Trang

29/09/2023

TẾT TRÔNG TRĂNG (Tiếp theo)

                            


 Video gốc đẹp rõ nét, lên Blog giảm chất lượng hình còn được 3/10. Đến lúc này đi chơi và xem biểu diễn được 3g00 rồi, nên phần quay cảnh này tay đã mỏi, hình bị rung mong các bạn thông cảm.

Fatasa

28/09/2023

TẾT TRÔNG TRĂNG - TẾT HOA ĐĂNG

 Tết Trung Thu

Trung Thu vốn là nguồn cảm hứng lớn cho các thi sĩ từ xưa đến nay, trong đó có nhà thơ đời Đường Đỗ Phủ với bài Trung thu:

Thu cảnh kim tiêu bán

Thiên cao nguyệt bội minh

Nam lâu thùy yến hưởng

Ty trúc tấu thanh thanh

 

Bản dịch của Thái Giang:

Cảnh thu nay đúng nửa rồi

Trăng thu thêm sáng, khung trời thêm cao

Lầu nam ai rót rượu đào

Tiếng tơ, tiếng trúc thanh tao nhịp nhàng

 

Nhà thơ Tản Đà cũng nhắc đến ngày Trung thu với các câu thơ:

Có bầu có bạn can chi tủi

Cùng gió cùng mây thế mới vui

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

 

Nguyễn Du

Khi chén rượu khi cuộc cờ,

Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên


Hình ảnh sau đây trích đoạn trong chương trình biểu diễn nghệ thuật “TINH HOA VIỆT NAM” – Phú Quốc.










































27/09/2023

Hé lộ bí mật thú vị về cà phê khiến bạn không khỏi bất ngờ

Do lịch sử ngôn ngữ nên ngày nay cà phê có tên tiếng Anh là “coffee”. Ban đầu người châu Âu gọi thức uống này là rượu Ả rập.

Những điều chưa biết về lịch sử của cà phê


1.    Cà phê được phát hiện bởi người Ethiopia

Theo truyền thuyết, từ thế kỷ thứ IX người Ethiopia phát hiện ra cà phê khi thấy hiện tượng loài dê sau khi ăn quả này thì xảy ra hiện tượng lạ như nhảy nhót, bị kích động.

2.    Ban đầu người châu Âu gọi cà phê là “Rượu Ả rập”

Do lịch sử ngôn ngữ nên ngày nay cà phê có tên tiếng Anh là “coffee”. Ban đầu người châu Âu gọi thức uống này là rượu Ả rập. Từ “coffee” có xuất xứ ban đầu là tiếng Ả rập “qahhwat al-bun”. Cụm từ này sau đó được rút gọn lại thành “qahwah”, người Thổ Nhĩ Kỳ sau này biến tấu thành “kahveh”. Thậm chí từ này chuyển thành “koffie” trong tiếng Hà Lan và “caffe” trong tiếng Ý.

3.    Người New York uống cà phê nhiều gấp 7 lần so với những người dân các thành phố khác tại Mỹ


4.    Một bác sỹ người Pháp thế kỷ XVII đề xuất ra thức uống Cafe Au Laits cho những bệnh nhân, từ đó truyền cảm hứng cho việc thêm sữa vào cà phê.


5.    Nhà thơ Pháp Voltaire được cho rằng uống 50 tách cà phê mỗi ngày.


6.    Hawaii là bang duy nhất của Mỹ trồng cà phê kinh doanh bởi có khí hậu nhiệt đới phù hợp.


7.    Trong văn hóa Ả Rập cổ đại, chỉ có cách duy nhất một phụ nữ có thể ly hôn hợp pháp là chồng cô không cung cấp đủ cà phê.


8.    Bạn có thể bơi trong cà phê tại một spa của Nhật Bản.

Khu nghĩ dưỡng có tên Yunessun tại Hakone, Nhật Bản có dịch vụ spa khá đặc biệt khi cho phép khách có thể tắm trong những bồn được pha với những chất lỏng đặc biệt như rượu, socola, trà xanh và cà phê. Giá vé vào dịch vụ spa này khoảng 2.800 yên.


9.    Một người có tên George Washington là người đầu tiên phát minh ra cà phê hòa tan.


Mặc dù cà phê hòa tan đầu tiên được phát minh vào năm 1901 bởi một nhà hóa học có tên Satori Kato nhưng người đầu tiên đưa cà phê hòa tan sản xuất hàng loạt thực tế là George Washington. Nhãn hiệu đầu tiên được ông đặt tên là “Red E Coffee”, mặc dù bị xem là không xuất sắc, cà phê hòa tan lại được đánh giá cao bởi những binh lính Mỹ suốt thế chiến I.

10.   Tên Starbucks được lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Moby Dick

Ban đầu công ty này định lấy tên là Peqoud, thuyền trưởng của con tàu Ahab vùng Herman Melville trong tiểu thuyết Moby Dick. Tuy nhiên các nhà sáng lập sau đó không đồng ý và quyết định lấy tên Starbucks, người cảnh báo Ahab không đuổi theo con cá voi trắng.

11.   Coca-cola có sản phẩm cà phê đóng lon có tên “Georgia”

Coca-Cola hiện có dòng cà phê đóng lon tên “Georgia” hiện đã có mặt tại Japan, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ và Bahrain. Sản phẩm này khá khó tìm tại Mỹ và chỉ có một vị được bán sẵn trên Amazon.

Sưu tầm 

25/09/2023

Quốc Gia có đập thủy điện 3 lần phá kỷ lục đập Tam Hiệp


Đập thủy điện này có thể xem là "kỳ phùng địch thủ" của đập Tam Hiệp (Trung Quốc).

Lượng sắt thép dùng để tạo kết cấu cho đập Itaipu đủ để xây 380 tòa tháp Eiffel ở Pháp. Theo Power Technology, đập thủy điện Itaipu là đập thủy điện lớn thứ 2 thế giới về công suất lắp đặt, nằm ở biên giới giữa Brazil và Paraguay. Cái tên Itaipu theo tiếng thổ dân da đỏ nghĩa là "hòn đá biết hát".

Con đập này do liên doanh Itaipu Binacional thuộc quyền sở hữu của cả chính phủ Brazil và Paraguay vận hành, nhưng trong các bảng xếp hạng đập thủy điện, Itaipu lại thường được giới thiệu nhiều hơn như một con đập nổi tiếng của Brazil.

Trữ lượng hồ chứa gấp 2.000 lần trữ lượng nước Tây Hồ

Đập thủy điện Itaipu được khởi công vào tháng 2/1971 trên sông Paraná với tổng số vốn đầu tư lên tới gần 20 tỷ USD. Trong đập có 20 tổ máy phát điện, với công suất 700MW mỗi tổ.

Xét về quy mô, Itaipu là một công trình đồ sộ. Con đập với chiều dài 7.919 mét, chiều cao tối đa 196 mét (tương đương tòa nhà 65 tầng) tạo nên hồ thủy điện dài 170km với sức chứa 29 tỷ mét khối nước, gấp hơn 2.000 lần trữ lượng nước của Tây Hồ ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc.

Dung tích của hồ chứa đập Itaipu cũng gấp hơn 3 lần so với sức chứa hồ Thủy điện Hòa Bình (9,45 tỷ mét khối) và hồ Thủy điện Sơn La (9,26 tỷ mét khối) của Việt Nam.

Vào thời điểm thi công, công trường đã phải huy động tới 30.000 công nhân. Theo CNBC, lượng sắt thép dùng để tạo kết cấu cho con đập Itaipu đủ để xây 380 tòa tháp Eiffel ở Pháp, trong khi lượng bê tông đủ để xây 210 sân vận động Maracana ở Rio de Janeiro.

Ngoài khả năng cung cấp điện lớn cho Brazil và Paraguay, Itaipu còn được Hiệp hội kỹ sư cầu đường Mỹ công nhận là 1 trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại và trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút hàng triệu du khách.

 

Itaipu đã trở thành kỳ quan của thế giới hiện đại.

Ba lần phá vỡ kỷ lục của đập Tam Hiệp

Theo các chuyên gia của Itaipu, đập Tam Hiệp (Trung Quốc) có công suất lắp máy lớn hơn (22.500 MW) nhưng lại cho sản lượng thấp hơn 10% so với Itaipu.

Tương tự như sông Dương Tử cung cấp nước cho đập Tam Hiệp, sông Paraná có lưu lượng chảy lớn nhưng ổn định hơn, cho phép Itaipu phát điện quanh năm với công suất lớn.

Ước tính lượng điện hàng năm của Itaipu đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của Paraguay trong 8 năm, của Brazil trong 79 ngày.

Tính đến năm 2016, Itaipu đã có ít nhất 3 lần vượt qua kỷ lục của đập Tam Hiệp về sản lượng điện.

Cụ thể, theo hãng thông tấn Cihan, đập Tam Hiệp lập kỷ lục với sản lượng điện 98,1 triệu MWh vào năm 2012 nhưng sau đó Itaipu đã nhanh chóng "soán ngôi" với 98,63 triệu MWh điện vào năm 2013.

Tiếp đó, vào năm 2015, Itaipu đã sản xuất tổng cộng 89,2 triệu MWh điện, nhiều hơn 2,6% so với sản lượng của đập Tam Hiệp. Đây là bước lội ngược dòng của Itaipu so với kết quả năm 2014, trong đó đập thủy điện của Brazil – Paraguay tụt xuống sau đập Tam Hiệp do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nước ở Brazil.

Năm 2016, Itaipu đạt sản lượng điện lên tới 103.098.366 MWh, tiếp tục vượt qua đập Tam Hiệp để lập kỷ lục thế giới.

 

Đập Tam Hiệp Trung Quốc ít nhất 3 lần bị Itaipu "soán ngôi".

Brazil mua điện giá rẻ nhưng bán ra lại rất đắt

Theo thỏa thuận liên doanh ban đầu giữa Brazil và Paraguay, mỗi nước sẽ được hưởng 50% sản lượng điện của đập Itaipu. Tuy nhiên, Paraguay chỉ có nhu cầu sử dụng rất nhỏ, họ bắt buộc phải bán lượng điện không tiêu thụ hết cho Brazil theo giá sản xuất.

Quy định này sau đó đã gây tranh cãi giữa hai nước bởi Paraguay cảm thấy bị thua thiệt, họ muốn bán điện với giá thương mại sang Brazil và các thị trường khác. Trong năm 2012, Paraguay chỉ thu được 374 triệu USD từ việc bán sản lượng dư thừa khổng lồ sang nước láng giềng.

 


Mua được điện với giá rẻ là vậy nhưng tại Brazil lại tồn tại một nghịch lý: Đây là một trong những nước có giá điện cao nhất thế giới. Theo tờ The Brazil Business, giá điện tại Brazil có giai đoạn thậm chí cao hơn cả một số nước phát triển như Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ.

Mặc dù hiện nay, Brazil đã giảm sự phụ thuộc vào thủy điện nhưng 65% sản lượng điện của quốc gia này vẫn đến từ các đập thủy điện. Một số ý kiến cho rằng giá điện tại Brazil cao là do các nhà máy thủy điện phụ thuộc vào lượng mưa, trong khi lượng mưa lại thay đổi thất thường do biến đổi khí hậu. Năm 2021, cuộc khủng hoảng nước ở Brazil đã đẩy giá điện tăng tới 6,78%.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng lý do thực sự nằm ở sự yếu kém trong việc quản lý các hồ thủy điện.

Theo thống kê của Global Petro Prices, tháng 12/2022, giá bán lẻ điện (cho hộ sinh hoạt) tại Brazil là 0.171 USD/kWh, tương đương hơn 4.000 đồng một số điện. Trong khi đó, giá bán lẻ điện tại Trung Quốc là 0.076 USD/kWh (1.799 đồng), Việt Nam là 0.079 USD/kWh (1.870 đồng).

Theo số liệu từ Cục thống kê lao động Mỹ, vào tháng 6/2022, giá bán lẻ điện trung bình tại Mỹ (cho hộ sinh hoạt) là 0.160 USD/kWh (3.787 đồng). Ở một số khu vực như thành phố Seattle, giá điện xuống còn 0.118 USD/kWh (2.792 đồng).

Sưu tầm