Thưa bác sĩ,
Chúng tôi thường hay đi du lịch mọi nơi cho nên có thắc mắc về
việc di chuyển này nhất là về Hiện Tượng Chệch Múi Giờ. Vậy xin bác sĩ nói
về hiện tượng này ra làm sao và chúng tôi phải làm gì để tránh các bất tiện gây
ra bởi hiện tượng này. Cảm ơn bác sĩ
Đáp
Thưa
ông
Với
sự tiến bộ của ngành hàng không, con người có thể di chuyển từ hai địa điểm rất
xa nhau trên trái đất trong khoảng thời gian rất ngắn.
Khi
vượt qua nhiều múi giờ như vậy, cơ thể ta sẽ trải qua một số thay đổi sinh học,
gây khó chịu và cần được điều chỉnh lại. Ðó là Hội Chứng Chệch Múi Giờ Jet
Lag Syndrome.
Xin
nói rõ thêm về hiện tượng này.
Ngoại
trừ vi khuẩn, cơ thể các sinh vật cũng như thảo mộc, đều có một cơ chế gọi là đồng
hồ sinh học. Ðồng hồ này hoạt động nhịp nhàng theo chu kỳ, trong khoảng thời
gian 24 giờ để điều hòa một số chức năng như sự thức, ngủ, nhiệt độ cơ thể…làm
sao cho thích hợp với không gian ta đang ở.
Ðồng
hồ nhận tín hiệu quan trọng từ môi trường xung quanh như ánh sáng, bóng tối,
nhiệt độ … để sắp xếp một nền nếp sinh hoạt cho cơ thể, mà ta gọi là thói
quen. Một khi đã thiết lập, cơ thể cứ theo giờ giấc đó mà làm việc, không lệ
thuộc vào ngoại cảnh.
Khi
di chuyển sang một địa phương khác với chênh lệch nhiều múi giờ, cơ chế sinh học
này cần một thời gian dăm ba ngày để điều chỉnh, thích nghi với hoàn cảnh mới.
Trong thời gian đó, ta sẽ mất đi vài ngày vui của cuộc du lịch với một số khó
chịu cho cơ thể như mệt mỏi, ngủ thất thường, ăn uống khác giờ, tiêu hoá rối loạn,
thân nhiệt thay đổi.
Sở
dĩ như vậy là vì cơ thể ta khi được đặt vào môi trường khác lạ, mà đồng hồ sinh
học vẫn còn được sắp xếp theo môi trường cũ với sinh hoạt cũ. Hiện tượng này thấy
ở mọi sinh vật.
Một
con cua sống ở biển miền Ðông, được di chuyển sang bờ biển phía Tây, thì trong
mấy ngày đầu vẫn giữ màu sắc bình thường như khi ở biển Ðông.
Hoa
trinh nữ vẫn mở lá ban ngày, khép lá ban đêm, dù ta có che phủ hoa khỏi ánh
sáng mặt trời. Ít nhất trong thời gian đầu trước khi điều chỉnh.
Con
người từ Á châu mà du lịch sang Mỹ châu, với nửa vòng trái đất cách nhau, trong
mấy ngày đầu đồng hồ sinh học vẫn hoạt động như trước. Nghĩa là khi ta ngủ nghỉ
bên đây thì bên kia đại dương dân chúng đang làm việc và ngược lại.
Ðã
có nhiều đề nghị để tránh phiền phức do jet lag, mà hiệu quả tùy theo từng
người.
a. Trước khi di chuyển
Về
thực phẩm, Tiến sĩ Charles F. Ehret, Chicago, có đề nghị giữ bụng đói trong khi
bay để ăn một bữa đầy đủ với nhiều chất đạm khi tới nơi. Cẩn thận hơn, ông ta
còn gợi ý là: ba ngày trước khi khởi hành, ăn no nê với nhiều chất đạm, hai
ngày sau ăn nhẹ với nhiều chất bột như cơm, mỳ, khoai tây; trên máy bay ăn một
ít hạt ngũ cốc; khi tới nơi, đi ăn bữa ăn thịnh soạn với nhiều thịt. Ehret cho
rằng chất đạm làm ta năng động hơn, chất bột làm ta dễ buồn ngủ.
Ðồng
thời cố gắng duy trì hoạt động theo giờ giấc nơi mới tới, ra ngoài trời nắng
nhiều, nếu có thể làm một số vận động cơ thể.
Nếu
ghiền cà phê, chỉ uống vào thời gian từ 3 tới 5 giờ chiều.
Về
giấc ngủ thì Ehret đề nghị thay đổi giờ giấc ngủ buổi tối trong ba ngày trước:
nếu bay về phương Ðông, đi ngủ sớm hơn một giờ và cũng thức sớm hơn một giờ mỗi
đêm cho mỗi múi giờ chênh lệch. Bay về hướng Tây thì làm ngược lại. Mục đích là
để cơ thể thích nghi dần dần với địa phương mà ta sẽ tới.
b. Khi di chuyển
Trong
khi bay, tránh cà phê, thuốc ngủ, rượu. Uống nhiều nước lạnh, nước trái cây. Vặn
đồng hồ theo giờ nơi sẽ tới, bắt đầu sinh hoạt như ta đang ở nơi đó: ăn, ngủ
theo giờ giấc mới.
Nếu
nơi sẽ tới đang là ban đêm, ta che mắt để ngủ, mà không ăn hay đọc sách, coi
TV. Nếu là ban ngày thì ta cố thức, đi tới đi lui trong lòng tàu bay, đọc sách,
coi TV…Tóm lại, khi đồng hồ bảo ta ngủ thì ta ngủ, bảo ăn vào mỗi bữa thì ta
ăn.
c. Khi tới nơi
Nhiều
chuyên viên về jet lag đều nhấn mạnh là khi tới nơi, phải hoạt động ngay
theo giờ giấc mới tại địa phương.
Giả
thử ta tới vào buổi sáng, sau một đêm dài bay. Lúc đó là giờ sắp đi ngủ ở chỗ
xuất phát thì ta đừng ngủ, mà cố gắng hoạt động theo thời khóa biểu tại địa
phương cho tới chiều. Nếu cần, chỉ làm vài chục phút nghỉ dưỡng thần, vì nếu ta
ngủ nhiều, thì sự thích nghi của đồng hồ sinh học với môi trường mới sẽ khó
khăn hơn.
Nếu
ta tới nơi vào ban đêm, thì đi ngủ ngay chứ đừng thức, hàn huyên tâm sự, làm
xáo trộn giờ giấc của người địa phương.
Chúng
tôi hy vọng rằng các lời giải đáp trên đã giúp ông một phần nào câu hỏi mà
ông nêu ra.
NYD
Arlington,
TX
:)
Trả lờiXóahttps://hellobacsi.com/wp-content/uploads/2018/03/Jet-lag.jpg
Xóa