Trang

31/01/2020

Cuộc sống giống ly trà, phải biết thưởng thức đúng cách


Cuộc sống giống như ly trà, không những phải biết pha trà mà còn phải biết cách thưởng thức!
Đường đời giống như ván bài, mỗi người sẽ được chia một lá bài khác nhau. Dù lá bài tốt hay xấu, điều duy nhất bạn có thể làm là dùng lòng bàn tay úp quân bài xuống, không có bất kỳ lựa chọn nào khác.
Dục vọng của con người là thứ rất kỳ lạ. Nhiều lúc, chúng ta khát khao có được một vài thứ, có được rồi lại rất nhanh mất đi niềm vui thích ban đầu. Trong tay rõ ràng là có thứ mà người khác ngưỡng mộ, nhưng ta lại ngưỡng mộ những thứ có trong tay người khác.
Trên thực tế, mỗi chúng ta đều không ngừng cố gắng để thay đổi vận mệnh của mình. Có người cho rằng dù làm gì đi nữa thì cũng bị số phận trêu đùa, họ cũng thể nghiệm điều này một cách sâu sắc. Cho đến một ngày, con người có niềm tin của mình, tìm ra chân lý và ý nghĩa nhân sinh, sinh mệnh mới có cõi đi về.

Nhìn xa là phong cảnh, nhìn gần là đời người
Cuộc sống có những lúc không như ý, vạn sự không phải lúc nào cũng viên mãn. Học cách xem nhẹ, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng. Học cách buông bỏ, gánh nặng sẽ tiêu tan. Đôi mắt biết nhìn xa trông rộng, tâm trí tĩnh lặng thì sẽ hiểu thông suốt.
Cuộc sống va va chạm chạm, sẽ luôn có những điều hối tiếc, hãy để những điều đó ở lại với tháng năm. Đời người thăng thăng trầm trầm, rồi cũng có một vài lý tưởng, cần phải lãnh ngộ. Hồng trần vướng vướng mắc mắc, rồi cũng có một chút yêu hận, hằn lên những vết sẹo trong tim. Đời người chìm chìm nổi nổi, lúc lên thác lúc xuống ghềnh, lặn lội bôn ba, vất vả khó nhọc. Cuộc sống là một cốc vui, một cốc buồn, cứ thế bình thản mà nếm trải đắng cay.
Chúng ta nhìn về phương xa, nhưng phương xa lại là nơi mà người khác mệt mỏi. Có lẽ chỉ sau khi trải qua nhiều việc đời, chúng ta mới hiểu thứ trước mặt mới là thứ đáng trân trọng nhất. Bởi vì: Nhìn xa là phong cảnh, nhìn gần mới là đời người.


Trên thế giới này, không có nỗi đau nào chỉ dành cho riêng bạn
Nếu không thể quên đi quá khứ đắng cay ảm đạm, thì sẽ không có một tương lai ngập đầy ánh sáng. Rất nhiều người đã qua là sẽ không gặp lại, bởi vì họ chỉ là lữ khách qua đường, quên đi mới là ký ức đẹp nhất mà ta dành cho nhau. 
Hãy tiếp nhận những chuyện đã xảy ra bằng thái độ trân trọng. Với trái tim rộng lớn hãy bao dung tất cả những người đã làm điều có lỗi với bạn. Mỗi ngày, mỗi thời khắc hãy sống hết sức mình, để sau này chúng ta có thể mỉm cười trong hoài niệm. Đời người quá ngắn, không có thời gian để tiếc nuối. Nếu không phải là chuyện sống còn, thì xin hãy nở nụ cười rồi bước qua, hà tất phải chứng minh điều gì đó với những ai không đáng? Nỗ lực để có được cuộc sống tốt hơn là vì chính bản thân mình.
Học cách làm chủ cuộc sống, cho dù cô đơn một mình cũng không phải là điều đáng sợ. Không buồn rầu, không mặc cảm, không phàn nàn, ngày qua ngày từng bước bước đi, niềm vui của hy vọng sẽ cho bạn thêm động lực để tiến bước. 

Đời người giống như ly trà, phải biết cách thưởng thức
Thế gian hối hả, dòng người xô bồ, được ở bên nhau là điều trân quý nhất. Đôi khi “ngàn lời nói chi bằng không nói lời nào”, hai người chỉ cần tựa vai nhau, một cái nhìn, một cái ôm cũng đủ rồi.
Tình cảm phải xuất phát từ trái tim, không thể bắt ép, cũng không thể cưỡng cầu. Khi bạn không hiểu anh ấy, cái ôm của bạn chỉ là ràng buộc. Khi bạn hiểu anh ấy, một cái ôm hơn cả vạn lời. 

Trong quan hệ giữa người với người, không có gì hơn một chữ ‘Duyên’. Trong tình yêu, không có gì hơn hơn một chữ ‘Phận’. Trong tình cảm, không có gì hơn một chữ ‘Tâm’. Đời người rồi cũng có lúc không như ý, cuộc sống không phải lúc nào cũng toại nguyện, sự nghiệp không phải vĩnh viễn đều huy hoàng. Tình duyên cũng vậy, sẽ có đắng, cay, ngọt, bùi. Đừng cầu người khác, đừng đòi hỏi bản thân, đường không qua được thì học cách ngoặt rẽ, cửa không mở ra thì học cách khép lại, việc khi quá khó thì học cách buông tay, duyên khi xa dần thì học cách tuỳ ý.
Thế giới dù có lớn thế nào thì cũng không lớn hơn một tấm lòng. Đường đi có xa thế nào thì cũng chỉ là một giấc mơ.
Nếu không có kỳ vọng mù quáng, sẽ không có thất vọng não nề. Cuộc sống không phải chỉ có tưởng tượng và hồi ức, cuộc sống là để nỗ lực hết sức mình và cũng tận hưởng hết sức mình.
Đời người giống như ly trà, không những phải biết cách pha trà mà còn phải biết cách thưởng thức! 
Ngọc Linh

29/01/2020

Luồn sương mù săn chuột đại bổ chuyên ăn trộm sâm Ngọc Linh


Tết này về với xứ sở sương mù Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), thực khách sẽ được thưởng thức món chuột sâm (chuột quý tộc) và nhâm nhi chén rượu cần bên bếp lửa hồng. Những chú chuột sâm béo ngậy, vàng ươm được nấu với măng rừng hay ăn kèm lá Blu Kit là món ăn không thể thiếu trong dịp tết đến xuân về của người dân tộc Xê Đăng.
Mãi đến khi có dịp được trải nghiệm chuyến săn chuột sâm trên đỉnh núi Ngọc  Linh, chúng tôi mới tin rằng thịt chuột không chỉ là đặc sản nơi đây mà còn là 1 món ăn bổ dưỡng, thơm ngon. 
Quả không sai khi kết luận như vậy, thịt chuột ở xứ sở sương mù không giống thịt chuột dưới miền xuôi, bởi lẽ chuột trên này chỉ ăn các loại sâm quý (sâm Ngọc Linh, Hồng Đẳng sâm…). Không chỉ là món ăn ngày tết và chiêu đãi các vị khách quý, thịt chuột “quý tộc” còn được dâng lên các vị thần trong lễ cúng, cưới hỏi…

 Những chú chuột khi bắt về được làm sạch và gác bếp cho khô chờ đến dịp tết hoặc lễ hội để dùng
Khi những rương lúa đã được chất đầy dưới góc nhà cũng là lúc các chàng trai Xê Đăng lên núi bắt chuột sâm chuẩn bị đãi khách quý dịp tết đến. Để lên được đỉnh núi Ngọc  Linh đặt bẫy chuột, những chàng trai này phải “cuốc” bộ gần 10km đường rừng. Khi vừa tới vườn sâm Ngọc  Linh, các chàng trai đã chia nhau ra từng nhóm đặt bẫy.

 Hàng ngày, trong lúc đi tuần tra bảo vệ vườn sâm Ngọc Linh thì bà con trên xã Măng Ri thường cầm luôn bẫy để bẫy chuột.
Vừa đặt bẫy, anh A Chung ( trú tại làng Đăk Dơn) vừa chia sẻ với chúng tôi: “Để bẫy được những chú chuột sâm này thì đơn giản, nhưng phải cẩn thận quan sát vì những vườn sâm Ngọc Linh ở đây đều được người dân cắm chông bảo vệ trộm, nên rất nguy hiểm.
Khi đặt bẫy, chúng ta chú ý đặt vào những lối có dấu chân chuột chạy, gài thành từng hàng quanh vườn sâm. Ngoài ra, có thể gài vào những gốc cây, hốc đá, hố, hang…nơi ở của chuột. Hầu hết loại chuột này phá sâm quanh năm, ăn hết củ chúng lại ăn quả sâm. Từ củ lớn đến củ nhỏ, chúng đều chén hết…”.

 Thường bẫy được đặt ở các nhánh cây, hốc đá và dọc các lối mòn trên đường chuột hay qua lại.

 Những chiếc bẫy chuột rừng chỉ làm rừng thanh nứa nhưng những chú chuột lại rất khó thoát.
Theo anh A Chung, ngày trước lúc mới đặt bẫy cũng dễ dính nhưng càng về sau  càng khó vì chúng rất khôn…Chính vì vậy mà thịt chuột sâm mỗi lúc một quý, thường thì vào dịp lễ tết, cưới hỏi mới được ăn. Sau khi đã bắt được những chú chuột sâm béo ngậy, những chàng trai Xê Đăng thường đưa về cho vợ làm và gác lên bếp chờ ngày lễ tết mang ra cúng thần linh và thưởng thức.

 Những chú chuột sâm gác bếp.

Khi đến các vườn sâm ngọc linh, bà con đã tỏa đi các hướng tìm dấu chân của chuột để đặt bẫy.

Chia sẻ cách chế biến món thịt chuột, chị H’Lạng bộc bạch: “Thịt chuột chế biến được rất nhiều món, có thể nấu với măng rừng, chuối, sả hoặc nướng lên ăn kèm với lá Blu Kit (lá rau rừng). Ngoài việc đãi khách quý, phần lớn thịt chuột bẫy về được làm sạch và treo lên gác bếp đến khi có dịp cưới hỏi, lễ tết mới lấy xuống chế biến.
Những dịp cưới hỏi, lễ tết người dân thường bày thịt chuột ra như một lời kính trọng, chào đón nhà thông gia, họ hàng và làng xóm tham dự. Cũng vì vậy mà những buổi đi tuần tra, canh giữ vườn sâm người dân đều bẫy chuột rừng để trữ trong gác bếp…”.

 Chuột sâm thường có kích cỡ lớn, ăn thịt rất thơm…
Không chỉ biết tạo nguồn lương thực tại chỗ từ những cánh đồng lúa vàng óng ả mà người dân Xê Đăng còn biết tận dụng thời tiết khí hậu để trồng sâm, một báu vật để gia tăng thu nhập, đổi đời trên xứ sở sương mù. Cũng từ các vườn sâm quý, những chú chuột “quý tộc” bắt đầu xuất hiện và trở thành đặc sản của nơi đây. Điều đặc biệt hơn, đặc sản thịt chuột không bán mà chị biếu, tặng.


Sưu tầm

28/01/2020

Súp dơi nguyên con của người Tàu có thể là nguồn gây bệnh viêm phổi lạ


VŨ HÁN - Dơi được xem là một món ăn hảo hạng của người dân Vũ Hán. Trong ngày thứ Năm, hình ảnh video một phụ nữ ăn món súp dơi, hay dơi tiềm, đã được phổ biến khắp thế giới, trong lúc các khoa học gia tin rằng siêu vi khuẩn coronavirus trong đợt bùng phát bệnh dịch viêm phổi từ Vũ Hán xuất phát từ loài dơi.

Không rõ video được thâu hình vào lúc nào.Báo Daily Mail tại Úc đã viết tựa “Video clip kinh hoàng cho thấy một phụ nữ Trung Hoa đang ăn nguyên một con dơi tại một nhà hàng sang trọng, trong lúc các khoa học gia đã liên kết siêu vi khuẩn coronavirus với loài dơi.”

Loài rắn ăn thịt loài dơi, và chính rắn cũng bị nghi là nguồn gây bệnh tại Trung Quốc hiện nay.Dưới đây là bài viết của tác giả Nguyễn Lệ Chi đang có mặt tại Vũ Hán (Wuhan), về món súp dơi, đăng trên Facebook thứ Năm, 23 tháng 1, 2020.

Thủ phạm gây ra bệnh viêm phổi cấp tại Trung Quốc

Nguyên nhân dẫn đến việc lây lan dẫn đến chứng viêm phổi cấp tại Trung Quốc là bởi thú ăn động vật hoang dã của người dân Vũ Hán. Trong đó đặc biệt là món súp dơi nguyên con vốn được coi là đặc sản giàu dinh dưỡng. Để nấu món súp dơi nguyên con, ngoài nguyên liệu chính là dơi thì người ta còn cần đến một ít rau củ và gia vị. Dơi được sơ chế khá sơ sài khi người ta chỉ có cắt tiết rửa sạch ở bên ngoài con vật chứ không hề có công đoạn làm lông hay mổ nội tạng. Điều này có nghĩa rằng thực khách sẽ được phục vụ nguyên vẹn một con dơi 100% bao gồm cả lông, cánh, mắt, chân, nội tạng... không bỏ đi bộ phận nào hết. Khi bắt đầu chế biến, người ta sẽ cho dơi vào nồi nước và đem hầm chín, sau đó thêm chút rau củ phụ gia rồi hầm đến khi mềm là dọn ra cho thực khách thưởng thức. Ngoài súp dơi nguyên con, người ta còn chế biến dơi thành nhiều món ăn khác như nướng xào hay thậm chí kinh dị hơn là ăn sống.

Nhiều người cho rằng hương vị món súp dơi này rất giống với món súp gà, máu dơi có khả năng chữa các bệnh về hô hấp, mắt dơi giúp làm sáng mắt và hơn nữa món ăn này được xem là “thần dược” để cải thiện khả năng trong chuyện chăn gối. Vì vậy phần lớn người ưa chuộng và thường xuyên sử dụng là nam giới. Mặc dù được cho là món ăn bổ dưỡng nhưng người ta cho rằng việc sử dụng súp dơi nguyên con với cách chế biến chưa kỹ như không làm lông, mổ bụng... có thể khiến con người gặp các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh về thần kinh như Parkinson, Alzheimer và Lou Gehrig. Nguyên nhân là do thức ăn của dơi là những loài thực vật có khả năng gây bệnh cho con người, vi khuẩn, cộng với cách chế biến không kỹ càng.

Và bệnh dịch viêm phổi cấp ngày càng nghiêm trọng tại Trung Quốc hiện nay là câu trả lời rõ ràng nhất. Những bệnh nhân viêm phổi cấp đầu tiên chính là các nhân viên tại chợ Hải sản Hoa Nam (nơi chuyên cung cấp thịt các động vật hoang dã tươi sống như dơi, rắn, chuột, cầy hương... ) nằm ngay tại trung tâm thành phố Vũ Hán. Sau khi phát hiện ổ bệnh, chợ này đã phải khử trùng và đóng cửa.



Vi rút corona mới được đặt tên là 2019 Novel Coronavirus, viết tắt 2019-nCoV. Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và NHC đã xác nhận 2019-nCoV gây ra bệnh viêm phổi lạ là thuộc chủng corona vốn gây ra dịch Hội Chứng Hô Hấp Cấp Tính Nặng (SARS) và Hội Chứng Hô Hấp Trung Đông (MERS).
Ông Cao Phúc, giám đốc Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Trung Quốc, ngày 22.1 cho biết 2019-nCoV với khả năng “thích nghi, đột biến, lây lan qua đường hô hấp” có thể xuất phát từ động vật hoang dã được bày bán tại chợ Hoa Nam. Tuy nhiên, giới chức và chuyên gia y tế chưa thể kết luận cụ thể nguồn gốc là con vật gì, theo ông Cao.

Dơi được cho là đã sản sinh ra vi rút gây dịch bệnh SARS trong năm 2002-2003, cướp đi sinh mạng của gần 650 người khắp Trung Quốc đại lục và Hồng Kông. SARS được tìm thấy trong cầy hương bày bán tại các chợ động vật hoang dã ở Trung Quốc. Nhiều nhà khoa học tin rằng vi rút từ dơi đã lây nhiễm cho cầy hương và sau đó con người đã ăn thịt chúng.

BÀI THƠ CHÚC XUÂN.


Năm mới tặng nhau một chữ THƯƠNG
Để sau bù đắp cuộc vô thường 
Ân cần, trân quý khi còn gặp 
Biết vẫn còn chung một đoạn đường.

Xin chúc người thương một chữ HÒA
Đời không thuận ý hãy cho qua 
Phiền giận, riêng mình ôm mối khổ 
Thanh thản khi lòng niệm thứ tha.

Năm mới mọi người nhớ chữ TÂM
Để cùng sống đẹp đến trăm năm 
Thiên đàng, địa ngục từ Tâm tạo 
Hỷ, Xả, Từ, Bi, xóa lỗi lầm.

Xin chúc mọi người một chữ AN
Giữa đời luôn biến động, gian nan
Bình an khó gặp nơi trần cảnh 
Về kiếm trong ta, sống nhẹ nhàng.

Năm mới chúc người một chữ VUI
Đời trăm yến tiệc cũng trôi xuôi
Vui trong đạo lý, nơi điều thiện 
Vĩnh viễn hồn ta thắp nụ cười..

Năm mới chúc nhau một chữ THÀNH
Thành công, thành tựu với thành nhân 
Hướng về phụng sự vun Tài Đức 
Hạnh phúc miên trường, Tâm mãi Xuân..



Thích Tánh Tuệ

22/01/2020

EYEGASMS" Incredibly beautiful!

1. Japanese Flower: Phi at its finest
   https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/582610-oddly-satisfying-photos-perfection-108-5809cc3d6e4d0__605-1526097966-728-bb74c58c7f-1526550865.jpg

 
2. The pattern created by the snow
on this bench
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/583460-image-crop-1529x1750-1526098306-728-0311333f45-1526550865.jpg
 
3. The way these tennis rackets are arranged
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/582760-ibZ3lha-1526103073-728-facab2d33b-1526550865.jpg 
 
4. The first level of bubbles
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/582710-EFJHIpuvxoMOcptkhczMI77OFINdA6y_y2m8Dh9adjA-1526102122-728-b4e834b856-1526550865.jpg
 
5. Can’t eat it, it’s too perfect!
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/582810-articles-4209160-9f007dec2a2f99cec3087ac54b27e6b4-1526310125-728-32e9147584-1526550865.jpg
 
6. The perfection in this handwriting
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/583560-image-crop-537x528-1526098090-728-a186aca8d4-1526550865.jpg
I think her cursive writing is extremely easy to read.  It takes a long time to
write like this, which is why most people opt for scribbling.

7. These piles of spices at a market in Marrakesh
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/581910-9QawVw1-1526098759-728-6e4181f636-1526550865.jpg
 
8. This bundle of pencils at a library
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/582260-FhUv46C-1526099127-728-5cd3a08d6a-1526550865.jpg
 
9. The perfection of this table
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/582310-Eb764DD-1526099319-728-302955d674-1526550865.jpg
 
10. A living tomato ripeness chart
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/581560-AMYSUi1-1526098632-728-759c00a552-1526550865.jpg
 
11. This glass holds exactly one can of soda right to the brim.
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/583310-image-crop-640x652-1526103970-728-dda44e9bef-1526550865.jpg
 
12. The symmetry of this interchange
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/581660-tKQyeMoimJMqX0XpGpzv3UhYCgOfPJ9sp9tnxh5pwXw-1526100272-728-0e573ed393-1526550865.jpg
 
13. “We found our guidebook cover on the Appalachian Trail.”
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/581710-XEPYM6t-1526099020-728-ccae23db22-1526550865.jpg
 
14. The way this field is cut
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/581760-WQUP9pnnfvU1oTq8cfd5ADeYlr8n1B3HkB_3Ln0TTcw-1526099224-728-0879b17c70-1526550865.jpg
 
15. The arrangement of these tomatoes
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/581810-48CjjpS-1526100097-728-32e9147584-1526550865.jpg
 
16. The way this snow is folding
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/581510-TEkJ1ce-1526100433-728-4c3bf30777-1526550865.jpg
Have you ever seen snow fold?  That's stunning!

17. Please, don’t let it melt!
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/583510-image-crop-600x632-1526101060-728-11da1e2cd8-1526550865.jpg
 
18. Accidentally perfect
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/583610-image-crop-605x591-1526100952-728-301c3b2b2e-1526550865.jpg

19. “I walked into the room and realized the floor had chosen the same outfit as me.”
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/583410-image-crop-426x786-1526101918-728-62f4e278c0-1526550865.jpg
 
20. This whole veggie display
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/583360-image-crop-2048x1412-1526102773-728-eb2c068dc9-1526550865.jpg
 
21. This is not a collage, it’s just a single photo.
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/582110-p34x8ns-1526101281-728-e6028f95ee-1526550865.jpg
That's so unbelievable.  The wall is half of the picture, and the two colors meet at the horizon.

22. Amazing natural geometry in cabbage
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/582160-77opNrM-1526103502-728-27750cd0bd-1526550865.jpg
Now this is a work of art!

23. The mountains and trees lined up perfectly on this camper on the highway.
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/583260-image-crop-960x730-1526101697-728-70823b5117-1526550865.jpg
 
24. These wine glasses
https://files.brightside.me/files/news/part_51/512610/581460-wLEZZbynZkzrmQ86p-eOt3ifdnEv6olYxfvs7ok6FR4-1526101172-728-d68c3daff8-1526550865.jpg
 

21/01/2020

Một vị thủ tướng có 1 không 2 trên thế giới.


Đó là một ngày thứ bảy bên chân núi Himalaya, bác sĩ Lotay Tshering vừa hoàn thành ca phẫu thuật phục hồi bàng quang cho bệnh nhân tại bệnh viện Jigme Dorji Wangchuck National Referral Hospital. Tuy nhiên đây không phải là nghề chính của ông, trong cùng một tuần ông đảm nhiệm cả hai chức vụ, vừa làm thủ tướng đương nhiệm vừa làm bác sĩ phẫu thuật.
Ca mổ kéo dài 5 tiếng của thủ tướng
Người đàn ông 40 tuổi tên Bumthap, vừa trải qua ca phẫu thuật bàng quang kéo dài 5 tiếng cho biết, ông rất hài lòng với kết quả ca mổ. Ông chia sẻ: “Giờ thì tôi đã được thủ tướng phẫu thuật cho, người được cho là một trong những bác sĩ giỏi nhất nước, tôi đã thấy nhẹ nhõm hơn”. Giống như nhiều người Bhutan, được thủ tướng khám bệnh và trực tiếp điều trị cho thực sự là một đặc ân với người dân đất nước này.
Cách giảm stress ‘kỳ lạ’ của thủ tướng Bhutan
Theo trang tin tổng hợp toàn cầu, cứ tới ngày thứ bảy, tại khoa khám bệnh của bệnh viện Jigme Dorji Wangchuck National Referral Hospital quốc gia Bhutan lại xuất hiện một bác sĩ khá đặc biệt. Ông bận rộn thăm khám và thực hiện các ca phẫu thuật cho bệnh nhân, nhưng đây lại không phải ‘nghề chính’ của ông.
Vào năm 2013, trước khi tham dự vào diễn đàn chính trị, thủ tướng Lotay Tshering 50 tuổi vốn là bác sĩ khoa tiết niệu của bệnh viện. Sau khi đắc nhiệm chức thủ tướng, ông vẫn đều đặn tới bệnh viện thăm khám vào các ngày thứ bảy.
Phẫu thuật cho bệnh nhân vào cuối tuần là cách giảm stress của thủ tướng Tshering.
 
Với đại đa số thủ tướng hay các nguyên thủ quốc gia khác, chỉ công việc điều hành đất nước cũng đã đủ vất vả. Bởi thế, một thủ tướng đương nhiệm kiêm thêm chức trách bác sĩ phẫu thuật là chuyện rất hy hữu. Chuyện này có lẽ sẽ làm người dân ở nhiều quốc gia cảm thấy kỳ lạ, nhưng với người dân Bhutan thì hoàn toàn quen thuộc và rất đỗi bình thường.
Vì quá thân thuộc với hình ảnh ông Tshering mặc áo blouse trắng bận rộn chạy qua lại giữa các khu hành lang đông người của viện, nên không ai còn thấy ngạc nhiên với sự xuất hiện của ngài. Y tá và nhân viên bệnh viện vẫn tiếp tục việc ai nấy làm, và vị bác sĩ đặc biệt ấy cũng ‘tự nhiên’ với trách nhiệm của một bác sĩ phẫu thuật ở đây.
Thủ tướng Tshering từng được đào tạo nghề y tại Bangladesh, Nhật Bản, Úc và Mỹ. Ông là bác sĩ được đánh giá cao trước khi bắt đầu sự nghiệp chính trị năm 2013. Nhưng trong cuộc bầu cử năm đó, đảng của ông đã không giành thắng lợi. Chính trị gia này đắc cử thủ tướng của quốc gia có 750.000 dân vào tháng 11 năm ngoái, trong cuộc bầu cử dân chủ mới được tổ chức lần thứ 3 kể từ khi chấm dứt chế độ quân chủ năm 2008. Và nay, trên cương vị thủ tướng Bhutan, ông dành nguyên các ngày thứ bảy hằng tuần điều trị các bệnh nhân được chuyển tới cho ông, và các sáng thứ năm thuyết trình về kiến thức y khoa cho các học viên và bác sĩ. Chủ nhật là thời gian ông dành riêng cho gia đình.
Tại văn phòng của mình, phía sau ghế ngồi của ông tại đây có treo một chiếc áo blouse trắng. Theo chia sẻ của ông, đó là lời nhắc nhớ về lời hứa trước người dân khi ông tranh cử sẽ tập trung chăm sóc sức khỏe cho họ. Mặc dù tại đất nước bên cạnh dãy Himalaya này, người bệnh không phải trả tiền trực tiếp cho chi phí chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, theo ông Tshering, vẫn còn rất nhiều việc cần thiết khác phải làm.
Hằng ngày, vị bác sĩ đặc biệt ấy đều tự lái xe hơi đi làm và không dùng tài xế riêng. Có vẻ như tận sâu trong đáy lòng, thủ tướng Tshering mê công việc ở bệnh viện hơn ở văn phòng thủ tướng. Bởi như chính ông chia sẻ với Đài Channel News Asia: “Cứ mỗi khi lái xe đi làm trong tuần, tôi cứ ước giá như mình có thể rẽ trái để đi về hướng bệnh viện”.
Bác sĩ Tshering chia sẻ, làm chính trị cũng rất giống với công việc bác sĩ. “Lúc ở viện, tôi khám và điều trị cho các bệnh nhân. Trong chính phủ, tôi kiểm tra các chính sách có được ‘khỏe mạnh’ hay không và từ đó cố gắng cải thiện làm cho tốt hơn. Tôi sẽ tiếp tục làm việc này tới khi qua đời và sẽ nhớ nếu không thể ở đây mỗi ngày”.
Làm bác sĩ thăm khám và điều trị cho bệnh nhân mỗi ngày thứ bảy là công việc yêu thích của thủ tướng Tshering. 
(Ảnh: youtube.com)
 
Vị thủ tướng đặc biệt này chia sẻ, “Một số người thích chơi golf, một số chọn bắn cung, còn tôi thích phẫu thuật vào những ngày cuối tuần. Với tôi, đó là một cách giảm stress”.
Quốc gia hạnh phúc nhất châu Á
Trên rất nhiều phương diện, Bhutan thực sự là một mô hình quốc gia vô cùng đặc sắc, thú vị. Vương quốc Phật giáo này tự đặt ra mục tiêu hướng đến là những tiêu chí về hạnh phúc thay vì tăng trưởng kinh tế. Hiến pháp nước này ghi rõ phải đảm bảo 60% diện tích đất nước còn rừng. Đây cũng là quốc gia có doanh thu lớn từ du lịch sinh thái và theo Hãng tin AFP, họ thu phí mỗi ngày lên tới 250 USD/khách trong mùa du lịch cao điểm.
Thủ đô Thimphu không có đèn giao thông, thuốc lá bị cấm bán và truyền hình chỉ được phép hoạt động từ năm 1999. Việc sát sinh các loài vật bị cấm tại đây. Bhutan cũng là nước thường xuyên được xếp hạng là quốc gia hạnh phúc nhất châu Á.

Kiên Định

20/01/2020

CON CHUỘT



Một con chuột, sống lang thang ngoài bãi,
Chui rúc bụi bờ, sợ hãi đủ điều,
Sợ muông cẩu, sợ trăn rắn, cú diều,
Lại đói khổ, vì thức ăn thiếu thốn.
Nhân một hôm, bị cơn mưa lụt lớn,
Chú chuột ngẫu nhiên, chạy trốn vô chùa,
Chu choa! Nơi đây thực phẩm dư thừa!
Xôi, oản, chuối... cứ ăn bừa, thoải mái!
Mỗi khi thoáng có bóng người qua lại,
Liền rúc vào, chân tượng Phật, ẩn thân.
Cuộc sống phong lưu, làm nó quên dần
Không nhớ mình, thân phận là “con chuột”!
Bởi hàng ngày, thấy người người lũ lượt,
Hướng về mình, bái lạy rất khiêm cung!
Lễ vật dâng lên, liên tiếp chẳng ngừng,
Khiến chuột tưởng, mình yêng hùng cái thế!
Nó vểnh râu lên, nghênh ngang bệ vệ,
Bước ra ngoài, coi trời đất bằng vung!
Nào ngờ đâu, khi vừa mới xưng hùng
Liền tức khắc, bị con mèo chộp cổ.
Tới lúc đó, chuột vẫn chưa tỉnh ngộ,
Nó la mèo: - “Sao dám đụng đến tao!
Người thờ lạy ta, mày không thấy sao?
Buông tao ra! Mau mau quì tạ tội!”
Mèo cười khẩy: - “Hỡi ôi! đồ phách lối!
Mày núp chân tượng Phật, bấy lâu nay,
Chúng sinh tới lạy Phật, đâu lạy mày,
Núp bóng từ bi! ... Nay lòi mặt chuột!”

Trần Quốc Bảo