thiên hạ, trăm việc khoe hay. Mẹ ốm bảy ngày không lời thăm hỏi.
16. Bài hát Tây Tàu hát hay mọi nhẽ. Lời ru của mẹ chẳng thuộc câu nào.
17. Khấn Phật, cầu Trời, lễ bái khắp nơi, nhưng quên ngày giỗ Tổ.
18. Vào quán thịt cầy, trăm ngàn coi nhẹ, góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng.
19. Giỗ cha coi nhẹ, nuôi mẹ thì không. Cả vợ lẫn chồng đi làm từ thiện.
20. Một miếng ngọt bùi khi còn cha mẹ, một miếng bánh đa hơn mười ba mâm báo hiếu.
21. Cha mẹ còn thơm thảo bát canh rau. Đừng để mai sau xây mồ to, mả đẹp.
22. Bảy mươi còn phải học bảy mốt. Mới nhảy vài bước chớ vội khoe tài.
23. Đi chùa công đức vài trăm không tiếc, tiếc từng hào phụng dưỡng mẹ cha.

ST

23/03/2015

Chuyện rất ngắn (Đọc xong thấy đắng)

Tình già
 (Nguyễn Thái Sơn)

       Đêm tối đen.Tiếng con chim cú kêu đâu đó ngoài cây bàng. Ông khó ở trong mìnhđã mấy hôm. Bà lọ mọ tìm cây são rồi đẩy đưa bâng quơ trong vòm lá. Con chim cú vỗ cánh bay. Một hạt bụi sa vào mắt bà...
Ông trách: "Nó kêu mỏi miệng rồi nó đi, bà đuổi làm gì cho khổ con mắt vậy?".
 Hạt bụi cộm lắm nhưng bà không thấy đau; móm mém cười, bà đáp:
"Lỡ ông bỏ tôi lại thì sao?".

Tiền mừng tuổi
(Trương Đình Dạ Vĩnh)
Năm bảy tuổi, Mẹ bảo đưa tiền Mẹ cất cho ... Nó đếm mấy chục ngàn tiền lì xì rồi miễn cưỡng đưa Mẹ cất giùm vì trước kia không bao giờ thấy Mẹ trả lại.
Năm mười tuổi, nó lén cất tiền không cho Mẹ biết.
Mười tám tuổi, nó mang nổi nhớ quê hương bước vào đại học ở tận miền trong xa xôi.
Tết. Ký túc xá vắng hoe. Phương bắc xa xôi nó không về được. Nó nằm co trên giường cầm giấy nhận tiền của Mẹ mà thấy ân hận, xót xa.

Tóc sâu
 (Song Khê)
Sáu tuổi. Tôi vọc tay trong vườn tóc ngoai, reo vang: "Con tìm được sợi trắng rồi!".
Mười tuổi. Tôi cột - mở búi tóc của ngoại, phụng phịu: "Mấy sợi bạc con nhổ hết hồi hôm kia, bữa nay lại chui ra nữa!".
Mười lăm tuổi. Tôi vừa chạy ra cửa vừa nài nỉ: "Cho con đi chơi một chút đi ngoại. Lát nữa hãy nhổ tóc sâu".
Mười tám tuổi. Tôi nhìn lên mái tóc ngoại trắng phơ, bất động trong bức ảnh cao cao, rưng rưng thắp một điều ước.

Nghịch lý 
(Văn Triều)
Thanh minh. Bàn chuyện cải mộ Mẹ, anh Hai nói:
- Tôi góp một phần.
- Tôi một phần.
- Tôi cũng một phần.
Thím Tư chen vào, như đùa như thật:
- Chú Út hai phần mới phải. Anh Tư đâu hưởng gì đâu?!
Chợt nhớ lúc nhỏ, mấy anh em ngủ chung với Mẹ. Đêm, muổi vào mùng cắn Mẹ. Mẹ không đập, sợ hụt, cứ để muổi cắn Mẹ no rồi sẽ không cắn các con.
Ôi! Tình yêu của Mẹ là thế. Có chia phần bao giờ đâu!

Điện thoại
(Võ Thành An)

Nhà không có điện thoại, anh Hai đi làm xa muốn thăm Mẹ phải gọi nhờ nhà hàng xóm. Người hàng xóm không vui lòng nhưng chẳng nói ra. Anh Hai ngại nên những cuộc gọi về cứ thưa dần.
Mẹ dành dụm tiền, nhà mắc được điện thoại. Cũng có khi do bận việc nên cả tuần anh Hai mới gọi về một lần. Từ ngày nhà có điện thoại Mẹ ít đi đâu, làm gì cũng loay hoay bên chiếc máy. Có người hỏi lý do, Mẹ nói: "Sợ thằng Hai gọi về mà không gặp được".

ST

22/03/2015

Cuối tuần cười chút chơi


CỘT BUỒM..
Có anh chàng vừa có vợ lại vừa có "bồ" ở cùng cơ quan. Một lần đi nghỉ mát , vì có vợ đi cùng thành thử anh ta không thể sang gặp cô bồ được. Còn cô bồ cũng cảm thấy cô đơn , buồn tình rồi hát :
- "Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"
Anh chàng nghe thấy cũng hát vọng sang giãi bày :
- "Thuyền đây đã dựng cột buồm
Ngặt vì một nỗi đồn tuần bên sông"
Cô bồ hiểu ý nhưng muốn mách nước , liền hát :
- "Đồn tuần thì mặc đồn tuần
Đóng thuế một lần rồi nó cho đi"
Anh chàng nghe vậy , buồn bã trả lời ngao ngán :
- "Vốn liếng anh có ra gì?
Nếu mà đóng thuế còn chi cột buồm?" :))

Sau trận chiến giữa Mỹ và Iraq, một binh nhì Mỹ bị thương nặng và đang hấp hối trong doanh trại của Iraq.

Bác Sĩ nói với anh :"Nếu anh có tâm nguyện gì chưa hoàn tất thì anh cứ nói. Chúng tôi sẽ cố làm tròn nguyện ước trước khi anh lìa trần".

Anh binh nhì Mỹ : "Tôi đi chiến đấu để bảo vệ đất nước nhưng nay sắp chết, tôi chỉ muốn được hôn lên lá cờ lần chót là tôi mãn nguyện rồi".

........Suy nghĩ hồi lâu vì đang ở nơi chiến trường của Iraq và chỉ còn vài giây nữa thì lấy đâu ra lá cờ Mỹ kịp thời cho anh ta đây ? Suy nghĩ mãi cuối cùng BS sực nhớ trên mông của nữ y tá Iraq có xâm hình lá cờ Mỹ.

Vị BS bàn xong với cô y tá, và nói với anh lính Mỹ: yêu cầu của anh sẽ được thỏa mãn nếu anh chịu hôn lá cờ ở trên mông của cô Y tá. Anh ta đồng ý.

Sau khi anh lính Mỹ mãn nguyện: cô y tá hỏi anh còn cần gì nữa hay không? Anh lính Mỹ thì thào như gần chết: 

"Nếu có thể được, xin cô quay lại cho tôi hun luôn BIN LADEN thì có chết thêm lần nữa tôi cũng Happy !"
TIẾNG VIỆT RẮC RỐI:
Một anh Mỹ biết tiếng Việt chút chút, có vợ VN , về thăm quê vợ.
Đi gang qua hồ Than Thở ông chồng nói:
- Con hồ nầy đẹp quá em nhỉ?
Vợ nhẹ nhàng: 
-Anh phải nói là cái hồ chứ không phải con hồ. 
Đi gang qua 1 con sông, anh chồng Mỹ: 
- Cái sông nầy nước trong quá em ơi. 
Cô vợ cười:
- Anh phải nói là con sông  mới đúng. 
Anh chồng Mỹ bực bội: 
-Tiếng Việt của em rắc rối quá. Cùng là nước cả mà khi thì cái, khi thì con.
Cô vợ: 
- Anh là người Mỹ nên không hiểu được tiếng Việt của em. Thế nầy nhé vật gì mà chuyển động, cục cựa được thì gọi là con; còn vật gì năm yên, không động đậy thì gọi là cái. Sông nước chuyển động nên gọi là con sông, hồ nước đứng yên nên gọi là cái hồ.
Sau 1 hồi suy nghỉ, anh chồng Mỹ la lên:
- Tiếng Việt của em thật tuyệt vời; hèn gì của anh  nhúc nhíc được nên gọi là con, còn của em nằm im rơ nên gọi là cái. Hay quá, hay quá.
Cô vợ: !!!!!

21/03/2015

Những câu chuyện về tình bạn



Ở ngôi làng kia có một chú bé tuổi độ 16, đó là một chú bé thông minh, tốt bụng, có những suy nghĩ khá sâu sắc so với bạn đồng lứa. Thế nhưng, chú lại thiếu lòng tin và hay buồn rầu, chú luôn cảm thấy mình thiếu bạn.

Một ngày kia, như thường lệ, chú lại cảm thấy buồn chán và không có chuyện gì làm, lang thang một mình dọc theo bờ biển, chú lẩm bẩm tự than với mình:
-Chán quá đi! Ta buồn mà chẳng hiểu vì sao ta buồn? Chẳng có ai hiểu ta! Chẳng có ai làm bạn với ta và thật sự coi ta là bạn.
Vô tình chú giẫm phải vật gì đó dưới chân. Cúi xuống xem, chú thấy đó là một con sò nhỏ có lớp vỏ rất đẹp với nhiều màu sắc. Chú thờ ơ bỏ nó vào túi dự định đem về nhà chơi và định đi tiếp. Thình lình, con sò bỗng cất tiếng nói:
- Bạn ơi, hãy thả tôi về với biển… Hãy giúp tôi trở về với nơi sinh ra mình… Có thể tôi không có gì để tặng lại bạn, nhưng tôi sẽ cho bạn một lời khuyên.
Cậu bé vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi, lại vừa thích thú. Nhìn con sò, cậu nói:
- Được thôi, ta sẽ thả bạn về với biển, nhưng… hãy cho ta một lời khuyên trước đi… Ta đang buồn chán vì không có bạn bè đây!
Con sò cất tiếng trả lời bằng một giọng nói chậm rãi, nhẹ nhàng:
- Bạn hãy nhìn những hạt cát dưới chân bạn và nắm một nắm cát đầy đi. Bạn biết không, nắm cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy. Những hạt cát quá xa lòng bàn tay bạn sẽ theo kẻ hở giữa những ngón tay bạn mà rơi ra ngoài. Nếu bạn càng siết chặt bàn tay thì chúng càng rơi ra nhiều hơn. Chỉ có những hạt cát nằm giữa lòng bàn tay bạn, được giữ chặt trong đó mới còn lại mà thôi. Đó chính là những người bạn thân thiết mà chúng ta thật sự cần, những người bạn này sẽ ở lại với ta dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nhưng, bạn thấy đó, những hạt cát này rất ít và dễ dàng rơi ra nếu ta không biết giữ gìn. Hãy đem chúng về và ngâm trong những vỉ màu đẹp nhất. Hãy giữ gìn và nâng niu chúng bằng tình cảm của mình. Chúng sẽ ở bên cạnh bạn và không rời xa đâu. Tôi chỉ có thể khuyên bạn như vậy thôi…
Chú bé im lặng, thả con sò về lại với lòng biển xanh bao la mà không nói lời nào… Chú còn mải suy nghĩ về những điều con sò nhỏ nói…

2. .Câu chuyện thứ II:
http://webcamdong.com/wp-content/uploads/2014/09/tinh-ban-khong-phai-la-chuyen-dang-hay-khong-dang.jpg


Sự kinh hoàng tràn ngập trong lòng một người lính thời Đệ Nhất Thế Chiến khi anh nhìn thấy người bạn tri kỷ của mình ngã xuống chiến trận.

Bị mắc kẹt trong một chiến hào và đạn pháo bay liên tục trên đầu nhưng người lính đó đã xin chỉ huy cho phép anh đi vào vùng chiến sự ác liệt để đem người đồng đội bị trúng đạn trở vô.
Vị chỉ huy nói:
- Anh có thể đi nhưng tôi nghĩ công việc đó sẽ không đáng gì đâu. Có lẽ bạn anh đã chết và anh có thể đánh mất đi sự sống của bản thân mình.
Không màng đến lời của vị chỉ huy, người lính vẫn bước đi. Thật kỳ diệu, anh đã xoay sở để đến được bên người bạn của mình, nhấc bạn lên vai và đem anh ấy trở về chiến hào của họ. Khi cả hai cùng té nhào xuống dưới hào, vị chỉ huy kiểm tra người lính bị trúng đạn rồi nhìn người bạn của anh một cách thông cảm.
- Tôi đã nói với anh rồi, công việc đó không đáng đâu. – Vị chỉ huy nói – Bạn anh đã chết, còn anh thì sao, trông kìa, anh bị thương rất nặng.
Người lính trả lời:
- Mặc dầu vậy công việc đó vẫn rất đáng làm, thưa sếp.
- Anh nói đáng làm có nghĩa là sao? Bạn anh đã chết rồi cơ mà?
- Thưa sếp, công việc đó đáng làm là vì khi tôi đến bên anh ấy, anh ta vẫn còn sống và tôi rất mãn nguyện khi anh ấy nói với tôi rằng “Jim, tôi biết rằng chắc chắn anh sẽ đến với tôi!”
Trong cuộc sống, một việc có đáng làm hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào cách chúng ta nhìn nó. Hãy can đảm và làm những gì mà trái tim mách bảo để rồi mai sau trong cuộc sống bạn sẽ không phải ân hận vì mình đã không làm điều đó.
Sống chân thành để mỗi người trong chúng ta cũng sẽ ở trong vòng tay chân thật của những người bạn như vậy!
(Từ internet)