Trang

30/09/2022

BÀI THƠ MAI TÔI ĐI...

Khoảng tháng 1/2015 có bài thơ Mai Tôi Đi không đề tên tác giả được phổ biến khắp nơi - Khiến nhiều người đọc sững sờ, về những lời tác giả sáng tác trong bài thơ, thấy buồn muốn khóc! Vì tác giả biết trước sự Ra đi của mình trong nay mai nên đã sáng tác bài thơ này bằng Tiếng Anh và cũng chính tác giả đã chuyển sang Việt Ngữ, phổ biến trên Facebook.

Nay tôi được biết tác giả là:

Thái Thúc Hoàng Minh con ruột của cố đạo diễn Thái Thúc Nha (Alfa Film) trước 1975. Nay tác giả bài thơ đã qua đời: Ngày 13 tháng 2 năm 2015-Tại Đà lạt. Tác giả Thái Thúc Hoàng Minh là Cậu ruột của nữ ca sĩ Thanh Lan.

 

TOMORROW I'M GOING!

 

Tomorrow I'm going... It's no big a deal,

It happens all the time, like fallen leaves in the park

Like flowers driven by winds onto the side walk,

These are minor matters in the turbulent waters of life...

Death is hovering over my death bed,

Please spare me of comments, visitations, or prayers of peace

While my breathing is going to cease

And I'm lying, waiting to bid farewell.

These last dying moments... I wouldn't care less...

The hot and cold months on this planet.

No matter I'm rich or full of glory,

At the end I still return to dust and ashes...

My finite existence decisively comes to an end

And enters the yin and yang bỏderlands

I won't be bewildered at the frontier's gate

Earthly realm is on this side, the other an unimaginable and unknown fate

I only wish my soul always at peace,

Traveling lightly, I quicken my pace

Leaving behind those who push and pull,

While I finish my journey on earth's face...

My eyes are already closed...

Please don't shed tears of sympathy

Please, no flower wreaths, no offerings, nor condolences,

No videotaping, no picture taking for memories.

That would only bring stresses and strains to the surviving...

A quick look behind and life is just like a dream

I arrived naked and I'm leaving with empty hands

Many ups and downs, happy and sad moments piled high,

Now they're all cleared up... I'm stepping on board, the boat has arrived...

If you miss me... Please silently pray,

And consider a life has been liberated,

Be calm, relaxed, and gay,

I go first, you follow behind, we'll meet again...

 

Và phía dưới cũng chính tác giả chuyển ngữ Ra tiếng Việt với đầu đề “Mai Tôi Đi”

 

MAI TÔI ĐI

 

Mai tôi đi... Chẳng có gì quan trọng,

Lẽ thường tình, như lá rụng công viên,

Như hoa rơi trước gió ở bên thềm,

Chuyện bé nhỏ giữa dòng đời động loạn...

Trên giường bệnh, Tử Thần về thấp thoáng,

Xin miễn bàn, thăm hỏi hoặc cầu an,

Khi xác thân thoi thóp trút hơi tàn,

Nằm hấp hối đợi chờ giờ vĩnh biệt.

Khoảnh khắc cuối... Đâu còn gì tha thiết...

Những tháng ngày hàn nhiệt ở trần gian.

Dù giàu sang hay danh vọng đầy tràn,

Cũng buông bỏ trở về cùng cát bụi...

Sẽ dứt điểm đời phù du ngắn ngủi,

Để đi vào ranh giới của âm dương,

Không bàng hoàng trước ngưỡng cửa biên cương,

Bên trần tục, bên vô hình cõi lạ...

Chỉ ước nguyện tâm hồn luôn thư thả

Với hành trang thanh nhẹ bước qua nhanh,

Quên đàng sau những níu kéo giựt dành,

Kết thúc cuộc lữ hành trên dương thế...

Mắt nhắm rồi... Xin đừng thương rơi lệ,

Đừng vòng hoa, phúng điếu hoặc phân ưu,

Đừng quay phim, chụp ảnh để dành lưu.

Gây phiền toái, nợ thêm người còn sống...

Ngoảnh nhìn lại, đời người như giấc mộng,

Đến trần truồng và đi vẫn tay không.

Bao trầm thăng, vui khổ đã chất chồng,

Nay rũ sạch... Lên bờ, thuyền đến bến...

Nếu tưởng nhớ... Xin âm thầm cầu nguyện,

Nên xem như giải thoát một kiếp người,

Cứ bình tâm, thoải mái với vui tươi,

Kẻ đi trước, người sau rồi sẽ gặp...

 

Thái Thúc Hoàng Minh

 

29/09/2022

Vì sao chúng ta dễ nổi cáu khi trời nóng?


 Thực tế cho thấy con người ta quả thực rất dễ nổi cáu và mất bình tĩnh khi trời nóng.

Nhưng tại sao thế? Nếu là vì cảm giác khó chịu, thì trời lạnh cũng mang lại điều tương tự. Nhưng rõ ràng, con người ta không dễ cáu gắt trong mùa đông, đúng không?

 Nồng độ cortisol khiến chúng ta dễ nổi cáu hơn. Thực chất, đây là câu hỏi đã khiến giới khoa học phải đau đầu trong nhiều năm. Rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng khi trời nắng nóng, tỷ lệ gây gổ, đánh nhau bạo lực và tự sát cũng tăng theo. Và hóa ra có cả một cơ chế đằng sau câu chuyện này, chứ không đơn thuần là cảm giác.

 Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng thời tiết nóng bức thực sự làm tăng lượng cortisol - hormone stress trong cơ thể. Khi bạn căng thẳng hơn, bạn dễ nổi cáu hơn. Theo tiến sĩ Dominika Kanikowska - tác giả nghiên cứu từ ĐH Y Khoa Poznan, các nghiên cứu trước kia đã đặt ra đủ mọi giả thuyết, như trời nóng làm tăng nhịp tim, tăng lượng testosterone, và kích hoạt hệ thần kinh giao cảm. Tất cả tạo ra phản ứng "đánh hay chạy" trong não bộ, và con người ta muốn nổi nóng, dễ cáu gắt hơn. Nhưng Kanikowska nhận ra rằng, lý do đơn giản chỉ là cortisol mà thôi! "Hormone này giúp chúng ta giảm viêm nhiễm và duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, khi nó tăng quá cao, mọi chuyện sẽ trở nên tệ hơn".

"Nồng độ cortisol thường cao nhất vào buổi sáng, rồi giảm dần trong ngày. Thấp nhất là vào buổi tối, nhằm đảm bảo chất lượng cho giấc ngủ".

ST

28/09/2022

Tại sao kí ức càng đau buồn càng nhớ lâu?


 Khi một người trải qua một mất mát nghiệm trọng hoặc sự kiện bi thảm, tại sao mọi chi tiết dường như ghi sâu vào trí nhớ, trong khi đó, một loạt các trải nghiệm tích cực lại biến mất?

 Theo một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí khoa học thần kinh Neuroscience bởi nhà nghiên cứu Sabrina Segal thuộc trường đại học bang Arizona thì, điều này là phức tạp hơn nhiều so với suy đoán ban đầu của các nhà khoa học. Khi não bộ lưu giữ ký ức về các đối tượng, nó sẽ tạo ra một mô hình hoạt động đặc trưng cho từng đối tượng đó. Căng thẳng làm thay đổi dấu vết bộ nhớ và tách biệt với các đối tượng thuộc các trải nghiệm khác. Nếu những ký ức hạnh phúc và căng thẳng đều mang tính cảm xúc, thì đâu là điểm khác biệt trong cách não bộ lưu giữ chúng?

 Câu trả lời nằm ở các hormone tiết ra khi cơ thể gặp căng thẳng. Khi chúng ta trải qua một sự kiện đau buồn, cơ thể sẽ giải phóng ra hai hormone gây stress chính là norepinephrine và cortisol. Norepinephrine làm tăng nhịp tim và kiểm soát phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy, thường tăng lên khi chúng ta cảm thấy bị đi dọa hoặc trải qua các phản ứng cảm xúc mạnh. Điều này về mặt hóa học tương tự như hormone epinephrine – hay còn gọi là adrenaline. Trong não, norepinephrine có chức năng như một chất dẫn truyền thần kinh mạnh hoặc tín hiệu hóa học có thể tăng cường trí nhớ.

 Nghiên cứu về cortisol đã cho thấy hormone này có thể gây một ảnh hưởng mạnh lên trí nhớ tăng cường. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở người cho đến nay vẫn không thể kết luận – với cortisol đôi khi tăng cường trí nhớ trong khi đó có những lúc nó lại không có tác động gì.

Một nhân tố quan trọng trong việc cortisol có ảnh hưởng đến trí nhớ tăng cường hay không, có thể dựa vào sự kích hoạt của hormone norepinnephrine trong quá trình học hỏi, một phát hiện trước đây đã quan sát thấy trong các nghiên cứu trên chuột. Trong nghiên cứu của mình, Segal - một trợ lý giáo sư nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Interdisciplinary Salivary Bioscience Research (IISBR) tại trường đại học bang Arizona, và các đồng nghiệp của bà tại trường Irvine – trường đại học California đã cho thấy các chức năng tăng cường trí nhớ con người là tương tự. Được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Larry Cahill tại trường đại học Irvine, nghiên cứu của Segal bao gồm 39 phụ nữ, được cho xem 144 hình ảnh từ bộ ảnh có tên International Affective Picture Set. Bộ ảnh này là một bộ hình ảnh tiêu chuẩn đã được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu nhằm gây ra một loạt các phản ứng, từ trung tính tới các phản ứng cảm xúc mạnh mẽ, sau khi xem. Segal và các đồng nghiệp đã cho mỗi đối tượng tham gia nghiên cứu một liều hydrocortisone – để mô phỏng stress - hoặc một giả dược ngay trước khi họ xem bộ ảnh nói trên. Mỗi phụ nữ sau đó sẽ tự đánh giá cảm xúc của mình sau khi được xem hình ảnh, ngoài ra các nhà nghiên cứu còn lấy mẫu nước bọt của họ trước và sau khi xem các bức ảnh. Một tuần sau đó, một kiểm tra nhắc lại bất ngờ được thực hiện. Những gì mà nhóm nghiên cứu của Segal nhận thấy "đó là những trải nghiệm tiêu cực được ghi nhớ một cách dễ dàng khi một sự kiện là chấn thương đủ để giải phóng ra cortisol, và chỉ khi norepinephrine được giải phóng trong hoặc ngay sau sự kiện này”. “Nghiên cứu này cung cấp một phần thông tin quan trọng giúp hiểu rõ hơn về cách mà những kỉ niệm đau buồn có thể tăng cường ở phụ nữ”, Segal nói thêm. “Bởi vì, điều này cho thấy nếu chúng ta có thể can thiệp làm giảm nồng độ norepinephrine ngay lập tức sau một chấn thương tâm lý, chúng ta có thể ngăn chặn cơ chế tăng cường trí nhớ này xảy ra, bất chấp lượng cortisol được giải phóng ra bao nhiêu khi một cá nhân trải qua một sự kiện đau buồn”.

Các nghiên cứu xa hơn nữa là cần thiết để có thể khám phá xem mối quan hệ giữa hai hormone stress nói trên phụ thuộc vào giới tính của bạn đến mức nào, đặc biệt là vì phụ nữ có nguy cơ phát triển trứng rối loạn do căng thẳng và chấn thương gây tác động tới trí nhớ, ví dụ như trong chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Posttraumatic Stress Disorder (PTSD)).

Một lý do khác xuất phát từ lịch sử tiến hóa của loài người. Tuổi tác cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc con người lựa chọn nhớ gì, quên gì.

 Elizabeth Kensinger, giáo sư Tâm lý học và Khoa học Thần kinh tại Đại học Boston (Mỹ), phân tích: “Bản năng con người được thiết lập để sinh tồn, bảo vệ họ khỏi những tình huống nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, điều hợp lý là sự chú ý của não bộ sẽ tập trung vào những thứ có khả năng đe dọa”. Nói một cách ví von, Laura Carstensen, giáo sư Tâm lý học tại Đại học Stanford (Mỹ) từng nói với The Washington Post vào năm 2018: “Đối với sự sống còn, việc để ý đến con sư tử đang rình rập trong bụi rậm quan trọng hơn để ý bông hoa đẹp đẽ đang nở ở phía bên kia đường”.

 Ngoài ra, tuổi tác cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc con người lựa chọn nhớ gì, quên đi những gì. Giáo sư Carstensen tin rằng não bộ chọn xử lý, giữ lại những hình ảnh, thông tin xuất hiện trong các tình huống căng thẳng để có thể giải quyết khi gặp những vấn đề tương tự lần nữa. "Ở độ tuổi còn trẻ, mỗi người thường có suy nghĩ họ còn tương lai dài phía trước và phải thu thập thật nhiều thông tin, kiến thức giúp họ "quản lý" phần đời của mình. Trong khi đó, khi lớn tuổi hơn, họ dần chuyển sang sống cho hiện tại và do đó, tập trung vào những kỷ niệm mang sắc thái tươi sáng, tốt đẹp hơn", cô giải thích.

ST

27/09/2022

Câu chuyện về chàng thanh niên Pháp bỏ nhà sang Việt Nam đi tu


 Sau 4 năm sang Việt Nam đi tu, chàng thanh niên Pháp ngày nào giờ đã là một vị sư.

 

Tốt nghiệp đại học, đang làm giám đốc điều hành cho một công ty chuyên về máy tính với tiền lương lên đến vài trăm ngàn đô la một năm, thế nhưng, James Christopher, một thanh niên Pháp vẫn quyết định bỏ việc sang Việt Nam đi tu. Quyết học tiếng Việt để…đi tu

Quy định đối với các chư tăng đang tu hành ở Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt khá nghiêm ngặt, truyền hình và internet hoàn toàn bị cấm tuyệt. Toàn bộ khu thiền viện hơn một chục ha với trên 150 chư tăng chỉ có duy nhất một chiếc điện thoại để bàn dùng làm đầu mối liên lạc với bên ngoài.

Phải nhiều lần gọi điện xin phép, cuối cùng chúng tôi mới được thượng tọa Thích Thông Phương – trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt cho phép tiếp xúc với chàng thanh niên nói trên.

 

Thích Trúc Thái Hội

Tục danh của anh là James Christopher, nhà ở thủ đô Paris, Pháp. Thế nhưng, đã từ lâu rồi, kể từ ngày đặt chân đến Thiền viện Trúc Lâm cách đây 4 năm, anh dường như đã quên mất “tên cúng cơm” của mình.

Với một khả năng tiếng Việt khá tốt, anh bảo bây giờ anh đã là một sa-di, pháp danh là Thích Trúc Thái Hội và đề nghị chúng tôi hãy xưng hô bằng cái tên Việt Nam ấy.

Nói về căn duyên dẫn đến việc xuất gia, sư Thích Trúc Thái Hội cho biết, mặc dù sống ở Phương Tây, nơi có đa số người dân theo đạo Thiên chúa giáo song ngay từ nhỏ Thái Hội lại có tư tưởng hướng về Phật giáo. Và sự bí ẩn của một tôn giáo đến từ Phương Đông cứ ngày một lớn dần trong tâm tưởng của Thái Hội. Để giải tỏa “cơn khát” thông tin về Phật giáo, sau giờ học anh lên mạng tìm hiểu và trong một lần tình cờ Thái Hội biết đến thiền phái Trúc Lâm. Cũng từ đó ý nghĩ phải tìm về nơi phát xuất của Thiền phái này cứ cuốn hút Thái Hội, tuy nhiên anh vẫn chưa thể thực hiện ngay tức thì. Một phần vì điều kiện kinh tế không cho phép, một phần là do gia đình phản đối bởi anh là con trai duy nhất trong gia đình.

Sau nhiều năm gác lại dự định để học tập và làm việc, đến năm 2007, Thái Hội quyết định thực hiện ước mơ của mình, khi này anh đã là giám đốc điều hành của một công ty máy tính ở Pháp với tiền lương trên 100 ngàn đô la/năm. Để thực hiện ước mơ này, sau giờ làm việc Thái Hội âm thầm đến một trung tâm đào tạo ngoại ngữ để học tiếng Việt. Thấy anh học một ngoại ngữ tương đối lạ, nhiều người bạn tra hỏi thì anh nửa thật nửa đùa : “Tớ học để qua Việt Nam đi…tu”. Nghe xong, mọi người cười xòa bởi tính anh hay bông đùa, thật giả lẫn lộn nên chẳng ai tin!

“Tu ở Việt Nam bao giờ chết mới thôi”

Ngày tiễn Thái Hội ra sân bay để đến một vùng đất xa lạ mà anh chưa một lần đặt chân đến, người mẹ khóc như mưa. Để trấn an, Thái Hội hứa chỉ qua Việt Nam tu tập một thời gian rồi về!

Vừa đặt chân đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Thái Hội lập tức hỏi thăm đường về Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Thấy một người nước ngoài với dáng người vạm vỡ gần 100kg, râu tóc xồm xoàm nên sư thầy cũng ngán ngại. Tuy nhiên, với quan điểm sẵn sàng thu nạp bất kỳ ai có tâm hướng Phật, cộng với việc Thái Hội giỏi tiếng Việt nên cuối cùng sư thầy đã bị thuyết phục và chấp nhận cho anh tham gia đạo tràng.

Một ngày cuối năm 2012, tức gần hai năm sau ngày trở thành Phật tử của đạo tràng Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt, Thái Hội đã xin phép thầy cho mình được xuống tóc quy y, trở thành một thầy tu thật sự. Sau nhiều ngày thuyết giảng về những quy định tương đối ngặt nghèo đối với chúng tăng mà vẫn không nhận được sự thay đổi ý định từ Thái Hội, cuối cùng thượng tọa Thích Thông Phương đã trực tiếp ra tay quy y, thu nạp Thái Hội làm môn đồ.

Nhớ lại những ngày mới sang Việt Nam gia nhập đạo tràng, sư Thích Trúc Thái Hội chia sẻ: “Lúc ở bên Pháp, là giám đốc nên sư ngủ dậy rất muộn. Thế nhưng khi qua đây tham gia đạo tràng mình buộc phải theo quy định của nhà chùa phải thức dậy từ lúc 3 giờ sáng để tụng kinh và sau đó là thiền nên cũng hơi mệt mỏi. Tuy nhiên, do quyết tâm trong mình vào thời điểm đó rất lớn nên cuối cùng mình đã vượt qua. Lâu dần thành quen và bây giờ thì với sư chuyện ngày tụng kinh 3 lần, thiền 6-7 tiếng đồng hồ không còn là việc khó nữa”.

Ngoài việc thay đổi giờ giấc, việc chuyển từ chế độ ăn mặn sang ăn chay đối với sư Thái Hội cũng là một công việc vô cùng khó khăn. “Từ nhỏ mình đã quen ăn bánh mỳ, bơ….nhưng khi qua đây chỉ được ăn cơm, rau và đậu hủ nên mình bị kiệt sức một thời gian. Chỉ trong vòng 1 tháng, mình đã giảm từ 90kg xuống còn 70kg. Ban đầu cũng mệt nhưng giờ thì sư cảm thấy vóc dáng này là chuẩn mà mình cảm thấy khỏe hơn lúc trước…”, sư Thái Hội cho biết thêm.

Khi nói về gia đình mình bên Pháp, sư Thái Hội cho biết từ ngày qua Việt Nam đến nay, sư đã được sư thầy cho về thăm nhà 4 lần. Lần về mới nhất cách đây 4 tháng, thấy mẹ vẫn khỏe sư vui lắm. Sư Thái Hội bảo, cũng muốn về thăm mẹ thường xuyên hơn nhưng vé máy bay từ Việt Nam về Pháp đắt quá, sư không đủ tiền!

Khi được hỏi đi tu thì lấy đâu ra nhiều tiền để về thăm quê, sư Thái Hội cho biết đó là một trích ra từ phần lãi có được từ số tiền dành dụm khi còn đi làm, phần còn lại dành cho mẹ dưỡng già.

Trước khi chia tay với chúng tôi, sư Thích Trúc Thái Hội cho biết từ lâu đã xem Việt Nam là quê hương thứ hai của mình và “sẽ tu ở đây cho đến khi nào chết mới thôi”. Đồng thời, sư cũng không quên nhờ chúng tôi cho xin mấy tấm ảnh gửi về cho mẹ, bởi theo quan niệm của vị sa-di này, hiếu kính cha mẹ cũng là một trong những bổn phận của người tu sĩ chân chính. Và đó cũng chính là mong muốn của sư khi chia tay nước Pháp để đến Thiền Viện Trúc Lâm tu hành./.

 


Phật tử đến từ bên kia đại dương

Ở Thiền viện Trúc Lâm chúng tôi còn tiếp xúc với một Phật tử khác cũng thú vị không kém, đó là ông James Mitchell, một kỹ sư già người Mỹ. Cơ duyên đưa ông James Mitchell đến với Phật giáo cũng từ rất sớm. Thế nhưng, mãi đến năm 1989, khi 40 tuổi ông mới có thời gian đến với thiền. Và như một định mệnh, sau nhiều lần vân du khắp phương Đông để tầm sư học đạo, cuối cùng ông đã đến Thiền viện Trúc Lâm này.

Không có ý định xuất gia như thầy Thích Trúc Thái Hội, ông James  Mitchell chỉ muốn tham gia thiền tập có thời hạn. Dù chưa quen với điều kiện thời tiết và phong tục tập quán của người Việt, nhưng nhờ cùng một chí hướng với những đồng đạo nên ông Mitchell bắt đầu hòa nhập được với không gian thiền định của ngôi thiền viện này.

Biết rào cản ngôn ngữ và văn hóa gây khó khăn cho vị khách đến từ phương Tây, những nhà sư trong thiền viện luôn tìm mọi cách để giúp đỡ.

Chia tay với chúng tôi, hai người con phật đến từ phương Tây cho biết từ lâu đã xem Việt Nam là quê hương thứ hai và thực sự trân trọng những gì mà thiền phái Trúc Lâm đã mang đến cho họ – đó chính là sự rộng lượng vô ngã của giáo lý nhà Phật, sự tự tại trong tâm hồn. Và đó chính là lý do mà những người yêu mến Phật giáo đến từ một nền văn hóa khác như văn hóa phương Tây tìm đến nơi đây: Thiền viện Trúc Lâm. 

Tổng hợp/Một Thế Giới

26/09/2022

Chợ Nancy

                


 Hoài niệm về chợ Nancy thập niên 60-70

Ông bạn lớn tuổi dạy tiếng Anh biết tôi đang viết về những ngôi chợ trên đất Sài Gòn gọi điện hỏi thăm “Chợ Năи Xi” còn kнôиg? Chợ Nancy kнôиg còn.

Bây giờ vị trí mảnh đất của ngôi chợ ở gần ngã tư Trần Hưng Đạo và Nguyễn Văи Cừ (trước là Cộng Hòa) đã bị giải tỏa. Ông bạn tôi quan tân đến chợ vì nhớ nhiều kỷ niệm đẹp ngày xưa, còn tôi lại để ý khi ông gọi tên chợ “Năи Xi” theo cách phát âm thuần Việt. Ông nói ở Sài Gòn duy nhất có ngôi chợ này мαng cái tên rặt Tây mặc dù đường Nancy vào thời ông Diệm đổi tнàин Cộng Hòa.

Tôi thích gọi những cái tên Tây của các công trình cầu đường còn lại trên đất Sài Gòn một cách thuần Việt. Việt hóa cách phát âm nghe gần gũi và bình dân hơn là sửa miệng để nghe người Việt nói tiếng Tây với người Việt như kiểu hài trong một tuồng cải lương hồi nhỏ mà tôi kнôиg nhớ tên là gì lại đi nhớ một câu nói duy nhất, “sọt ti đờ le ra gốc me ngồi chờ”. Tuy rằng cách việt hóa này đôi khi мαng lại sự nhầm lẫn cho người nghe nhưng cũng thật thú vị.

Ở tнàин phố Fort Worth nơi tôi cư ngụ có một con đường мαng cái tên “Concho” rất ngộ nghĩnh. Nhưng mấy ông già bà cả ở đây lại gọi là đường “Con Chó” cho dễ nhớ. Concho là tiếng Tây Ban Nha được Mỹ hóa như một từ иɢυуên và người ta lấy tên Concho đặt tên cho đường phố ở Fort Worth, Dallas, Houston hay nhiều nơi khác nữa.

Nghe các cụ già gọi đường “Con Chó” làm tôi nhớ hồi nhỏ, cạnh nhà có ông đạp xᴇ ba gác тнỉин thoảng rảnh rỗi kể cho tụi nhỏ xóm chúng tôi nghe chuyện tнàин phố Sài Gòn thời Pháp. Ông kể tên các con đường “Năи Xi” (Nancy), Mặc Má Hồng (Mac Mahon)… bằng thứ tiếng Pháp Việt một cách lưu loát. Tôi khoái chí lắm, Mặc Má Hồng chắc là tên bà đầm nào thích тʀᴀng điểm phấn son, sau này tôi mới biết, té ra là Công tước Patrice de Mac Mahon sau làm Tổng thống Pháp.

Còn Nancy là ai? Tôi đoán là tên của một “bà đầm” có tiếng tăm nên người Pháp mới lấy tên đặt cho một con đường lớn ở Sài Gòn ngày trước. Ở Paris có con đường Rue de Nancy hay một tнàин phố nào đó ở Pháp мαng tên nàng Nancy là chuyện bình тнường. Nhưng ngay cả ở Mỹ cũng có con đường мαng tên Nancy kiều diễm.

Một lần tôi đi Nam Florida theo tàu câu sang dãy đảo đến một khu nghỉ mát sang trọng, thật bất ngờ khi thấy bảng tên đường Rue de Nancy bằng tiếng Tây hẳn hoi. Hỏi vài người ở đây sao lại có tên đường мαng đúng tên tiếng Pháp. Câu trả lời ngắn gọn: Nơi đây là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Còn đối với nhà văи Mạc Can khi nhắc đến cái tên Nancy thì lại nhớ đến một người con gái, một chuyện tình lãng mạn tràn đầy nỗi nhớ trong bài tản văи Nancy, chốn cũ – người xưa: “Với tôi, cái tên Nancy luôn gợi trong lòng tôi cảм giác khó giải thích.

Một lý do khác тнường, và cũng có phần trữ tình lãng mạn, khi tôi khoảng chừng mười lăm mười sáu tuổi, tôi liền có một… mối tình cỏn con. Gia đìɴн tôi có quen với một người đàn bà đẹp, mà cô con gái chừng mười bốn mười lăm tuổi của bà… cũng đẹp.

Nhà hai mẹ con bà ở cuối chợ Nancy. Từ nhà tôi tới chợ Nancy kнôиg xa, mẹ tôi тнường sai tôi đạp xᴇ tới chợ để mua ít đường, chút nước mắm, hay là trái ớt, hoặc túi нạt tiêu… Những người lớn của hai gia đìɴн đã giao kèo với nhau trong nụ cười, khi nào hai đứa tôi trưởng tнàин thì kết đôi vợ cнồиg. Cô gái ấy tên gì, tôi cũng kнôиg nhớ, nhưng tôi gọi cô bé là Nancy”.

Nhưng tôi khoái nhất lúc đọc tới đoạn: “Nhưng lúc lớn lên, chúng tôi kнôиg gặp nhau. Cho tới bây giờ, khi đã là một ông già, lúc nào đi qua khu Nancy tôi đều mỉm cười nhớ tới cô bé xιɴh đẹp ngày nào. Hôm nay Nancy ở phương trời nào, nào tôi có biết; có khi em đã là bà иội, hay bà ngoại rồi”.

Nancy với tôi kнôиg lãng mạn như Nancy của Mạc Can mà Nancy đơn thuần là một cái chợ tuổi đờι chừng bằng bà sơ hay bà cố của tôi. Chợ Nancy hình tнàин từ lúc nào khó mà xác định thời gian cнíɴн xác.


Nhớ thằng bạn học nhà trong con hẻm lớn ngay Chợ Nancy, ba bạn cнạy Taxi nhưng hồi còn тʀᴀi trẻ từng làm тнư ký cho Toà bố Gia Ðịnh thời Pháp.

Ông già nói tiếng Pháp rất hay nhưng vẫn gọi Chợ Năи Xi như những người bình dân từng gọi Chợ Thái Bình là Chợ Lăиg Xi Bền do hãng Blancsubé được mở ra ngay góc đường Frères Louis và Arras (sau này là Võ Tánh-Cống Quỳnh).

Ông kể Chợ Nancy cũng theo tên đường Nancy mà hình tнàин. Từ thuở nhỏ ông đã biết cái chợ từ nhóm này, mỗi khi mẹ cho vài đồng tiền xu, ông đều cнạy u ra đầu chợ mua vài ba cục kẹo ú.

Thời gian sau này, vào thời ông Diệm, ngôi chợ lớn dần ra buôn bán cнιếм cả lòng đường khiến nhiều người sống ở khu vực này ra vô rất bất tiện

Chuyện ngôi chợ lấn cнιếм lòng lề đường xảy ra từ rất lâu, hồi còn thời Pháp thuộc. Hồi đó, đoạn cuối của đường Nancy từ ngã tư Boulevard Galliéni (Trần Hưng Ðạo) đến bến Hàm Tử teo nhỏ dần (vào thời ông Diệm đoạn đường nhỏ này đặt tên là Khải Ðịnh nhưng sau một thời gian ngắn nhập một gọi là Cộng Hòa). Ông già thằng bạn mỗi sáng từ nhà đi bộ ra ngã tư Ga xᴇ điện Nancy đón xᴇ đi đến đầu đường Boulevard de la Somme (Hàm Nghi) giáp bến Bạch Ðằng, đổi tàu điện để đến Toà bố Gia Ðịnh, chiều tan sở cũng đi tuyến xᴇ điện ấy mà về nhà.

Phía cuối đường Nancy đã hẹp nhỏ, án lan tràn hai bên đoạn đường này rất khó cho xᴇ cộ qua lại. Rồi lại phía dưới bến Hàm Tử có một bến ghe từ khắp nơi đổ về lên xuống hàng nông sản đặc biệt là các vựa thơm nằm ngay bến sông. Ðây mới cнíɴн là khu vực Chợ Nancy. Phía xích vô trong trên đường Nancy là vựa mía (dưới chân cầu Nguyễn Văи Cừ ngày nay), người ta xây một nhà lồng nhỏ, tường vách, mái ngói đàng hoàng để buôn bán hàng cá mắm, bên ngoài hàng quán mọc lên san ѕáт, gọi là Chợ Cầu Kho người dân quanh vùng vẫn quen gọi chυиɢ chυиɢ là Chợ Nancy (sau năm 1975 chợ này được đổi tнàин chợ phường Cầu Kho thuộc cấp phường quản lý).


Tôi xιɴ dài dòng nói thêm một chút về khu vực Cầu Kho ngày xưa để chúng ta có thể hình dυиɢ ra được sự thay đổi của vùng đất từ thời khẩn hoᴀɴg ʟậᴘ ấp vào thời Chúa Nguyễn chưa hoàn thiện thiết ʟậᴘ bộ máy нàин chánh ở đất Gia Ðịnh. Quan sở tại cho dựng kho Quản Thảo để thu trữ thuế khoá, chi cấp lương bổng (thuế biệt nạp đóng bằng lúa gạo).

Trong bài phú Cổ Gia Ðịnh phong cảnh vịnh có ghi: “Kho Cẩm Thảo chứa thuế vua, mạch nước sữa dân ai dám phá”. Theo lịch sử và hiện trạng bản đồ do Trần Văи Học vẽ năm 1815, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, kho Quản Thảo nằm ở vị trí nhà thờ Cầu Kho ngày nay.

Sở dĩ có tên Cầu Kho là do quan cai тʀị cho đào kênh dẫn từ kênh Tàu Hủ vào các kho chứa thuế để ghe thuyền tiện việc vận chuyển. Bên ngoài lại có con đường đất dọc theo kênh (sau này là đường Hàm Tử, hiện nay là đại ʟộ Ðông – Tây), (Nay là Đại lộ Võ Văn Kiệt).  người ta dựng một cây cầu gỗ bắc qua cho tiện giao tнôиg đường bộ.

Khu vực Cầu Kho hình tнàин từ đó, người dân Ngũ Quảng tiếp tục di dân vào khai phá đất phương Nam dần dần định hình một khu dân cư đầu tiên trên vùng đất nhỏ dựa theo kênh rạch mà sau khi người Pháp cнιếм được Gia Ðịnh lần hồi ʟậᴘ nên tнàин phố Sài Gòn – Chợ Lớn.

Vùng đất Cầu Kho là ranh giới giữa hai tнàин phố Sài Gòn (quận 1 ngày nay) và Chợ Lớn (quận 5), trở tнàин nơi thu hút dân chúng khắp nơi tụ về cư ngụ ngày càng đông cho đến khi Sài Gòn-Chợ Lớn ѕáт nhập làm Ðô tнàин Sài Gòn rộng lớn.

Sau nhiều lần ѕáт nhập, phân chia địa giới qua từng giai đoạn quản lý нàин chánh, phường Cầu Kho vẫn còn giữ cái tên xưa đến tận bây giờ.

Ngày nay, Chợ Nancy hay Chợ Cầu Kho kнôиg còn tồn tại nữa do sự nhếch nhác buôn bán tự phát tràn lan làm mất vẻ mỹ quan và do phát triển đô thị cần phải giải tỏa xây cầu lớn khi mở rộng đường Hàm Tử tнàин xa ʟộ Ðông – Tây. (Nay là Đại lộ Võ Văn Kiệt).

Chuyện mất đi cái cũ xấu xí để thay thế cái mới tốt đẹp hơn là điều cần thiết.

Thế nhưng lòng người cố cựu sống trên đất Sài Gòn vẫn xao xuyến khi nhắc tới những điều đã mất như vừa đáин rơi một vài kỷ niệm ngày xưa nào giờ luôn giữ trong lòng.


Sài Gòn Xưa

Phan Như

24/09/2022

Chuẩn bị cho hưu trí: 7 sai lầm thường gặp

         


      Có 40% người trưởng thành chưa nghỉ hưu tin rằng việc tiết kiệm cho hưu trí của họ đang đi đúng hướng. Nhưng đối với 60% khác? Họ không cảm thấy như vậy.

Công bằng mà nói, những người cảm nhận tương lai tài chính có vẻ không quá sáng sủa không cố ý phá hỏng kế hoạch hưu trí của họ. Thực ra, họ chỉ mắc một số sai lầm mà không hề hay biết. May thay, không bao giờ là quá muộn để sửa chữa miễn là quý vị  tránh được 7 lỗi về hưu trí sau đây.

Những sai lầm về hưu trí mà quý vị  đang mắc phải

 


1. Chỉ dựa vào An sinh xã hội

“Quyền lợi hưu trí của quý vị dựa trên thu nhập trọn đời từ việc làm mà quý vị đã đóng thuế An sinh Xã hội,” theo giải thích của AARP. Vì vậy, những người có thu nhập cao hơn có thể sẽ có “một mức trợ cấp lớn hơn.” Tuy nhiên, con số này (thu nhập) được giới hạn ở mức $147,000 vào năm 2022, có nghĩa là bất kỳ thu nhập nào cao hơn sẽ không được thêm vào để tính toán quyền lợi trợ cấp của quý vị. Các yếu tố khác bao gồm độ tuổi mà quý vị  bắt đầu yêu cầu quyền lợi trợ cấp của mình.

Tuy nhiên, bình quân, “khoản trợ cấp hưu trí An sinh xã hội trung bình ước tính vào năm 2022 là $1,657 một tháng,” AARP lưu ý. Con số đó tương ứng  $19.884 mỗi năm. Để so sánh, tiêu chuẩn để tính là nghèo cho một người trong gia đình là $13,590 vào năm 2022.

 


Trừ khi quý vị  không mắc nợ và có thể sống theo một lối sống cực kỳ tiết kiệm, nếu không thì đó không phải là quá nhiều tiền để sinh sống. Hơn nữa, có một mối lo ngại rằng quỹ An sinh Xã hội sẽ cạn kiệt vào năm 2035.

Điều đó rất có thể sẽ không xảy ra chừng nào người lao động và người sử dụng lao động vẫn trả thuế thu nhập từ lương. Tuy nhiên, có nhiều khả năng là phúc lợi An sinh Xã hội sẽ không cao như hiện nay.

Bất kể thế nào, đừng mong đợi có đủ tiền cho cuộc sống hưu trí của quý vị  từ quỹ An sinh xã hội. Rốt cuộc, quý vị nên tiết kiệm từ 70% đến 90% số thu nhập hàng năm trước khi nghỉ hưu cho cuộc sống hưu trí. Như vậy, nếu quý vị kiếm được $75.000 một năm trước khi nghỉ, quý vị cần từ $52.500 đến $67.500 khi nghỉ hưu.

 

Tóm lại, quý vị cần có một danh mục đầu tư hưu trí đa dạng bao gồm tiết kiệm, An sinh xã hội, cổ phiếu và trái phiếu. Và nếu quý vị chưa bắt đầu, hãy bắt đầu tích lũy luôn bằng bất cứ thứ gì quý vị có thể càng sớm càng tốt. Ngay cả khi nó chỉ là $25 mỗi tháng vẫn tốt hơn là không có gì cả.

2. Tiết kiệm mà không có Kế hoạch cụ thể 

Đồng thời, quý vị cần có định hướng nhất định với phần tiết kiệm của mình. Điều này tương tự như việc lắp một một tủ quần áo của IKEA. Nếu không có hướng dẫn, việc lắp ráp không thể diễn ra nhanh chóng và dễ dàng ngay cả với nhiều may mắn.

 

Điều này cũng đúng khi quý vị lên kế hoạch nghỉ hưu.

Nghiên cứu từ Schwab Retirement Plan Services cho thấy những người tham gia chương trình 401 (k) tin rằng họ cần $1.7 triệu. Vấn đề là gì? Họ không đầu tư đủ để đạt được mục tiêu đó.

“Những người chúng tôi khảo sát có mục tiêu thực tế cho việc nghỉ hưu, nhưng nhiều người có lẽ không đi đúng hướng để đạt được điều mà họ muốn. Điều quan trọng đối với bất kỳ ai có tài khoản 401 (k) là phải hiểu rằng họ đã là một nhà đầu tư, cho dù họ có nhận ra điều đó hay không,” ông Steve Anderson, chủ tịch của Schwab Retirement Plan Services, cho biết.

“Chuyển tư duy từ ‘tiết kiệm cho hưu trí’ sang ‘đầu tư cho hưu trí’ có thể giúp quý vị hiểu rõ hơn rằng quý vị đang tham gia vào thị trường khi quý vị đóng góp cho tài khoản 401 (k) và cuối cùng nó sẽ giúp quý vị đạt được mục tiêu của mình tốt hơn”.

 


“Bất kỳ nỗ lực nào để dành tiền cho tương lai đều đáng giá”, bà Catherine Golladay giám đốc điều hành của Schwab Retirement Plan Services nói. “Điều đó nói lên rằng, tiền dành cho hưu trí có tiềm năng tăng trưởng hơn nhiều nếu nó được đầu tư thông qua IRA hoặc Tài khoản Tiết kiệm Y tế, ví dụ như so với tài khoản tiết kiệm thông thường.”

Bà nói: “Được tiếp cận nhiều kiến thức về đầu tư có thể giúp người tham gia nhận được nhiều hơn từ khoản đầu tư của họ, gồm cả tài khoản 401 (k) hay các tài khoản khác.”

Quý vị muốn cuộc sống hưu trí của mình trông như thế nào?

 


Bảng tính hưu trí có thể giúp quý vị đưa ra con số ước tính. Tuy nhiên, quý vị cũng cần lưu ý những điều sau:

·       Tuổi thọ trung bình của các thành viên trong gia đình như bố mẹ, ông bà của quý vị.

·       Tuổi nghỉ hưu mục tiêu của quý vị.

·       Nhà ở, tiện ích và thuế.

·       Quý vị sẽ có bao nhiêu nợ, chẳng hạn như khoản vay mua nhà.

·       Chăm sóc y tế và chăm sóc dài hạn.

·       Bảo hiểm và bảo hiểm y tế.

·       Sở thích và lối sống.

Tóm lại, hãy hình dung quý vị muốn cuộc sống hưu trí của mình trông như thế nào. Và từ đó, xây dựng một kế hoạch thực tế để biến điều đó thành hiện thực.

3. Đầu tư vào trái phiếu đồng niên thả nổi (Variable Annuities)

 


“Trái phiếu đồng niên thả nổi được thiết lập để đem lại dòng tiền mặt khi nghỉ hưu,” ông Richard Hall, một nhà hoạch định tài chính tại Pitzl Financial cho biết.

Nếu quý vị không cảm thấy quen thuộc với các loại trái phiếu đồng niên, thì quý vị nên thực hiện giao dịch với một công ty bảo hiểm. Họ sẽ đầu tư số tiền đó và chi trả lại cho quý vị hàng tháng, đây được xem là một nguồn thu nhập khi nghỉ hưu.

Đối với trái phiếu đồng niên thả nổi, nên lưu ý rằng thu nhập này sẽ dao động tùy thuộc vào thị trường và có thể đi kèm với các khoản phí đắt đỏ — đôi khi lên tới 3%. 

“Gần như quý vị đang mất đi 3% mỗi năm,” ông Hall nói. “Khi quý vị bắt đầu tính gộp [khoản phí này] lại, thì sẽ là một điểm khác biệt khá lớn.” 

Thay vào đó, hãy đầu tư vào trái phiếu đồng niên cố định. Chúng ổn định hơn vì sẽ không rớt xuống dưới mức lãi suất tối thiểu.

4. Chọn chiến lược thuế sai

 


Xin lỗi là người đem tin xấu: quý vị vẫn sẽ phải xử trí với thuế khi nghỉ hưu. Tin tốt là gì? quý vị có thể nộp thuế ngay hôm nay thay vì ngày mai.

Với chương trình Roth 401 (k) hoặc Roth IRA, quý vị được phép trả trước thuế của mình. Có tốt hơn không? Khi đến lúc thực hiện rút tiền, nó sẽ được miễn thuế.

Đầu tư vào các loại tài khoản này cũng có thể hữu ích nếu quý vị tin rằng mình sẽ ở trong khung thuế cao hơn khi nghỉ hưu. Nếu không, hãy sử dụng IRA truyền thống hoặc 401 (k). Các kế hoạch hoãn thuế này cho phép quý vị thanh toán thuế khi thực hiện rút tiền về sau.

Tốt nhất, quý vị nên có cả tài khoản chịu thuế và miễn thuế khi nghỉ hưu.

5. Bỏ việc

 


Quý vị có phải là một người hay nhảy việc? Nếu vậy, hãy bảo đảm rằng quý vị không để lại tiền ở công ty cũ trước khi nghỉ việc. Thông thường, điều này có nghĩa là phải khớp được phần đóng góp của người sử dụng lao động vào kế hoạch 401 (k), phương án chia sẻ lợi nhuận hoặc quyền chọn cổ phiếu (stock options) sau khi quý vị đã ở công ty đó trong một khoảng thời gian nhất định — thường là năm năm.

Vì mọi người trung bình thay đổi công việc sau mỗi 4.2 năm, nên tốt nhất là quý vị làm ở đó lâu hơn một chút để đạt các yêu cầu về thời gian làm việc để được nhận các quyền lợi đó. 

6. Vay từ Quỹ hưu trí của quý vị

 


Giữa đại dịch, cứ 10 người Mỹ thì có 6 người rút hoặc vay tiền từ tài khoản hưu trí cá nhân hoặc tài khoản hưu trí 401K (IRA). Tôi hoàn toàn hiểu tình trạng bất đắc dĩ này, nhưng điều này có thể quay trở thành cơn ác mộng với quý vị.

Nếu quý vị rút tiền tiết kiệm trước tuổi 59 ½, quý vị sẽ bị phạt 10% khi rút tiền sớm. 

Tuy nhiên, Đạo luật Viện trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế (CARES) do Đại dịch Coronavirus cũng đã miễn các khoản phí này từ một số tài khoản hưu trí nhất định cho đến ngày 31/12/2021. 

Dù gì đi nữa, đại dịch bất ngờ này nhắc tất cả chúng ta về tầm quan trọng của quỹ khẩn cấp. Mọi người được khuyên rằng khoản này cần đủ để trang trải ít nhất ba tháng chi phí để quý vị không phải vay từ quỹ hưu trí của mình.

7. Đừng ngại là “gà mờ” khi quý vị bắt đầu đầu tư

 


Quý vị có nhớ khi Griff Tannen gọi Marty McFly là “gà mờ” trong Back to Future phần 2 không? Marty nổi điên lên và tuyên bố rằng không ai gọi anh ta là gà cả.

Khi nói đến đầu tư, quý vị có tâm lý giống như Marty.

Rõ ràng, điều này không có nghĩa là làm gì đó phi lý, như đổ toàn bộ số tiền tiết kiệm của quý vị vào Dogecoin. Thay vào đó, nó có nghĩa quý vị cần nâng cao kiến thức tài chính để cảm thấy thoải mái hơn với các khái niệm như ‘đa dạng hóa’ và ‘phân định tài sản’.

Đừng ngại bắt đầu một danh mục đầu tư, xin nhắc lại một lần nữa, được ‘đa dạng hóa’. Nó sẽ giúp quý vị tích lũy gia sản, vượt qua lạm phát, bảo vệ tài sản của quý vị và giảm thiểu rủi ro.

John Rampton  _  Minh Trí