Trang

31/01/2017

Gia đình bạn có vui như thế này không?

Ba, bốn, thậm chí năm thế hệ, cùng xuất hiện trong một tấm ảnh quả là một kỷ niệm gia đình đẹp đẽ. Như những bức ảnh dưới đây, chúng khiến bạn bật cười.
 
Gia đình bạn có vui nhộn như thế này không?
Cho con uống nào! 
 
Gia đình bạn có vui nhộn như thế này không?
Một bức ảnh, nhiều thế hệ
 
Gia đình bạn có vui nhộn như thế này không?
Nụ hôn ba thế hệ
 
Gia đình bạn có vui nhộn như thế này không?
"Noi bước cha ông"
 
Gia đình bạn có vui nhộn như thế này không?
Năm thế hệ: 93 tuổi, 72 tuổi, 50 tuổi, 28 tuổi và 0,5 tuổi
 
Gia đình bạn có vui nhộn như thế này không?
Bốn thế hệ ông cháu
 
Gia đình bạn có vui nhộn như thế này không?
Ba thế hệ
 
Gia đình bạn có vui nhộn như thế này không?
Bốn thế hệ
 
Gia đình bạn có vui nhộn như thế này không?
Năm thế hệ bà cháu
 
Gia đình bạn có vui nhộn như thế này không?
Khi máy ảnh chưa chụp đuợc tự động, vậy thì dùng gương để chụp đủ cả đại gia đình!
 
Gia đình bạn có vui nhộn như thế này không?
Bốn thế hệ có gương mặt y nhau
 
Gia đình bạn có vui nhộn như thế này không?
Ba thế hệ trong ngày trọng đại
 
Gia đình bạn có vui nhộn như thế này không?
Bốn thế hệ bà cháu
 
Gia đình bạn có vui nhộn như thế này không?
Bàn tay của bốn thế hệ
 
Gia đình bạn có vui nhộn như thế này không?
Bức ảnh trên đây sai chổ, ông này không có con trai, cố gắng sanh đến lần thứ bảy mới thành công.
Gia đình bạn có vui nhộn như thế này không?
Ba thế hệ lính cứu hỏa
ST

Tuyển tập thơ vui về "kiếp gà trống"




Có con gà trống hoa mơ
Nó đi đạp mái bạc phơ cả đầu
Bạc thì bạc có sao đâu
Nếu không đạp mái sống lâu làm gì?



Cũng con gà trống hoa mơ
Nó đi đạp mái hói trơ cả đầu
Hói thì hói có sao đâu
Nếu không đạp mái tóc, râu làm gì?

Còn con gà mái hoa mơ
Nó đi tìm trống đỏ phơ cái mào
Đỏ thì đỏ kệ xác tao
Nếu không tìm trống thì tao ế à?



Ước gì anh hóa thành gà
Ngày ngày đạp mái các nhà xung quanh.


Cúm gà chỉ chết mình gà
Cúm chim thì chết cả bà... lẫn ông.



Ra đường sợ nhất cúm gà
Về nhà sợ nhất vợ già... khỏa thân?!



Mai sau về với ông bà
Nấp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân.



Kiếp sau xin chớ làm người
Làm con gà trống cho đời tự do
Thả sức mà gáy o... o...
Quanh năm đạp mái không lo trả tiền
Xong rồi về với tổ tiên
Tắm qua một cái rồi lên bàn thờ
Lạc vào tiên cảnh nên thơ
Khỏa thân tạo dáng dư thừa sức trai



Cuộc đời ngẫm cũng chông gai
Thôi thì ta cứ đầu thai kiếp gà
Tha hồ ghẹo nguyệt trêu hoa
Ăn no, rửng mỡ lê la xóm làng!

Kiếp gà trống thật vẻ vang
"Đạp" xong vỗ đít gáy vang đất trời
Sướng hơn cái kiếp làm người
Sống vô tư suốt một đời... làm trai.
 
 
Xong rồi về với tổ tiên,
Tắm qua một cái rồi lên bàn thờ...
ST

30/01/2017

ĐÓA YÊU THƯƠNG

Truyền thuyết kể rằng…

Ngày xửa ngày xưa, có một cô bé 5 tuổi rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm, yêu cả ba ông Táo bằng đá đêm ngày chịu khói lửa để nấu cơm, hầm ngô, nướng thịt cho mọi người ăn. Một lần, thương ba ông Táo, trời đã nóng lại chịu lửa suốt ngày đêm, cô bé ấy đã lấy một gáo nước to dội lên đầu ba ông. Tro khói bốc lên mù mịt, ông Táo già nhất vụt hiện ra nói:

– Cháu thương ta nhưng chưa hiểu ta. Lửa càng nóng, ta càng vui. Cháu mà dội nước thì có ngày ta bị cảm mất.

Từ đấy, cô bé không dội nước lên đầu ba ông Táo nữa. Nhưng ông Táo già thì thỉnh thoảng lại hiện lên trò chuyện với hai chị em cô bé. Một hôm, vì thương ông, cô em hỏi:

– Ông thích lửa thôi à? Ông còn thích gì nữa không?

– Có chứ! Năm sắp hết, ông phải về trời! Cháu bắt cho ông con cá chép ông cưỡi về Trời thì ông thích nhất.
Cô bé liền rủ chị đi bắt cho bằng được một con cá chép về. Cô bỏ ngay vào bếp lửa rồi nói:

– Ông Táo ơi! Chúng cháu biếu ông con cá chép này đây!

Con cá chép vụt biến mất. Tối 23 Tết, quả nhiên hai chị em thấy ông Táo hiện ra, sau đó cưỡi con cá chép bay ra khỏi nhà và bay cao lên trời...

Bố cô bé là một người đi săn thú rất tài giỏi. Ông thường chỉ thích đi săn thú dữ. Ông bảo:

– Còn ác thú thì tôi còn đi săn cho kỳ hết!

Ông không muốn truyền nghề cho con mình, vì cả hai đều là gái. Nhưng cô em lại rất thích nghề của cha. Mới 5 tuổi mà cô đã xin cha dạy cho mình đủ cả côn quyền và đao kiếm. Cô tuy nhỏ người nhưng nhanh nhẹn vô cùng, người cha còn phải kinh ngạc về sức mạnh của đôi tay cô. Lúc 9 tuổi, cô hăm hở xin theo cha đi săn thú. Người mẹ và người chị lo lắng, nhưng cô bé thưa ngay:

– Con không giết được con mồi bằng một nhát như cha thì con đâm ba nhát, năm nhát, mẹ và chị cứ yên tâm.

Nói sao làm vậy, cô bé lần đầu theo cha đi săn đã giết ngay được một con lợn lòi rất hung dữ. Trong vùng bỗng xuất hiện một quái vật đầu người mình báo. Bà con ai cũng lo lắng, khiếp sợ. Quái vật này chỉ thích ăn thịt người, nhất là thịt trẻ con. Người cha liền dẫn cô gái nhỏ đi tìm quái vật để giết. Người mẹ và chị can ngăn nhưng không được. Người cha bảo:

– Tôi chỉ cho nó đi theo để xem, còn diệt quái vật là việc của tôi, hai mẹ con đừng lo.

Hai cha con đi được mấy ngày thì có tin quái vật đã bị người cha giết chết thật. Bữa hai cha con trở về, bà con trong vùng mang rượu, gà và vịt đến làm cỗ ăn mừng. Cô gái nhỏ không quên đặt vào bếp lửa một con cá chép và khấn với ông Táo già:

– Chúng cháu xin gửi biếu ông con chép để thỉnh thoảng ông cưỡi đi chơi.

Ông Táo già lại hiện lên cám ơn cô bé và hỏi:

– Cháu thấy quái vật có sợ không?

– Cháu chỉ thích được cha cháu cho cháu được cùng đánh với nó, nhưng cha cháu không chịu.

Sau đó, người cha bỗng bị ốm nặng. Người mẹ và hai cô gái hết lòng chăm sóc, bệnh người cha có đỡ nhưng sức khỏe thì không còn được như trước nữa. Vài năm sau, ở vùng trong xa, bỗng xuất hiện một quái vật khác đầu người nhưng mình rắn. Quái vật này có sức khỏe ghê gớm. Nó có thể quấn chết một con bò mộng chỉ trong chớp mắt. Nó cũng thích ăn thịt trẻ con và có thể ăn một lúc mấy đứa. Bà con vùng đó liền cử người ra mời cha con người đã giết quái vật đầu người mình rắn giúp bà con. Người cha nhìn cô gái nhỏ của mình hỏi:

– Liệu con có nhận lời đi giúp bà con được không?

Cô gái nhỏ liền đáp:

– Con xin cha mẹ và chị để cho con đi!

Người cha nói:

– Cha sẽ cùng đi với con, nhưng cha chỉ giúp con thôi. Lần này chính con phải lo diệt quái vật đấy. Người mẹ và chị càng lo lắng gấp bội.

– Ông ơi! Đường từ đây vào đó xa xôi cách trở. Quái vật dữ ác mà con bé thì mới 14 tuổi. Tôi sợ lắm!

– Cha ơi! Cha và em nhận lời, rủi có chuyện gì thì mẹ và con làm sao sống nổi?

Cô gái nhỏ liền thưa:

– Mẹ và chị à, con tuy còn nhỏ nhưng con có đủ sức để diệt quái vật. Bà con đã nhờ lẽ nào mình lại từ chối. Mẹ và chị cứ yên lòng. Cha và con diệt xong quái vật sẽ trở về ngay.

Thấy không can ngăn được, người mẹ và chị đành lo chuẩn bị mọi thứ cho hai cha con lên đường. Trước đó người mẹ đã may áo mới cho hai con ăn Tết, bây giờ bà liền hỏi cô gái nhỏ:

– Con muốn mẹ nhuộm áo cho con màu gì?

Cô bé nhìn ra ngoài đồi núi rồi đáp:

– Con rất thích màu vàng!

Người mẹ liền giã nghệ nhuộm cho con một màu vàng thật tươi. Ngày lên đường, cô bé mặc chiếc áo vàng, nhìn càng khỏe, càng đẹp. Cô nói với mẹ và chị:

– Diệt xong quái vật, lúc về con sẽ mặc áo này cho mẹ và chị nhận ra được con ngay từ xa.

Trước khi đi cô gái cũng không quên khấn chào ông Táo và hứa:

– Cháu sẽ trở về kể chuyện diệt quái cho ông nghe.

Ông Táo liền hiện ra nói:

– Chúc hai cha con mau trừ được quái vật. Ông sẽ chờ ngày trở về.

Hai cha con đi ròng rã hơn một tháng trời mới vào đến nơi có quái vật đầu người mình rắn. Nghỉ ngơi được dăm ba ngày, hai cha con liền đi tìm quái vật để diệt. Hai cha con đánh nhau với nó hai ngày liền mà không diệt nổi. Sức của người cha cứ yếu dần. Cô bé liền thưa với cha:

– Cha ơi! Ngày mai cha cứ để cho con bám sát nó. Con sẽ lấy dao găm đâm đuôi nó dính vào thân cây này, đâm một con dao cắm chặt mình nó vào thân cây khác. Nó không quăng mình đi được thì ta sẽ lựa thế mà chặt đầu nó đi. Người cha biết cách đánh đó hay nhưng rất nguy hiểm. Tin vào tài nghệ của con, ông gật đầu:

– Được! Nhưng con phải đề phòng cẩn thận nếu nó dứt được đuôi ra.

– Cha cứ yên tâm.

Ngày hôm sau, theo cách đánh ấy, hai cha con quả đã diệt được quái vật. Nhưng trước khi chết nó đã quẫy mạnh một cái, dứt được cái đuôi ra khỏi mũi dao. Sau đó nó liền cuốn ngay lấy người cô bé. Cô bé vừa chặt được cái đầu nó thì cũng bị nó quấn gẫy cả xương mềm nhũn người. Thấy con gái yêu của mình chết, người cha buông rơi thanh kiếm, chạy đến đỡ lấy xác con. Bà con trong vùng cũng vừa chạy đến. Họ đem xác cô gái về chôn cất rồi lập đền thờ. Nhưng cô gái đâu chịu “nằm yên” như vậy. Vì cô biết cha mẹ và chị mình cùng bà con vùng trong, vùng ngoài đều yêu quý mình, mà cô cũng yêu quý và muốn sống với họ. Cô xin Thổ thần (thần Đất) giúp cô biến thành một con chim lông vàng rực rỡ, một con chim chưa ai thấy bao giờ, rồi bay về quê nhà xin gặp ông Táo:

– Ông ơi! Cháu bị quái vật quấn chết. Nhưng cháu mà chết thì cha mẹ và chị cháu làm sao sống nổi! Vậy đêm nay, hăm ba tháng Chạp, ông có về Trời thì ông hãy tâu với Trời cho cháu sống lại.

Ông Táo liền hứa:

– Được, ông sẽ tâu giúp cho cháu.

Con chim lông vàng rực rỡ liền bay xuống chỗ mẹ và chị đang ngồi, kêu lên mấy tiếng rồi bay đi. Cũng vừa lúc đó người mẹ và chị biết tin là cô gái nhỏ đã không còn nữa. Bà mẹ ngã ra chết ngất bên bếp lửa. Ông Táo liền đưa hai bàn tay ấm nóng áp vào trán cho bà tỉnh lại và nói ngay:

– Bà cứ yên tâm. Đêm nay về Trời, tôi sẽ xin Trời cho cháu sống lại.

Hai mẹ con nghe nói thì mừng quá, liền sụp xuống lạy tạ. Ông Táo đi tối hăm ba thì tối hăm tám ông trở về hạ giới. Ông nói với hai mẹ con:

– Trời rất thương cô bé nhưng cháu chết đã quá ngày, xin sống lại quá chậm. Vì vậy Trời chỉ có thể cứu cho cháu mỗi năm sống lại được 9 ngày.

Hai mẹ con nghe nói buồn lắm nhưng cũng lại mừng. Thôi thì cứ được trông thấy con, thấy em trong giây lát cũng đã đỡ khổ rồi, huống chi lại được thấy trong 9 ngày. Bà mẹ liền hỏi:

– Ông ơi! Bao giờ thì cháu sống lại được?
– Tùy hai mẹ con, cứ cầu Trời sống từ ngày nào, Trời sẽ cho ngày ấy.
– Vậy nhờ ông xin cho cháu sống lại ngay đêm nay!
– Đêm nay thì chưa được, sớm nhất là phải từ đêm mai!
– Vâng, ông xin cho cháu sống lại từ đêm mai vậy!

Hai mẹ con suốt đêm hôm ấy cứ thức mãi. Cả ngày hôm sau, hai mẹ con đều chẳng muốn làm gì. Chỉ mong cho trời chóng tối. Rồi trời cũng tối. Hai mẹ con hồi hộp đợi, không biết con mình, em mình sẽ sống lại trở về như thế nào. Định khấn gọi ông Táo thì bỗng nghe ngoài cổng có tiếng gọi:

– Mẹ ơi! Chị ơi!

Hai mẹ con vụt chạy ra và thấy đúng là cô gái nhỏ đã trở về trong chiếc áo vàng vẫn sáng lên, nhìn rất rõ. Ba mẹ con ôm nhau khóc như mưa. Ngày hôm sau, người cha cũng từ vùng xa trở về. Dọc đường, ông thương vợ con nhưng chưa biết sẽ nói gì cho vợ con ở nhà đỡ khổ. Không ngờ khi về đến nhà đã thấy cô gái nhỏ đang nằm ngủ bên cạnh mẹ và chị. Ông dụi mắt tưởng là con bé nhà ai đến chơi. Khi biết cô gái nhỏ đã được sống lại, trở về ông liền ôm chầm lấy con và cứ để cho nước mắt chảy dài trên má.

Cô gái nhỏ ăn Tết với cha mẹ và chị đúng 9 ngày. Trong những ngày đó, cô gái nhỏ dành làm hết mọi công việc để giúp cha mẹ và chị. Nhưng cả nhà lại không muốn cô gái làm việc gì. Trong 9 ngày, họ sống bù cho cả một năm sắp phải xa nhau. Đến đêm thứ 9, khi trời vừa tối, cô bé vừa kịp ôm lấy cha mẹ và chị để chào ra đi thì người cô bỗng cứ mờ dần như sương khói rồi biến mất. Cả nhà buồn rầu, thương nhớ cô gái nhỏ vô cùng. Nhưng nghĩ đến Tết năm sau, cô sẽ về, mọi người lại an ủi nhau, lại kiên nhẫn chờ đợi.

Và năm sau, cũng vào chiều 29 tháng Chạp, cô gái nhỏ áo vàng lại trở về ăn Tết với gia đình rồi đến tối mồng 7 Tết lại ra đi. Năm nào cũng thế. Nghe chuyện lạ, người vùng trong liền cử người ra mời cả gia đình vào sinh sống trong đó để bà con được trả ơn và gặp lại cô gái nhỏ đã giúp bà con diệt được con quái vật đầu người mình rắn. Thấy sức người cha đã suy yếu, cả nhà bàn với nhau và nhận lời. Từ đó, cứ vào ngày 29 tháng Chạp hàng năm, cô gái nhỏ áo vàng lại trở về sống đủ 9 ngày Xuân với cha mẹ, với chị và bà con trong vùng.

Khi cha mẹ và chị đều mất cả, cô gái không về nữa. Cô hóa thành một cây hoa ngay ở ngôi đền bà con đã dựng lên để thờ cô. Cây ấy hầu như cả năm chỉ có lá, nhưng cứ vào khoảng gần Tết, hoa lại nở đầy. Hoa màu vàng tươi như màu áo của cô gái nhỏ ngày trước.


Hoa vui Tết với bà con khoảng chục ngày rồi rụng xuống đất, biến mất để năm sau lại trở về. Cây hoa ấy ngày nay người ta gọi là cây Mai Vàng. Ngày Tết ở miền Trung và miền Nam, bà con thường mua một cành mai vàng về cắm trên bàn thờ ông bà. Họ tin rằng, có cành mai vàng vừa đẹp nhà vừa vui Tết, lại vừa có thể xua đuổi được hết các loài ma quái trong suốt cả năm.
ST

Phố Ông Đồ





















Photoby Fatasa

27/01/2017

Tết Sài Gòn và Hà Nội khác nhau điểm nào?

1.HÀ NỘI BÁNH CHƯNG, SÀI GÒN BÁNH TÉT
Bánh chưng là món ăn truyền thống có từ lâu đời, được xem là thứ không thể thiếu trong cái Tết cổ truyền của người miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng. Có câu “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Đối với người Hà Nội, bánh chưng không chỉ là một món ăn, mà nó còn là biểu tượng của nét văn hoá, lưu giữ những kỉ niệm đầm ấm bên gia đình khi cùng nhau canh nồi bánh chưng ngày Tết.
7 điểm khác biệt thú vị giữa Tết Sài Gòn và Tết Hà Nội
Gói bánh chưng – Ảnh: wikipedia
Cùng nguyên liệu: gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ… nhưng bánh tét lại được gói khác hình dạng với bánh chưng. Bánh chưng hình vuông, còn bánh tét hình trụ dài, là món bánh được người miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn ưa chuộng. Nhưng người Sài Gòn không có thói quen tự nấu bánh tét ở nhà như người Hà Nội nấu bánh chưng mà họ thường đi mua ở các cửa hàng làm sẵn.
7 điểm khác biệt thú vị giữa Tết Sài Gòn và Tết Hà Nội
Bánh tét được người Sài Gòn ưa chuộng – Ảnh: sưu tầm

2. HÀ NỘI CHƠI HOA ĐÀO, SÀI GÒN CHƠI HOA MAI
Loài hoa đặc trưng cho ngày Tết của Hà Nội là hoa đào, trong khi của Sài Gòn là hoa mai. Cùng một họ cây nhưng màu sắc và cấu tạo cây, hoa khác nhau. Trong khi hoa đào khoe sắc hồng trên những cành cây khẳng khiu thì hoa mai lại tràn đầy sức sống với màu vàng rực rỡ. Ngay cả loài hoa đặc trưng này cũng nói lên một chút về con người: người Hà Nội duyên dáng, khéo léo còn người Sài Gòn năng động, trẻ trung.
7 điểm khác biệt thú vị giữa Tết Sài Gòn và Tết Hà Nội
Hoa đào tươi thắm – Ảnh: sưu tầm
7 điểm khác biệt thú vị giữa Tết Sài Gòn và Tết Hà Nội
Hoa mai rực rỡ – Ảnh: sưu tầm
3. HÀ NỘI LẠNH, SÀI GÒN NẮNG ẤM
Ở hai đầu đất nước nên Hà Nội và Sài Gòn đón Tết trong hai thời tiết khác hẳn. Cái Tết của Hà Nội thường gắn với những đợt rét kéo dài, người Hà Nội ra ngoài phải áo lạnh, khăn mũ ấm áp. Còn Sài Gòn thường nắng ấm, thời tiết có khi se lạnh hơn bình thường nhưng chỉ đủ làm cho cái Tết của người Sài Gòn có thêm chút mùi vị riêng.
7 điểm khác biệt thú vị giữa Tết Sài Gòn và Tết Hà Nội
Người Hà Nội mặc áo lạnh – Ảnh: Cao Anh Tuấn
7 điểm khác biệt thú vị giữa Tết Sài Gòn và Tết Hà Nội
Sài Gòn nắng ấm – Ảnh: sưu tầm

4. HÀ NỘI KIÊNG TRỨNG, SÀI GÒN KIÊNG CHUỐI
Quan niệm của mỗi vùng khác nhau nên cũng sẽ có những điều kiêng kỵ khác nhau. Trong dịp Tết, người Hà Nội kiêng ăn trứng vì cho rằng trứng có hình dạng giống số 0, ăn vào cả năm sẽ không gặp may mắn, cứ mãi ở số 0. Trong khi đó, món thịt kho với trứng lại là món ăn không thể thiếu trong nhà người Sài Gòn vào những ngày Tết.
7 điểm khác biệt thú vị giữa Tết Sài Gòn và Tết Hà Nội
Sài Gòn chuộng thịt kho trứng trong khi Hà Nội kiêng trứng trong những ngày Tết – Ảnh: Ngon Blog

Ngược lại, trong dịp Tết người Sài Gòn kiêng ăn chuối, cũng không dùng chuối để cúng kiếng vì họ cho rằng ăn chuối sẽ “chúi” cả năm, không phất lên được. Trong khi đó, chuối là loại trái cây được người Hà Nội ưa chuộng và cho vào mâm ngũ quả ngày Tết.
7 điểm khác biệt thú vị giữa Tết Sài Gòn và Tết Hà Nội
Mâm ngũ quả của người Hà Nội trong khi người Sài Gòn lại kiêng chuối – Ảnh: sưu tầm
5. XE ĐẠP CHỞ HOA CỦA HÀ NỘI VÀ CHỢ HOA Ở SÀI GÒN
Hình ảnh những chiếc xe đạp chở hoa trên khắp các phố phường Hà Nội là một hình ảnh đẹp và thi vị trong những ngày Tết. Các thúng hoa đủ màu sắc, tươi rói điểm tô thêm những màu sắc xinh tươi cho thủ đô, có người gọi đó là “chợ hoa di động”.
7 điểm khác biệt thú vị giữa Tết Sài Gòn và Tết Hà Nội
Xe đạp bán hoa ở Hà Nội – Ảnh: vnexpress
Ở Sài Gòn thì thời tiết nắng nóng, không mát lạnh như Hà Nội nên việc chở hoa đi bán dạo là điều bất khả thi vì hoa sẽ nhanh chóng bị héo, dập nát. Do đó, khi muốn mua hoa Tết, người Sài Gòn phải đến các chợ hoa như chợ hoa Hồ Thị Kỷ.
7 điểm khác biệt thú vị giữa Tết Sài Gòn và Tết Hà Nội
Gian hàng trong chợ hoa Hồ Thị Kỷ – Ảnh: Vita
6. NGƯỜI HÀ NỘI ĐI CHÚC TẾT, NGƯỜI SÀI GÒN ĐI DU LỊCH
Đối với người Hà Nội, Tết là phải ở nhà sum họp cùng gia đình, rồi đi chúc Tết bà con họ hàng, bạn bè, hàng xóm… Đôi lời hỏi thăm nhau trong những ngày đầu năm, chúc nhau sức khoẻ, cả năm vạn sự như ý… là những món quà tinh thần không thể thiếu mà người Hà Nội gửi tặng nhau.
7 điểm khác biệt thú vị giữa Tết Sài Gòn và Tết Hà Nội
Người nhỏ mừng tuổi người lớn – Ảnh: tienphong

Người Sài Gòn không có thói quen đi thăm hỏi, chúc Tết như Hà Nội. Thường họ không ở lại thành phố mà về quê nội ngoại ở những vùng miền khác, nếu không thì họ sẽ đi du lịch. Những tour du lịch dài ngày trong dịp Tết phục vụ cho nhu cầu này của người Sài Gòn luôn đắt khách.
7 điểm khác biệt thú vị giữa Tết Sài Gòn và Tết Hà Nội
Khu du lịch Suối Tiên ở Sài Gòn tấp nập du khách những ngày Tết – Ảnh: Trungydan
7. BẠN BÈ ĐẾN NHÀ, HÀ NỘI MỜI TRÀ, SÀI GÒN MỜI BIA
Nếu có dịp đến thăm họ hàng, bạn bè ở Hà Nội và Sài Gòn vào dịp Tết bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt. Người Hà Nội sẽ mang trà nóng và khay bánh mứt, hạt dưa ra mời khách, ngồi hàn huyên tâm sự nói chuyện đầu năm. Trong khi người Sài Gòn sẽ không ngần ngại mang bia và mồi (đồ nhắm) ra đãi khách. Có tí men vào thì cuộc trò chuyện sẽ thoải mái, cởi mở hơn, giống như bản tính người Sài Gòn xưa nay vẫn vậy.
7 điểm khác biệt thú vị giữa Tết Sài Gòn và Tết Hà Nội
Ấm trà ngày Tết của người miền Bắc – Ảnh: Sưu tầm
7 điểm khác biệt thú vị giữa Tết Sài Gòn và Tết Hà Nội
Người Sài Gòn thích mời nhậu dịp Tết – Ảnh: sưu tầm
Là đại diện cho văn hoá hai miền Bắc – Nam, Tết Hà Nội và Tết Sài Gòn có những  điểm khác biệt thú vị, thậm chí là đối nghịch nhau. Tuy nhiên, dù ở đâu làm gì thì Tết ở cả hai nơi đều là khoảng thời gian đầm ấm, sum vầy bên gia đình tình thân.
Nguồn: Theo Daisy – Mytour.vn

7 điểm khác biệt thú vị giữa Tết Sài Gòn và Tết Hà Nội

Tết ở Sài Gòn dường như đơn giản hơn ở Hà Nội. Người Sài Gòn thích đi du lịch còn ở Hà Nội lại thích sum họp gia đình. Ở Hà Nội kiêng ăn trứng, còn ở Sài Gòn thì kiêng ăn chuối.
Khám phá những điểm khác biệt giữa ngày Tết ở Sài Gòn - Hà Nội 1


Khám phá những điểm khác biệt giữa ngày Tết ở Sài Gòn - Hà Nội 2
Điểm khác đầu tiên phải kể đến thời tiết. Ngày Tết, miền Bắc se se lạnh, hay có mưa phùn, miền Nam thì ấm áp nắng vàng. Thời tiết cũng dẫn đến một điểm khác biệt trong ngày Tết ở hai miền, đó là cách ăn mặc của người dân.

Nhung diem khac biet giua ngay Tet o Sai Gon - Ha Noi hinh anh 3
Loài hoa đặc trưng ngày Tết của người Bắc là hoa đào, của người Nam là hoa mai.
Nhung diem khac biet giua ngay Tet o Sai Gon - Ha Noi hinh anh 4

Về cơ bản, hai loại bánh này giống nhau về nguyên liệu, nhưng bánh chưng được gói thành hình vuông, bánh tét được gói thành hình trụ dài.

Khám phá những điểm khác biệt giữa ngày Tết ở Sài Gòn - Hà Nội 5

Người miền Bắc thường muối dưa hành để ăn Tết, còn người miền Nam có món củ kiệu.


Khám phá những điểm khác biệt giữa ngày Tết ở Sài Gòn - Hà Nội 6

Người miền Bắc kiêng ăn trứng đầu năm vì cho rằng trứng có hình thù giống với số không. Còn người miền Nam luôn có món thịt kho hột vịt ngày Tết.


Khám phá những điểm khác biệt giữa ngày Tết ở Sài Gòn - Hà Nội 7
Món ăn đặc trưng ngày Tết của miền Bắc là canh bóng bì hoặc là canh măng nấu xương, món canh của miền Nam là khổ qua hầm.

Khám phá những điểm khác biệt giữa ngày Tết ở Sài Gòn - Hà Nội 8
Mâm ngũ quả của miền Bắc hay có chuối, với ý nghĩa là bàn tay hứng tinh túy của mùa xuân. Người miền Nam lại kiêng chuối vì đồng âm với “chúi”, nghĩa là thất bát, làm ăn đi xuống.

Khám phá những điểm khác biệt giữa ngày Tết ở Sài Gòn - Hà Nội 9
Ngày cúng ông Công, ông Táo, người miền Bắc hay cúng cá chép rồi đem thả sông. Người miền Nam không có tập tục này.

Khám phá những điểm khác biệt giữa ngày Tết ở Sài Gòn - Hà Nội 10

Khách đến nhà, người miền Bắc đem trà, mứt kẹo ra mời rồi ngồi hàn huyên. Người miền Nam thì dọn mâm cơm mời khách, rồi ngồi ăn nhậu.


Khám phá những điểm khác biệt giữa ngày Tết ở Sài Gòn - Hà Nội 11
Xu hướng du xuân phát triển ở miền Nam nhiều hơn ở ngoài Bắc.
 Theo Long Trần