Trang

29/02/2024

Các Bác Sĩ phát minh ra Insulin đoạt giải Nobel 1923 là người Canada.

Làm sao một người không tên tuổi, không gây ấn tượng lại là người tiên phong trong thành tựu y khoa vĩ đại nhất của Canada.

Sir Frederick Banting là người Canada đầu tiên được trao giải Nobel Y khoa năm 1923. Ngày 21 tháng 2 năm 1941: Sir Frederick Banting qua đời gần Hải cảng Musgrave, Newfoundland.

Allison Mimlos chụp ảnh bức tượng Sir Frederick Banting tại Khu di tích lịch sử quốc gia Banting House ở London, Ontario, Thứ Bảy, ngày 29 tháng 6 năm 2019. Geoff Robins / The Canadian Press.

 Người đoạt giải Nobel đầu tiên của Canada, được Nhà vua phong tước hiệp sĩ, người phát minh ra insulin nổi tiếng thế giới, nằm trên giường của chiếc máy bay oanh tạc hai động cơ Lockheed Hudson đã rơi xuống vùng hoang dã ở phía đông bắc Newfoundland, khi đó là một quốc gia khác trong Đế quốc Anh và Khối thịnh vượng chung.

Ông mê sảng, nói lan man, chẳng có ý nghĩa gì khi đọc lên vô số hướng dẫn, trong lúc cánh tay trái đã gẫy, một bên phổi bị thủng. 

Chiến tranh đang diễn ra. Banting khao khát được sang Anh để thi hành nghĩa vụ, như ông đã làm trong cuộc Đại chiến như một bác sĩ giải phẫu.

“Tôi không can đảm. Không ai thấy kinh hoàng khủng khiếp hơn tôi về đạn pháo, bom, đạn và cái chết… Nhưng vượt qua nỗi sợ hãi này là đặc quyền được chăm sóc những người bị thương, những người đang chiến đấu.”

 Sir Frederick Banting

Không đời nào một người tiên phong về y khoa xuất sắc như vậy lại được phép đến gần chiến trường nhưng có lẽ ông sẽ tìm được việc nghiên cứu nào đó. Rốt cuộc, ông đã phát minh ra insulin. Một cuộc nói chuyện tình cờ trong bữa tiệc rượu với vị chỉ huy cao cấp của không quân đã dẫn đến việc Banting tìm được một chỗ trên chuyến bay sang Anh khởi hành từ Gander xa xôi. Việc vượt Đại Tây Dương vẫn còn là một điều gì đó mới lạ — và trong thời chiến, gần như là một canh bạc liều lĩnh – nhưng lòng Banting không lay chuyển.

Banting sinh năm 1891 tại nông trại của gia đình ngay bên ngoài Alliston, Ontario. Ông đi theo con đường quen thuộc mà thế hệ của mình vượt qua từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, đến một thế giới rộng lớn hơn, Đại học Toronto, nơi ông không làm theo ý cha mẹ muốn ông trở thành một mục sư Methodist và đã chọn học y khoa. Ông không phải là sinh viên xuất sắc ở trường. Cuộc Đại chiến đã làm thay đổi quỹ đạo của ông, nhưng như đã biết chỉ trong giây lát. Ông ấy quay lại để hoàn tất học trình và mở một phòng mạch, khám bệnh ở London, Ontario, và khập khiễng trên bờ vực thất bại. Chìm vào cảnh nghèo khó, ông đã kiếm được một ít tiền phụ tá cho một giáo sư làm thí nghiệm và hướng dẫn giải phẫu học và giải phẫu tại Đại học Western Ontario. Chuyện tình cảm của ông cũng gặp nhiều trắc trở. Người yêu thời thơ ấu không bằng lòng với tương lai mờ mịt của ông.

Vào đêm ngày 31 tháng 10 năm 1920, khi đang chuẩn bị bài giảng về tiến trình trao đổi chất, Banting tình cờ đọc được một luận văn nghiên cứu bệnh tiểu đường trong đó đưa ra một giả thuyết rất hay rằng một chất bí ẩn trong tuyến tụy (lá mía) có thể ảnh hưởng đến tiến trình chuyển hóa đường. Đã biết đến lần đầu tiên từ nhiều thế kỷ trước, căn bệnh này đã giết hại nhiều bệnh nhân một cách khủng khiếp và đau đớn. Giới bác sĩ đã bất lực trong việc ngăn chặn sự tàn phá của căn bệnh. Bài báo này đã khơi dậy điều gì đó ở người thanh niên 28 tuổi đang bị bao vây và đau khổ:

“Đó là một trong những đêm tôi bối rối và không thể ngủ được. Tôi nghĩ về bài giảng, về bài báo và tôi nghĩ về những đau khổ của mình cũng như cách tôi muốn thoát khỏi nợ nần và thoát khỏi lo âu.”

Đêm đó, Banting đã viết xuống một vài ghi chú đề nghị một thí nghiệm trong đó ông ta sẽ thắt ống tụy của chó để cô lập và chiết chất tụy bí ẩn mà vẫn chưa được chứng minh một cách thuyết phục là thực sự hiện hữu. Ông là một bác sĩ không tên tuổi ở một thị trấn nhỏ, không có thành tích học hành xuất sắc hay bất kỳ thành đạt ấn tượng nào chứ chưa nói đến kinh nghiệm nghiên cứu nghiêm túc. Ông chưa bao giờ điều trị cho một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc tỏ ra quan tâm đến căn bệnh này. Banting đã không để những chi tiết này làm ông chệch hướng.

Ông được khuyên nên liên hệ với John J. R. Macleod, một giáo sư sinh lý học nổi tiếng tại Đại học Toronto. Sư phụ đã đồng ý gặp đệ tử. Không an tâm và không trau chuốt, Banting không phải là một diễn giả thoải mái hay thuyết phục trước công chúng. Sau này Macleod viết:

“Tôi nhận thấy rằng bác sĩ Banting chỉ có kiến thức hời hợt trong sách giáo khoa về những công trình đã có về tác dụng của chiết xuất tuyến tụy đối với bệnh tiểu đường và ông ấy có rất ít kinh nghiệm thực tế về những phương pháp nghiên cứu một vấn đề như vậy.”

John J. R. Macleod

Bất chấp ấn tượng thê thảm ban đầu, Macleod vẫn bị thu hút đủ vì những việc có thể rất mong manh và đã cấp phòng thí nghiệm và một phụ tá cho Banting, mặc dù không trả lương. Banting đồng ý sẽ suy nghĩ về đề nghị đặc biệt của Macleod và trở lại London và lại trôi dạt hơn nữa.

Vào mùa xuân năm 1921, ông viết thư cho Macleod về việc bắt đầu những thí nghiệm, nhưng ông cũng đang xin một ghế nghiên cứu tại Oxford, ông gia nhập quân đội Ấn Độ và ký nhận đi theo chuyến thám hiểm lên vùng Lãnh thổ Tây Bắc, nhưng bị từ chối. Sự quan tâm đến nghiên cứu không liên tục của ông ấy lại tạm ngưng. Không còn triển vọng nào khác, ông đến Toronto để tìm hiểu những bí ẩn về tuyến tụy, một mê cung đã được giới nghiên cứu y học nhiều kinh nghiệm hơn trên khắp Bắc Mỹ và Châu Âu khám phá.

Macleod giới thiệu Banting với Charles Best, một sinh viên y khoa năm thứ tư, và mở lại một phòng giải phẫu nhỏ, bẩn thỉu nhiều năm đã không được dùng đến. Nói một cách nhẹ nhàng thì tỷ lệ hai người mới vào nghề đạt được bất kỳ tiến bộ nào là rất mong manh nhưng họ vẫn kiên trì. Vào cuối mùa hè, họ đã tạo ra một chất chiết xuất từ tuyến tụy của một con chó đã làm giảm lượng đường trong máu ở một con chó mắc bệnh tiểu đường – một thành tựu đáng chú ý. Họ cần trợ giúp tinh chế chiết xuất thô để có thể dùng cho con người mà không gây ra tác dụng phụ. Banting đã mời một giáo sư thỉnh giảng và chuyên gia hóa sinh từ Đại học Alberta, James Collip, thực hiện thử thách đó, và đến tháng 1 năm 1922, liều thuốc của Collip đã sẵn sàng. Nhưng Banting khẳng định chiết xuất của chính ông phải là sản phẩm đầu tiên được dùng để thí nghiệm với người. Đối tượng thí nghiệm là một thiếu niên 14 tuổi mắc bệnh tiểu đường, Leonard Thompson: gầy trơ xương, bơ phờ, cam chịu. Cuộc trích xuất tuyến tuỵ của Banting và Best không thành công. Collip sau đó đã được phép dùng chiết xuất của mình. Nó đã cứu mạng cậu bé Thompson. Loại thuốc kỳ diệu được gọi là insulin và nó đã làm những điều kỳ diệu, cứu vô số mạng sống bên bờ vực của cái chết; mặc dù insulin không phải là thuốc chữa bệnh mà là một liệu pháp thiết yếu.

Sir Frederick Banting trong bức ảnh không ghi ngày tháng này.The Canadian Press.

Năm 1923, Banting và Macleod được trao giải Nobel Y khoa, Banting là người Canada đầu tiên được vinh danh như vậy. (Macleod sinh ra ở Scotland). Banting chia tiền thưởng của ông với Best, và Macleod cũng làm như vậy với Collip. Bốn người họ không bao giờ làm việc với nhau nữa. Phần còn lại là lịch sử, hay đại loại là câu chuyện đã đi qua từ lâu rồi.

Tính khoa học trong câu chuyện rối rắm này đầy cảm hứng. Bi kịch cá nhân thật đáng kinh ngạc. Toàn bộ câu chuyện cuối cùng đã được tiết lộ trong cuốn sách bán chạy xuất sắc năm 1982 của Giáo sư Michael Bliss, Discovery Of Insulin. Cuốn sách tiết lộ sự pha trộn độc hại giữa cái tôi, sự bất an và tính nhỏ nhen, phần lớn xuất phát từ Banting, người đã tin rằng vì “sự tham lam, ích kỷ, lừa đảo, vì tư lợi” Macleod đang cố cướp ý tưởng và vinh quang về cho mình. Tại một thời điểm, giữa Banting và Collip đã xẩy ra một cuộc cãi vã có lẽ đã xẩy ra sau khi Collip nói rằng ông ấy sẽ không tiết lộ tiến trình chiết xuất của mình và sẽ lấy bằng sáng chế cho nó dưới tên của chính mình. Mặc dù đây là cuộc xung đột lớn nhất trong câu chuyện, Banting cuối cùng đã hòa giải với Collip, công nhận đóng góp quan trọng của ông ấy. Ông ta bất hòa với Best và không bao giờ tha thứ cho Macleod. Giáo sư Bliss kết luận chính xác hơn: “Cả Banting và Best không có đủ kinh nghiệm và hiểu biết để đưa công việc [nghiên cứu] của họ đi đến kết luận thành công. Họ rất cần lời khuyên của Macleod.”

Tin báo The Globe ngày 25 tháng 10, 1923 về giải Noben Y khoa năm 1923. Nguồn: https://definingmomentscanada.ca

Bất chấp nỗi lo lâu tột độ về việc bị gạt sang một bên, phần lớn vinh quang và danh tiếng sau đó đều thuộc về Banting, người được đầu tư rất nhiều tiền nghiên cứu để chữa bệnh ung thư và các bệnh dịch khác, mặc dù ông ta không bao giờ có thể lấy lại được bước đột phá mà ông ta đã khơi dậy bằng sự tò mò vô ích của mình. Sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai dường như tạo cơ hội cho một sự vinh quang có thể có khác.

Năm 1941, vì đi dự một buổi cocktail vào phút chót, Banting tìm được một chỗ trên chiếc oanh tạc cơ với động cơ trục trặc. Ông vẫn tỉnh táo đêm xảy ra vụ tai nạn cho đến ngày hôm sau rơi vào tình trạng nửa tỉnh nửa mê. Khi viên phi công đi tìm người cứu giúp, bằng cách nào đó Banting đã đứng dậy khỏi giường và đi được vài mét từ chỗ chiếc máy bay rơi cho đến khi ngã gục xuống tuyết. Ông nằm chết trên tuyết khoảng 10 dặm về phía nam của hải cảng Musgrave, một ngôi làng chưa có đường bộ hoặc đường sắt, có thể đến đó bằng đường biển vào mùa hè. Dân địa phương, nghe tiếng máy bay tìm chỗ máy bay rớt, đã đi đến địa điểm máy bay rơi và đem được thi hài của Banting, nhân viên truyền tin và hoa tiêu. Toàn thế giới đã được thương tiếc ông. Đồng nghiệp cũ của ông và những người biết điều gì đó về những cuộc cãi vã cá nhân đều không nói gì trước công chúng.

Bia tưởng niệm Bs Banting ở địa điểm máy bay rơi gần hải cảng Musgrave, New Foundland Vào ngày 4 tháng 3 năm 1941, Banting được an táng tại Nghĩa trang Mount Pleasant ở Toronto với đầy đủ vinh dự quân đội Nguoofn: www.hiddennewfoundland.ca

Để đáp lại sự phê phán gay gắt về những phương pháp và giả định của Banting và Best, một bác sĩ nổi tiếng người Anh đã để lại cho chúng ta một kết luận generous:

Nếu [việc phát minh ra insulin] xuất phát từ việc rơi ngã vào đúng đường, sau khi đi qua đoạn đã vạch ra vì quan niệm sai lầm, thì chắc chắn đây không phải là trường hợp duy nhất trong lịch sử khoa học. Thế giới có thể đổi toàn bộ thư viện phê phán để lấy một sai lầm hữu ích như vậy.

Tác giả | Antony Anderson là tác giả cuốn sách “The Diplomat: Lester Pearson and the Suez Crisis” và là viện sĩ tại Trung tâm Lịch sử Quốc tế Đương đại Bill Graham. Ông viết phim tài liệu cho nhiều đài truyền hình trong nước và quốc tế. @CanadaHistory1.

Antony Anderson | 2024 DCVOnline

Nguồn: How an unknown, unimpressive man pioneered Canada’s greatest medical achievement | Antony Anderson | The Hub | February 19, 2024 

27/02/2024

Phạm Duy, người kể lịch sử bằng âm nhạc


 Hơn hai mươi năm trước, vào Tháng Ba năm 2006, một sự kiện âm nhạc được chờ đợi bởi nhiều thế hệ diễn ra ở Sài Gòn. Người đã đi qua cuộc chiến thì chờ đợi để được sống lại những ký ức của một thời tuổi trẻ hào hùng, thơ mộng. Người sinh sau cuộc chiến thì chờ đợi được diện kiến tác giả bằng xương bằng thịt của những ca khúc họ từng mượn lời để “đưa em về dưới mưa/nói năng chi cũng thừa.”

Phạm Duy trong vai trò người giới thiệu chương trình trong đêm nhạc “Phạm Duy – Ngày trở về” (Hình: Tài liệu)

Giá vé của đêm nhạc “Phạm Duy – Ngày Trở Về” khá cao so với mức sống trung bình của những năm đó. Anh bạn đồng nghiệp khi ấy đã nói: “Anh chị phải đi xem đêm nhạc lịch sử này và sau đó sẽ không đi đâu chơi trong năm nay.”

Dù vậy, để mua được vé của đêm nhạc cũng không phải dễ, vì vé bán rất nhanh. Có người phải nhờ vài mối giao tình với các công ty tổ chức sự kiện để tìm vé. Hai đêm diễn, ngày 3 và ngày 4 Tháng Ba năm 2006 bán sạch trong vài ngày. Đêm đầu tiên, con đường trước nhà hát Hoà Bình như những ngày sắp Tết. Từ bốn, năm giờ chiều, khán giả đã đến trước cửa nhà hát. Vé có số ghế chứ không phải ai đến trước có chỗ ngồi tốt. Vậy mà họ vẫn đến sớm, ngồi trên các bậc thềm, ăn bánh mì, và…xem những tấm poster của đêm nhạc. Xem và hồi tưởng. Những mái tóc đã chớm màu sương khói.

Chiến tranh chấm dứt khoảng 30 năm (tính đến thời điểm đó), thời gian chưa phải là quá dài để có thể làm phai mờ một phần đời của họ. Tôi nghĩ thế!

Người đàn ông tóc bạc tự tình quê hương

Đêm nhạc bắt đầu rất đúng giờ. Toàn bộ ánh đèn trong nhà hát tối lại dần. Tiếng xì xào lắng hẳn. Người ta có thể nghe rõ tiếng thở của nhau.

So với bây giờ, sân khấu của những năm 2000 còn đơn giản, thô sơ. Những hình ảnh đại gia đình của nhạc sĩ, hình ảnh về làng quê, thôn xóm, hình ảnh cậu bé Phạm Duy Cẩn thưở nhỏ cho đến nhạc sĩ Phạm Duy với tóc bạc trắng như tơ, chầm chậm trôi qua trong tiếng ngâm thơ của chính ông, nồng nàn.

“Cho tôi lại ngày nào

Trăng lên bằng ngọn cau Me tôi ngồi khâu áo

Bên cây đèn dầu hao…”

Phạm Duy bằng xương bằng thịt xuất hiện sau câu ngâm cuối cùng của bài “Kỷ Niệm.” Đó cũng chính là lời chào của ông gửi đến hàng trăm khán giả ngồi phía dưới: “Kính thưa quí vị, đêm nay, coi như lời xin đi lại từ đầu của tôi đã được đáp ứng”. Với ông, kể từ hôm đó, ca khúc ông sáng tác năm 1972, “xin đi lại từ đầu” trong tâm trạng chán chường vì thời cuộc, đã có “một đời sống mới".

Đêm hôm đó, thật sự là một đêm của Phạm Duy. Đêm ông trở về để kể cho đồng bào của ông nghe những câu chuyện lịch sử thời cuộc. Đêm ông trở về để tự tình cho khán giả của ông hoàn cảnh ra đời của 17 ca khúc trong gia tài âm nhạc đồ sộ trên dưới một ngàn sáng tác. Đêm hôm ấy, người có thể làm chủ sân khấu, điều hợp chương trình, không ai khác ngoài Phạm Duy.

Không cần nhạc đệm, không cần nhạc trưởng, ban nhạc hoàn toàn im lặng khi Phạm Duy cất tiếng nói. Giọng nói của ông trầm bổng, lên xuống, uốn khúc theo điệu ru khởi nguồn từ trong tâm hồn. Ông dẫn dắt người nghe đi từ câu chuyện này đến nhân vật khác. Mỗi một câu chuyện là dấu ấn của một sáng tác, từ hoàn cảnh ra đời cho đến nỗi niềm ẩn chứa sâu xa.

Ông vừa hát, vừa kể, vừa ngâm. Người nghe cứ thế trôi ngược dòng lịch sử, cùng ông về thăm “Quê Nghèo”, gặp “Bà Mẹ Gio Linh” – một câu chuyện có thật mà ông tự nhận mình đã may mắn là một phóng viên ghi lại thời sự bằng âm nhạc: “Không có ai dám đi lấy đầu của cán bộ về chôn, nhưng mẹ đã lẳng lặng đi lấy đầu con…”

Phạm Duy nói mà kể; kể mà hát; hát mà ru. Qua giọng nói của ông, khán giả thấy hiển hiện trước mắt một bà mẹ với đôi mắt rực lửa, không nói một lời, bước đến bên xác con, nhặt lấy đầu. Người hiểu nỗi đau ngút trời của mẹ lúc đó, là Phạm Duy. Người làm dịu nỗi sầu bi của mẹ lúc đó, cũng chỉ có thể là Phạm Duy. Ông đã đặt vào nơi xảy ra thảm kịch một ngôi chùa để nguôi ngoai lòng bà:

“Đường về thôn xóm buồn teo

Xa xa tiếng chuông chùa reo”

Sau mỗi câu chuyện lịch sử, ông kết thúc rất đơn giản, như: “Mời quí vị nghe Bà Mẹ Gio Linh do Duy Quang hát.” “Hát” chứ không phải “thực hiện” hay “trình bày”. Đơn giản là hát. Phạm Duy là bậc thầy về ngôn ngữ và ông “yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời.” Với ông, đơn giản là sự diễn đạt trang trọng nhất cho một tác phẩm nghệ thuật và cho tiếng nói của một dân tộc.

Cứ thế, 17 ca khúc trong đêm “Phạm Duy – Ngày Trở Về” lần lượt được chính người nhạc sĩ tự tình với khán giả bằng những lời dẫn ngọt ngào lẫn ai oán. Tôi tin chắc rằng, tất cả những ai có mặt đêm hôm đó, đều say với những điệu ru tha thiết, nồng nàn của một người nhạc sĩ đã “nguyện chết trên quê hương.”

Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là Phạm Huy Cẩn. Ông là một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, là tác giả của hàng ngàn bản nhạc, trong đó có nhiều bài rất nổi tiếng trước năm 1975 và sau này ở hải ngoại, như “Tình Ca,” “Tình Hoài Hương,” “Con Ðường Cái Quan,” “Mẹ Việt Nam,” “Áo Anh Sứt Chỉ Ðường Tà,” “Năm 54 Cha Bỏ Quê, Năm 75 Con Bỏ Nước,”…

Ông mất ngày 27 Tháng Giêng, 2013, tại Việt Nam, thọ 93 tuổi. Đến nay, 11 năm ông rời cõi tạm.

Kalynh Ngô

26/02/2024

Tết về, nhớ mẹ

Mỗi lần Tết đến là mình lại nhớ mẹ, nhớ mẹ da diết. Vì mẹ là người làm ra Tết.

Tết bắt đầu đến từ ngoài Tháng Chạp, khi gió mùa se lạnh về, mẹ phơi vải hoa mới ngoài bờ rào, màu áo hoa chúm chiếm hồng sưởi ấm ngày giá lạnh và báo hiệu một mùa mới đã về.

Không có mẹ, không có Tết và Xuân chẳng còn ý nghĩa gì nữa. 

Tết bắt đầu đến khi mẹ mang sàng măng lưỡi lợn vàng tươi phơi trên sân nắng. Miếng măng khô vàng cong, thơm nồng mùi hăng hắc của đất trộn lẫn mùi lá tre khô.

Tết bắt đầu khi mẹ chọn mua nếp hoa vàng, nếp ngỗng. Mẹ ngồi tẩn mẩn chuốt lạt tươi và lựa từng bó lá dong xanh.

Tết bắt đầu vào Rằm Tháng Chạp khi mẹ tỉ mỉ lặt từng lá mai của cội mai già ngoài hiên, miệng không ngớt phàn nàn năm nay mưa trễ, nắng to sợ mai ưa nắng sẽ nở hết trước Tết.

Tết bắt đầu khi mẹ đem bộ lư đồng trên bàn thờ xuống bắt mấy anh em hì hục chà tro bếp trộn với vỏ chanh, đánh cho đến khi bộ lư sáng bóng có thể soi gương.

Tết đến khi ngày 23 Tháng Chạp mẹ đi chợ từ sáng sớm, về nhà với lỉnh kỉnh cá chép, kẹo thèo lèo, cây mía dài còn nguyên cả lá tươi và ba bộ áo quần hia mũ bằng giấy rực rỡ màu sắc.

Tết đến thật gần khi mẹ ngồi cong lưng tỉa hoa cà rốt, trải củ cải và đu đủ thái nhỏ ra sân phơi, ngâm kiệu vào nước tro đến khi trắng ngần và muối lại vịm cải chua xanh rờn với củ hành nén tím ngắt.

Tết như đã chập chờn đầu ngỏ, khi mẹ thức khuya bên chảo mứt dừa non thơm ngào ngạt mùi đường tới lửa và lá dứa, bên cạnh là thau mứt chùm ruột chín đỏ, mứt gừng cay nồng, mứt trái tắc tròn vo căng mọng và mứt mãng cầu trắng ngần trong lớp giấy bóng kiếng…

Tết như đã chập chờn đầu ngỏ 

Tết tràn vào hiên nhà nơi mẹ ngồi gói bánh chưng bánh tét, bên mâm nếp trắng, mâm đâu xanh vàng hực và tú hụ nhân thịt heo ướp tiêu hột thơm cay nồng. Không gì vui bằng mấy chị em tranh nhau ngồi vào lòng mẹ quanh nồi bánh chưng nấu với củi gộc rực đỏ lửa, say sưa nghe mẹ kể chuyện ngày xưa và gật gà nửa thức, nửa ngủ chờ trời sáng cho bánh chưng chín và được là người đầu tiên vớt cái bánh ú nhỏ xíu tự tay tỉ mẫn gói lẫn lộn trong những đòn bánh chưng chắc nịch của mẹ.

Tết lẩn quẩn trong hương trầm nghi ngút trên bàn thờ rực rỡ hoa mai hoa đào và mâm ngũ quả mẹ sắp xếp công phu hình rồng phượng. Tết là bên gian bếp thơm lừng mùi nồi chân giò heo ninh măng nhừ rục và nồi thịt kho trứng váng óng màu nước dừa.

Tết lẫn trong màu áo mới chị em mình mặc súng sính đỏ xanh hồng khi mẹ gò lưng đạp nhanh trên máy may đường chỉ cuối cùng cho kịp nhỏ em út (lúc này đang phụng phịu ngồi trong góc nhà) mặc đón Giao Thừa.

Và Tết, tết đến rồi khi đồng hồ buông từng nhịp thong thả 12 tiếng, mẹ long lanh mắt ướt đen, vấn lại búi tóc dày, trong tà áo dài mới, nghiêm trang đứng bên bố thắp nhang bàn thờ tổ tiên.

Ngoài sân rộn rã từng tràng pháo, mấy chị em náo nức chạy ra vào trong không gian ngập tràn hương pháo, hương trầm, hương hoa và hương đất trời vào tiết Xuân mới…

Năm nào cũng như thế, dù nghèo hay khá giả, chiến tranh hay yên bình, mẹ luôn luôn cố gắng chu đáo lo một cái Tết cổ truyền, đầy đủ hương sắc cho cả gia đình. Mẹ là người truyền cho mình niềm đam mê Tết sâu thẳm và níu giữ nét đẹp văn hóa Tết cho mãi về sau…

Đất trời đem lại mùa Xuân cho con người. Nhưng chính mẹ là người đem lại Tết cho gia đình. Không có Mẹ, không có Tết và Xuân chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

Lê Mai Uyên

 

24/02/2024

Buổi trình diễn cuối cùng của danh ca Lệ Thu

 Đã ba năm kể từ ngày tiếng hát “vàng của mùa thu” thôi “khóc than phận người,” để “hoàng hạc bay, bay mãi, bỏ trời mơ.”

Nữ danh ca Lệ Thu bước lên sân khấu trong chương trình “Những ngày xưa thân ái” (Tháng Mười năm 2020) với ca khúc “Bản tình cuối” của nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên, mà không ngờ đó chính là bản tình ca cuối cùng bà trả nợ nghiệp dĩ và cuộc đời. Nhắc lại câu chuyện này, nhạc sĩ Trúc Hồ chỉ có thể thốt lên: “Ngộ lắm!”

Nữ danh ca Lệ Thu là một trong những tiếng hát nổi tiếng nhất tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975. (Hình: Nguyễn Lập Hậu)

“Bản tình cuối” thật ra không phải ca khúc mà nhạc sĩ Trúc Hồ dự tính sẽ trao cho “tiếng hát vàng mười” Lệ Thu trong chương trình thu hình “Những ngày xưa thân ái.” Để phù hợp với chủ đề hoài niệm về những tháng ngày yêu dấu cũ, ông đặt cạnh tên danh ca Lệ Thu bài hát “Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa.”

“Tôi muốn chị ấy nhớ về Hà Nội. Chị ấy là người Hà Nội mà,” nhạc sĩ Trúc Hồ kể lại.

Thế mà, có lẽ chính danh ca Lệ Thu cũng không thể hiểu vì sao bà lại muốn được hát “Bản tình cuối” cho lần trình diễn đó. Nhạc sĩ Trúc Hồ cũng không bao giờ biết được lý do. Sau hơn ba mươi năm làm việc cùng nhau, đó là lần hoà âm cuối cùng ông thực hiện cho “Nữ hoàng phòng trà” – cách gọi của giới mộ điệu dành cho ca sĩ Lệ Thu từ cuối những năm của thập niên 1960. Bà cũng chính là người đầu tiên đưa ca khúc “Bản tình cuối” của nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên đến với khán giả Việt Nam.

Do đó, nếu đã là “Những ngày xưa thân ái” thì tiếng hát Lệ Thu với nhạc phẩm “Bản tình cuối” quả là một hồi ức rất đẹp, chắc chắn như thế. Quyết định đổi ca khúc vào giờ chót được nhạc sĩ Trúc Hồ thực hiện nhanh chóng. Ông dành thời gian để hoà âm và gửi cho bà luyện tập. Kế đến là thu âm. “Chỉ cần ba lần, chúng tôi thu xong. Rất dễ dàng,” nhạc sĩ Trúc Hồ kể.

Rồi, cũng vẫn là định mệnh. Sau khi thu âm xong “Bản tình cuối”, ca sĩ Lệ Thu và nhạc sĩ Trúc Hồ ngồi lại hàn huyên với nhau rất lâu trong phòng thu. Những câu chuyện về xã hội Mỹ, về “sự cố” của thế giới giữa đại dịch COVID-19 lúc ấy, về “mặt trái” của con người và nhiều vấn đề khác nữa, hoàn toàn không liên quan đến âm nhạc, được họ nói với nhau trong hai giờ đồng hồ. Đó gần như là lần đầu tiên, trong hơn ba mươi năm, nữ ca sĩ và người nhạc sĩ đồng điệu với nhau về một đề tài khác, không phải là nghệ thuật, mà là chính trị và xã hội.

“Trong phòng thu âm, chỉ có hai chị em ngồi tâm sự. Chúng tôi nói với nhau đủ thứ chuyện, chỉ là không phải chuyện âm nhạc. Nói về đời sống hiện nay, những gì nó xảy ra mà mình thấy nó ‘ngộ ngộ’, nó không đúng mà sao bây giờ nhiều người lại ‘thích’ đến vậy?” nhạc sĩ Trúc Hồ nhớ lại.

Hai con người được sinh ra dành cho nghệ thuật, hai tâm hồn của nghệ thuật, một lần nữa họ tìm thấy nhau, trân trọng nhau trong cái nhìn về xã hội thực tại. Hai giờ đồng hồ – một khoảng thời gian đặc biệt họ chưa bao giờ có với nhau cho dù họ đã rất nhiều dịp đi diễn, sinh họạt cùng nhau.

Rất “Ngộ”!

Đến ngày thu hình cho “Bản tình cuối,” nữ danh ca vẫn còn rất khoẻ mạnh. Ông Han Nguyễn – giám đốc hình ảnh, đạo diễn chương trình “Những ngày xưa thân ái” nhớ lại: “Bà còn nói vui rằng ‘Muốn tui chết hả?’ khi biết mình cần phải thu hình vài lần cho đúng với kịch bản của ca khúc.”

Hôm đó, vẫn là hình ảnh muôn thuở của “Nữ hoàng phòng trà” với chiếc áo dài Việt Nam, vẫn mái tóc tém không bao giờ thay đổi mỗi khi bước lên sân khấu suốt 60 năm đi hát. Bà từng nói: “Chiếc áo dài cho tôi cảm giác tự tin và gần với khán giả hơn bất kỳ trang phục nào. Tôi nghĩ là áo dài đã chọn người Việt. Bao nhiêu năm tôi đi hát là bấy nhiêu năm tôi gắn bó với chiếc áo dài.”

Rồi, bà cất tiếng hát…

“Mưa có rơi và nắng có phai

Trên cuộc tình yêu em ngày nào Ta đã yêu và ta đã mơ

Mơ trăng sao đưa đến cùng người…”

Mỗi khi nhắc lại lần trình diễn đó, hình ảnh đáng yêu và “ngộ” nhất mà nhạc sĩ Trúc Hồ nhớ đến, đó là “Lệ Thu ngồi trên chiếc xe vespa cổ.”

Mỗi khi nhắc lại lần trình diễn đó, hình ảnh đáng yêu và “ngộ” nhất mà nhạc sĩ Trúc Hồ nhớ đến, đó là “Lệ Thu ngồi trên chiếc xe vespa cổ.” (Hình: chụp từ video)

“Chủ đề của chương trình là dựng lại cảnh sống Sài Gòn của những ngày xưa thân ái, với mỗi bài là một cảnh khác nhau. Chiếc vespa xuất hiện trên sân khấu là để phục vụ cho bài trình diễn của Lệ Thu. Đó là ý tưởng của chị ấy. Bây giờ chính là hình ảnh làm tôi nhớ nhất ngày hôm đó. Tôi nhớ lúc đó mình nghĩ trời ơi, không ngờ có ngày thấy chị Lệ Thu ngồi trên chiếc xe vespa. Nhìn chỉ ‘cool’ lắm.”

“Yêu em ta yêu em như yêu tuổi ngây thơ

Bên em bên em ta hát khúc mong chờ

Ngày nào người cho ta biết tình yêu đắm say

Ngày nào đời cho ta biết tình là đắng cay…”

Tiếng hát khàn trầm, rõ lời, chậm rãi, như một người đang khoan thai bước qua từng khúc quanh cuộc đời. Chỉ duy nhất là những nốt cao của bài hát nay được nhạc sĩ Trúc Hồ hạ xuống một cung để phù hợp với một danh ca Lệ Thu của 60 năm sau. Còn lại, tất cả, từ độ rung rất riêng cho đến chất giọng u uẩn đặc biệt, vẫn không thay đổi.

“Chị ấy là một trong những ca sĩ rất hiếm hoi lớn tuổi rồi mà không bị mất giọng. Giọng ca vẫn như ngày nào, chỉ trầm hơn một chút so với tuổi trẻ. Cách hát, vẫn luôn là Lệ Thu,” nhạc sĩ

Trúc Hồ nhận xét. Tiếng hát của bà, có lẽ không cần phải nói nhiều, nó quá ấn tượng và riêng biệt. “Đơn giản là khi tiếng hát của chị Lệ Thu đã đến một đỉnh cao mà tìm một người thứ hai hát thể loại nhạc của chị ấy thì không dễ, khó có ai mà hát như vậy được”.

Khi nhắc về danh ca Lệ Thu, nhạc sĩ Trúc Hồ còn kể: “Chị Lệ Thu là một người rất thích đọc sách.” Những chuyến lưu diễn xa, khi ngồi chờ ở phi trường, luôn nhìn thấy hình ảnh bà cầm một quyển sách, đọc rất chăm chú.

“Tôi thấy vậy, tôi cũng bắt chước theo. Mỗi khi đi show, phải đợi chuyến bay, tôi mua một quyển sách ở phi trường và ngồi đọc. Nhắc về chị Lệ Thu, tôi nhớ ngay hình ảnh đó”.

Khó mà phân biệt chính xác giữa “Ngộ” và “Định mệnh”- từ nào lột tả được hết những điều không lý giải được trong đời sống. Chỉ biết rằng, rất nhiều cái “ngộ” chưa được biết đến và tất cả đều là định mệnh.

Đã ba năm trôi qua, kể từ ngày tiếng hát “vàng của mùa thu” thôi “khóc than phận người,” để “hoàng hạc bay, bay mãi, bỏ trời mơ.” Bà chào tạm biệt mọi người bằng một “Bản tình cuối.” Như một lời chia tay – mà chính bà cũng không biết trước đó – cất lên với tình yêu và sứ mệnh âm nhạc mà bà đã được giao cho ở cõi tạm này, “Bản tình cuối” của Lệ Thu không chỉ là một điểm son trong dòng chảy nghệ thuật của Việt Nam, mà sẽ mãi mãi là một định mệnh, của riêng bà.


Nữ danh ca Lệ Thu qua đời lúc 7 giờ tối Thứ Sáu, 15 Tháng Giêng, 2021 sau một thời gian bị nhiễm COVID-19.

Kalynh Ngô

22/02/2024

Một Bác Sĩ Mỹ Bị Tố Cáo Là Lấy Tinh Trùng Của Ông Ta, Cấy Vào Trứng Của Một Nữ Khách Hàng


 Theo bản tin của đài truyền hình CNN vừa phổ biến hôm thứ tư ngày 14 tháng 2, thì 40 năm trước, khi một cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc sinh nở, đã đến nhờ sự trợ giúp của một bác sĩ chuyên khoa về việc cấy tinh trùng vào ống nghiệm (In vitro fertilisation, IVF) tại thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts. Việc cấy tinh trùng của người vô danh với trứng của người vợ trong phòng thí nghiệm đã thành công, và họ đã có một đứa con gái.

Mới đây, hài nhi sinh trong phòng thí nghiệm đã là một phụ nữ 40 tuổi.

Trong bức ảnh không ghi ngày tháng này, Sarah Depoian (trái) chụp ảnh cùng con gái Carolyn Bester.

Người phụ nữ này, bà Carolyn Depoian Bester đã khám phá ra là tinh trùng được sử dụng là tinh trùng của bác sĩ Merle Berger, người bác sĩ phụ trách về việc sinh nở cho bà Sarah Depoian vào năm 1980.

Và như thế bác sĩ Berger, người đã về hưu chính là cha ruột của bà Carolyn Bester.

Bà Carolyn đã làm đơn kiện ông bố của mình ra tòa.

Theo ông Adam Wolf, luật sư của bà Carolyn thì việc sử dụng tinh trùng của một người có tên tuổi là một sự vi phạm nghiêm trọng.

Theo luật của việc sử dụng chuyện thụ thai trong ống nghiệm là tinh trùng cung cấp cho chuyện thụ thai này phải là tinh trùng của một người đàn ông vô danh, để tránh những thưa kiện về sau.

Vào năm 1980, bà mẹ Sarah đã đến xin thụ thai trong ống nghiệm tại y viện của bác sĩ Berger, Boston IVF.

Bác sĩ Berger cũng từng là giáo sư trường đại học y khoa Havard.

Theo bà Carolyn Bester thì vào năm ngoái 2023, bà đã vào mạng Ancestry.com để xin thử nghiệm DNA tìm tung tích của người cha ruột của mình, thì mới khám phá ra.

Các luật sư đại diện cho bác sĩ Merger đã phủ nhận những cáo buộc và cho là vào 40 năm trước khi việc thụ tinh nhân tạo mới bắt đầu, và lúc đó chưa có ngân hàng tinh trùng, với những khác biệt đáng kể so với phương pháp thụ tinh nhân tạo hiện nay.

Số người đàn ông hiến tặng tinh trùng cũng không nhiều như bây giờ.

Nguồn: Thời Báo Canada                 

20/02/2024

10 tình huống y tế kỳ dị nhất năm 2023

Một số trường hợp y khoa kỳ lạ đến mức khiến ngay cả bác sĩ cũng phải bối rối - Ảnh: LIVE SCIENCE

Các bác sĩ có thể khám cho hàng nghìn bệnh nhân mỗi năm. Và không ít lần họ gặp những ca bệnh cực kỳ hiếm, dị thường đến mức gây choáng váng.
Dưới đây là 10 tình huống y tế kỳ dị nhất năm 2023 mà trang Live Science thống kê.

Thai nhi trong não bé 1 tuổi


Các bác sĩ tìm thấy một bào thai dị dạng trong não trẻ sơ sinh - Ảnh: STOCK DEVIL Các bác sĩ ở Trung Quốc đã phẫu thuật lấy thai nhi ra khỏi não bé 1 tuổi trong một trường hợp y khoa cực kỳ hiếm gặp.

Các bác sĩ xác định đây là cặp song sinh cùng trứng có chung nhau thai. Nhưng trong quá trình mang thai, một bào thai bị bào thai còn lại bọc chung quanh. Bào thai bị bọc chết đi, nhưng dấu tích của nó vẫn còn trong đầu đứa trẻ còn lại.

Lưỡi dao 'dạo chơi' trong bụng nam thanh niên

Kết quả chụp X-quang cho thấy lưỡi dao đã di chuyển từ bên phải sang bên trái bụng của một người đàn ông - Ảnh: LIVE SCIENCE

Các bác sĩ ở Nepal đã khâu vết thương do dao đâm cho một thanh niên, nhưng quên mất một vật quan trọng: lưỡi dao dài 15cm vẫn còn mắc kẹt trong bụng anh ta.

Một ngày sau, lưỡi dao đã “lang thang” sang phía bên kia cơ thể bệnh nhân. Nhưng kỳ diệu thay, lưỡi dao "đi" như vậy mà không làm tổn hại đến bất kỳ cơ quan nào của anh. Do bị đau nhẹ liên tục ở vùng bụng dưới bên trái, thanh niên đi cấp cứu và được phẫu thuật lấy lưỡi dao ra.

Mắt nâu đổi màu xanh sau khi dùng thuốc trị COVID-19

Đôi mắt nâu sẫm thường ngày của cậu bé (trái) chuyển sang màu chàm (phải) - Ảnh: LIVE SCIENCE

Sau khi dùng thuốc kháng vi rút có tên Favipiravir để điều trị COVID-19, đôi mắt nâu sẫm của cậu bé 6 tháng tuổi đột nhiên chuyển sang màu chàm (nằm giữa màu xanh lam và màu tím).

Sự thay đổi màu sắc gây sốc này do tác dụng phụ của thuốc. Đôi mắt của cậu bé đã trở lại màu bình thường sau khi ngừng điều trị.

Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết những ảnh hưởng lâu dài về sự thay đổi màu mắt tạm thời này vẫn chưa được biết rõ.


Nhổ răng, bị chảy máu não

Sau khi nhổ răng tại nha sĩ, một người đàn ông phải vào phòng cấp cứu vì chảy máu mô não - Ảnh: SHUTTERSTOCK

Một người đàn ông phải đến phòng cấp cứu sau khi nha sĩ nhổ răng vì bị chảy máu trong não. Các bác sĩ đưa ra giả thuyết chảy máu là do huyết áp tăng đột ngột sau ca nhổ răng.

Ngoài ra, bệnh nhân còn mắc một tình trạng di truyền làm giảm lưu lượng máu qua não, điều này có thể góp phần gây ra bệnh.


Giun dài 8cm bò trong não người phụ nữ


Kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy người phụ nữ có một vết thương ở não (trái), sau đó các bác sĩ phát hiện một con giun - Ảnh: LIVE SCIENCE

Một phụ nữ ở Úc đã bị nhiễm một loại giun ký sinh tên là Ophidascaris robertsi. Đây là loại giun thường sống trong cơ thể trăn và chưa bao giờ có khả năng lây nhiễm sang người trước đây.

Các bác sĩ đã kéo con giun đỏ dài 8cm, vẫn còn sống và đang ngọ nguậy, ra khỏi não cô. Người ta cho rằng người phụ nữ này đã ăn sống các loại rau lá xanh bị nhiễm trứng O. robertsi hoặc gián tiếp qua bàn tay bẩn.


Đau, ngứa khắp lưng sau ăn nấm hương

Vết mẩn ngứa, đau đớn bùng phát khắp lưng và mông của một người đàn ông sau khi anh ta ăn nấm hương - Ảnh: THE NEW ENGLAND OF MEDICINE

Một người đàn ông bị nổi mẩn ngứa và đau khắp lưng sau khi ăn nấm hương chưa nấu chín.

Vết phát ban có vệt và đỏ như thể người đàn ông bị đánh đòn là do phản ứng viêm quá mức với một loại carbohydrate có tên là lentinan.

Carbohydrate thường bị phân hủy ở nhiệt độ cao trong quá trình nấu, nhưng nấm hương sống và nấu chưa chín có chứa đủ lượng carbohydrate để gây ra phản ứng viêm.


Mạch máu chảy chất lỏng sau lặn biển

Người đàn ông mắc chứng rối loạn hiếm gặp sau khi lặn hang động ở độ sâu 30 mét - Ảnh: ALAMY STOCK

Sau khi lặn sâu vào hang động dưới nước, một người đàn ông mắc phải hội chứng chất lỏng rò rỉ ra khỏi mạch máu.

Các bác sĩ nhanh chóng nhận ra người đàn ông này mắc một biến chứng cực kỳ hiếm gặp của bệnh giảm áp, được gọi là hội chứng rò rỉ mao mạch hệ thống, và đã đưa ra phương pháp điều trị kịp thời để cứu sống ông.


Nhện lột vỏ trong tai người phụ nữ

Đây là con nhện sống trong ống tai trái của người phụ nữ, bên cạnh vỏ ngoài của nó - Ảnh: THE NEW ENGLAND JOURNAL OF MEDICINE.

Một người phụ nữ ở Đài Loan đã vô cùng ngạc nhiên khi các bác sĩ phát hiện một con nhện dài 0,25cm đang bò trong tai trái của cô cùng lớp vỏ mà nó vừa lột xác.

Cô cho biết nghe thấy những tiếng động lạ và tiếng "xào xạc" phát ra từ tai mình trong 4 ngày. Nhưng có nằm mơ cô cũng không ngờ có con nhện trong tai mình.

Lưỡi mọc lông xanh

Chiếc lưỡi mọc đầy lông xanh của người đàn ông 64 tuổi - Ảnh: THE NEW ENGLAND OF MEDICINE

Một khối rêu phát triển trên lưỡi của một người đàn ông 64 tuổi ở Mỹ. Tình trạng này, được gọi là "lưỡi lông", do sự phát triển quá mức của các vết sưng trên lưỡi và chúng thường bong ra khi tiếp xúc với các vật cứng, chẳng hạn như bàn chải đánh răng hoặc thực phẩm rắn.

Khoảng 13% số người gặp phải tình trạng lưỡi có lông tại một thời điểm nào đó trong đời và lông có thể có bất kỳ màu nào, tùy thuộc vào loại thức ăn và vi khuẩn mắc kẹt trong đó.


Nhiễm trùng nặng sau khi bị mèo hoang cắn, phát hiện vi khuẩn mới

Nhiễm trùng đau đớn ở bàn tay và cánh tay của một người đàn ông hóa ra là do một loài vi khuẩn chưa được biết đến trước đây - Ảnh: LIVE SCIENCE

Các nhà khoa học phát hiện một loài vi khuẩn mới, sau khi một người đàn ông bị mèo hoang cắn nhiều lần.

Bàn tay và cánh tay của ông chuyển sang màu đỏ và sưng tấy, nhưng người đàn ông đã bình phục hoàn toàn sau đợt điều trị kháng sinh kéo dài 5 ngày.

Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học xác định ông đã bị nhiễm loại vi khuẩn Globicatella - một loại vi khuẩn nhỏ giống vi khuẩn Streptoccocus - được biết đến nhiều nhất là gây bệnh viêm họng liên cầu khuẩn và sốt ban đỏ.

Sưu Tầm

19/02/2024

Bài học tiền bạc đắt giá từ Phim "Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi"

  Đi Lấy Chồng Tôi (Marry My Husband) bộ phim Hàn Quốc đang làm mưa làm gió những ngày gần đây. Không chỉ đơn thuần tập trung vào màn trả thù của nữ chính Ji Won với chồng "tiểu tam", bộ phim còn gói gọn nhiều bài học cuộc sống mà người xem có thể áp dụng trong đời thực.

Nữ chính Ji Won ra đi sau khi phát hiện chồng bạn thân ngoại tình. Nếu như Ji Won có thể "tái sinh" để làm lại cuộc đời thì ai trong chúng ta cũng không được may mắn đến vậy. Để không muốn rơi vào cuộc sống bi kịch như Ji Won ôm mộng một ngày được "chuyển kiếp", bạn cần biết 4 bài học tiền bạc dưới đây.

Ji Won chồng Min Hwan

Chấp nhận để chồng "ăn bám" nhiều năm: Tiền mất tình cũng tan

Trong phim Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi, chỉ một năm sau khi kết hôn, Min Hwan tự xin nghỉ việc công ty để theo đuổi đam chơi chứng khoán. Kể từ đó, gánh nặng chu cấp tài chính cho chồng tồi mẹ anh ta đổ dồn hết lên vai Ji Won. Đây "red flag" đầu tiên Min Hwan dành cho vợ, đáng tiếc đã không tinh tế nhận ra.


"Thà không (chồng) còn tốt hơn. Nếu không, tôi sẽ chẳng khoản nợ nào phải trả, cũng thể tự nộp viện phí", Ji Won tổng kết cay đắng về cuộc hôn nhân bất hạnh.

Thực tế, dấu hiệu nhận biết nhất của cuộc tình sắp đổ vỡ vợ hoặc chồng đùn đẩy gánh nặng tài chính cho đối phương. Một hôn nhân bền vững phải được xây dựng từ sự cố gắng của cả hai người.

Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài, Ji Won vẫn chấp nhận để chồng mẹ anh ta "ăn bám" mình không một lời phản kháng. Để rồi những ngày cuối đời rơi vào cảnh trắng tay lo toan cuộc sống gia đình, Ji Won lại phải quay sang nhắn tin cầu cạnh chồng: "Chưa đầy 1 năm sau khi cưới anh đã nghỉ việc, em sẽ không tính toán số tiền em đã lo cho anh. Nhưng giờ em phải nằm viện". Đáp lại những dập máy điện thoại của chồng khi đang nằm bên tình nhân.

Ji Won mắc bệnh ung thư sau thời gian dài kiếm tiền nuôi gia đình chồng

Thêm nữa, một biểu hiện nét của chồng đểu anh ta không bao giờ lắng nghe ý kiến, cũng như bàn bạc các vấn đề quan trọng với bạn, chuyện tài chính một trong số đó. Min Hwan điển hình của trường hợp này. Ji Won chỉ biết chồng rơi vào cảnh thất nghiệp khi anh ta đã nộp đơn xin nghỉ, bất chấp thời điểm đó, cả hai đang có khoản nợ cần trả hàng tháng. đây cũng bước mở đầu cho cuộc sống hôn nhân đầy màu đen của cô nàng.

Sau cùng, trong hôn nhân, tin tưởng đối phương đến đâu, hãy luôn một quỹ dự phòng cho nhân. Đừng bao giờ chu cấp hết tiền bạc cho một mối quan hệ, nếu bạn không muốn đến cả tiền cứu sống bản thân lúc mắc bệnh nan y cũng không còn như Ji Won.


Min Hwan chưa từng bàn bạc chuyện tài chính quan trọng với vợ

Không bao giờ đánh đổi sức khỏe lấy tiền bạc

Để đủ tiền nuôi gia đình chồng, Min Hwan chấp nhận làm việc cật lực quên ngày đêm. Cái giá phải trả căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Đến khi Ji Won phát hiện chồng ngoại tình, Min Hwan còn hỏi ngược lại vợ: Một người sắp chết như có thể làm gì?

Trong cuộc sống, không thiếu người chấp nhận làm thêm ngoài giờ, đặt công việc lên hàng đầu gạt qua những thứ quan trọng khác đằng sau như sức khoẻ, sở thích cá nhân. Hệ quả giống như Ji Won, họ mất đi tuổi trẻ mắc căn bệnh nghiêm trọng ở tuổi đôi mươi. Đánh đổi sức khỏe lấy tiền bạc, thăng tiến công sở luôn khoản đầu tư tệ nhất. số tiền dành để đi chữa bệnh "chữa lành" tinh thần sau này thể nhiều hơn gấp bội tiền lương bạn đang kiếm được.

Không bao giờ được đánh đổi sức khoẻ lấy tiền bạc

Đừng ôm mộng đổi đời chỉ bằng chứng khoán

Min Hwan một nghiện chứng khoán. muốn dành trọn tâm sức cho chứng khoán - cách anh ta nghĩ thể "đổi đời" nên Min Hwan chọn nghỉ công việc ổn định. Sau này, khi nghĩ đến chuyện sắp được hưởng 1 tỷ won từ tiền bảo hiểm của vợ, Min Hwan còn dự tính dùng chúng để tiếp tục mua cổ phiếu, bên cạnh một món quà dành cho tình nhân.

Các hình thức làm giàu trong thời gian ngắn luôn khiến mọi người dễ bị "mờ mắt". Đầu cổ phiếu một trong số đó. Tuy nhiên, việc tất tay vào một kênh đầu giống như chơi trò sinh tử, đầy mạo hiểm thể "ra đê" bất cứ lúc nào. Nhớ rằng, thu nhập từ các khoản đầu không ổn định, do đó bạn sẽ phải chấp nhận ít nhiều rủi ro khi theo đuổi bộ môn này.

Đừng chạy theo hình thức làm giàu nhanh nếu bạn tay nghiệp

Khi đầu tư, hãy nhớ nguyên tắc "không để hết trứng vào cùng một giỏ". Hãy phân bổ tiền của bạn sang nhiều "giỏ" khác nhằm hạn chế rủi ro như bất động sản, vàng, trái phiếu, sản xuất kinh doanh… Quan trọng hơn nữa, đừng bao giờ từ bỏ công việc đang hái ra tiền để dồn sức cho chứng khoán, nếu bạn không muốn trắng tay không còn đường lui.

Không mua bảo hiểm khi chưa tìm hiểu kỹ

Một chất "xúc tác" khiến Ji Won bị ngã nhanh chóng "chuyển kiếp" khi và chồng xảy ra tranh chấp bởi món tiền bảo hiểm. Trước đó do nhận thấy gia đình vợ có gen di truyền bệnh ung thư, Ji Won lại ngày càng gầy đi nên Min Hwan đã dụ cô mua bảo hiểm. Như thế, nếu Ji Won ra đi bệnh ung thư, chồng nghiễm nhiên được hưởng 1 tỷ won đền bù.

Thực tế, bảo hiểm một khoản đầu đảm bảo cho tương lai. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng khi chọn mua gói bảo hiểm nào. Nhất khi bảo hiểm không "đóng khung" bảo vệ khách hàng suốt hành trình dài, liên tục những điều chỉnh phát sinh… Khi không nội dung nào, bạn cần yêu cầu nhân viên bảo hiểm giải thích các điều khoản, tránh món tiền sau này phục vụ mục đích bản thân không mong muốn.

Cân nhắc kỹ trước khi đặt bút mua bảo hiểm

Vân Anh