Trang

31/07/2023

7 sự thật về con tàu Titanic, có những điều khó tin đến nỗi chưa ai từng nghĩ ...

 Là một trong những con tàu nổi tiếng nhất trong lịch sử, Titanic dù đã đắm rất lâu dưới đáy biển vẫn luôn là một đề tài được nhiều người quan tâm. Bên cạnh thảm họa chìm tàu Titanic cùng nhiều câu chuyện về các hành khách trên tàu, vẫn còn nhiều sự thật khác về con tàu này mà hiếm người biết đến.

 


1. Toàn bộ hành khách hạng ba dùng chung 2 bồn tắm

Mặc dù hành khách hạng ba trên tàu Titanic có chỗ ở tốt hơn các tàu khác, nhưng những tiện ích mà họ nhận được vẫn khá tệ so với bây giờ. Theo ABC News, số lượng hành khách ở khoang hạng 3 của Titanic rơi vào khoảng 700 đến 1.000 hành khách. Tuy nhiên, tất cả số lượng khách này chỉ được dùng chung 2 chiếc bồn tắm thay vì có phòng tắm riêng như các khoang hạng sang khác.

 


2. Phô mai từ tàu Titanic vẫn ăn được

Khi xác tàu Titanic được phát hiện, hầu hết thực phẩm chìm cùng với nó nhiều năm trước đó đều đã bị phân hủy hoàn toàn. Nhưng theo một số nguồn tin, một ít phô mai được giấu tíong tủ đựng thức ăn từ lâu vẫn có thể được sử dụng.

"Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như phô mai, được bảo vệ khỏi sự thối íữa nhờ chính hoạt động của vi sinh vật bắt đầu quá tíình phân hủy. Nếu được giữ tíong hộp, nó có thể giữ nguyên được tíạng thái tíong một khoảng thời gian dài" - nhà vi tíùng học Holgeí W. Jannasch cho biết.

 


3.    Bộ phim Game of Thrones được quay tại chính nơi đóng tàu Titanic

Ít ai biết íằng, con tàu RMS ľitanic thật thực chất được đóng tại xưởng đóng tàu Haíland and Wolff ở Belfast, Bắc Iíeland. ľình cờ thay, loạt phim tíuyền hình Game of ľhíones (Trò chơi vương quyền) lại chủ yếu được quay tại nhiều địa điểm khác nhau ở Bắc Iíeland, bao gồm Xưởng phim Paint Hall ở Belfast, một khu liên hợp công nghiệp và xưởng đóng tàu Titanic cũ được tái sử dụng làm cơ sở sản xuất phim và tíuyền hình.

 


4.    Câu chuyện về anh em nhà Navratil

Michel và Edmond Navíatil là hai anh em bị chính cha íuột của họ bắt cóc. Hai anh em đã được đưa họ lên tàu Titanic để bắt đầu cuộc sống mới ở Mỹ mà không có mẹ của họ. Sau khi thảm kịch xảy ía với con tàu, hai anh em lúc đó mới 2 và 4 tuổi đã may mắn nằm tíong số những người sống sót và được mẹ tìm thấy khi hình ảnh của họ tíên một tờ báo.

 


5.    Câu chuyện về Violet Constance Jessop

Violet Constance Jessop là một nữ tiếp viên hàng hải và một y tá. Cô được biết đến vì đã sống sót không chỉ qua một mà là hai vụ chìm tàu. Đầu tiên, cô may mắn thoát khỏi vụ chìm tàu ľitanic. Lần thứ hai, cô ấy cũng sống sót sau sự cố của tàu Bíitannic tíong hoàn cảnh tương tự.

 


6.    Hai cuốn sách dự báo về thảm kịch Titanic

Trước khi tàu ľitanic ra khơi lần đầu và gặp phải thảm kịch, đã có hai cuốn sách bí ẩn, dự báo những sự kiện tíùng hợp với thảm họa chìm tàu này được xuất bản.

Cuốn sách đầu tiên được viết vào năm 1886 bởi Wľ Stead, một nhà tâm linh và nhà báo điều tía nổi tiếng. Câu chuyện kể về một con tàu biển đâm phải một tảng băng tíôi và chìm xuống khiến nhiều người thiệt mạng. ľíong khi đó cuốn thứ hai là Futility oí the Wíeck of the ľitan, của Thomas Andrews, được xuất bản năm 1912, chỉ vài tháng trước chuyến đi đầu tiên của ľitanic.

Cả hai cuốn sách đều có nhiều điểm tương đồng kỳ lạ với vụ chìm tàu ľitanic ngoài đời thực, bao gồm tên con tàu, kích thước, việc thiếu xuồng cứu sinh và nguyên nhân của thảm họa (va phải một tảng băng trôi). Sự tíùng hợp của 2 cuốn sách này khiến nhiều người tin íằng chúng có thể là một dạng điềm báo hoặc lời tiên tri.

 


7.    Sẽ có Titanic II, nhưng nó vẫn đang bị trì hoãn

Doanh nhân người Úc Clive Palmeí và công ty của ông, Blue Staí Line, được cho là lên kế hoạch để xây dựng một con tàu lấy cảm hứng từ ľitanic. Theo đó, con tàu sẽ được thiết lập để thực hiện chuyến đi vượt Đại Tây Dương, chuyến hành tíình còn dang dở của phiên phản gốc. Chuyến đi được cho là sẽ được thực hiện vào năm 2022, tuy nhiên, dự án này dường như đang bị đình trệ.

Nguồn: Bright Side

29/07/2023

Người Em Sầu Mộng CỦA THI SĨ LƯU TRỌNG LƯ LÀ AI ?

Bà là Phùng Thị Cúc, sinh năm 1920; một người con gái xứ Huế. Trong tập Hồi ký có tựa Nửa đêm sực tỉnh (Nxb Thuận Hóa, 1989), nhà thơ Lưu Trọng Lư kể: Khi đó Phùng Thị Cúc là một cô nữ sinh từ Huế ra Hà Nội học.Trên chuyến tàu tốc hành Huế – Hà Nội, cô được người chị là bạn của Lưu Trọng Lư gửi gắm nhà thơ trông nom giùm em gái, với lời dặn thân tình “dọc đường giúp em một chút”.
Cúc là cô gái Huế sang trọng, đài các, hoa khôi của Trường Đồng Khánh Huế đã hút hồn nhà thơ đa tình ngay từ phút đầu gặp gỡ. Suốt chặng đường dài, hai người cũng chẳng có chuyện gì nhiều để nói với nhau. Cúc im lặng ngắm cảnh dọc đường. Và nhà thơ thì lẳng lặng nhìn ngắm giai nhân. Khi tàu về đến ga Hà Nội, thay vì chia tay nhau, nhưng nhà thơ đã hỏi địa chỉ và tình nguyện đưa cô đến tận nơi.

Phùng Thị Cúc

Tìm đến đúng địa chỉ, ông đưa Cúc lên tận căn gác nhỏ, nơi có căn phòng của những người bạn, người chị của cô đang ở. Chào hỏi, dặn dò rồi chia tay. Khi vừa xuống gác, ra đến đường thì tình cờ nhà thơ gặp thi sĩ Phạm Hầu. Phạm Hầu mời Lư vào nhà chơi. Khi lên gác, bước vào một căn phòng, mở cửa sổ ra, nhà thơ giật mình khi nhìn thấy người bạn đường xinh đẹp mà mình vừa chia tay ít phút trước đây đang ở ngay bên khung cửa sổ căn phòng đối diện!
Vậy là không một chút đắn đo, Lư quay sang nói ngay với bạn: “Mình ở luôn đây với cậu được không?”. Phạm Hầu nhiệt tình vui vẻ đồng ý. Suốt mùa đông năm đó, giữa cái giá lạnh của tiết trời Hà Nội, nhà thơ đã được sống trong sự ấm áp dịu nhẹ của một mối tình sáng trong, thơ mộng. Và cũng từ đấy bài thơ Một mùa đông của Lưu Trọng Lư đã ra đời với những câu thơ bất hủ như:

Đôi mắt em lặng buồn

Nhìn thôi mà chẳng nói,

Tình đôi ta vời vợi

Có nói cũng không cùng…

 

Ở căn phòng bên này cô gái cũng không thể vô tình. Bởi ngay lần đầu tiên, khi nhà thơ nhìn qua cửa sổ đã bắt gặp đôi mắt Cúc mở to, sững sờ nhìn người anh “dẫn đường” rồi sau đó bối rối mỉm cười rời khỏi khung cửa. Sau này, thật lạ lùng mỗi khi nhà thơ bất thần mở cửa sổ lại nhìn thấy Cúc: khi thì đang ngồi đọc sách ôn bài, khi thì đang cắm một lọ hoa. Cũng có khi Cúc chẳng làm gì, ngồi suy tư mơ mộng. Cũng có khi nghe một tiếng ho nhẹ, nhà thơ mở hé cửa nhìn sang lại bắt gặp nụ cười bối rối, e thẹn của người đẹp. Cũng có lần khi mở cửa sổ, nàng không hề ngước lên nhìn, cho đến lúc cánh cửa như tự nó khép lại. Lại có lần không biết vì chuyện gì, Cúc ném sang bên này một cái nhìn hờn giận, trách móc khiến nhà thơ ngơ ngẩn suốt một buổi chiều.
Mọi việc dường như chẳng có gì khác lạ: Cửa sổ mở rồi lại đóng, đóng rồi lại mở. Thế nhưng sự trông đợi nhớ nhung đã thấm vào gan ruột từng ngày từng ngày một. Làm sao có thể nhớ hết được biết bao lần Cúc đã vào trong giấc mơ của thi sĩ đa tình, đã trở thành nguồn cảm hứng cho bài thơ Một mùa đông ra đời. Bài thơ gồm những đoạn kể lại một chuyện tình trong mộng ảo mà thấm đẫm những nỗi đau có thật.

Yêu hết một mùa đông

Không một lần đã nói,

Nhìn nhau buồn vời vợi

Có nói cũng không cùng.

 

Trời hết một mùa đông

Gió bên thềm thổi mãi,

Qua rồi mùa ân ái:

Đàn sếu đã sang sông.

 

Em ngồi trong song cửa

Anh đứng dựa tường hoa,

Nhìn nhau mà lệ ứa,

Một ngày một cách xa.

Đây là dải Ngân Hà,

Anh là chim Ô thước

Sẽ bắc cầu nguyện ước

Một đêm một lần qua…

 

Lưu Trọng Lư

Nhà thơ đã lý giải thật tài tình tâm trạng và nỗi lòng của mình. Có lẽ đây là đoạn thơ có những câu thơ ấn tượng hơn cả:

Em chỉ là người em gái thôi,

Người em sầu mộng của muôn đời,

Tình em như tuyết giăng đầu núi,

Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời.

Ai bảo em là giai nhân

Cho đời anh đau khổ?

Ai bảo em ngồi bên cửa sổ

Cho vướng víu nợ thi nhân?

Thật thú vị khi được biết rằng trong bài thơ lãng mạn này lại chứa đựng những câu chuyện hoàn toàn có thực. Nhà thơ kể rằng, sau một thời gian sống cạnh nhau, tình cảm của hai người cũng có “bước phát triển” mới. Theo sự sắp đặt của những người bạn, có lần hai người đã đi chơi Chùa Thầy cùng với một nhóm bạn. Sau một hồi leo núi, nhìn chung quanh chẳng thấy ai, chàng và nàng ngượng ngập đi bên nhau. Đến trưa cả nhóm mới trở lại sân chùa cùng ăn trưa. Bữa trưa có gà quay và rượu vang Pháp. Bắt chước mọi người, Cúc cũng uống vài ly rượu nho. Đôi má ửng hồng và cặp môi nhuốm màu nho chín, rơi trên trán vài lọn tóc đen nhánh… Tất cả đã tạo thành một hình tượng nghệ thuật có sức ám ảnh lớn:

Ngày hôm tiễn biệt buồn say đắm

Em vẫn đùa nô uống rượu say.

Em có biết đâu đời vắng lạnh,

Lạnh buồn như ngọn gió heo may.

……

Tuy môi em uống, lòng anh say,

Lời em càng nói càng chua cay

Anh muốn van em đừng uống nữa,

Lệ buồn sẽ nhỏ trong đêm nay…

Nhưng câu chuyện tình thơ mộng của họ cũng chỉ đi đến đó. Họ mãi mãi chỉ là đôi tình nhân giữa một nghìn trùng xa cách vì rất nhiều lý do. Mãi đến năm 1975 họ mới có dịp gặp lại nhau. Lúc đó Phùng Thị Cúc từ Paris về Hà Nội. Người em gái bé bỏng ngây thơ hôm nào bây giờ là bà Điềm Phùng Thị – một Điêu khắc gia nổi tiếng thế giới.

 

Điềm Phùng Thị 


Tìm hiểu thêm sự nghiệp của bà Điềm Phùng Thị thì được biết: năm 1946, bà tốt nghiệp Bác sĩ Nha khoa tại Hà Nội, nhưng không lâu sau đó, vì mắc phải một cơn bạo bệnh, bà được đưa sang Pháp điều trị. Tại Pháp, sau khi khỏi bệnh, bà tiếp tục theo đuổi con đường học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án Tiến sĩ Nha khoa. Trong khoảng thời gian này, bà đã cùng một người bạn mở một phòng khám nha tại Paris. Tại đây bà đã gặp, yêu và kết hôn cùng ông Bửu Điềm, vốn là một bác sĩ đang sống ở Pháp. Cái tên Điềm Phùng Thị của bà cũng ra đời từ đó khi họ của bà được ghép cùng tên của chồng.
Sau khi lấy được tấm bằng tiến sĩ, thay vì cống hiến cho sự nghiệp khoa học, bà lại bước vào thế giới nghệ thuật với rất nhiều điều lạ lùng. Đến với điêu khắc từ 1959 khi vừa 40 tuổi, bà vừa làm phòng mạch, vừa tự học điêu khắc. Ít lâu sau, để hoàn thiện bà ghi danh theo học điêu khắc tại xưởng của điêu khắc gia Volti ở Paris.
Năm 1966, bà có triển lãm riêng đầu tiên tại Galerie des Jeunes, Paris. Tượng Mẹ và con của bà đã hoàn toàn chinh phục được công chúng thưởng lãm. Chính phủ Pháp đã quyết định mua bức tượng để đặt trong một công viên trẻ em.

 

Thành công từ bức tượng đầu tiên ra mắt công chúng yêu nghệ thuật, bà bắt tay vào làm nhiều tượng mới để một năm sau đó bà lại có cuộc triển lãm tại Galerie Kasler ở Copenhague, Đan Mạch, và sau đó là các cuộc triển lãm riêng và chung ở nhiều nơi khắp châu Âu.
Bà cũng là người có nhiều sáng tác thơ văn. Bài thơ “Marie, em vẫn đẹp!”” do bà sáng tác lúc về an dưỡng tại quê nhà:

“Và nếu có ai đó ngắm nhìn

dừng chân và cảm mến

con người trong tôi

tức là tôi đã thành công

Nếu tôi thất bại và chẳng ai chìa tay cho tôi

tôi sẽ đút tay vào túi, thật sâu

mặc kệ không sao đâu,

Marie, em vẫn đẹp như thường!”

 

Tháng 2/1994, Nhà Điềm Phùng Thị ở số 1 Phan Bội Châu, Huế chính thức khánh thành. Đây là nơi ở cuối đời và cũng là nơi trưng bày hơn 200 tác phẩm của bà. Trước khi qua đời vào năm 2002, bà quyết định chuyển toàn bộ tác phẩm còn lại ở Sài Gòn (trên 130 tác phẩm) và ở Pháp (trên 50 tác phẩm) về Huế. Đây thật sự là món quà vô giá mà bà gửi tặng quê hương trước khi đi vào cõi vĩnh hằng…

Tôn Thất Thọ / Theo: dangnho 

27/07/2023

NHỮNG NGƯỜI VỢ VỀ NGUỒN TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

 


 Nếu dịp đọc tác phẩm “The Surrendered Wife” (Người Vợ Về Nguồn) của Laura Doyle [1], thì cũng giống như phần lớn các độc giả, bạn sẽ bị thu hút vào một cuộc tranh chấp nội tâm: tán thành hoặc phản đối nội dung triết được tác giả trình bày trong đó.

Trong khi cao trào về nam nữ bình quyền, về nữ quyền đang được đề cao ai đó nói rằng đã đến lúc chị em phụ nữ cần dừng lại để xem xét lại những mình đã làm, đã đòi hỏi liệu đem lại hạnh phúc hôn nhân cho mình, cho người phối ngẫu, cho gia đình hay không thì chắc chắn sẽ bị nhiều người lên tiếng phản đối, cho rằng đó một hình thức tụt hậu, một sự quay về với quá khứ thiệt thòi thua lỗ của phụ nữ. Nhưng một ý tưởng về nguồn trong vai trò làm vợ làm mẹ của người phụ nữ với ý nghĩa trung thực và trưởng thành phải điều nên làm hay không?

 

Trong quá khứ với quan niệmchồng chúa vợ tôi”, quan niệmtrai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”, hoặcnhất nam viết hữu, thập nữ viết không phải chỉ là một sự thua thiệt, tủi hổ cho giới phụ nữ, đúng hơn, đó một sự xỉ nhục đáng xấu hổ của những đầu óc thủ cựu những cái tôi của giới đàn ông nữa, họ đã tự cho mình quyền được sai khiến, khống chế, làm chủ phụ nữ. Nhưng tất cả đã quá khứ, những quan niệm lối sống ấy họa chăng chỉ còn tồn tại các nước kém mở mang, những nước còn đang bị cai trị bởi những đầu óc nặng về giáo điều như một số quốc gia nơi đó phụ nữ không được đi học, không được lái xe, không được đi ra đường một mình, hoặc phải trùm đầu, phủ kín mặt. Hồ Xuân Hương (胡春香,1772 -1822) là một thi sĩ sống cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX dưới thời Hậu , một người tưởng nữ quyền. đã dùng thơ văn để diễn tả sự bất bình đẳng thuộc hội bấy giờ. Chúng ta có thể tìm được tưởng này qua hai câu thơ:

“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.”

 

(Lấy Chồng Chung - Hồ Xuân Hương)

 

Tuy nhiên, nhìn vào những phong trào bình quyền những giới nữ quyền ngày nay đang đòi hỏi tranh đấu, tình đã cho thế giới biết họ chính những phụ nữ đáng thương nhất. Bởi họ đã vứt bỏ những phẩm giá đáng cao quí của mình, để chạy tìm những hình ảnh về một người phụ nữ trong ảo tưởng, ảo giác. Một trong những phụ nữ ấy đã dám ngừng bước để đối diện với mình tìm về nguồn đích thực của nữ giới là Laura Doyle.

 

một nhà nữ quyền (feminist), đồng thời cũng một nhà tâm lý học tại Nam California, đã trình bày do cũng như triết “về nguồn” qua tác phẩm gây tranh cãi của The Surrendered Wife. Nội dung của tác phẩm nêu lên quan điểm của tác giả nhằm bảo vệ hạnh phúc hôn nhân, theo tác giả, phải chăng cuộc chiến bình quyền đến đây đã tới một khúc quanh người trong cuộc nên dừng lại suy nghĩ để tìm những giải pháp khả mang lại hạnh phúc cho cuộc đời hôn nhân của mình.

 

Từ một phụ nữ cấp tiến, say điên cuồng chủ nghĩa nữ quyền. thú nhận từ khi lấy chồng năm 22 tuổi, không ngớt chỉ trích, gắt gỏng, xỏ xiên, bươi móc, hạ nhục chồng về bất cứ xuất nào. thích chỉ huy, kiểm soát, khống chế, sai khiến chồng, xem chồng như tấm thảm chùi chân. Nhưng cuối cùng đã nhận ra rằng càng ngày chồng bà càng khuynh hướng tách rời ra xa bà. Vợ chồng mất dần đi sự đồng cảm của buổi ban đầu. Tình yêu phai nhạt. Cay đắng chán chường chồng chất thêm lên mãi từ cả hai phía. Viễn ảnh ly dị đang ngấp nghé ngoài cửa… Để cứu vãn hạnh phúc quá mong manh, cố tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ những cặp vợ chồng thật sự gắn yêu thương nhau đang cuộc sống hạnh phúc. Từ những kinh nghiệm quý báu của họ, đem áp dụng cho trường hợp của bà. đã ngộ ra chân lý: phải tự mình thay đổi chính bản thân mình chớ không phải mong đợi sự thay đổi phía người khác. Sau đó một thời gian, chồng trở nên vui vẻ trở lại, tự tin hơn bắt đầu quan tâm đến trách nhiệm gia đình. Phần thì cũng cảm thấy thanh thản, hạnh phúc hơn xưa nhiều. Tình yêu vợ chồng đã được hàn gắn trở lại nhờ đã biết thay đổi suy nghĩ, thái độ cách ứng xử với chồng.

đã trở nên một người vợ về nguồn quyết định đem chia sẻ các kinh nghiệm của mình với các chị em phụ nữ qua tác phẩm The Surrendered Wife.

 

Ngoài ra còn đi khắp nước Mỹ tổ chức những buổi hội thảo, thuyết trình, gặp gỡ những người vợ cùng quan điểm, trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau nhằm bảo vệ hạnh phúc hôn nhân gia đình. Phong Trào “Những Người Vợ Về Nguồn” (The “Surrendered Wives” movement) đặt căn bản trên 6 nguyên tắc: [2]

 

1.  Chấm dứt việc kiểm soát chồng những điều không thích đáng.

2.  Tôn trọng những suy nghĩ của chồng.

    3. Biểu lộ lòng biết ơn cám ơn những chồng làm cho mình.

  4.Bày tỏ những mình muốn nhưng không áp đặt chồng.

5.  Tin tưởng chồng trong việc giải quyết những khó khăn tài chính của gia đình.

  6. Chú tâm vào việc săn sóc hoàn tất những công việc của mình. Tóm lại, để sống với thiên chức làm vợ của mình, người phụ nữ cần nên:

-Tế nhị thay cằn nhằn.

-Thoải mái thay kiểm soát.

-Tôn trọng thay miệt thị.

-Biết ơn thay coi thường.

-Tin tưởng thay nghi ngờ.

 

Phong trào Những Người Vợ Về Nguồn hiện lan rộng ra khắp thế giới, mặt tại nhiều quốc gia như Canada, Anh Quốc, Úc Châu, Norway, Finland, Singapore, Nhật Bản…

 

Tác phẩm cũng như những việc làm của đã tạo một chấn động mạnh mẽ trong hội Hoa Kỳ nhiều nơi, thành công ngoài sức tưởng tượng. Tuy nhiên, kẻ khen, người chê cũng từ đó nổi lên. Nhiều phê bình trái chiều tựu trung cũng chỉ đối với những phụ nữ theo chủ thuyết bình quyền cực đoan, những nhóm ủng hộ nữ quyền. Họ cho rằng việc trở về nguồn với trách nhiệm làm vợ làm mẹ theo Laura Doyle như vậy sẽ đi ngược lại hoàn toàn với những họ mong đợi, phá vỡ những họ đã mất bao công sức để được, hướng dẫn giới phụ nữ trở về với xuất xứ lệ cho đàn ông, tạo hội cho phía đàn ông phủ nhận, coi thường việc thể hiện sự bình đẳng, tài năng vai trò của giới phụ nữ.

 

Thực tế thì để tạo điều kiện cho việc trở về nguồn, và để chinh phục được người vợ, vẫn theo Laura Doyle, những người chồng ấy phải những người:

-Không phu, hành hung, đánh đập vợ.

-Không bạo hành con cái.

-Không tha rượu chè, cờ bạc, nghiện hút.

-Không trăng hoa, ngoại tình. [3]

 

Đó gọi đi, lại. Một người người chồng, người cha trách nhiệm, cách có bổn phận với vợ con, với gia đình, đương nhiên xứng đáng có một người vợ hiền đức và biết yêu thương.

 

Phụ nữ ngày nay không phải thuộc kiểu “tam tòng, tứ đức” một cách máy móc. Họ cũng không thuộc thành phần “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, nên việc họ đòi hỏi những gì chính đáng thuộc phẩm giá cách con người của họ điều chính đáng. Tuy nhiên, trong việc tranh đấu, đòi hỏi ấy, giới phụ nữ cũng cần phải tôn trọng, tế nhị với những đối thủ họ vẫn cho rằng đã làm họ phải thiệt thòi, đã khống chế, hoặc coi

thường họ. Thật ra, cả nam cũng như nữ cần phải trở về với con người, phẩm cách,

đặc thù riêng biệt của phái tính mình để thể hiện trách nhiệm, tình cảm, tình yêu trong đời sống hôn nhân gia đình. Đi đâu thì đi, làm thì làm khi về đến nhà vai trò vị trí cao quí nhất, đặc biệt nhất của người phụ nữ vẫn vai trò địa vị làm mẹ làm vợ.

Đây cũng kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống của một nhà tâm lý học. Thời còn là sinh viên, khi học môn tâm phụ nữ, vị nữ giáo của tôi đã lần nói với các sinh viên của nhà, mỗi khi dùng kiến thức địa vị hội để xử với chồng hoặc con cái đều thất bại. Nhưng ngược lại, mỗi khi dùng tâm tình cách của một người vợ người mẹ thì mọi chuyện đều trở nên tốt đẹp.

 

Thượng Đế ngay từ ban đầu đã biết rằng “Đàn ông sống một mình không tốt”, thế Ngài đã phải “Tạo cho hắn một người phụ giúp xứng với hắn” (Genesis 2:18). Người đó, Adam gọi “xương của xương tôi, thịt của thịt tôi” (Genesis 2: 23). Người người ấy, “người nam sẽ từ bỏ cha mẹ mình kết hợp với vợ nó, cả hai trở nên một xương một thịt” (24). Đây chính ý nghĩa cuối cùng của tình yêu, của hôn nhân, của gia đình. Và đây cũng chính do về nguồn của nữ giới theo sau những ồn ào, kiếm tìm, đòi hỏi, và tranh đấu cho những không thiết thực về một hôn nhân gia đình hạnh phúc.


Tài liệu tham khảo:

1. Simon & Schuster 2001.

2 & 3. https://lauradoyle.org/surrendered-wife-sample-chapter/

 

Trần Mỹ Duyệt