Trang

31/07/2019

Cô gái Sài Gòn làm mẫu khỏa thân vẽ lên người kể sự thật về nghề


Người mẫu 9X được trả hàng ngàn đô la cho một buổi chụp mẫu body painting.


Tác phẩm body painting của Hiền Trang nhận được nhiều lời khen
Làm mẫu body painting (vẽ tranh nghệ thuật trên cơ thể) không hề đơn giản như nhiều người nghĩ, “không phải cứ cởi là có tiền” như lời một nghệ sĩ chia sẻ. Nó vô cùng áp lực và người làm nghề phải chấp nhận hy sinh để có một tác phẩm đẹp. Cụ thể ra sao? Lời bộc bạch của người mẫu Nguyễn Thị Hiền Trang – Hani Nguyễn (sinh năm 1992, TP. HCM) dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về công việc này.
Hani bén duyên với nghề mẫu khỏa thân sơn vẽ từ cách đây 4 năm, ở độ tuổi 21. May mắn thay, những shoot ảnh nghệ thuật đầu tiên của cô được nhiều người khen ngợi và đón nhận, tạo ra bước đệm lớn giúp cô vững bước theo nghề. Hani Nguyễn kể: “Tôi bắt đầu công việc người mẫu body painting khi còn là mẫu ảnh tự do. Khi đó, tôi được mời làm đại sứ game. Tôi không chọn nghề này, chỉ là sự vô tình trùng hợp khi tôi gặp được nghệ nhân Dương Quốc Định (thầy tôi) và được thầy mời hợp tác trong những tác phẩm nghệ thuật. Sau đó, tên tuổi của tôi được biết đến nhiều hơn và được nhiều nhãn hàng mời gọi.”

“Lần đầu làm mẫu, tôi chỉ nhận được 7 triệu đồng/1 buổi, sau tăng lên 5.000 USD/ 1 buổi trong 2 tiếng chụp hình cho một nhãn hàng của Thái. Một lần khác, có nhóm người Singapore muốn thuê tôi chụp với giá 12.000 USD nhưng tôi nghi ngờ về mục đích buổi chụp nên đã từ chối.” – Hiền Trang cho biết thêm.
Mức cát-xê Hani Nguyễn nhận được có thể nói là một con số “trên trời” nếu theo người ngoại đạo đánh giá. Tuy nhiên, cô lại cho rằng: “7 triệu đồng không hề cao so với 1 ngày trần như nhộng trước cả chục người không quen. Lần đầu tiên ấy, mẹ tôi bị tai nạn lao động cụt mất 1 đốt tay nên tôi mới nhận show. Tôi chưa bao giờ bị tiền cát-xê cám dỗ nếu như nó không minh bạch hoặc phục vụ mục đích phản cảm.”

Cô thể hiện nhiều tác phẩm của nghệ nhân Dương Quốc Định

Thông thường, một buổi diễn sẽ kéo dài cả ngày, từ 8 giờ sáng cho đến 9 giờ đêm. Đầu tiên là make up, rồi tới công đoạn cực nhất là vẽ cơ thể rất lâu trong vòng 5 đến 6 giờ, tiếp đó là làm tóc, cuối cùng mới đến tạo dáng chụp hình. Trong quá trình sơn vẽ, người mẫu phải hạn chế cử động để tránh làm hư hỏng màu nước, rồi phải đợi màu khô khá lâu. Dù mệt mỏi nhưng Hani luôn cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất có thể.

Cô bộc bạch: “Cái khó khăn khi làm nghề là phải có niềm tin vào người mình đang hợp tác, phải thả lỏng cơ thể để họa sĩ múa cọ, là sự nhột khi cọ lướt trên da thịt, là cái ngấm lạnh đến hắt hơi khi một cơ thể trần trụi ở lâu trong không gian máy lạnh. Khó khăn còn là những tiếng dài đằng đẵng cả ngày để hoàn thiện tác phẩm sau đó là phải kìm nén cái mệt, cái đuối sức lại mà diễn cho tốt các góc mặt.”
Mẫu nữ 9X may mắn khi luôn có được tâm trạng thoải mái khi thực hiện tác phẩm. “Tôi biết thầy Định là một người rất có tâm, đã có bề dày hoạt động trong nghề và được mọi người tôn trọng về nhân cách sống nên tôi hoàn toàn tin tưởng khi chụp cùng. Kỷ niệm vui nhất của tôi là mọi người trong ê-kip như một gia đình, luôn hỗ trợ cho người em gái bé nhỏ như tôi, từng bữa ăn, từng bước đi lại, hỗ trợ từng chút một, khiến tôi rất cảm động”, cô chia sẻ.
Những bức hình nghệ thuật đầy ma mị, cuốn hút của Hani Nguyễn

Khi đợi sơn vẽ, Hiền Trang thường nghĩ về tác phẩm đã được hoàn thành để ý chí không bị lung lạc. Công việc này mang lại niềm thích thú và tự hào cho cô, không có nhiều lo ngại như trên lý thuyết. Trước khi nhận lời làm mẫu, Hani luôn tìm hiểu rõ về người mình sẽ hợp tác nên không sợ hãi rủi ro bị sàm sỡ hay tung ảnh nóng.
Để có được một tác phẩm hoàn hảo, mẫu nữ tuân theo các nguyên tắc sau: “Một đêm trước ngày chụp, tôi thường không mặc đồ lót để tránh làm hằn cơ thể, gây khó cho việc sơn vẽ. Còn trong ngày chụp, tôi uống rất ít nước, thậm chí không uống để không cần đi vệ sinh, tránh làm gián đoạn buổi vẽ hoặc khi mình di chuyển nhiều sẽ làm hư tác phẩm, sẽ phải tô hoặc vẽ lại.” Ngoài ra, cô lưu ý tẩy sạch lông cơ thể để tác phẩm được mướt hơn.
Sau một ngày làm việc mệt nhoài, việc tẩy rửa cơ thể đối với Hiền Trang rất khó khăn và đau đớn vì phải mất 3-4 lần kỳ cọ mới tắm sạch được.


Một tác phẩm được cô chụp lại bằng điện thoại

Nhìn nhận chung về nghề mẫu body painting, Hani cho rằng: “Dung tục và phản cảm trong nghề này là 2 định nghĩa rất mong manh. Nó phụ thuộc vào thông điệp mà người mẫu truyền tải tới người xem. Nếu ai chỉ mong nổi tiếng, bất chấp khoe da thịt thì cái nhận lại tất yếu là ánh nhìn búa rìu từ dư luận. Còn khi bức ảnh toát lên hồn chân, thiện, mỹ thì người xem tự khắc có cái nhìn thiện cảm.”
Hiện tại, Hiền Trang đã rút khỏi nghề, an phận làm một bà mẹ đơn thân. Có thể nói, 4 năm theo nghề là 4 năm tươi đẹp trong tuổi thanh xuân của cô. Cô luôn “cảm thấy thú vị khi theo đuổi bộ môn mà hiếm người theo, sau đó là tự hào về bản thân đã không bị tiền cám dỗ, làm mờ mắt.” Cô không tiếc nuối về những gì đã qua bởi mọi thứ đều có cơ duyên, nguyên nhân và kết quả của nó.

Ngắm thêm một tác phẩm ấn tượng khác do Hani thực hiện

Sưu tầm


28/07/2019

Luật Tình Dục có thể bạn chưa biết

Ảnh minh họa.
Trên thế giới có một số luật tình dục cực lạ mà không phải ai cũng biết, thậm chí nếu nghe qua một lần sẽ phải ghi nhớ. Có nơi trong đêm tân hôn, mẹ vợ phải xem con rể làm chuyện động phòng với con gái mình.

Sau đây là một số luật về tình dục được liệt kê:

Ở Willowdale, Oregon, không người đàn ông nào có thể nguyền rủa khi quan hệ tình dục với vợ.

Ở Texas, những cô gái đã 16 tuổi bị cấm nói về tình dục trong các hoạt động ngoại khóa ở trường trung học.

Clinton, Oklahoma, có luật chống thủ dâm trong khi xem hai người quan hệ tình dục trong xe hơi.

Ở Massachusetts, các tài xế taxi bị cấm làm tình ở ghế trước của taxi trong ca làm việc của họ.

Ở Nevada quan hệ tình dục mà không có bao cao su được coi là bất hợp pháp.

Trong giờ nghỉ trưa ở Carlsbad, New Mexico, không có cặp vợ chồng nào được phép tham gia vào một hành vi tình dục khi đỗ xe, trừ khi xe của họ có rèm che.

Bất kỳ cặp vợ chồng nào phát ra âm thanh bên trong một chiếc xe và vô tình bấm còi khi họ làm tình có thể bị bắt vào tù theo Luật Tự do, Luật New Jersey.

Ở Bozeman, Montana, bạn có thể thực hiện bất kỳ hành vi tình dục nào ở sân trước của bất kỳ ngôi nhà nào, sau khi mặt trời lặn và nếu bạn khỏa thân.

Một đạo luật ở Oblong, Illinois cấm làm tình trong khi câu cá hoặc săn bắn trong ngày cưới của bạn.

Một luật tại Fairbanks, Alaska, không cho phép nai sừng tấm quan hệ tình dục trên đường phố.

Ở Connorsville, Wisconsin không có người đàn ông nào "nổ súng" trong khi đối tác nữ của anh ta đang đạt cực khoái tình dục.

Ở tiểu bang Washington có luật chống lại quan hệ tình dục với một trinh nữ trong mọi trường hợp (bao gồm cả đêm tân hôn).

Một luật Tremonton, Utah tuyên bố rằng không có người phụ nữ nào được phép quan hệ tình dục với một người đàn ông khi đi xe cứu thương. Ngoài các khoản phí thông thường, tên người phụ nữ sẽ được đăng trên báo địa phương. Người đàn ông không nhận được bất kỳ hình phạt nào.

Ở Harrisburg, Pennsylvania, việc quan hệ tình dục với tài xế xe tải trong trạm thu phí là bất hợp pháp. (Tiền phạt tăng gấp đôi vào giờ cao điểm).

Bất cứ ai bị kết án tắm nắng trần truồng, ngay cả khi bị kết án treo, vẫn phải bị đăng ký theo dõi là tội phạm tình dục.

Bắc Carolina cấm quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.

Florida giải quyết vấn đề mại dâm bằng cách cho gái mại dâm tiền, đuổi đi và cho tiền vé xe buýt ra khỏi thành phố.

Ở Winnipeg, việc khỏa thân trong chính ngôi nhà của bạn là trái luật nếu bạn không kéo rèm cửa lên.

Ở Bahrain, một bác sĩ nam có thể kiểm tra một cách hợp pháp một bộ phận sinh dục nữ, nhưng bị cấm nhìn thẳng vào họ trong quá trình khám. Anh ta chỉ có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của họ trong gương.

Hình phạt cho thủ dâm ở Indonesia là chặt đầu.

Có những người đàn ông ở đảo Guam có công việc toàn thời gian là đi du lịch nông thôn và làm chệch hướng những trinh nữ trẻ, họ trả tiền cho các cô gái để được quan hệ tình dục lần đầu tiên. Lý do: theo luật pháp ở đảo Guam, rõ ràng cấm các trinh nữ kết hôn.

Ở Cali, Colombia, một người phụ nữ chỉ có thể quan hệ tình dục với chồng trong lần đầu tiên điều này xảy ra, và mẹ cô phải ở trong phòng để chứng kiến ​​hành động đó.
ST

26/07/2019

NGUỒN GỐC DANH TỪ SÀI GÒN


Sài gòn là thành phố lớn nhất Việt Nam, nằm cạnh sông Sài gòn ở tọa độ 110°45' Bắc, 106°40' Đông (hay là 10.75, 106.667); và cách Hà nội 1760 cây số về phía Nam.
Trước khi “bị” người Việt chiếm ngụ vào thế kỷ 16, Sài gòn có tên là “Prey Nokor,” là một hải cảng chính của Cam Bốt. Sài gòn từng là thủ đô của chính quyền thực dân Pháp ở Đông dương, và sau đó cũng là thủ đô của chính thể Cộng hòa miền Nam Việt Nam từ năm 1954 cho đến năm 1975. Sau năm 1975, Sài gòn được đổi tên là Thành Phố Hồ Chí Minh

Tên nguyên thủy theo tiếng Khmer
Tên nguyên thủy của Sài gon là “Prey Nokor” và là lãnh thổ của người Khmer ( Cam bốt). Theo tiếng Phạn (Sankrit nagara), Prey Nokor có nghĩa là “thành phố rừng” (Prey = rừng; Nokor = đất, thành phố). Ngày nay nhiều người Khmer ở Cam bốt và cả dân sắc tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu long nhiều khi vẫn còn gọi Sài gòn là Prey Nokor.


Sài gòn tên nguyên thủy theo tiếng Việt
Ngay sau khi người Việt ồ ạt đến mở mang và định cư tại Prey Nokor, thành phố này đã được người Việt gọi là “Sài gòn.” Có rất nhiều gỉa thuyết, tranh luận về nguồn gốc tên thành phố bằng chữ Việt (Sài gòn). Các tranh luận về lịch sử của danh từ “Sài gòn”sẽ được bàn thêm ở phần dười dây.
Trước khi thực dân Pháp đến Việt Nam, triều đình Huế dùng tên chính thức của Sài gòn là “Gia định.” Năm 1862, người Pháp bỏ chữ “Gia định” và thay vào đó bằng chữ “Sài gòn.”
Trên sử liệu (có lưu lại trên qua bản viết, in), người Việt đọc và viết chữ “Sài gòn” thành 2 chữ và 2 âm rõ rệt; tuy nhiên Pháp (và người tây phương) đã “tây phương hóa” 2 chữ “Sài gòn” thành một chữ “Saigon” để cho họ dễ đọc và dễ viết.

Sài gòn theo quan điểm Việt Nam – Trung Hoa
Có người cho rằng chữ “Sài” được mượn từ tiếng Trung hoa (Tiếng Quan thọai đọc là “Chái”) có nghĩa là “củi, cành cây – firewood, twigs…)” còn chữ “Gòn” (tiếng Quan thọai đọc là “Gùn”) có nghĩa là “cọc, cây gậy – stick, pole, boles…) Chữ “Gùn” bị chuyển hóa dần thành ra “Gòn” tương tự như “bông gòn – cotton stick, cotton plant.”
Có người lại cho rằng tên “Sài gòn” phát nguyên từ các cây bông gòn người Khmer trồng chung quanh Prey Nokor mà ngày nay chúng ta vẫn còn thấy rất nhiều ở quanh vùng Cây mai, Trương Vĩnh Ký …
Có một điểm lạ lùng là người Hoa sống ở Việt Nam cũng như ờ Trung quốc không dùng tên gọi “Sài gòn” (tiếng Quảng đông đọc là “Chaai-Gwan; tiếng Quan thọai đọc là “CháiGùn”) để gọi “Sài gòn” (mặc dù, như đã nói ở trên, nhiều sử liệu có ghi là người Việt mượn tiếng Trung hoa để đặt tên cho Sài gòn). Chính người Hoa lại gọi “Sài gòn” là “Sai-Gung” (tiếng Quảng đông) và “XĩGòng” (tiếng Quan thọai).


Sài gòn theo quan điểm của người Khmer
Có một số tài liệu của Cam bốt cho là chữ “Saigon” chuyển hóa từ “Sai Con;” Và Chữ “Sai Con” đã chuyển hóa từ tiếng 2 chữ Khmer “Prey Kor” có nghĩa là “Rừng cây Kapok” (prey = rừng; kor = cây kapok). Nên để ý và đừng lầm lẫn chữ “Prey Nokor” và “Prey Ko” (Ko = rừng cây kapok; Nokor – thành phố, đất).
Quan điểm của người Khmer ẩn tàng một ý có mục đích thuyết phục là họ đã có mặt ở đó (Sài gòn) trước khi người Việt đến định cư; tuy nhiên quan điểm này không gỉai thích được là tại sao chữ Khmer “prey” lại đổi thành chữ “Sài.” Bởi vì, hiển nhiên, cách đọc của hai chữ này hòan tòan khác biệt với nhau!


Sài gòn theo quan điểm của người Quảng đông người Việt gốc Hoa
Một gỉa thuyết đưa ra bởi học gỉa Vương H ồng Sển, một người Việt gốc Hoa ở Sài gòn, là nguồn gốc từ tiếng Quảng đông của danh từ “Sài gòn” lấy từ chữ “Chợ lớn” mà người Quảng đông đọc là “Tai-Ngon” có nghĩa là “bến tầu, cảng” (?)






Tên hiện nay của Sài gòn
Sau khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay Chính quyền miền Bắc (30 tháng 4 năm 1975), chính quyền đổi tên thành phố Sài gòn là Thành Phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) Tuy nhiên, đa số người dân Sài gòn vẫn gọi tên thành phố với cái tên quen thuộc cũ: “Sài gòn.” Ngòai ra, hiện nay, tên “Sài gòn / Saigon ” còn được dùng rất nhiều trong sách vở; được dùng cho các tên tựa sách, được dùng đặt tên cho các công ty thương mại.


Lịch sử đất (lãnh thổ) Sài gòn
Khởi đầu Sài gòn chỉ là một làng đánh cá rất nhỏ của người Khmer. Người Khmer đã sống ở đó nhiều thế kỷ trước khi có người Việt đặt chân đến mở mang và định cư. Người Khmer dùng “Prey Nokor” như một hải cảng thuộc về vương quốc Cam bốt.
Năm 1623, vua Chey Chetta II (1618-1628) của Cam bốt đã cho phép những người Việt chạy lánh nạn “Trịnh Nguyễn phân tranh” đến tạm trú và định cư quanh vùng Prey Nokor. Từ sau khi đó, có rất nhiều đợt di cư rất lớn của người Việt đến vùng Prey Nokor mà vương quốc Cam bốt không đủ mạnh để ngăn chặn họ. Dần dà, Prey Nokor bị biến thành đất đai của người Việt; và sau cùng “Prey Nokor” biến thành “Sài gòn!”
Năm 1698, triều đình Huế (Chúa Minh - Nguyễn Phúc Chu) sai tướng Nguyễn Hữu Cảnh vào trấn nhậm vùng đất Sài Gòn-Gia Định. Kể từ thời điểm đó, miền đất này chính thức trở thành một đơn vị hành chính thuộc lãnh thổ Việt Nam . Nguyễn Hữu Cảnh tách vùng đất Sài Gòn-Gia Định (và sau đó là vùng đồng bằng sông Cửu long) ra khỏi vương quốc Cam bốt. Cam bốt vì quá yếu nên không có một kháng cự nào. Nguyễn Hữu Cảnh được xem như những người đi tiên phong trong giai đọan bành trướng lãnh thổ của Việt nam về phía nam và tây nam.


Năm 1859, thành phố Sài gòn bị người Pháp chiếm đóng lần đầu tiên. Cũng bắt đầu từ giai đọan thực dân, người Pháp đã xây dựng nhiều cơ sở, dinh thự theo cấu trúc của văn minh tây phương. Vì vậy Sài gòn còn được gọi là “Hòn Ngọc Viễn Đông,” (the Pearl of the Far East) và “Tiểu Paris” (Little Paris ).
Năm 1954, quân Pháp bị Việt Minh đánh bại ở trận Điện Biên Phủ và họ rút lui khỏi Việt Nam . Từ trước đó (năm 1950), thay vì công nhận chính quyền CS, người Pháp ngầm ủng hộ Bảo Đại lập chính phủ và chọn Sài gòn là thủ đô. Kể từ năm 1950 Sài gòn và vùng Chợ lớn (nơi có số rất đông người Hoa tập trung) được gộp chung lại thành một đơn vị hành chánh gọi là “Đô thành Sài gòn.”
Sau khi Việt Nam chính thức được chia làm 2: Bắc Việt (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) và Nam Việt (Việt Nam Cộng Hòa). Sài gòn là thủ đô của miền nam Việt Nam dưới chính phủ Ngô Đình Diệm.
Sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975, thành phố Sài gòn đặt dưới sự kiểm sóat của Bắc Việt.


Năm 1976, sau khi thống nhất quốc gia Viêt Nam xong, đổi tên chính thể của nước Việt Nam là “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” và đổi tên thành phố Sài gòn thành Thành Phố Hồ Chí Minh. Thực ra, sau 30 tháng 4 năm 1975, thành phố Sài gòn (và Chợ lớn), tỉnh Gia định và 2 quận ở ngọai ô Sài gòn (thuộc 2 tỉnh khác nhau nằm sát Sài gòn) đã được gộp chung lại thành TP HCM. TP HCM rộng 809 dặm vuông (hay là 2,095 cây số vuông) trải dài từ Củ chi (cách biên giới Việt Miên 20 Km ) cho đến Cần giờ gần biển Nam Hải. Khỏang cách từ điểm cực bắc (Phú Mỹ Hưng, quận Củ chi) cho đến điểm cực nam (Long Hoa, quận Cần giờ) là 120 cây số; và từ điểm cực đông (Long bình, quận 9) đến điểm cực tây (Bình chánh, Quận Bình chánh) là 46 cây số. Mặc dù TP HCM là tên gọi chính thức trên giấy tờ hành chánh, nhưng đại đa số người dân sống ở Sài gòn vẫn gọi thành phố qua cái tên quen thuộc là Sài gòn. Chữ “Sài gòn” còn thấy trên bảng hiệu của các cửa tiệm thương mại, ngay cả tại Hà nội, thí dụ như “Saigon thời trang,” “Kiểu Sài gòn…” bởi vì người Việt trong nước hiện nay nghĩ về chữ “Sài gòn” như là một cái gì tượng trưng cho “văn minh, thời thượng…”
Ngày hôm nay, trung tâm thành phố Sài gòn vẫn còn vẻ giữ tráng lệ với các đại lộ có những hàng cây xanh rợp bóng, thanh lịch, với nhiều dinh thự cơ sở có di tích lịch sử được xây dựng từ thời các đời vua Nguyễn, thời thực dân Pháp, VNCH như Đồn Cây mai (do danh tướng Nguyễn tri Phương xây dựng), nhà thờ Đức Bà và dinh Độc lập (tên mới là dinh Thống Nhất!)…
Viên Linh

19/07/2019

Thời Gian Là Người Bạn Vô Hình Giúp Ta Hiểu Mọi Lẽ Trên Đời


Thời gian dẫu có thể xóa nhòa đi tất cả, nhưng rất nhiều chuyện trong dĩ vãng nay đã trở thành nhân duyên. Đối diện với điều ấy, mỗi người đều có những quan niệm, góc nhìn riêng của mình, đều có những lựa chọn, những kỳ vọng của bản thân.
Tôi của tương lai thân mến…
Năm đó có bao nhiêu chuyện tưởng chừng như hoang đường, thì nay cũng trở thành sự thật.
Nghìn sông đều có nước, nghìn núi đều có trăng, vạn sự trên đời đều không nằm ngoài Thiên lý.
Cuộc đời chính là một cuộc bể dâu, chuyện qua đi đã thành mây khói, những năm tháng sóng gió của cuộc đời qua rồi, ai là người không già đi? Có chăng chỉ những bậc tu hành giác ngộ mà thôi. Thời gian và năm tháng chẳng thể nào giữ được, tuy nhiên có những chuyện phải đợi năm tháng phôi pha ta mới dần thấu hiểu, và cuộc đời có những đạo lý mà chỉ thời gian mới đủ cho ta hiểu những điều ta không hiểu.

Đối với cuộc đời…
Thời gian cho chúng ta hiểu được rằng: Cuộc đời chính là quá trình khóc mà đến, cười mà đi, bạn chỉ cần hướng ánh mặt trời mà tiến, bước ra khỏi cái bóng của chính mình. Một khi cuộc sống không phải là diễn đài thực tập, mỗi giây qua đi đều là thực diễn.

Thời gian cho chúng ta hiểu được rằng: Hãy hưởng thụ cuộc sống khi còn có thể, đừng để những gì tốt nhất dành cho ngày sau. Hãy tìm hiểu những điều tốt đẹp quanh ta, ví như cùng với người thân đi dạo, trân quý hiện thực, có thời gian hãy ra ngoài đi đâu đó vài hôm, học được cách sống thiết thực cho mỗi từng phút giây chứ đừng sống trong quá khứ cũng như đừng đắm chìm vào tương lai.

Đối với sức khỏe…
Thời gian cho chúng ta hiểu được rằng: Thân thể khỏe mạnh mới là điều quan trọng nhất. Đừng để đến khi thân mòn lực tận mới hiểu ra rằng, trên đời này không có chiếc giường nào đắt giá bằng giường bệnh viện. Vinh hoa phú quý ấy cũng chỉ là vật ngoài thân, thân thể khỏe mạnh, tâm hồn thanh thản mới là cái gốc để làm người. Cuộc sống có rất nhiều trải nghiệm đã cho ta thấy rằng, rất nhiều thứ trên đời mà chỉ khi nào thực sự mất đi sức khỏe và niềm vui chúng ta mới hiểu ra và học cách trân quý. Và tình cảm cùng với sức khỏe cũng chính là một phần trong số ấy.

Thời gian cho chúng ta hiểu được rằng: Hãy học cách khống chế bản thân. Trung y có câu: Vui quá hại tâm, giận quá hại gan, bi thương thì hại phổi, lo sợ thì hại thận. Sức khỏe bản thân là vốn căn bản của mọi thứ trên đời mà dưỡng thân tốt nhất chính là: Khống chế tâm thái của chính mình.

Đối với tâm thái…
Thời gian cho chúng ta hiểu được rằng: Cần bảo trì sự tự tôn tự ái. Tự tôn ở đây chính là đối với vạn sự vạn vật trên đời thì đều phải dùng nhân lễ nghĩa khí mà đối đãi, tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng chính mình. Còn điều gọi là tự ái chính là mở rộng lòng mình, bao dung mọi việc, độ lượng mọi người, yêu thương người khác cũng giống như yêu thương chính mình.

Có một số người sau khi về hưu, rời xa khỏi môi trường làm việc quen thuộc, trở về với gia đình, cảm giác trống trải buồn chán, không có việc gì làm, bỗng nhiên cho rằng bản thân già rồi vô dụng, cuộc sống cũng trở nên vô nghĩa. Vậy nên làm người đến bước này điều quan trọng chính là sự tự tin, là sự vui vẻ lạc quan tích cực để đối đãi với vạn sự vạn vật trong cuộc sống. Hãy nhớ, làm người dù già đến đâu cũng không được có ý nghĩ: “Tôi đã già thế này rồi, làm như vậy sẽ khiến người khác chê cười…”.

Thời gian cho chúng ta hiểu được rằng: Làm người, điều cần buông bỏ thì nên buông bỏ, cần nghĩ thoáng thì hãy nghĩ thoáng ra. Có nhiều chuyện chỉ cần chúng ta xem nhẹ nhàng đi một chút, dũng cảm bước qua ắt mọi chuyện đều êm xuôi.

Đối với gia đình…
Thời gian cho chúng ta hiểu được rằng: Bạn đời mới là tất cả! Bạn đời chính là người cùng nắm tay ta qua tháng rộng năm dài, vượt qua muôn ngàn sóng gió, đêm đông gió lạnh, hay xuân về nắng ấm, tất cả chỉ có bạn đời là người gắn kết keo sơn với chúng ta.

Thời gian cho chúng ta hiểu được rằng: Con cái lớn rồi thì đừng quá bận tâm. Kỳ thực, thân làm cha mẹ, yêu thương bảo hộ quá thì yêu lại thành hại, buông tay tự lập thì ghét lại thành thương. Mọi chuyện trên đời đều có hai mặt, có tốt thì có xấu, có đúng thì ắt có sai. Bạn cho rằng đúng nhưng đôi lúc dưới góc độ người khác lại thành sai, bạn cho là sai đôi khi lại thành đúng. Vậy nên khi con cái đã lớn, đừng can thiệp quá nhiều vào những quyết định của con, thân làm cha mẹ chỉ nên đưa ra chỉ dẫn, đưa ra lời khuyên. Đây cũng chính là tôn trọng con cái và cũng là tôn trọng chính mình, gia đình cũng thuận hòa hơn.

Đối với bạn bè…
Thời gian cho chúng ta hiểu được rằng: Bạn bè không quan trọng ở nhiều hay ít, chân thành mới là đáng quý. Tình cảm bạn bè cũng giống như áo gấm thêm hoa, bạn bè quý nhất chính là: “Trong tuyết tặng củi”. Bao năm qua đi, có những tình cảm bạn hãy trân quý, trân quý.
Thời gian cho chúng ta hiểu được rằng: Hãy trang bị cho mình những niềm vui nhỏ, bất luận là cầm, kỳ, thi, họa, hay thưởng trà ngắm hoa. Khi một người có niềm đam mê làm bầu bạn thì ắt mỗi ngày đều là một ngày vui.

Đối với phẩm đức…
Thời gian cho chúng ta hiểu được rằng: Làm người hãy dưỡng thành tâm tính khoan dung độ lượng, học cách cảm ơn. Khoan dung chính là một cảnh giới của sự tu dưỡng, cảm ơn là một loại mỹ đức. Khi chúng ta có trái tim bao dung và cảm ơn với mọi chuyện trên đời, thì mỗi ngày đều là một ngày vui, mỗi ngày sống là một ngày có ý nghĩa. Lẽ nào bạn không muốn sống một cuộc sống ý nghĩa như vậy sao?

Khổng Tử từng nói: “Ta, 15 tuổi chí ở học hành, 30 tuổi có thể tự lập, 40 tuổi không còn nghi hoặc, 50 tuổi biết được mệnh Trời, 60 tuổi biết điều phải trái, 70 tuổi tâm theo ý mình, có thể làm một cách tùy ý nhưng lại không vượt quá quy tắc”. Khi đến một ngưỡng tuổi nhất định, chúng ta sẽ hiểu rằng dùng một trái tim vạn sự tùy duyên mà đối đãi mới là người thong dong trí tuệ.

Theo Soundofhope
Minh Vũ biên dịch

18/07/2019

Ngay cả khi tuyệt vọng nhất, đừng quên bạn vẫn còn những tài sản quý giá bên cạnh mình.


Có một người đàn ông 52 tuổi đến tìm tôi tư vấn. Bộ dạng của ông vô cùng tiều tụy, hoàn toàn tuyệt vọng, hoàn toàn chán nản. Ông luôn miệng nói “Hết cả rồi! Hết cả rồi!”, bước đi liêu xiêu như một người mất hồn.

“Tất cả ư?”, tôi hỏi.
“Tất cả”, ông ấy khẳng định một lần nữa như để minh chứng rằng cuộc sống của mình đã ở vào tình cảnh vô cùng tối tăm, u ám.
“Tôi không còn lại gì nữa cả. Tất cả đều đã mất sạch rồi. Không còn hy vọng gì nữa, tôi đã già đến mức không thể làm lại từ đầu nữa. Tôi đã mất hết lòng tin rồi”.

Tôi ái ngại lắng nghe những lời bi thương, thống thiết ấy. Bóng tối tuyệt vọng đã phủ đầy trái tim ông. Sự chán nản đã ăn mòn ý chí của ông. Ông hoàn toàn chẳng có bệnh tật gì. Bệnh của ông là “tâm bệnh”. Bộ dạng tiều tụy, các khớp chân tay co rút cả lại, ông ngồi ở đó cứ như một ông lão đã 92 tuổi đang đếm từng ngày cuối cùng trong viện dưỡng lão.
Tôi cố nén lòng, nói: “Được rồi, bây giờ chúng ta hãy lấy một tờ giấy để tính xem ông còn lại bao nhiêu tài sản nhé!”.
“Không cần đâu bác sĩ!”. Ông thở dài nặng nhọc cất lời: “Giờ tôi không còn lại gì cả. Chẳng phải tôi đã nói rất rõ với anh rồi sao?”.
“Không sao, tôi hiểu. Nhưng chúng ta cứ hãy xem thử lại một lần cuối”. Tôi hỏi ông: “Vợ ông còn sống cùng với ông không?”.
“Gì cơ? Đương nhiên, bà ấy thật sự rất tốt. Chúng tôi đã kết hôn 30 năm rồi. Dù tình cảnh có thê thảm hơn nữa, bà ấy tuyệt sẽ không bỏ tôi mà đi”.
“Tốt, hãy để tôi viết lại điều này. ‘Vợ vẫn còn sống chung với ông, bất kể xảy ra chuyện gì, bà ấy cũng đều sẽ không bỏ rơi ông…’. Con cái của ông thì sao? Ông có con cái không?”.
“Có chứ”. Ông trả lời: “Tôi có ba đứa con, chúng đều rất giỏi giang. Chúng nói với tôi rằng: “Bố, chúng con yêu bố. Chúng con sẽ luôn ủng hộ bố”. Tôi nghe xong thực sự rất cảm động”.
“Được, đây là mục thứ 2. Ba đứa con đều yêu quý ông, luôn ủng hộ ông. Ông có bạn bè không?”, tôi hỏi.
“Tôi có mấy người bạn rất tốt. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi, cũng từng nguyện ý giúp tôi. Nhưng giờ thì chẳng ai có thể làm được gì nữa rồi. Họ không thể giúp tôi được nữa”.
“Vậy là ông có những người bạn thân nguyện ý giúp mình, hơn nữa đều rất tôn trọng ông. Nhưng tôi đang băn khoăn phẩm hạnh của ông thế nào? Có từng làm việc không tốt hay không?”.
“Tôi tự cảm thấy mình sống không hổ thẹn gì cả. Tôi luôn cố gắng làm những điều đúng đắn, không thẹn với lòng, cũng chưa từng hại ai”.
“Rất tốt. Chúng ta hãy chép vào đây thêm một dòng này: ‘Đạo đức tốt’. Sức khỏe của ông gần đây thế nào?”.
“Tôi hoàn toàn ổn, hiếm khi mắc bệnh. Tôi thấy mình là một người khá khỏe mạnh. Nhưng gần đây tôi luôn chán nản, buồn khổ, cảm thấy cuộc đời đã kết thúc từ lâu”.

“Nước Mỹ thế nào? Ông cảm thấy mình còn cơ hội ở đất nước này chứ?”.
“Đây là đất nước duy nhất mà tôi muốn ở lại trên thế giới này cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay”.
Tôi lại hỏi ông: “Ông có tin rằng Chúa sẽ giúp mình hay không?”.
Ông hơi bối rối, nhíu mày một chút rồi nói: “Tôi vẫn tin vào Chúa cho đến lúc giã từ cõi đời này. Khi ấy, tôi mong Chúa sẽ tha thứ những tội lỗi, xóa sạch mọi khổ đau cho mình”.
“Được rồi. Bây giờ chúng ta hãy xem lại tờ giấy này nhé, xem ông còn lại những thứ gì”, tôi nói.
1. Một người vợ tốt: Đã kết hôn hơn 30 năm, bất kể xảy ra chuyện gì, bà ấy cũng đều sẽ không bỏ rơi.
2. Ba đứa con đều rất quý mến, hết lòng ủng hộ.
3. Có những người bạn thân luôn xem trọng và nguyện ý giúp đỡ.
4. Có đạo đức, không làm chuyện hổ thẹn với lương tâm.
5. Khỏe mạnh, không bệnh tật.
6. Sống trên đất Mỹ, nơi đáng sống nhất thế giới.
7. Tin vào Chúa.
Tôi chìa tờ giấy ra trước mặt ông, nói: “Tôi nghĩ ông vẫn còn có rất nhiều tài sản. Nhưng lúc đầu ông lại bảo với tôi rằng mình không còn lại gì”.
Người đàn ông ngượng ngùng đón tờ giấy từ tay tôi, nhìn chằm chằm vào đó hàng chục phút như đang cố đọc kỹ từng dòng chữ. Bất giác ông ngẩng mặt lên, hai hàng lệ ứa ra từ khóe mắt. Tôi thấy môi ông run lên, dường như đã không giữ được bình tĩnh.
Đoạn, ông nấc lên thành tiếng, lấy hai tay che mặt, rồi bật khóc nức nở. Tôi ngồi lặng lẽ bên ông, nhìn ông khóc ngon lành như một đứa trẻ đang hối lỗi. Ông ngẩng đầu lên, nói: “Tôi đã nghĩ mình chẳng còn gì cả. Tôi thật tồi tệ, ngu ngốc. Hôm nay tôi đã định tự sát sau khi gặp anh. Tôi đã chuẩn bị cho mình một liều thuốc ngủ. Nhưng tôi đã hiểu rồi, đã hiểu rồi… Chúa không bao giờ bỏ rơi tôi!”.
Ông không chờ tôi đáp lời, lặng lẽ đứng dậy, bắt chặt tay tôi, đóng sập cửa phòng bước ra bên ngoài. Trời chợt đổ mưa nhưng ông vẫn đầu trần bước đi dưới con phố. Dáng vẻ ấy hoàn toàn khác với lúc ông đến với tôi. Có lẽ, điều duy nhất ông muốn làm lúc này là trở về nhà, ôm thật chặt vợ và 3 đứa con của mình vào lòng mà nói lời yêu thương vậy…

***
Cuộc đời của chúng ta có lúc sẽ không được như ý. Ta luôn mong có được một đời bình yên và hạnh phúc đủ đầy. Nhưng vẫn có những con sóng cồn, những đêm giông bão ập đến, cuốn lấp ta đi, làm héo mòn trái tim ta, khiến ta dường như chẳng còn hy vọng sống.
Nhưng bạn đã bao giờ thử làm như vị bác sĩ trên chưa? Dù khi tuyệt vọng nhất, hãy điểm lại xem mình còn lại những gì.
Vào lúc tuyệt vọng nhất, chí ít bạn vẫn còn có gia đình, bạn bè, có sức khỏe, có đạo đức và có Đức Chúa Trời ở bên cạnh chở che. Nếu bạn là một người tốt, luôn giữ điều thiện trong tâm, thì cuộc sống sẽ không bao giờ bịt kín lối đi của bạn. “Thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng”, mọi chuyện đến tận cùng rồi cũng êm xuôi, nếu chưa ổn thì chắc chắn chưa phải tận cùng.
Vậy nên, hãy luôn vui sống, tin tưởng, mến yêu cuộc đời và trân quý chính mình. Cha mẹ mang nặng đẻ đau mới sinh ra bạn trên cõi trần thế này. Ở một không gian sâu thẳm hơn, sinh mệnh của bạn có lẽ đã được Chúa Trời chở che, nâng đỡ, tạo thành. Bạn hẳn đã nghe chuyện Chúa Trời tạo ra con người từ bùn đất ra sao. Từ bùn đất, những đấng tối cao đã tạo ra bạn vất vả đến thế.
Nếu không trân quý sinh mệnh của mình, bạn chính là đang có lỗi với bản thân, cha mẹ và cả với Chúa Trời, người đã dưỡng thành sinh mệnh, linh hồn của bạn. Và xin hãy nhớ rằng:
Ảo ảnh trăm năm giữa cõi trần
Ta tìm ta ở chốn lạc lầm
Nhân sinh như mộng qua như chớp
Chỉ cầu giữ mãi mối thiện tâm


ST

16/07/2019

HAI CHỮ QUÊ HƯƠNG


1.    Quê hương (danh từ): Đất Nước, nói về một Đất nước mà trong đó có quê (làng, cái nhà) mà mình đã được sinh ra. (Wiktionary)
“Trời sinh ra bác Tản Đà/ Quê hương thời có cửa nhà thì không”
(Thú ăn chơi – Tản Đà)
“Ai có biết làm sao nói được/ Lòng tha hương trằn trọc nhớ quê hương“
(Tổ quốc – Huy Cận)

2.    Trong tùy bút “Lòng yêu nước” (1942) của nhà văn Nga Ilya Grigoryevich Ehrenburg có viết: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua chát của trái lê mùa thu hay mùa có thảo nguyên có hơi rượu mạnh...
Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Volga, con sông Volga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu hàng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. 

3.    Quê hương qua trích đoạn thơ:
Quê hương. chiếc đò nho nhỏ
Qua sông. kham khổ từng ngày
Thân me vai gầy. gánh khổ
Thương con. chịu nỗi đắng cay
.
Quê hương đong đầy thương nhớ
Ngoại nhai tóm tém trầu cay
Mẹ mày. thằng cháu mất dạy
Rong chơi lêu lỏng suốt ngày

Quê hương làm sao không nhớ?
Cầu tre lắt lẻo sớm mai
Đường vui. trống trường réo gọi
Cây cao. chim hót từng bầy
Chia nhau từng viên đạn nhỏ
Bịt mắt. kiếm tìm. Ai đây?
Chia nhau nỗi lo thầy gọi
Nhói đau. thước khẽ bàn tay
Chia nhau trái me keo ngọt
Chia nhau từng tiếng cười đầy
.
Quê hương làm sao không nhớ?
Dòng sông tuổi trẻ mênh mang
Bần de. phóng đùng. nước mát
Lặn tìm. chân bắt. la vang
Bờ sông. chị khàn tiếng gọi
Vết roi cha đánh. tím bầm!
(Quê Hương – Nguyên Lạc)

ST

15/07/2019

Hội chứng chệch múi giờ


Thưa bác sĩ,
Chúng tôi thường hay đi du lịch mọi nơi cho nên có thắc mắc về việc di chuyển này nhất là về Hiện Tượng Chệch Múi Giờ. Vậy xin bác sĩ nói về hiện tượng này ra làm sao và chúng tôi phải làm gì để tránh các bất tiện gây ra bởi hiện tượng này. Cảm ơn bác sĩ 

Đáp
Thưa ông
Với sự tiến bộ của ngành hàng không, con người có thể di chuyển từ hai địa điểm rất xa nhau trên trái đất trong khoảng thời gian rất ngắn.
Khi vượt qua nhiều múi giờ như vậy, cơ thể ta sẽ trải qua một số thay đổi sinh học, gây khó chịu và cần được điều chỉnh lại. Ðó là Hội Chứng Chệch Múi Giờ Jet Lag Syndrome.
Xin nói rõ thêm về hiện tượng này.
Ngoại trừ vi khuẩn, cơ thể các sinh vật cũng như thảo mộc, đều có một cơ chế gọi là đồng hồ sinh học. Ðồng hồ này hoạt động nhịp nhàng theo chu kỳ, trong khoảng thời gian 24 giờ để điều hòa một số chức năng như sự thức, ngủ, nhiệt độ cơ thể…làm sao cho thích hợp với không gian  ta đang ở.
Ðồng hồ nhận tín hiệu quan trọng từ môi trường xung quanh như ánh sáng, bóng tối, nhiệt độ … để sắp xếp một nền nếp sinh hoạt cho cơ thể, mà ta gọi là thói quen. Một khi đã thiết lập, cơ thể cứ theo giờ giấc đó mà làm việc, không lệ thuộc vào ngoại cảnh.
Khi di chuyển sang một địa phương khác với chênh lệch nhiều múi giờ, cơ chế sinh học này cần một thời gian dăm ba ngày để điều chỉnh, thích nghi với hoàn cảnh mới. Trong thời gian đó, ta sẽ mất đi vài ngày vui của cuộc du lịch với một số khó chịu cho cơ thể như mệt mỏi, ngủ thất thường, ăn uống khác giờ, tiêu hoá rối loạn, thân nhiệt thay đổi.
Sở dĩ như vậy là vì cơ thể ta khi được đặt vào môi trường khác lạ, mà đồng hồ sinh học vẫn còn được sắp xếp theo môi trường cũ với sinh hoạt cũ. Hiện tượng này thấy ở mọi sinh vật.
Một con cua sống ở biển miền Ðông, được di chuyển sang bờ biển phía Tây, thì trong mấy ngày đầu vẫn giữ màu sắc bình thường như khi ở biển Ðông.
Hoa trinh nữ vẫn mở lá ban ngày, khép lá ban đêm, dù ta có che phủ hoa khỏi ánh sáng mặt trời. Ít nhất trong thời gian đầu trước khi điều chỉnh.
Con người từ Á châu mà du lịch sang Mỹ châu, với nửa vòng trái đất cách nhau, trong mấy ngày đầu đồng hồ sinh học vẫn hoạt động như trước. Nghĩa là khi ta ngủ nghỉ bên đây thì bên kia đại dương dân chúng đang làm việc và ngược lại.
Ðã có nhiều đề nghị để tránh phiền phức do jet lag, mà hiệu quả tùy theo từng người.

a. Trước khi di chuyển
Về thực phẩm, Tiến sĩ Charles F. Ehret, Chicago, có đề nghị giữ bụng đói trong khi bay để ăn một bữa đầy đủ với nhiều chất đạm khi tới nơi. Cẩn thận hơn, ông ta còn gợi ý là: ba ngày trước khi khởi hành, ăn no nê với nhiều chất đạm, hai ngày sau ăn nhẹ với nhiều chất bột như cơm, mỳ, khoai tây; trên máy bay ăn một ít hạt ngũ cốc; khi tới nơi, đi ăn bữa ăn thịnh soạn với nhiều thịt. Ehret cho rằng chất đạm làm ta năng động hơn, chất bột làm ta dễ buồn ngủ.
Ðồng thời cố gắng duy trì hoạt động theo giờ giấc nơi mới tới, ra ngoài trời nắng nhiều, nếu có thể làm một số vận động cơ thể.
Nếu ghiền cà phê, chỉ uống vào thời gian từ 3 tới 5 giờ chiều.
Về giấc ngủ thì Ehret đề nghị thay đổi giờ giấc ngủ buổi tối trong ba ngày trước: nếu bay về phương Ðông, đi ngủ sớm hơn một giờ và cũng thức sớm hơn một giờ mỗi đêm cho mỗi múi giờ chênh lệch. Bay về hướng Tây thì làm ngược lại. Mục đích là để cơ thể thích nghi dần dần với địa phương mà ta sẽ tới.

b. Khi di chuyển
Trong khi bay, tránh cà phê, thuốc ngủ, rượu. Uống nhiều nước lạnh, nước trái cây. Vặn đồng hồ theo giờ nơi sẽ tới, bắt đầu sinh hoạt như ta đang ở nơi đó: ăn, ngủ theo giờ giấc mới.
Nếu nơi sẽ tới đang là ban đêm, ta che mắt để ngủ, mà không ăn hay đọc sách, coi TV. Nếu là ban ngày thì ta cố thức, đi tới đi lui trong lòng tàu bay, đọc sách, coi TV…Tóm lại, khi đồng hồ bảo ta ngủ thì ta ngủ, bảo ăn vào mỗi bữa thì ta ăn.

c. Khi tới nơi
Nhiều chuyên viên về jet lag đều nhấn mạnh là khi tới nơi, phải hoạt động ngay theo giờ giấc mới tại địa phương.
Giả thử ta tới vào buổi sáng, sau một đêm dài bay. Lúc đó là giờ sắp đi ngủ ở chỗ xuất phát thì ta đừng ngủ, mà cố gắng hoạt động theo thời khóa biểu tại địa phương cho tới chiều. Nếu cần, chỉ làm vài chục phút nghỉ dưỡng thần, vì nếu ta ngủ nhiều, thì sự thích nghi của đồng hồ sinh học với môi trường mới sẽ khó khăn hơn.
Nếu ta tới nơi vào ban đêm, thì đi ngủ ngay chứ đừng thức, hàn huyên tâm sự, làm xáo trộn giờ giấc của người địa phương.
Chúng tôi hy vọng rằng các lời giải đáp trên đã giúp ông một phần nào câu hỏi mà ông nêu ra.
NYD
Arlington, TX

Dấu hiệu cần thay ngay ví tiền mới nếu không muốn nghèo


Ví tiền là đồ dùng vô cùng quan trọng với mỗi người, ví tiền đúng phong thủy hút tiền bạc vào căng ví. Muốn như vậy bạn đừng bao giờ để ví tiền mắc lỗi sau:
Sử dụng ví hơn 3 năm
Trong phong thủy khi bạn sử dụng ví tiền tầm 3 năm thì nên thay đổi ví mới. Bởi 3 năm là bạn đã dùng cạn kiệt, không còn khả năng giữ tiền.
Ngoài ra, bạn sau 3 năm bạn nên thay đổi vận mệnh của mình mộ lần để đảo bảo tài vận giúp cho tài vận của bạn thêm sung túc, tiền bạc rủng rỉnh hơn.

Chiếc ví của bạn đã lỗi thời
Nếu bạn nhận thấy răng chiếc ví của mình đang dũng đã đổi màu và cũ kỹ sau nhiều năm sử dụng thì bạn nên thay một chiếc ví mới. Một chiếc ví khi sử dụng quá lỗi thời sẽ khiến cho bạn không theo kịp thời đại.

Ví tiền bị sờn da cần phải thay mới.
Ngoài ra, chiếc ví này làm cho bạn trông lỗi thời và kém tự tin hãy đầu tư cho mình một chiếc ví mới để bạn không bị tụt hậu so với bạn bè. Theo phong thủy khi chiếc ví hợp thời đúng phong thủy cũng sẽ giúp cho bạn hút tài lộc nhiều hơn.

Ví có dấu hiệu hư hỏng
Khi chiếc ví của bạn đang có dấu hiệu bị bong rỉ, sờn da, thì bạn nên thay một chiếc ví mới. Khi sử dụng một chiếc ví da kém chất lượng không chỉ làm cho bạn mât tự tin khi đứng trước đám đông, mà còn khiến cho phong thủy của ví tiền giảm sút khiến cho tài lộc vào ví kém đi rất nhiều.

Khi gặp dấu hiệu này bạn cần phải tay ví mới cao cấp hơn, hợp phong thủy hơn để giúp bạn tự tin thoải mái khi đi ra ngoài.

Ví không đủ sức chứa

Nếu bạn sử dụng một chiếc ví quá nhỏ khiến cho ví không đủ sức chứa thì bạn nên thay một chiếc ví mới để cảm thấy rộng rãi hơn.
Khi bạn sử dụng một chiếc ví quá chật khiến cho tài lộc của bạn khó lòng hút lộc. Giải pháp cho bạn chính là sắm cho mình một chiếc ví da mới kiểu dáng hợp thời hơn, hút tiền bạc.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
ST