Kamma
(Nghiệp) thường được dịch là hành động.
Thật
ra, nghĩa chính xác của Nghiệp là tâm sở “cố ý” (Cetana) - Sự cố ý là một tâm sở
hay một yếu tố - có nghĩa là muốn hay cố ý để làm một chuyện gì đó qua thân, khẩu,
ý. Nghiệp chính thật là sự cố ý để làm một việc gì. Do “sự cố ý” này, người ta
thực hiện hành động, lời nói hay ý nghĩ. Bởi vì mọi hành động, lời nói hay ý
nghĩ đều được đi kèm với “sự cố ý” hay Nghiệp. Do đó, chữ Kamma hay Nghiệp nên
dịch là sự “cố ý”, chứ không nên dịch là hành động. Chúng ta phải thận trọng về
nghĩa của chữ Nghiệp, nếu không khi nói đến Nghiệp, chúng ta lại nghĩ đó là
hành động. Nếu chúng ta muốn dùng chữ cho chính xác thì chúng ta phải nói Nghiệp
là sự cố ý. Như vậy, Nghiệp hay sự cố ý là một tâm sở khởi sinh trong các loại
tâm của chúng ta. Bởi vì, là một tâm sở nên nó có đặc tính: “khởi sinh rồi lại
hoại diệt ngay”. Đặc tính sinh, diệt là đặc tánh chung của mọi sự vật trên thế
gian.
Mọi
sự vật trên thế gian là Vô thường. Mọi sự vật đều có đặc tính khởi sinh rồi hoại
diệt, đến rồi đi. Tâm sở cố ý cũng sinh và diệt như các tâm sở khác. Nhưng một
điều cần lưu ý ở đây là: các tâm sở khác khởi sinh rồi hoại diệt ngay và chẳng
để lại một chút ảnh hưởng nào cả. Nhưng tâm sở cố ý khi hoại diệt vẫn còn để lại
tiềm năng đưa đến những hậu quả sau này. Tiềm năng của Nghiệp này nằm trong 'luồng
tồn sinh' (hộ kiếp) của Tâm.
Đó
là lý do tại sao khi có điều kiện thuận lợi thì Nghiệp trổ quả. Một lần nọ, vua
Milanda hỏi Đại đức Nāgasena rằng:
"Bạch
Ngài, Ngài có thể chỉ cho tôi biết Nghiệp chứa đựng ở đâu không?".
Ngài
Nagasana trả lời: "Không thể nào, nói một cách chính xác, Nghiệp được tồn
trữ ở đâu. Nhưng Nghiệp tùy thuộc vào luồng bhavanga (luồng tồn sinh, luồng hộ
kiếp), tùy thuộc vào Vật Chất và Tâm. Khi luồng tồn sinh gặp những điều kiện
thuận lợi thì Nghiệp sẽ trổ quả". Mặc dầu chúng ta không thể nói một cách
chính xác Nghiệp đã được tích chứa ở đâu, nhưng khi có điều kiện thuận tiện để
cho Nghiệp tốt trổ sinh thì sẽ có quả. Như vậy, Nghiệp này, sự cố ý này, khi biến
mất thì nó còn để lại một cái gì đó, để lại tiềm năng trong luồng tồn sinh
(bhavanga) của chúng sinh, khi có điều kiện thuận tiện thì chúng sinh sẽ nhận
chịu hậu quả.
Ngài
Nāgasena đã đưa ra một ví dụ về cây xoài: “Chúng ta không thể nào nói rằng trái
xoài đã chứa ở đâu trong cây xoài: ở trong rễ, trong thân, hay trong cành,
nhưng khi khi đến mùa, khi có đủ độ ẩm, khi có thời tiết thích hợp, khi có điều
kiện thuận lợi… thì quả sẽ hình thành và cây sẽ trổ quả. Cũng vậy, mặc dầu
không thể nói Nghiệp cất chứa ở đâu, nhưng khi có đủ điều kiện thuận tiện thì
chúng ta sẽ nhận được quả của Nghiệp. Sau khi đã hiểu thế nào là Nghiệp, chúng
ta cũng cần nên hiểu những gì không phải là Nghiệp. Một số học thuyết quan niệm
rằng con người bị chi phối bởi Số Phận hay Tiền Định.
Và
Số Phận hay Tiền Định là cái gì được áp đặt lên chúng sinh bởi quyền lực kỳ diệu
khó biết được, hoặc bởi thần thánh, bởi Thượng Đế, bởi Phạm Thiên… Nghiệp không
phải là số phận hay Tiền Định theo quan niệm đó. Mỗi khi chúng ta đau khổ về
chuyện gì hay mỗi khi chúng ta đạt được cái gì ta muốn, chúng ta nói: "Đây
là quả của Nghiệp" hay là chúng ta chỉ đơn giản nói: "Đây là Nghiệp của
ta". Nhưng nếu gọi hay định nghĩa Nghiệp là số phận hay là tiền định đã được
đặt định lên kẻ khác thì Nghiệp ta nói đây không phải là số phận hay tiền định
đó. Kamma (Nghiệp) là những gì chúng ta đã cố ý làm trong quá khứ, và ta nhận
chịu hậu quả của Nghiệp mà ta đã tạo, nhưng quả của Nghiêp đã tạo có thể xảy ra
trong hiện tại hay trong tương lai.
-
Quả của Nghiệp là hậu quả đương nhiên của Nghiệp.
-
Quả của Nghiệp tốt hay xấu không phải do Thánh Thần, Thượng Đế, Phạm Thiên tạo
ra.
-
Quả của Nghiệp, không phải là sự ban thưởng hay sự trừng phạt của Thần Linh,
Thượng Đế...
-
Quả tốt chúng ta gặt được không phải là phần thưởng của Thánh Thần, Thượng Đế.
-
Quả xấu chúng ta gặt được không phải là hình phạt của Thánh Thần, Thượng Đế. Những
gì chúng ta gặt được đó là quả của những gì chúng ta đã làm. Quả của Nghiệp là
của chính chúng ta, là kết quả của những gì chúng ta đã làm với sự cố ý. Như vậy,
Nghiệp không phải là số phận hay tiền định do một quyền năng nào đó đặt định
lên chúng ta mà Nghiệp là của sở hữu của chúng ta. Chúng ta nhận quả tốt hay quả
xấu đều do chúng ta làm. Tóm lại, quả của Nghiệp không do ai tạo ra mà là kết
quả đương nhiên của Nghiệp mà ta đã tạo.Có người nghĩ rằng chấp nhận Nghiệp chẳng
khác nào "chủ bại" hay Nghiệp là chủ thuyết "chủ bại". Người
theo chủ nghĩa "chủ bại" chấp nhận tất cả những gì đến với họ, và
không thể làm gì để cải thiện chính mình. Đây là một quan niệm sai lầm.
Nghiệp
không phải như thế. Do tạo Nghiệp tốt ta sẽ nhận quả tốt ngay trong kiếp sống
hiện tại. Như vậy, Nghiệp không phải là lý thuyết chủ bại. Nghiệp không phải là
chủ bại, chấp nhận hay cam chịu với những gì xảy đến cho mình, mà không tìm
cách tránh né hay cải thiện. Chúng ta chấp nhận rằng những gì tốt xấu xảy ra
cho ta là do quả của Nghiệp, nhưng chúng ta cải thiện hoàn cảnh của chúng ta bằng
cách tạo ra những Nghiệp thiện mới. Như vậy, Kamma không phải là thuyết
"chủ bại" như một số người hiểu lầm.
Một
câu hỏi kế tiếp là: Chúng ta có thể biến đổi hay cải thiện các tác động hay hậu
quả hay của Nghiệp không? Ngay chính Đức Phật cũng không can thiệp vào sự tác động
của Nghiệp. Khi hoàng tử Vidūdabha quyết ý giết hại thân quyến của Đức Phật. Đức
Phật không thể can thiệp được bởi vì đây là quả của Nghiệp mà thân quyến của Đức
Phật đã tạo ra trước đây nên họ phải bị hoàng tử Vidūdabha tiêu diệt. Như vậy,
Đức Phật không thể ngăn chặn quả khổ mà thân bằng quyến thuộc Ngài phải trả. Lý
do là vì luật Nghiệp báo là một luật tự nhiên.
Luật
Nghiệp báo không do ai tạo ra. Luật Nghiệp báo không do Thượng Đế, ông trời hay
thánh thần nào tạo ra cả. Đây là một luật tự nhiên. Bởi vì Nghiệp là luật tự
nhiên, do đó không ai có thể can thiệp vào tác động của Nghiệp. Mặc dầu không
thể can thiệp vào tác động của Nghiệp, nhưng chúng ta có thể biến đổi được phần
nào tác động của Nghiệp.
Đó
là chúng ta có thể tạo ra những điều kiện bất thuận lợi cho Nghiệp bất thiện trổ
quả. Nghĩa là chúng ta có thể hay làm cho Nghiệp bất thiện chậm trỗ quả hơn. Bởi
vì, như tôi đã nói trước đây, Nghiệp chỉ trỗ quả khi có điều kiện thuận lợi.
Khi không có điều kiện thuận lợi thì Nghiệp sẽ ở đó chờ.
Nếu
chúng ta tạo những điều kiện bất thuận lợi cho Nghiệp bất thiện trổ quả thì
chúng ta có thể không nhận chịu hậu quả của Nghiệp bất thiện. Mặc dầu, không thể
can thiệp vào luật Nghiệp báo, không thể thay đổi luật Nghiệp báo, nhưng chúng
ta có thể tạo ra những điều kiện bất thuận lợi cho Nghiệp trổ quả. Ít nhất
chúng ta có thể đình hoãn được sự trổ quả của Nghiệp trong một thời gian.
Ngay
Đức Phật cũng phải nhận chịu những quả xấu do những Nghiệp bất thiện mà Ngài đã
tạo ra trước đây. Đức Phật thường bị đau đầu và đau lưng, và đôi khi bị cảm.
Khi Devadatta xô một tảng đá lớn từ trên cao xuống để hại Đức Phật. Mặc dầu tảng
đá lớn không rơi trúng Ngài, nhưng một mãnh đá nhỏ vỡ ra từ tảng đá lớn làm
Ngài bị bầm máu nơi chân, Ngài phải chịu đau đớn, và vết bầm phải được mỗ để
máu ứ đọng chảy ra. Ngay Đức Phật cũng không tránh khỏi hậu quả của những Nghiệp
ác đã tạo trong quá khứ. Có rất nhiều câu chuyện cho ta thấy không ai có thể
thoát khỏi hậu quả của các Nghiệp ác.
Chúng
ta không thể can thiệp vào những tác động của Nghiệp. Chúng ta không thể thay đổi
dòng Nghiệp, nhưng chúng ta có thể làm cho hiệu quả của Nghiệp xấu triển hạn một
thời gian - trong một số trường hợp hay trong một giới hạn nào đó. Không ai có
thể xóa tan tất cả Nghiệp lực hay xóa tan toàn thể một Nghiệp lực nào mà mình
đã tạo. Có nghĩa là không ai có thể tiêu trừ tất cả Nghiệp hay tất cả những quả
của Nghiệp đã tạo, như vậy mọi người phải nhận chịu những hậu quả của Nghiệp mà
mình đã tạo trong quá khứ.
Tuy
nhiên, vào lúc Giác Ngộ đạo quả A La Hántất cả các Nghiệp đều bị tiêu diệt. Tâm Đạo vào lúc
Giác Ngộ tầng thánh thứ tư được gọi là "tâm đã hoàn thành trách nhiệm tiêu
diệt Nghiệp". Như vậy vào lúc đạt đạo quả A La Hán tất cả các Nghiệp đều
diệt. Điều này không có nghĩa là tất cả các Nghiệp trong quá khứ đều bị diệt và
vị A La Hán không còn nhận chịu các quả của Nghiệp quá khứ. Nhưng điều xảy ra
là vào lúc Giác Ngộ A La Hán là tất cả các phiền não đều bị diệt ngay vào lúc ấy.
Khi tâm không còn phiền não thì những gì vị đó làm thì chỉ đơn thuần là làm
thôi mà không tạo nên Nghiệp nào nữa bởi vì vị A La Hán không còn dính mắc vào
đời sống nào cả hay không còn dính mắc vào sự hiện hữu nào cả. Vị A La Hán
không còn vô minh. Bởi thế, những gì vị A La Hán làm thì chỉ là tác động thôi
mà không tạo ra Nghiệp. Nói cách khác, Vị A La Hán hay Đức Phật không còn tích
lũy những Nghiệp mới nữa. Các Ngài không tạo nên Nghiệp mới nào dầu các Ngài có
làm điều thiện đi nữa.
Đức
Phật đã dạy cho nhiều chúng sinh, Đức Phật đã giúp cho nhiều người thoát khỏi
đau khổ. Những vị A La Hán cũng làm nhiều điều thiện lành cho các nhà sư khác
và mọi người, nhưng các Ngài không gặt hái quả tốt khi các Ngài làm việc tốt.
Những tác động của các Ngài hay Nghiệp của các Ngài được gọi là
"Kiriya" (Duy tác) nghĩa là chỉ có tác động, chỉ có hành động xảy ra.
Tất
cả các Nghiệp đều hoàn toàn bị tiêu diệt ở tầng thánh thứ tư có nghĩa là sau
khi vị này đạt tầng thánh thứ tư thì không còn tạo tác các Nghiệp nào nữa, và bởi
vì không có Nghiệp nên sẽ không có quả của Nghiệp trong tương lai.
Như
vậy những Nghiệp các Ngài đã tạo trong quá khứ hay những Nghiệp cũ thì như thế
nào? Các Ngài vẫn còn nhận chịu quả của những Nghiệp cũ, như Đức Phật vẫn còn
đau khổ vì bị nhức đầu...
Những
vị A La Hán khác vẫn còn bị đau khổ bởi bệnh tật và còn nhận chịu những quả của
Nghiệp quá khứ. Các bạn còn nhớ chuyện Ngài Moggallāna đã bị 500 tên cướp giết
chết... Như vậy mặc dầu Phật và các vị A La Hán không tạo những Nghiệp mới,
nhưng các Ngài vẫn còn những Nghiệp cũ nên các Ngài vẫn còn hưởng thụ hay nhận
chịu hậu quả của những Nghiệp các Ngài đã làm trong quá khứ. Nhưng sau khi các
Ngài nhập diệt, các Ngài không còn tái sinh nữa, nên những Nghiệp các Ngài đã
tích tụ trong quá khứ không thể trả quả sau khi các Ngài chết. Các bạn đã biết
câu chuyện của Ngài Anguli-māla. Angulimāla đã giết cả ngàn người. Đức Phật đến
gặp ông ta và dạy đạo cho ông, sau đó ông trở thành một nhà sư và đắc quả A La
Hán. Là một vị A La Hán, nhưng trước khi chết Ngài Angulimāla còn phải chịu đau
khổ vì hậu quả của những Nghiệp bất thiện Ngài đã làm.
Trước
khi trở thành một nhà sư, Ngài đã tạo nhiều Nghiệp bất thiện. Nếu không trở
thành một vị A La Hán, những Nghiệp bất thiện này sẽ trả cho Ngài rất nhiều kiếp.
Nhưng sau khi đã đắc quả A La Hán, Ngài Angulimāla không còn tái sinh nữa nên
những Nghiệp ác mà Ngài đã làm không thể cho quả. Như vậy, đối với Ngài
Angulimāla, Nghiệp bất thiện đã trở thành vô hiệu. Giống như trường hợp một người
sau khi phạm tội đại hình thì bị chết, và vì người này đã chết rồi nên quan tòa
không thể xử phạt y nữa. Cũng vậy, khi một vị A La Hán tịch diệt, các Ngài
không còn tái sinh nữa. Bởi vì không còn tái sinh nên những Nghiệp cũ không thể
trả quả cho các Ngài sau khi các Ngài chết. Nghiệp của các Ngài đã trở thành vô
hiệu.
Khi
ta nói những vị A La Hán đã hoàn thành việc tiêu diệt Nghiệp, điều này có nghĩa
là các Ngài không còn tạo các Nghiệp mới nữa, nhưng các Ngài vẫn còn nhận chịu
quả của các Nghiệp mà các Ngài đã tạo trong quá khứ. Nhiều Nghiệp trở thành vô
hiệu có nghĩa là những Nghiệp này không còn trả quả cho Chư Phật và Chư A La
Hán khi các Ngài đã mất; bởi vì Phật và A La Hán không còn tái sinh nữa.
Chúng
ta không muốn nhận chịu quả của những Nghiệp dữ, nếu vậy thì chúng ta đừng làm
những Nghiệp dữ nữa. Nếu chúng ta đã làm Nghiệp dữ rồi thì sao? Đối với những
Nghiệp dữ đã làm bây giờ chúng ta phải làm thế nào đây? Đức Phật dạy: "Dầu
chúng ta có ăn năn hối hận về những Nghiệp xấu đã làm trong quá khứ thì Nghiệp
xấu cũ đó cũng không thể nào sữa chữa lại". Những việc chúng ta đã làm rồi
thì chúng ta không thể trở lại quá khứ để làm lại. Cái gì đã làm thì đã làm rồi,
bởi thế ăn năn hối hận càng làm cho tình thế tệ hại hơn, và càng tích lũy nhiều
hành vi bất thiện hơn. Càng ăn năn hối hận bao nhiêu, càng tiếc nuối bao nhiêu
thì càng tăng thêm các Nghiệp ác đã tạo bấy nhiêu.
Như
vậy, ý Đức Phật muốn nói: "Quên nó đi". Đừng nhớ đến những Nghiệp quá
khứ, vì càng nhớ thì càng tạo thêm Nghiệp bất thiện. Quên đi những Nghiệp
bất thiện được gọi là "từ bỏ những Nghiệp bất thiện này và trong tương lai
nguyện tránh xa các hành vi bất thiện đó".
Như
vậy, đối với những Nghiệp quá khứ đã tạo, trước tiên chúng ta đừng nghĩ đến
chúng nữa, đừng hối hận vì đã làm những Nghiệp xấu đó nữa đồng thời cố gắng
tránh xa hay tự chế không làm các hành vi hay Nghiệp xấu đó trong tương lai.
Điều
này được gọi là "loại trừ các Nghiệp xấu" hay "vượt qua các Nghiệp
xấu". Như vậy, nếu chúng ta đã làm Nghiệp xấu trong quá khứ thì chúng ta đừng
nhớ đến chúng nhiều lần, đừng ăn năn hối hận về chúng nhiều lần nữa, hãy để
chúng sang một bên, cho chúng về quá khứ và từ nay tự chế, ngăn ngừa không làm
những hành vi bất thiện tương tự trong tương lai. Bằng cách này, chúng ta đã để
lại đàng sau tất cả những Nghiệp bất thiện.
Hòa thượng Silānanda giảng
Sư Khánh Hỷ soạn dịch
Cám ơn em đã chia sẻ.
Trả lờiXóaChúc em luôn vui,khoẻ
https://2.bp.blogspot.com/-IBYXItIGWOE/XI0sCN6Ih0I/AAAAAAAAK0Y/WLf-k0jZF7EykLFUtXX_5hbfMczXCp11wCLcBGAs/s320/8.gif
Chúc chị luôn an lành.
Xóahttps://i.pinimg.com/originals/a3/08/38/a30838363a1ccc7b15a150e5d0e794c3.gif
bài rất hữu ích
XóaTừ nay đừng phạm nữa...
Trả lờiXóahttps://i.pinimg.com/originals/31/c9/46/31c946f312305724bb9e8f5691c7b927.gif
Làm việc giúp ích nhiều hơn.
XóaNôm na là Tu thân tích đức.
https://i.pinimg.com/originals/55/d9/4e/55d94e4846c266e73eb6ec6fe067af25.gif