Trang

29/02/2020

BƯU ĐIỆN SÀI GÒN NGÀY NAY

Bưu điện trung tâm là một trong những công trình biểu tượng về kiến trúc của thành phố Sài G òn , nơi đón đông đảo người dân, du khách làm dịch vụ thư tín và tham quan hàng ngày.
Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của TPHCM, nằm ở số 2 Quảng trường Công xã Paris (phường Bến Nghé, quận 1). 
Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng từ những năm 1886–1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á. 
Đặc điểm ấn tượng nhất khi tham quan bên trong tòa nhà là những mái vòm cong tròn lớn ở cửa vào, dọc trần. 
Bên trong tòa nhà là hệ thống vòm cung sát cửa chính và vòm cung dài bên trong. Vòm cung lớn được chống đỡ bởi bốn trụ sắt nằm bốn góc, mỗi cột chống đỡ bốn kèo sắt tỏa ra bốn phía.
Các điểm tiếp nối giữa trụ và kèo sắt được thiết kế công phu, chạm khắc những hoa văn đẹp.
Trên vòm mái trong tiền sảnh của toà nhà có hai bản đồ lịch sử. Tấm bên phải là bản đồ Sài Gòn và xung quanh năm 1892, bên trái là bản đồ đường dây điện của Việt Nam và Campuchia năm 1936. 
Bên ngoài, phía trước ngôi nhà trang trí theo từng ô hình chữ nhật, trên đó ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Trên các ô có đắp hình người đội vòng nguyệt quế, cùng chiếc đồng hồ lớn. Phía dưới đồng hồ vẫn còn lưu giữ năm khởi công xây dựng và khánh thành của tòa nhà. 
Mặt tiền của bưu điện được trang trí những bảng tên một số danh nhân Pháp như Laplace, Voltaire, Arage, Gay-Lvssac... 
Bất cứ du khách nào một lần đặt chân tới Sài Gòn cũng không thể nào bỏ qua địa danh tham quan đặc biệt ấn tượng này. 
Đường dây thép (hệ thống bưu điện) Sài Gòn - Qui Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Vinh - Hà Nội dài 2.000 km hoàn thành vào ngày 22/3/1888. Năm 1889 mở thêm đường liên lạc điện báo Sài Gòn - Bangkok để phục vụ cho giới kinh doanh. Từ ngày 1/7/1894 Sài Gòn bắt đầu sử dụng hệ thống điện thoại. 
Nơi đây vẫn lưu giữ 14 bốt điện thoại chia làm hai bên sảnh chính để phục vụ người dân và du khách có nhu cầu liên lạc cũng như hoài niệm về một thời đã qua. 
Bưu điện trung tâm vẫn hoạt động bình thường phục vụ người dân với các dịch vụ liên lạc hiện đại bên cạnh nhiều dịch vụ truyền thống như bưu phẩm ghi số hẹn giờ, phát chuyển nhanh, văn hóa phẩm lưu niệm, điện hoa, điện quà...
Bốn dãy bàn gỗ lớn xếp dọc bên trong phục vụ người dân có nhu cầu khai báo, ghi chép để gửi thư từ, bưu phẩm.
Với nhiều du khách, gửi bưu ảnh từ Bưu Điện trung tâm Sài Gòn tới người thân và bè bạn là một cách lưu giữ kỷ niệm khá thú vị giữa thời hiện đại. 
Ông Dương Văn Ngộ ( sinh năm 1930), cựu nhân viên bưu điện từ năm 1952 được cho là người viết thư thuê (giúp) cuối cùng ở Sài Gòn. Dù đã nghỉ hưu được 24 năm nhưng ông lão thành thạo cả hai thứ tiếng Anh, Pháp vẫn còn làm việc tại đây. Tâm niệm của “người viết thư cho công chúng” là được phục vụ người dân cho tới lúc không còn đủ sức khỏe cũng như giúp mọi người nhớ tới thư tay như một chút hoài niệm về thời Internet vắng bóng. Mỗi lần ông chỉ lấy công khoảng 10.000 - 20.000 đồng. 
Dọc hai bên hành lang tòa nhà được bày bán hàng nghìn sản phẩm đồ lưu niệm, bưu ảnh về đất nước con người Việt Nam cũng như về Sài Gòn nói riêng để phục vụ khách du lịch. 
Du khách đến đây một phần để ngắm nét kiến trúc độc đáo của bưu điện này. Với nhiều người thì đây là điểm nghỉ chân lý tưởng sau một vòng tham quan thành phố Sài Gòn.
Hai bên vườn hoa trước cửa là hai tượng đài Bưu điện thời kỳ phát triển hiện đại, được xây dựng dịp chào mừng kỷ niệm 300 năm Sài Gòn.
Theo Zing.vn

28/02/2020

HẠNH PHÚC LÀ MỘT SỰ LỰA CHỌN


Chúng ta thường có suy nghĩ rằng hạnh phúc là kết quả của bánh xe số phận đã an bài vào đúng thời điểm.  Bạn bước xuống phố, nhìn thấy tờ năm trăm ngàn, nhận được lời khen từ một người xa lạ, gặp được một chàng trai hay một cô gái hoàn hảo (và dĩ nhiên không phải là tự lừa dối bản thân), tới cửa hàng yêu thích của mình và nhận được giảm giá 50%…

Thật dễ dàng cảm thấy hạnh phúc khi mà mọi thứ dường như đi theo đúng hướng mà bạn nghĩ, nhưng nếu định nghĩa hạnh phúc theo cách đó, chúng ta sẽ làm giảm đi ý nghĩa của nó, rằng nó là sản phẩm phụ của sự may mắn hay theo cách khác đó là một sự ngẫu nhiên.  Trên thực tế, người ta thậm chí từng cho rằng may mắn mới là sản phẩm phụ của hạnh phúc, nếu như bản thân đang trong tâm trạng hết sức tồi tệ.

Hạnh phúc không hẳn là ngẫu nhiên

Luôn có những ngày tươi đẹp, nhưng cũng có những ngày bình thường hay những ngày quá tồi tệ và chính trong những ngày đó, bản chất thật sự của hạnh phúc sẽ được hé lộ.  Đã bao giờ bạn gặp một người luôn giữ tinh thần lạc quan, bất kể họ đang có một ngày thật tồi tệ, và mọi thứ sai lầm như đang theo chiều hướng tiếp tục sai?  Nếu như bạn cũng đang có một ngày tồi tệ, chỉ cần ở cạnh những người như vậy cũng có thể làm bạn cảm thấy phấn chấn lên (mặc dù với nhiều người đó là sự phiền toái, nhưng những điều đó thường bắt nguồn từ sự ghen tị).

Những người có thể cười trong các hoàn cảnh khó khăn nhất đều học được bài học quan trọng, chính là bài học mà chúng ta đã khẳng định ở trên: hạnh phúc không hẳn là điều ngẫu nhiên đâu!

Hạnh phúc là sự lựa chọn

Đúng vậy, sự lựa chọn.  Không phải là sự ngẫu nhiên, cũng không phải là món quà từ trên trời rơi xuống. Dĩ nhiên sẽ thật tuyệt nếu nhận được những món quà và bạn dễ dàng cảm nhận được hạnh phúc khi có được nó, nhưng hạnh phúc là những gì thuộc về lựa chọn để thấy được sự phiêu lưu khám phá trong từng khoảnh khắc, chọn để hiểu rằng luôn luôn có ánh sáng nơi cuối đường hầm, rằng luôn luôn thấy được điều tốt trong mọi tình huống và trong mỗi con người bất kể mọi thứ có khủng khiếp đến mức nào.

Đó là chìa khóa cho hạnh phúc: hãy chọn nó. Dĩ nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng để lựa chọn, và đôi khi nó là điều bạn muốn làm sau cùng. Những khi đau buồn, hoặc khi bạn không thể có thời gian nghĩ cho chính mình, đôi khi bạn chỉ muốn hờn dỗi, và buồn bã để nỗi buồn kéo dài. Đó là một phản ứng tự nhiên, nhưng nó cũng đòi hỏi cách bạn ứng xử, đó là sự lựa chọn. Và chọn cách hạnh phúc sẽ làm bạn thấy tốt hơn, mạnh mẽ hơn, khôn ngoan hơn và kiên cường hơn.

Chúng ta luôn có quyền lựa chọn để được hạnh phúc

Học cách thay đổi thái độ là một điều khó khăn nhưng cuối cùng nó rất xứng đáng. Khi chúng ta chọn cách để hạnh phúc, mọi thứ có xu hướng làm việc thuận theo ý muốn và may mắn dường như luôn bên cạnh chúng ta; và thậm chí nếu mọi thứ không xảy ra theo cách mà bạn mong đợi, thì nếu bạn chọn để hạnh phúc, bạn có thể chấp nhận mọi tình huống bất kể nó là gì và tận hưởng cuộc sống bất chấp nó đối xử với bạn thế nào.

Lesong

19/02/2020

Gần 40% người Việt cùng mang họ Nguyễn và đây là câu trả lời


Có bao giờ bạn thắc mắc gần 40% người Việt cùng mang họ Nguyễn và đây là câu trả lời
Chắc hẳn ai cũng từng nghe hoặc từng quen biết một người họ Nguyễn. Trên trường quốc tế, đó là một dấu hiệu nhậ‌n diện người gốc Việt. Nhưng tại sao gần 40% người Việt lại có chun‌g một họ Nguyễn này?


Họ nguyễn là họ lớn nhất Việt Nam. (Ảnh chân dung Ngyễn Trãi).
Nếu căn cứ theo tỷ lệ này, cứ ba người dân Việt Nam có ít nhất một người mang họ Nguyễn. Những người mang họ Nguyễn trên toàn thế giới có khoả‌ng 90 triệu người, tức là nhiều thứ ba sau họ Lý và họ Trương của Trung Quốc.
cấ‌u tạo tên họ của người Việt khác với người Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tên họ người Việt Nam phâ‌n thàn‌h 3 phần: Họ – tên đệm – tên. Ở những trường hợp chính thức, thông thường người ta chỉ gọi tên. Tên người thường là ba chữ hoặc bốn chữ, cũng có khi là 2 chữ (ví dụ Nguyễn Trãi).
Vậy thì tại sao họ Nguyễn lại trở thàn‌h dòng họ lớn nhất và đông nhất ở Việt Nam? Có rất nhiều nguyên nhân lịch sử cho hiện tượng này.

Thời cổ đại
Vào thời Nam Bắc triều (420 – 589) Trung Hoa thiên hạ đại loạ‌n. Vì để lánh nạ‌n mưu sin‌h, một bộ phậ‌n gia tộc họ Nguyễn sống tại An Huy, Chiết Giang, Hồ Bắc… di cư sang Việt Nam.
Bộ phậ‌n người này sin‌h sống ở Việt Nam, qua thời gian đã đồng hoá cùng dân bản địa để tạo nên thêm một bộ phậ‌n đáng kể người Việt có họ Nguyễn. Sau đó vào thời Ngũ Đại (5 triều đại nối nhau cai trị Trung Nguyên: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu 907-960), dần dần lại có nhiều người họ Nguyễn di chuyển về phía Nam, bổ sung thêm vào số lượng người họ Nguyễn bản địa ở Việt Nam.
Sự ph‌át triển của dòng họ lớn nhất Việt Nam cũng gắn liền qua‌n h‌ệ với triều đại nhà trầ‌n. Trước triều trầ‌n là giai đoạn trị vì của nhà Lý (1009 – 1225). Từ khi Lý Công Uẩn lên ngôi năm 1009 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê đến khi Lý Chiêu Hoàng bị ép thoái vị để nhường ngôi cho trầ‌n Cảnh, tổng cộng là 216 năm.
Những năm đầu tiên, trầ‌n Cảnh còn nhỏ tuổi, toàn bộ quyền hàn‌h của nhà trầ‌n đều do một tôn thất vai chú của trầ‌n Cảnh là trầ‌n Thủ Độ nắm quyền. Trong thời gian này, trầ‌n Thủ Độ đã làm một việc trực tiếp ảnh hưởng tới tên họ của người Việt.
Đó là việc gì? Đời trầ‌n Thái Tông (1232), sau khi đã đoạt ngôi nhà Lý, trầ‌n Thủ Độ lấy lý do tổ nhà trầ‌n tên Lý, đã bắ‌t tất cả những người họ Lý là họ dòng vua vừa bị hoán vị còn trố‌n lẩn trong dân gian phải đổi thàn‌h họ Nguyễn.
Tuy nhiên ý đồ thật sự của trầ‌n Thủ Độ là khai t‌ử dòng vua Lý để không còn ai nhớ đến họ Lý nữa. Còn lý do vì sao khi đó ông lại lựa chọn họ Nguyễn để thay họ Lý, cho tới nay vẫn chưa được lý gi‌ải rõ, cũng có thể đó là lựa chọn một cách ngẫu nhiên.
Tuy nhiên trong sử sách chỉ ghi chép lại đơn gi‌ản như sau: “Sau khi nhà trầ‌n nắm giữ quyền lực, tất cả những người mang họ Lý trong đất nước đều phải đổi sang họ Nguyễn”.
Có một điều càng không thể tưởng tượng được, đó là đổi họ đã trở thàn‌h một tụ‌c lệ của người Việt Nam thời cổ đại. Cứ mỗi khi một triều đại mới được thay thế thì tất cả những người mang họ của triều đại trước sẽ phải sửa thàn‌h họ Nguyễn. Trong lịch sử Việt Nam, đã từng có nhiều sự kiện như vậy khiến số người mang họ Nguyễn đã nhiều lại càng nhiều hơn.
Năm 1232, nhà Lý suy vong, trầ‌n Thủ Độ đã bắ‌t con cháu của dòng họ Lý chuyển sang họ Nguyễn. Khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà trầ‌n, ông ấy đã xuống tay với rất nhiều con cháu họ trầ‌n. Vì thế, sau khi nhà Hồ sụp đổ, con cháu của họ Hồ vì s‌ợ trả th‌ù nên tất cả đã đổi sang họ Nguyễn.
Năm 1592, nhà Mạc suy tàn, con cháu của dòng họ Mạc cũng lại đổi họ sang Nguyễn. Khi triều đại nhà Nguyễn nắm quyền năm 1‌802, một số con cháu họ Trịnh cũng vì s‌ợ trả th‌ù nên lần lượt đổi hết họ sang Nguyễn, số còn lại trố‌n lên Bắc sang Trung Quốc.

 Triều đại nhà Nguyễn. (Ảnh dẫn theo thethaovanhoa.vn).
Trong luật ph‌áp của nhà Nguyễn, những người mang họ Nguyễn được hưởng nhiều đặc lợi, được triều đình ban thưởng. Vì thế các tộ‌i nhân cũng theo đó đổi họ sang Nguyễn nhằm tránh bị bắ‌t tộ‌i, hưởng thêm ân sủng.
Cùng theo sự thay đổi của các triều đại những người mang họ Nguyễn càng ngày càng đông lên, cuối cùng lập ra triều Nguyễn. Triều Nguyễn cũng là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Biểu đồ các họ phổ biến nhất Việt Nam. (Ảnh: Twitter).

Thời cận đại
Trước khi đ‌ề cập tới quãng thời gian này, cần nhấn mạnh một đặc điểm của các dòng họ Việt Nam thời cổ đại. Vào thời cổ đại, dân chúng ở tầng lớ‌p thấp bình dân thường không mang họ, chỉ có các vương tôn quý tộc mới có họ.
Vào thế kỷ 19, khi Việt Nam trở thàn‌h thuộc địa của người ph‌áp, lần đầu tiên người ph‌áp có cuộc điề‌u tr‌a về dân số với quy mô lớn nhất trên khắp Việt Nam.
Trong quá trình điề‌u tr‌a họ gặp phải một vấn đ‌ề phiền phức lớn, đó là: Đại bộ phậ‌n người dân ở tầng lớ‌p thấp bình dân đều không có họ, nên không có cách nào để thống kê tổng kết.
Vào lúc này phải làm như thế nào? Người ph‌áp liền nghĩ ra một cách, trước đây triều Nguyễn chẳng phải là triều đại cuối cùng của người Việt sao, vậy những người không mang họ đó để họ đều mang họ Nguyễn. Dòng họ này, bởi thế lại được mở rộng với quy mô lớn chưa từng có thêm một lần nữa.

 Chân dung Vua Bảo Đại (tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy), vị Vua cuối cùng của nhà Nguyễn. (Ảnh: Wikipedia).
Kỳ thực cho dù không có người ph‌áp, họ Nguyễn vẫn là một dòng họ lớn nhất Việt Nam, tuy nhiên để chi‌ếm một tỷ lệ lớn 40% như vậy, không thể không kể tới tác độn‌g của người ph‌áp.
Bây giờ, khi ra đường, bấ‌t kể gặp một người họ Nguyễn nào, bạn hãy nói rằng họ đang có một tên họ đặc biệt nhất Việt Nam. Còn nếu đang mang họ Nguyễn, có lẽ bạn nên đọc bà‌i viết này.
Sưu tầm

16/02/2020

Khu ổ chuột như trong 'Parasite'


Hàn Quốc "Parasite" (Ký sinh trùng) giành 4 giải Oscar 2020 kể về hai mảng đối lập giàu nghèo ở Seoul. Nhưng, đó không chỉ có trên phim.

Nếu giới thượng lưu Hàn Quốc sống trong những căn hộ sang trọng, biệt thự đắt tiền, không ít người thu nhập thấp vẫn phải sống chật vật trong những căn nhà ẩm thấp, bẩn thỉu như nhân vật Kim Ki-taek (do Song Kang Ho thủ vai) sống cùng vợ con trong phim Ký sinh trùng. Đây là phim châu Á đầu tiên đoạt giải phim hay nhất và là phim nước ngoài đầu tiên đoạt giải phim hay nhất trong lịch sử Oscar. Ảnh: CJ Entertainment.


Du khách đến Hàn Quốc thường chỉ thấy một Seoul hào nhoáng, lộng lẫy, khó tưởng tượng được phía sau đó có một Seoul rất khác. Mặt kia của Seoul giàu có là nơi được biết đến là khu ổ chuột nghèo nhất Hàn Quốc - làng Guryong, theo Cultura Colectiva.
Đây là một khu định cư tạm bợ rộng 286.929 m2 và là nơi 2.500 - 4.000 người sinh sống. Người dân bắt đầu tới Guryong sống từ những năm 1990. Những ngôi nhà được dựng bằng bất kỳ vật liệu nào họ có sẵn. Tại đây, nhiều gia đình buộc phải dùng chung một nhà vệ sinh sơ sài. Ảnh: Lens Culture.


Trên ảnh là một căn lều được vá víu bằng những tấm bạt, gồm cả một banner quảng cáo thịt. Bức ảnh này được nhiếp ảnh gia Kim Soo Hyun ghi lại khi sống ở đây trong suốt mùa đông năm 2014 - 2015 để chụp ảnh. Soo Hyun từng sống ở khu vực này 3 năm, rồi chuyển tới Chicago, Mỹ. Ảnh: Cultura Colectiva.


Trên ảnh là Ian, con trai Soo Hyun, đang say ngủ trong một căn nhà ở khu ổ chuột. Trên tường cạnh nơi cậu bé nằm dán chi chít những bức ảnh do mẹ chụp. Ảnh: Cultura Colectiva.


Trên ảnh là Yoo Ae-soon, một thợ cắt tóc. Bà làm việc chăm chỉ và rất tự hào với "cửa hàng" của mình trong khu ổ chuột này. Yoo chuyển tới đây từ năm 1996, khi quán ăn của mình thua lỗ. Bà cảm thấy hài lòng với cuộc sống nơi này vì đủ kiếm sống. Ảnh: Douglas Vautour.


Vào mùa đông, người dân ở đây thường đốt than để sưởi ấm. Một quả phụ 80 tuổi của làng nói: "Tôi muốn chết ở nơi tốt hơn nơi này một chút". Ảnh: Lens Culture.


Từ khu vực này, người dân có thể nhìn thấy rõ các ngôi nhà chọc trời ở khu nhà giàu Gangnam. "Tôi vẫn thường cầu nguyện một ngày nào đó, các con tôi sẽ được sống ở những ngôi nhà như thế, giống họ", một phụ nữ chuyển tới khu ổ chuột 30 năm trước, nói. Ảnh: Reuters.


Mỗi tháng, người dân ở đây sống dựa vào 200.000 won (gần 4 triệu đồng) tiền trợ cấp của chính phủ. Từ những năm 2015, chính quyền thành phố đã có kế hoạch giải phóng mặt bằng khu ổ chuột này và xây dựng các ngôi nhà tái định cư dành cho những người có thu nhập thấp. Ảnh: Lens Culture.


Tuy nhiên đến nay, người dân vẫn phải sống trong những ngôi nhà chật chội, chen chúc và tạm bợ. Người dân cho biết họ vẫn trông chờ việc giải tỏa và chính sách mới từ chính phủ, dù các kế hoạch cải tạo, nâng cấp nơi đây vẫn ngày một kéo dài. Ảnh: AP.


Guryong chỉ cách Gangnam - quận được cho là giàu nhất Seoul - 20 phút đi bộ. Đứng tại đây, người dân có thể dễ dàng nhìn thấy các tòa nhà cao tầng, sáng bừng ánh đèn về đêm của dân thượng lưu. Ảnh: Kim Jae Hwan/AFP.

Anh Minh (Theo Business Insider)

Vận mệnh nằm ở đâu?


Ba Người Thợ xây tường

Ba người công nhân đang xây một bức tường ở công trường. Có người đi ngang qua hỏi họ đang làm gì.

Người công nhân thứ nhất hậm hực nói: “Bộ ông không nhìn thấy sao? Tôi đang xây bức tường”.

Người thứ hai nghiêm túc trả lời: “Tôi đang xây một căn biệt thự”.

Người thứ ba vui vẻ trả lời: “Tôi đang làm nên một thành phố xinh đẹp”.

Mười năm sau, người công nhân thứ nhất vẫn là thợ xây, người công nhân thứ hai đã trở thành quản lý công trình kiến trúc, còn người thứ ba thì đã trở thành thị trưởng của thành phố này.

Cảm ngộ:

Tư tưởng xa đến đâu, chúng ta có thể đi được xa đến đó. Tại cùng một xuất phát điểm, tuy nhiên thái độ lại quyết định hết thảy. Vậy nên hãy dùng tinh thần lạc quan tốt đẹp để cảm nhận cuộc sống này! Những việc tưởng chừng nhỏ nhặt trong tầm tay của bạn lại chính là khởi điểm của một sự nghiệp lớn, ý thức được điểm này hay không cũng có nghĩa là bạn có thể thành tựu một sự nghiệp lớn hay không.

Nếu như mỗi chúng ta giống như người thứ nhất, nhìn nhận công việc của mình với thái độ sầu khổ, thì công việc cũng theo tâm trạng của anh ta mà thành. Cùng một công việc tầm thường như vậy, nhìn thì thấy khô khan nhạt nhẽo, lặp đi lặp lại; nhưng có người có thể lấy tâm trạng vui vẻ mà đối đãi, cảm nhận được điều tốt đẹp ý nghĩa trong cái tưởng như tầm thường ấy. Họ chính là ở ngay trong cái đơn điệu mà xây dựng ước mơ của mình. Nếu làm được như vậy, thì thiết nghĩ có khó khăn gì là không thể khắc phục được đây?


 Vận mệnh nằm ở đâu?

Một lần kia, tôi đi thăm một người bạn rất có thành tựu trong sự nghiệp. Trong lúc trò chuyện đã bàn về vận mệnh, tôi hỏi: “Trên đời này rốt cuộc có vận mệnh hay không?”. Anh nói: “Tất nhiên là có rồi”. Tôi lại hỏi: “Vận mệnh rốt cuộc là gì? Nếu vận mệnh đã an bài sẵn cả rồi, thế thì phấn đấu còn có tác dụng gì chứ?”.

Anh không trả lời ngay câu hỏi của tôi, chỉ cười nói không ngại thì hãy giơ tay trái ra để anh xem thử tướng tay, bói mệnh xem sao. Sau khi anh giảng cho tôi một tràng lý thuyết về đường sinh mệnh, đường tình yêu, đường sự nghiệp, đột nhiên, anh ấy nói với tôi: “Anh hãy duỗi tay ra, làm một động tác giống như tôi đây!”.

Động tác của anh chính là: giơ tay trái lên, nắm chặt bàn tay lại. Cuối cùng, anh hỏi:“Anh đã nắm chặt hay chưa?”. Tôi có chút khó hiểu, đáp rằng: “Đã nắm chặt rồi”.

Anh lại hỏi: “Cái đường vận mệnh đó nằm ở đâu?”. Tôi trả lời một cách cứng rắn: “Ở trong tay tôi!”. Anh lại vặn hỏi tiếp: “Thế thì vận mệnh nằm ở đâu?”. Tôi như nhận được một gậy cảnh tỉnh, giật mình hiểu ra: “Vận mệnh chính là nằm ở trong tay tôi!”.

Anh rất bình tĩnh nói tiếp:

“Cho dù người khác nói với anh thế nào, cho dù ‘các thầy tướng số’ bói cho anh thế nào, thì hãy nhớ rằng, vận mệnh chính là nằm ở trong tay anh, chứ không phải ở miệng của người khác! Đây chính là vận mệnh.

Đương nhiên, khi anh nhìn lại nắm tay của mình vẫn sẽ thấy đường sinh mệnh vẫn có một phần lộ ra bên ngoài, không được nắm lấy, điều này cho chúng ta gợi ý gì? Phần lớn vận mệnh là được nắm trong tay chúng ta, nhưng vẫn có một phần là được ‘ông trời’ nắm giữ. Vậy nên con người khi sống phải thuận theo tự nhiên, tôn kính trời đất, tấm lòng hướng thiện. Từ xưa đến nay, phàm là những người làm nên việc lớn, ý nghĩa của ‘phấn đấu’ chính là ở chỗ dùng tất cả cố gắng của một đời để ra sức thực hiện”.

Thiện Sinh biên dịch

Vàng thỏi và tảng đá


Có một chàng trai trẻ, cứ mãi không được công ty trọng dụng, khiến anh vô cùng khổ não.

Bởi vậy, anh tìm gặp một nhà thông thái và than thở rằng: “Tại sao số phận lại bất công với con như vậy?”.

Nhà thông thái không trả lời anh, chỉ cúi người xuống nhặt một viên đá nhỏ dưới chân ném vào trong đống đá ở đằng xa, rồi nói với chàng trai trẻ rằng: “Cậu hãy đi tìm viên đá mà tôi vừa mới ném về đây”.

Chàng trai trẻ bới tìm trong đống đá cả nửa ngày trời nhưng vẫn không tìm ra. Anh không biết viên đá mà ông lão ném đi rốt cuộc là viên đá nào, bởi vì viên đá nào nhìn vào cũng đều thấy na ná giống nhau.

Anh đành trở về tay không, nhà thông thái tháo chiếc nhẫn trên tay xuống ném vào trong đống đá lộn xộn lúc nãy, rồi bảo anh nhặt về. Lần này, anh không tốn chút hơi sức nào đã tìm được chiếc nhẫn lấp lánh ánh vàng kim đó.

Nhà thông thái kia cũng không nói gì thêm, chàng trai trẻ như chợt ngộ ra điều gì: Nếu như bản thân chỉ là một hòn đá, chứ không phải là thỏi vàng, thì cũng không cần phải oán trách vận mệnh bất công với mình làm gì.

Cảm ngộ:

Vận mệnh của mỗi một người đều nằm trong tay của bản thân mình. Khi bạn không ngừng oán trời trách đất, phải chăng cũng nên bình tâm suy xét lại, từ bỏ tạp niệm, hoàn thiện bản thân, khiến bản thân phát ra ánh vàng kim giống như thỏi vàng.
ST

15/02/2020

BÁN THÂN



Hôm nay là ngày 13 tháng 2 năm 2020, một ngày trước Lễ Tình Nhân Valentine. Tôi gặp cô gái này với dòng chữ được viết trên tờ giấy A4 và cô ấy cầm nó ở Bờ Hồ Hoàn Kiếm, trung tâm thủ đô Hà Nội.
Tôi có hỏi cô ấy là cô ấy viêt tở giấy này để làm gì?
Cô ấy nói cô ấy muốn bán thân.
Tôi có hỏi là cô ấy làm vậy để làm gì?
Cô ấy trả lời là cô ấy đã 26 tuổi và cô ấy muốn bán thân để có người yêu đi chơi ngày Valentine vì cô ấy chưa có người yêu.
Tôi hỏi cô ấy có thực sự nghiêm túc về những gì cố ấy viết ra không? Cô ấy nói là có.
Tôi hỏi cô ấy là cô ấy có hiểu ý nghĩa thực sự của những gì cô ấy viết ra không? Cô ấy nói là có.
Tôi hỏi cô ấy tên tuổi, nghề nghiêp và việc tôi có thể đăng báo hình ảnh của cô ấy và việc này được không?

Cố ấy cho biết, cô ấy tên là Nương, Lê Thị Kim Nương, 26 tuổi, chưa có người yêu và đến từ Quảng Trị. Cô ấy nói rằng, cô ấy là nhân viên văn phòng, làm việc tại Hà Nội.
Cô ấy đồng ý cho phép tôi được đăng tải hình ảnh lên báo nhưng chỉ muốn tôi làm hồng đôi môi bằng việc chỉnh sửa hình ảnh vì cô ấy chưa đánh son môi.
Trước khi tôi rời đi thì có ba anh chàng đi tới và một trong số họ hỏi cô ấy là họ có thể mua trọn luôn cô mà không phải chỉ là trong dịp Valentine?

Có thể chỉ là trò đùa mà cô ấy muốn gây một ấn tượng nào đó. Cũng có thể là thật.
Nhưng dù nó là thật hay đùa thì tôi vẫn shock.
Thập niên thứ 3 của thế kỷ 21 rồi mà vẫn có cô gái ra giữa trung tâm thành phố trưng biển bán thân.
Tôi sốc và tôi buồn thật sự.
NGUYEN HUY KHAM

Liên hệ với Kim Nương, cô xác nhận mình chính là nhân vật trong bức ảnh và câu chuyện được mọi người chia sẻ. Tuy nhiên, Nương cho biết bài viết được mọi người chia sẻ có những thông tin không đúng, sai sự thật khiến cô gặp không ít rắc rối.
“Bài viết đã xuyên tạc lời nói của mình, trong đoạn nói chuyện mình không hề nói bán thân mà chỉ bảo là tìm người yêu đi chơi 14/2. Nhưng người viết lại xuyên tạc thành mình muốn bán thân”, Nương chia sẻ.
Thực tế, đây chỉ là một thử thách vui do Nương và một người bạn thực hiện. Cả hai muốn làm một video vui về cách nhìn nhận về cái xấu đẹp của mọi người hiện nay.
Kim Nương thừa nhận việc dùng từ “bán thân” ghi trên giấy đã gây hiểu lầm lớn. “Mình không hề có ý PR bản thân gì cả, nếu người đọc đọc kỹ tờ giấy thì từ “chạy bo mùa Valentine” cũng hiểu được đây chỉ là 1 clip mang tính vui vẻ thôi”, cô trần tình.
Hiện tại Kim Nương mong muốn những bài viết xuyên tạc sẽ được gỡ bỏ và không muốn câu chuyện bị đẩy đi xa hơn theo chiều hướng xấu.
Cô khẳng định: “Video của mình không phải với mục đích đen như mọi người đọc được. Nó mang ý nghĩa là nhận thức trong tình yêu liệu có cái đẹp và cái xấu về ngoại hình không. Mình mong mọi người hiểu và không bình luận ác ý”.
Kim Bảo Ngân

13/02/2020

Đội ngũ y bác sĩ tại Vũ Hán, Trung Quốc phải làm việc liên tục ngày đêm


Đội ngũ y bác sĩ tại Vũ Hán, Trung Quốc phải làm việc liên tục ngày đêm.
Đội ngũ nhân viên y tế từ nhiều tỉnh thành Trung Quốc đã được điều động đến thành phố này để cùng ngăn chặn và chống chọi sự lây lan của dịch bệnh nguy hiểm này.
Dưới đây là hình ảnh của các y bác sĩ chuẩn bị cho cho ca làm việc đầu tiên của mình trong phòng điều trị virus corona sau khi sẵn sàng bước vào khu vực cách ly tại Vũ Hán. Thời gian đầu khi số người mắc bệnh quá tải, đã có không ít bệnh nhân và đội ngũ nhân viên y tế đã phải ngủ trên sàn. Các y bác sĩ phải mặc tã người lớn để không phải cởi bộ đồ bảo hộ, tránh mất thời gian điều trị cho bệnh nhân.
Có những giọt nước mắt đã rơi, có cả những mệt nhoài mà không phải ai cũng hiểu được…
Các nữ y tác cắt tóc cho nhau để mũ bảo hộ vừa khít với đầu, giảm thiểu nguy cơ tóc mang virus theo và phát tán khắp bệnh viện.

Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 1.

Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 2.

Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 3.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 4.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 5.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 6.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 7.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 8.
Sau khi mặc đồ bảo hộ, họ nhờ đồng nghiệp viết tên mình lên bộ đồ màu trắng toát để phân biệt ai với ai.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 9.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 10.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 11.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 12.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 13.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 14.
Các y tá sẽ phải giữ kín mắt, mũi, miệng để bảo vệ bản thân.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 16.

Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 17.

Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 18.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 20.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 21.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 22.

Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 23.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 24.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 25.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 26.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 27.

Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 28.
Do cường độ làm việc quá cao nên các nhân viên y tế ngủ gục ở bất cứ đâu.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 29.

Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 30.
Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 31.

Phải cắt tóc, cạo đầu, mặc tã người lớn, ngủ trên sàn...: 30 bức ảnh chân thực nhất về tình cảnh của nhân viên y tế tại ‘ổ dịch’ Vũ Hán - Ảnh 32.
Sưu tầm