Đi
xe đò mà không có anh lơ thì khỏi xuất bến. Anh lơ mang hành lý, hàng hóa của
khách lên mui xe, sắp xếp ghế cho khách, dẫn người già lên xe, là cái loa báo
hiệu quảng đường sắp tới. Lơ xe có quyền lực ghê lắm, có thể đuổi khách xuống nếu
phát hiện đi chui.
Ai
đi xe đò Sài Gòn - Mỹ Tho sẽ gặp vầy:
"Sắp
tới Tân Hương, bà con nào xuống chuẩn bị đồ đạc nghen"
Ai
đi xe đò Chợ Lớn - Cần Đước sẽ nhớ giọng anh lơ:
"Tới
Cầu Ông Thìn bà con ơi! Tới Kế Mỹ rồi. Tới cầu Mồng Gà rồi. Tới Chợ Trạm bà con
cô bác nào xuống chuẩn bị nghen!"
Nghề
lơ xe là một nghề mà người Nam Kỳ nào cũng biết. Mấy bà già kêu "Thằng
lơ". Mấy em tre trẻ kêu "Anh lơ". Mấy em học sinh kêu"Chú
lơ". Thông thường kêu là "Thằng lơ".
Đi
dê gái, mấy em chảnh xí một cái : "Cái thứ lơ mà trèo cao, đỉa đòi đeo
chưn hạc".
Lơ xe tưởng bình dân, ăn mặc lèng xèng vậy chứ là từ tiếng Pháp à, nó là "Controleur" người soát vé trong tiếng Pháp. Người Nam Kỳ nhớ chữ leur và biến thành "lơ xe".
Người
Nam Kỳ xưa xài hàng tây không hà, kêu tài xế là sốp phơ (chauffeur), sốp phơ ôm
cái bánh lái kêu là ôm vô lăng (volant).
Khi
khách lên xe, anh lơ sẽ dộng vô thành xe nói lớn:
"Bà
con cô bác ngồi ngay ngắn, giữ kỹ đồ đạc, xe chuẩn bị đề pa". Đề pa tiếng
Pháp là départ có nghĩa là khởi hành, rồ máy xe chạy.
"Sài Gòn có bến Chương Dương,
Có Dinh Độc Lập, có đường Tự Do
Phường Chợ Quán, khóm Cầu Kho
Bến xe Lục Tỉnh, con đò Thủ Thiêm"
Xin
dông dài dẫn về thăm một chút cái "bến" Miền Nam của chúng ta.
Ở
Miền Nam mình chổ ghe tàu đậu nhiều bên sông kêu là "bến ", từ bến
ghe, bến đò tới bến xe. Sài Gòn có Bến Nghé, có Bến Thành. Dạt qua Bình
Dương,Thủ Dầu Một có Bến Cỏ, Bến Củi là nơi bán cỏ cho ngựa ăn và bán củi.
Bến
Cát là nơi tập trung ghe chở cát, Bến Súc là nơi buôn bán cây thuộc loại lớn, người
Nam Kỳ kêu những cây lớn còn nguyên hình là cây súc.
Bến
Thế Thủ Dầu Một là cái bến có trạm thâu thuế thuyền bè qua lại kêu là Bến Thuế,
lâu ngày dân Bình Dương đọc thành Bến Thế.
Bây giờ chúng ta chạy về hướng Miền Tây
Qua
cầu Bình Điền, Chợ Đệm ta đụng Bến Lức, nơi có khóm (trái dứa) nổi tiếng ngon, ngọt,
phải qua cái cầu khá lớn về dưới.
Bến
Lức là tên của sông Vàm Cỏ Đông chảy qua khúc này.
Bến
Lức là bến sông có nhiều cây lứt và không loại trừ có xuất xứ từ gốc Khmer.
Trong
sử Nguyễn, chữ tên Hán Việt của Bến Lức là Lật Giang.
Chúng ta về Mỹ Tho sẽ gặp cầu Bến Chùa, nó là cái bến có cái chùa gần đó, dễ hiểu.
Mỹ Tho là một trung tâm về Miền Tây, có ga xe lửa, có cầu
tàu lục tỉnh, mọi thứ đều nằm trên Quai Galliéni (bến Trưng Trắc).
Năm
xưa quan lớn Phan Thanh Giản từ Huế về Bảo Thạnh, Ba Tri thì phải ghé Mỹ Tho kiếm
đò ở vàm sông Bảo Định này đâm ngang ra sông Cửa Tiểu và Cửa Đại rồi vô đến
sông Ba Lai về Bảo Thạnh.
Thời
Nguyễn bến đò nằm mé bên Chợ Cũ, Bến Tắm Ngựa, nằm cuối đường Trịnh Hoài Đức. Mỹ
Tho có cái bến tàu này là trạm sông lớn nhứt về các tỉnh Miền Tây, về Châu Đốc,
về Cần Thơ, Cà Mau.....
Bến
tàu lục tỉnh Mỹ Tho ngày đêm lúc nhúc người và người, tàu ghe chen chúc, tiếng
réo gọi nhau rân trời.
Tại cầu tàu lục tỉnh, ngoài tàu khách còn có ghe thương hồ chất hàng lên chợ Mỹ Tho, lòng vòng đó có nhiều chiếc ghe nhỏ chèo bán đồ ăn, phần đông là những cô còn trẻ, dân Mỹ Tho kêu là “gái bán vàm”.
Và chúng ta qua Bến Tre
"Bến Tre Bến Tre hỡi!
Có nhớ gã thương hồ
Khua dầm loang nắng đục
Lẩn thẩn sầu bán thơ?"
Có 2 lý giải về Bến Tre
-Bến Tre xuất phát từ gốc Khmer là Srok Tre
với nghĩa là Sóc Tre hay Bến Tre
-Bến Tre có nguồn gốc Khmer là Sork Kompong
Treay nghĩa là xứ bến cá. Xứ này cá đồng nhiều, ngày nay vẫn còn các địa danh
tên cá như cầu Cá Lóc, nên chữ Sork Kompong Treay cũng nghe có lý. Trên bờ Rạch
Bến Tre có cái chợ Bến Tre.
Khi Pháp thành lập hạt tham biện Bến Tre đã
đặt tỉnh lỵ ngay khu vực đất trung tâm của làng An Hội này, cái tên Bến Tre là
lấy tên cái chợ Bến Tre này.
Xuống Cần Thơ có Bến Ninh Kiều
Thời Pháp tên bến này là Quai de Commerce, dân
gọi là Bến Hàng Dương, năm 1958 ông tỉnh trưởng Cần Thơ vì mê bài "Bình
Ngô đại cáo", mê câu "Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm-Tụy
Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm” nên đặt tên là Bến Ninh Kiều.
Thiệt không hiểu nỗi vì sao lại lấy một địa
danh có mùi máu tanh ngoài Bắc đặt tên cho một bến sông thơ mộng Cần Thơ?
Có lẽ muốn "lạ" hơn Sài Gòn vì
Sài Gòn đã có Bến Bạch Đằng, Bến Hàm Tử, Bến Vân Đồn, Bến Chương Dương là tên
những trận thủy chiến. Nhưng Ninh Kiều là câu thơ máu.
Sài Gòn còn có Bến Lê Quang Liêm, Bến Tôn
Thất Thuyết, Bến Trần Xuân Soạn, Bến Mễ Cốc, Bến Bình Đông, Bến Bình Tây, Bến
Bãi Sậy.
Miền Tây nổi tiếng nhiều kinh rạch, nhiều cầu
thì cũng nhiều đò, chổ ghe rước khách kêu là bến đò.
Rồi chợ cũng cất sát sông, dễ hiểu là cho
tàu bè chở hàng hóa lên chợ cho dễ, vậy là sau chợ sẽ có cái bến.
Cái chợ nổi tiếng nhứt Nam Kỳ, giàu có nhứt
Lục Tỉnh là chợ Bến Thành, nằm trên cái bến ngay hào thành Sài Gòn xưa.
Bến xe đò Lục Tỉnh đầu tiên là bến xe bên hông chợ Bến Thành.
Chợ Bến Thành Tây viết là“ Le Marche
Central”, dân Nam Kỳ kêu là chợ Bến Thành, chợ Sài Gòn hay chợ Mới.
Chợ Mới được hãng Brossard et Maupin xây dựng
trên cái ao Bồ Rệt (Marais Boresse) từ năm 1912 đến năm 1914 thì hoàn tất.
Cái chợ nằm giữa bốn cái lộ.
Mặt tiền day mặt về hướng chánh Nam theo
Kinh Dịch là con lộ Place Cuniac (Bùng binh Chợ Bến Thành - Công trường Cộng
Hòa - Công trường Diên Hồng - Quảng trường Quách Thị Trang).
Mặt bắc chợ là Rue d’Espagne (Lê Thánh
Tôn). Mặt tây là Rue Schroeder (Phan Châu Trinh). Phía đông là Rue Viénot (Phan
Bội Châu).
Hai con lộ bên hông chợ được Pháp làm bến
xe đò lục tỉnh.
Lộ cửa Tây Rue Schroeder (Phan Châu Trinh)
là bến xe về Miền Tây. Lộ mé đông Rue Viénot (Phan Bội Châu) là bến xe đò về Miền
Đông.
Lúc bấy giờ khu chợ Bến Thành là khu trung tâm Sài Gòn, xế bên có ga xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho thì hành khách từ xe lửa có thể đi bộ qua hông chợ Bến Thành lên xe đò đi các nơi.
Tới những 1940 vẫn còn bến xe hai bên hông chợ Bến Thành.
Sau đó Pháp cho tản bến xe ra khỏi khu vực
chợ Bến Thành để giữ văn minh đô thị. Bến Miền Tây về bến xe Lục Tỉnh Petrus
Ký, bến xe Chợ Lớn Bình Tây. Bến Miền Đông dời về bến xe Nguyễn Cư Trinh, bến
xe Nguyễn Thái Học.
Tới những năm 1960 thì chuyển hết về bến xe Petrus Ký. Rồi thì bến xe Petrus Ký quá tải, xe đi Miền Tây được dời ra Phú Lâm gọi là Xa cảng Miền Tây.
Các hãng xe đò ngày trước ở Sài Gòn rất mạnh,
họ chạy xuống Miền Tây, ra Miền Trung, thành ra thuật ngữ "xe đò"
vang danh thiên hạ.
Bến xe đò, bến xe lam, bến xe lô.
Xe lô là nói tắt từ “lô ca xông”, tiếng
Pháp là location. Đây là loại xe chạy nhanh hơn xe đò, chở ít khách, hàng hóa
hơn xe đò.
Xe lô xưa thường của hãng Citroen sản xuất,
nó dài, tiêu chuẩn là 7 tới 8 hành khách, nhưng sốp phơ hay nhét trên 10 người
cho đủ sở hụi.
Có cả thảy 20 tỉnh ở Nam Kỳ ghép thành vần:
“Gia, Châu, Hà
Rạch, Trà, Sa, Bến
Long,
Tân, Sóc, Thủ, Tây, Biên
Mỹ,
Bà, Chợ, Vĩnh, Gò, Cần, Bạc “
Bến
xe đò thì không phải tỉnh nào cũng có, nhưng bến xe lam, bến xe lô thì tỉnh nào
cũng có.
Tại Lục Tỉnh xưa có rất nhiều bến xe lam. Mà đi xe lam cũ rất vui, ông lái xe lam phải khởi động bằng cái cây sắt chọt vô cái lỗ đầu xe mà quây nhiều vòng. Sau thì có xe lam đạp máy tành tạch. Có nhiều khi không nổ máy khách phải hì hụi phụ đẩy.
Xe
lam chở nhiều bị nhổng đít ,cái đầu chổng lên trời hoài.
Trở
lại đề tài "lơ xe"
Muốn
làm lơ xe phải có sức khỏe vì phải trèo lên trèo xuống từ mặt đất lên mui. Lơ
thường đứng hoặc ngồi bẹp dưới sàn vì ghế là của khách đi xe.
Làm
lơ xe nhà thường nghèo, vì có nhà giàu nào cho con đi làm cái thứ "lơ
xe".
Tuy
nhiên đã có nhiều cuộc tình giữa lơ xe trẻ và nữ hành khách đi xe đò thường, từ
gặp rồi quen, giúp bưng đồ riết thương nhau luôn.
Chơi
“líp ba ga” với khách thì sẽ có tình thôi.
Trong
lịch sử chánh trị thế giới có một ông chủ tịch nước Lào ngày xưa hoạt động nhờ
nghề đi lơ xe đò, mà ông này có máu người Việt mới vui.
Hàng
ngày không thể thiếu những chuyến xe đò đường dài nối các tỉnh, cũng như không
thể thiếu anh lơ xe.
Nhiều
bà đi bộ ghét lơ xe, bả đi ngoài đường xe đò trờ tới, lơ xe ló cái đầu ra nẹt bả
: "Đi đứng gì ra đường, muốn chết hả má".
Bả
bực quá chửi lại : "Chết bà nội mày, cái thứ lơ xe".
Đúng
là cái thứ lơ xe.
Nguyễn Gia Việt
Bài hay.Cám ơn em đã chia sẻ.
Trả lờiXóaChúc em luôn vui,khoẻ.
https://1.bp.blogspot.com/-pdhw7FNwWWw/XVrWmF1ud2I/AAAAAAAAK9A/OyvdF-Um99wSUhqo50AaXhL8ct7AgvV-ACLcBGAs/s320/l3.gif
Thiếu nữ Sài Gòn ngày xưa.
Xóahttps://photo-cms-tpo.zadn.vn/w890/Uploaded/2022/dbyxqdrsxr/2021_02_08/sach_001_XGAL.jpg
Bài sưu tầm hay Fa à!
Trả lờiXóahttps://c.tenor.com/yacd-0bkwxkAAAAC/enjoy-your-day-nature.gif
Sài Gòn ngày xưa.
Xóahttps://mytourcdn.com/upload_images/Image/Minh%20Hoang/Linh%201/17/2/sai-gon-xua-2.jpg
bài rất hấp dẫn
Trả lờiXóa