Trang

30/04/2022

Phân tích tâm lý Putin.

Theo nhiều nhà tâm lý học, Putin là người có cá tánh "Dark Triad Personality" (Tam Hắc Tánh), bao gồm tánh nham hiểm, tánh ái kỷ và rối loạn nhân cách.

Cũng như nhiều nhà độc tài khác, Putin là một con người phức tạp và khó đoán trước.

Chừng 5 năm trước (2017), khi tiếp kiến Thủ tướng Đức Angela Merkel ở Điện Cẩm Linh, Putin cho con chó khổng lồ tên “Konni” vào phòng khách làm cho bà Merkel sợ hãi (vì bà này rất sợ chó). Trong khi bà thượng khách sợ hãi thì Putin tỏ ra khoái trá. Tuy nhiên, việc đem thú vật ra 'hù' các nguyên thủ quốc gia là một chiêu trò khá phổ biến đối với Putin. Sự kiện này làm cho cac chuyên gia tâm lý đón già đón non về cá tánh của Putin.

Năm 2000, khi Putin thăm chánh thức Nhật Bản, trong chương trình nghị sự có chuyến viếng thăm Trường dạy võ Kodokan do võ sư Jigoro Kano sáng lập. Putin là một võ sĩ Judo, và trong chuyến viếng thăm, y biểu diễn võ thuật với một nữ học viên trẻ và người này đã cho y 'đo ván' bằng một thế võ rất nghệ thuật. Putin đứng lên và cui' đầu chào cô ấy trong tiếng vỗ tay vang dội. Hành động phô diễn này cũng là một đề tài phân tích của giới tâm lý học trong thế giới phương Tây.

Cuộc xâm lăng của Putin vào Ukraine đang biến y trở thành một kẻ tội phạm chiến tranh. Trong thời gian qua, giới tâm lý học rất bận rộn phân tích hành vi của Putin [1-5]. Những phân tích này giúp tôi học thật nhiều về cách nhìn của giới tâm lý học về hiện tượng độc tài và chuyên chế. Dĩ nhiên, các nhà tâm lý học nói rằng họ không đưa ra một chẩn đoán (vì làm như thế thì cần phải có xét nghiệm và nói chuyện trực tiếp), họ chỉ đánh giá qua hành vi của Putin mà thôi. Ở đây, tôi chỉ "đọc báo giùm bạn" và tóm tắt vài ý chánh mà tôi thấy tâm đắc để trước là cho tôi học hỏi và sau là chia sẻ cùng các bạn.

Tuổi thơ bất hạnh.

Putin sinh năm 1952 và có một tuổi thơ kém hạnh phúc. Sau Thế chiến thứ II, cả hai người thân sinh của Putin sống trong nghèo khó. Cả nhà phải sống trong một căn hộ tồi tàn cùng với hai gia đình khác. Căn hộ không có nước nóng, toilet thì bị hư hỏng, thậm chí lò sưởi thì buổi có buổi không. Thân phụ Putin làm công nhân, còn thân mẫu thì làm những công việc tạp vụ mà bà kiếm được. Họ không có thì giờ để chăm sóc Putin, nên ngay từ thời thơ ấu, Putin không cảm nhận được lòng yêu thương và tình cảm gia đình. Hình như Putin có hai người anh những đã qua đời trong chiến tranh, và cậu bé Vladimir lớn lên một mình.

Trong thực tế, cậu bé Vladimir bị mấy đứa trẻ lớn hơn thường xuyên ăn hiếp và hành hung. Nhiều nhà tâm lý học nghĩ rằng vết thương tâm lý đó còn mãi với một Putin ngay cả ở tuổi xấp xỉ 70. Bản thân Putin từng là một cậu học trò lêu lổng trong nhà trường, nhưng nhờ một người thầy nhận ra tiềm năng, nên Putin sau này học hành khá tốt và 'đầu quân' vao`cơ quan tình báo khét tiếng KGB. Ở KGB, Putin được nhào nặn thành một công cụ hơn là một con người, và một lần nữa lòng nhân hậu và sự tử tế không có trong từ điển suy nghĩ của Putin.

Putin cũng giống như Hitler, Stalin, Mao, tất cả đều có một tuổi thơ bất hạnh. Tất cả họ sau này lớn lên trở thành những tên đồ tể giết người không gớm tay. Cựu Tổng thống Richard Nixon từng nhận xét rằng Qui luật Darwin làm cho hệ thống chánh trị Xô Viết sản sinh ra những con người không chỉ tàn bạo mà còn... sáng dạ. Stalin giết cả triệu người trong khi nắm quyền mà những kẻ cận thần của y xem là 'cách mạng'. Dĩ nhiên, không phải bất cứ ai có thời thơ ấu bất hạnh đều trở thành những tên đồ tể, nhưng tâm lý học chỉ ra rằng tất cả những tên đồ tể đều có một tuổi thơ bất hạnh. Đối với đa số nhà phân tích tâm lý học, Putin là một người như thế.

Cá tánh Đen của Putin.

Đã có rất nhiều chuyên gia phân tích cá tánh và nhân cách của Putin ngay từ lúc y lên cầm quyền. Mỗi người có một cách phân tích riêng, nhưng tựu trung lại tôi thấy cá tánh nổi bật nhứt là Cá tánh Đen hay còn gọi là "Dark Personality Trait". Người có Cá tánh Đen có ba đặc điểm chinh' sau đây:

• Nham hiểm (Machiavellianism)

• Ái kỷ (Narcissism)

• Rối loạn nhân cách (Psychopathy)

Giới tâm lý học gọi là "Dark Triad Personality" mà tôi tạm dịch là Tam Đen Nhân Cách.

Nham hiểm.

Đây là một cách định danh có nguồn gốc từ một chinh' trị gia gốc Ý tên là Nicolo Machiavelli sống vào thể kỷ 16. Machiavelli nổi tiếng qua cuốn sách "The Prince" (Ông Trùm) mô tả những thủ đoạn nhằm kiểm soát người khác một cách bất chinh'. Những đặc điểm gắn liền với thói nham hiểm bao gồm lừa dối, ích kỷ, thiếu xúc cảm và lệch chuẩn đạo đức.

Putin là người có cá tính mạnh và rất thích thể hiện mình là một "strong man" (người hùng). Putin không biểu lộ bất cứ một hối tiếc hay hối hận gì trước những ảnh hưởng ghê gớm đến thường dân từ những quyết định phi đạo đức của y. Putin cũng chưa bao giờ nhận lãnh trách nhiệm cho những hậu quả của chiến tranh, mà thường hay đổ thừa cho những người khác khi sự việc diễn biến xấu. Một ví dụ khác của tính nham hiểm là Putin từng đầu độc (hay ra lệnh đầu độc) và bỏ tù lãnh tụ đối lập Alexei Navalny mà không hề tỏ ra hối tiếc.

Ái kỷ.

Đây là một hội chứng tâm lý có tên từ nhân vật huyền thoại Hy Lạp Narcissus, người tự yêu cái dung nhan của mình trong hồ nước và sau này chết vì nỗi say đắm đó. Người có hội chứng có những đặc điểm như ích kỷ, khoác lác, ngạo mạn, thiếu xúc cảm, và không muốn bị phê bình.

Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski nhận định rằng Putin là một người mắc chứng "Ái kỷ hoang tưởng", và nhiều nhà tâm lý học đồng ý với nhận định này. Chúng ta hay thấy những hình ảnh Putin trên trời (lái máy bay), dưới đất (lái xe đua), hay dưới nước (bơi lặn). Thậm chí, chúng ta thấy Putin trong võ phục phái Judo, hay ngực trần cỡi ngựa. Nói chung, Putin muốn chúng ta thấy và xem y là một người hùng, một "strong man". Những hình ảnh đó rất nhứt quán với hội chứng.

Putin cũng rất quan tâm đến sắc diện của mình, và theo các bác sĩ thẩm mỹ, y đã qua nhiều phẫu thuật thẩm mỹ. Một bức ảnh chụp vào năm 2010 cho thấy da mặt của Putin có nhiều nếp nhăn tiêu biểu ở người có tuổi, nhưng chỉ vài tháng sau thì da mặt y phẳng phiu, không còn một vết nhăn nào. Bác sĩ người Anh Gerard Lambe cho biết đó là do bơm botox. Một bác sĩ thẩm mỹ Úc thì nghĩ rằng Putin cũng đã dùng nhiều chất filler nên khuôn mặt khó có thể biểu hiện cảm xúc.

Rối loạn nhân cách.

Cũng có thể xem là một loại 'bệnh hoạn' (theo cách nói dân gian). Người mắc chứng này không có khả năng thấu cảm, không bao giờ tỏ ra hối hận cho hành động sai trái của mình, và hay biểu hiện qua những hành vi phản xã hội (anti-social behavior).

Hành vi phản xã hội của Putin rất rõ ràng khi y tiếp kiến các nhà lãnh đạo nước ngoài hay đối thủ chánh trị. Chẳng hạn như khi Putin tiếp kiến Thủ tướng Đức Angela Merkel, y đem vào phòng khánh tiết một con chó đen rất lớn, dù y biết rằng bà Thủ tướng sợ chó (và từng bị chó cắn trước đây). Các nhà phân tích tâm lý xem đó là một hành vi phản xã hội, một dạng lưu manh.

Một số nhà chính trị học thì cho rằng những hành vi của Putin rất nhứt quán với hội chứng của kẻ "political psychopath". Người với hội chứng này (psychopathy) chẳng những không có khả năng thấu cảm mà còn thích thú trước cảnh tượng máu đổ xương rơi. Chẳng hạn như Putin không hề tỏ ra hối lỗi khi quân đội Nga bắn hoả tiển vào bệnh viện ở Mariupol ở Ukraine, giết hàng chục người, kể cả trẻ em và phụ nữ.

Nhà tâm lý pháp y người Do Thái Javier Urra nhận xét rằng Putin có một khuôn mặt bất lương / đê tiện (reptilian look) và đó cũng là một đặc điểm nhứt quán với hội chứng phản xã hội.

Tóm lại:

Những kẻ độc tài và chuyên chế là một mối đe doạ đến sự ổn định của thế giới. Chúng ta không có khả năng ngăn chận các hành vi của họ, nhưng chúng ta có thể dùng kiến thức tâm lý học để hiểu hành vi của họ.

Putin là một kẻ chuyên chế và độc tài. Các nghiên cứu tâm lý học chỉ ra rằng những kẻ độc tài và chuyên quyền thường có xu hướng tự mình đưa ra những quyết định quan trọng mà không tham vấn ai cả. Họ cũng là những người thích làm được việc mà không bao giờ quan tâm đến lợi ích của người khác. Một trong những tín hiệu của loại người này là họ hay duy trì một khoảng cách giữa họ và người khác qua đe doạ và trừng phạt. Hành vi dùng chó và dùng cái bàn dài là một biểu hiện của hội chứng phản xã hội.

Quay lại sự việc Putin cho chó ra 'hù' bà Thủ tướng Angela Merkel, bà nghĩ gì? Trong một bài trả lời phỏng vấn, bà Merkel diễn giải hành vi của Putin như sau: “Tôi hiểu tại sao y phải làm như vậy — để chứng minh rằng y là một gã đàn ông. Y sợ cái yếu đuối của y. Nga chẳng có gì, chánh trị và kinh tế không có gì là thành công. Tất cả họ có là cái này [ý nói con chó ?]”

 

NGUYỄN VĂN TUẤN 09.04.2022

[1] The Political Personality of Russian Federation President Vladimir Putin

[2] Psychological Profile of Vladimir Putin

[3] Experts Assess Vladimir Putin's Psychological Profile

[4] Understanding Vladimir Putin and why he enjoys the show - opinion

[5] The Psychology Behind Putin’s War

[6] The psychology behind the Kremlin's war in Ukraine

 

29/04/2022

Chân mạng đế vương

Ai mắc bệnh Gút thì hình như ít nhiều đều có “chân mạng đế vương” cả! Bằng cớ là bệnh thường luôn bắt đầu từ dưới chân, ở ngón chân cái trước rồi mới lan đi các nơi, và mặt khác, từ xa xưa, người ta cũng đã gọi Gút là bệnh của vua (maladie des rois). Lịch sử y học cũng đã ghi nhận Alexandre le 

 


Grand, Charlemagne, Louis XIV… đều bị Gut! 

Vua chúa hay đi săn bắn, ăn thịt rừng, uống nhiều rượu nên dễ bị Gut. Về sau, những người giàu có cũng hay mắc phải bệnh này do những bữa ăn “đạm bạc” đầy rượu thịt của họ (theo cách giải thích bây giờ thì đó là những bữa ăn nhiều đạm và tốn bạc!) nên Gut cũng là bệnh của nhà giàu (maladie des riches).

Đau khủng khiếp. À không, nhức nữa,nhức khủng khiếp. À mà không đúng, buốt nữa, buốt khủng khiếp. Đau. Nhức. Buốt. Nhích qua nhích lại nhích tới nhích lui gì cũng đau cả. Chân sưng một cục, nóng đỏ. Mất ngủ. Mất ăn. Vua cũng phải kêu Trời!

Tôi vừa bị một vố. Đau sưng ngón chân cái của bàn chân phải. Đúng truyền thống: “chân” của “mạng đế vương” rồi còn gì! Nhưng oan quá, lâu nay ăn uống cẩn thận mà, có săn bắn có nội tạng động vật gì đâu… Từ lâu đã bỏ thịt, chỉ còn rau, cá, củ quả! Chắc tại già. Già, thận yếu, thải không kịp độc chất chăng?
Độc chất ở đây là acid uric, sinh ra từ chuyển hóa protein có chứa nhiều purin trong thức ăn. Acid uric lắng đọng tạo thành muối Urat, quyện quanh và chèn vào giữa các khớp, đại khái như cho cát vào các khớp xe rồi nổ máy, rồ ga cho nó chạy vậy!

Các thức ăn chứa nhiều purin là thịt rừng, hải sản, kèm với bia rượu, dzô dzô 100% thì dễ có “chân mạng đế vương” lắm vậy. Lúc còn trẻ, còn khỏe thì thận tốt, thải độc chất nhanh, nhưng vẫn tích tụ đó, chờ có tuổi, sinh sự. Gút có thể dẫn tới biến dạng bàn chân bàn tay với những u, những cục, những hòn, đúng là “lục cục lòn hòn”… lổn nhổn làm hạn chế cử động và đau nhức kinh niên!
Thuốc trị Gút thì đã có, nhưng nhiều thứ có hại, thứ thì gây loét bao tử (dạ dày), làm mục xương, hội chứng cổ trâu, tăng huyết áp (Cushing), thứ thì gây nhiều tác dụng phụ, tương tác thuốc tùm lum nên cần có hướng dẫn của bác sĩ.

Nghe tôi bị Gút, các bạn đồng nghiệp, học trò… hỏi thử máu chưa, uống thuốc chưa, rồi đem cho mấy thứ! Ông bạn nhà thơ từ bên Mỹ cũng gởi mấy bài thơ bảo đọc đi cho mau khỏi bệnh. “Tiếng còi xe lửa ôi ồn quá, anh giụi vào em mái tóc thề,  Huế của em đây, trong mái tóc, em thơm lừng ôi em hương quê!  Em của anh à, em của anh…nắng hình như làm lá thêm xanh, nắng hình như làm môi em đỏ, nắng  hình như mắt em long lanh…” (TVL). Có bạn còn kêu đọc thần chú, niệm Nam mô… Có bạn bên trời Tây viết “…ở thế kỷ 21 này mà không có cái gì làm cho người ta không bị “đau nhức kinh khủng” sao? Ở bên Mỹ họ có cái thuốc “painkiller” (sát sanh kiểu này thì chắc không có tội!), có hữu hiệu không?”. Dĩ nhiên là hữu hiệu, nhưng tạm thôi, không dứt hẳn được, lại cũng sinh lắm biến chứng, side-effects. Còn cái “painkiller” này có sát sanh không ư? Thì… có! Bởi cái “pain” này hẳn phải do nhiều yếu tố hợp thành, do duyên sanh cả đó thôi, nên chắc chắn cũng là một thứ “chúng sanh”! Tốt nhất là làm sao cho nó “vô sanh” thay vì “kill” nó!

Nghĩ lại, đúng là có chuyện “duyên sanh” thiệt. Mấy ngày trước ăn nhiều cá thu quá!  Cá thu chiên, cá thu xốt cà, cá thu kho, cá thu “muối sư”… (do mấy bà chị ở quê thương tình, mang cho). Mình lại quên cá thu có rất nhiều purin! Vậy là đáng đời! Tôi nhất định không uống thuốc, “để xem con Tạo xoay vần đến đâu!”. Tôi hiểu cơ thể phải có một cơ chế “sưng nóng đỏ đau” (viêm) nào đó để chống bệnh, nếu dùng thuốc kháng viêm chẳng hóa ra triệt tiêu mất cái cơ chế tự nhiên rất quý này của cơ thể sao?  Vậy, chuyển hẳn qua ăn rau củ quả xem sao. Có hiệu nghiệm. Thế nhưng nghe có bạn chỉ ăn toàn đậu với đậu mà cũng bị Gút cấp tính. Thì ra các thứ đậu cũng có nhiều purin, đậu nành, đậu xanh, đậu phộng, đậu Hà Lan… kể cả hạt điều! Ăn vừa vừa thôi thì không sao! Các loại thịt rừng, nội tạng động vật (thận, tim, gan, pâté gan, xúc xích…) và các loại hải sản như cá thu, cá hồi, tôm hùm… đều chứa rất nhiều purin cần tránh.

Qua ngày thứ ba thì bớt đau, bớt sưng, nhưng mất cả tuần mới bình phục hẳn. Dĩ nhiên đây chỉ là một cơn Gút cấp tính, không cẩn thận thì tái phát như chơi và trở thành kinh niên!
May quá, rau, trái, sữa, yaourt, fromage, kem…  trà, cà phê đều rất ít purin!


Tóm lại, nếu ai có cái « chân mạng đế vương » thì nên từ bỏ sớm!

BS Đỗ Hồng Ngọc

 

28/04/2022

Tốn bao nhiêu để đóng một Hàng Không Mẫu Hạm?


 1_ Tiền / chi phí

2_ Công nghệ

3_ Nhân viên

4_ Xưởng đóng tàu / xưởng đóng tàu lớn hoặc rộng

5_ Hệ thống hỗ trợ sau khi xây dựng

6_ Sự bảo trì

 

Kể từ năm 1945, Hoa Kỳ đã đóng hơn 30 tàu sân bay; hiện tại, Hoa Kỳ có 19 Hàng Không Mẩu Hạm đang hoạt động, (trừ những tàu  đã nghỉ hưu hoặc bị đánh chìm); 11 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân, bao gồm cả tàu USS Enterprise và tất cả 10 chiếc lớp Nimitz.

Hàng Không Mẩu Hạm là một tàu biển / tàu viễn dương / căn cứ không quân để chở, trang bị vũ khí, triển khai, cứu hộ và thu hồi máy bay. Hàng năm, ngân sách quốc phòng của Mỹ là hơn 600 tỷ đô la, chiếm 3,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.

Chỉ cần tưởng tượng, có bao nhiêu quốc gia có thể đóng một tàu sân bay trị giá 13 tỷ đô la - nếu không phải là Hoa Kỳ; mặc dù vậy, một hoặc hai quốc gia - có thể thử nó - điều đó sẽ phải trả giá rất đắt.


Một lý do khác khiến việc đóng Hàng Không Mẩu Hạm của Mỹ dễ dàng hơn là do đi đầu trong công nghệ. Mỹ chi hàng tỷ đô la cho nghiên cứu và phát triển (R&D), điều này mang lại cho Mỹ lợi nhuận lớn trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, chủ yếu là các loại vũ khí hiện đại cho quân đội của mình. 

Theo David Larter, một phóng viên chiến trường của Nary từng nói: “Nếu bạn muốn vận hành hàng không mẫu hạm, bạn cần rất nhiều thứ cao cấp để có thể bảo vệ nó”. Ông nói, “Đó là sự tiến bộ trong tên lửa hành trình chống hạm có thể phóng từ đất liền. Đó là những tiến bộ trong tên lửa hành trình phóng từ máy bay ném bom hoặc máy bay chiến đấu chỉ gây ra một mối đe dọa to lớn. " 


Và đây là những gì thế hệ mới của Hàng Không Mẩu Hạm USS-FORD mang lại - đi kèm với công nghệ EMALS, Hệ thống phóng điện từ, một hệ thống sử dụng động cơ cảm ứng tuyến tính hoặc “máy phóng” thay vì “piston hơi” cũ. Hệ thống này cho phép máy bay cất cánh với không gian ngắn và hạ cánh mà không cần quy trình cố định. Sự tiến bộ trong công nghệ của Mỹ làm cho cuộc cách mạng có thể thực hiện được, điều này có thể giống như một gia tài mà bây giờ các quốc gia chạy bằng năng lượng hạt nhân khác không thể có được.


Xây dựng một Hàng Không Mẩu Hạm là một dự án sử dụng nhiều lao động; Cần tới 5.000 nam giới và phụ nữ để đóng một tàu sân bay, có kích thước tương đương một thị trấn nhỏ hoặc một cộng đồng. Vì tàu sân bay là một vật thể có khối lượng lớn nên nó cần một diện tích lớn để xây dựng. Tính trung bình, một tàu sân bay dài khoảng 1094, với không gian boong 4,5 mẫu Anh, kích thước bằng bốn sân bóng đá; trên boong có 80 máy bay, hơn 6.000 thành viên phi hành đoàn và hai lò phản ứng hạt nhân. Hình ảnh trên đây cho thấy, bãi Hàng Không Mẩu Hạm   có thể lớn đến mức nào, hầu hết chúng ta đều biết, nhà máy đóng tàu cần bảo trì, chi phí bảo dưỡng Hàng Không Mẩu Hạm hình thức riêng.


Các Hàng Không Mẩu Hạm được xây dựng tại Northrop Grumman Newport New, Virginia trong nhiều thập kỷ nay, địa điểm này rất lớn, và hơn thế nữa, có nhiều chỗ để mở rộng, nếu cần. Đúng vậy, các quốc gia lớn mạnh đòi hỏi các nhà máy đóng tàu lớn đảm nhận việc đóng Hàng Không Mẩu Hạm. Vật khổng lồ này được làm thành nhiều mảnh, sau đó được lắp ráp thành "các mảnh mô-đun riêng biệt được gọi là siêu xe." Xe nâng cá nhân có khối lượng siêu siêu trọng từ 80 đến 900 tấn trở lên; tàu siêu tốc này được tạo thành từ các phòng hoặc trên các boong, tàu siêu tốc được tạo thành từ hơn 200 siêu xe khác nhau.

 

Cuối cùng, chi phí duy trì một Hàng Không Mẩu Hạm sau khi đóng và bảo vệ nó trên biển là rất lớn. Một Hàng Không Mẩu Hạm trung bình có kích thước khoảng bốn sân bóng đá; xem xét những gì một Hàng Không Mẩu Hạm có: chúng có từ hai đến bốn lò phản ứng hạt nhân; nhiều bộ bài; một số mang từ 80 đến 120 máy bay và trực thăng; tiện ích nội khu rộng lớn, bao gồm cả căn hộ để ở; các phòng viễn thông; các phòng mổ; các văn phòng; cơ sở khoa học, nhà máy xử lý nước; tủ lạnh; cơ sở vật chất trong nhà cho thuyền viên.

 Hơn nữa, khi một Hàng Không Mẩu Hạm hiện đang thực hiện nhiệm vụ của mình, nó cần được bảo vệ nhiều hơn trước sự tấn công của kẻ thù. Một Hàng Không Mẩu Hạm được bảo vệ bởi một hoặc hai tàu ngầm, các tàu khác trong nhóm tấn công bao gồm: Hàng Không Mẩu Hạm, tàu tuần dương, nói chung là tàu chiến lớn “sau Hàng Không Mẩu Hạm và tàu tấn công đổ bộ”; một hải đội khu trục hoặc hạm đội (hạm đội tàu); khinh hạm, tàu khu trục, tàu phóng lôi, tàu ngầm, pháo hạm hoặc tàu quét mìn, tàu hậu cần và tàu tiếp tế.

 Chỉ cần tưởng tượng, một hạm đội hoặc một đội hình xung quanh một tàu sân bay sẽ có những gì; cũng hãy tưởng tượng chi phí hàng ngày. Chỉ tính riêng một tàu sân bay, chi phí duy trì nó là 6,5 triệu USD mỗi ngày. Người ta cũng có thể đoán, mỗi tàu hỗ trợ sẽ yêu cầu bao nhiêu hàng ngày, đặc biệt là tàu ngầm.

 

Không một Hàng Không Mẩu Hạm nào bị bỏ lại một mình trên biển; nó chỉ huy một nhóm lực lượng tấn công.

Silas O. Abayomi

27/04/2022

Có thể và không thể

            


 

1.  Bạn có thể cuồng Putin và cuồng Nga nhưng bạn không thể phủ nhận Nga của Putin đã xâm lược Ukraine một cách trắng trợn.

2.  Bạn có thể tin vào bộ máy tuyên truyền của Putin về chủ nghĩa dân tộc, phát xít ở Ukraine blabla…nhưng bạn không thể phủ nhận cả thế giới đang tẩy chay Nga và ủng hộ Ukraine. Không lẽ thế giới lại ngớ ngẩn đi ủng hộ nhà nước phát xít và tẩy chay một nhà nước tốt đẹp như Nga?!

3.  Bạn có thể tin là quân đội Nga đang chiến đấu với quân đội phát xít Ukraine để giải phóng cho người dân Ukraine nhưng bạn không thể phủ nhận là chính phủ Ukraine đang có cả dân tộc ủng hộ. Người dân Ukraine đang tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống lại đội quân xâm lược Nga. Họ không cần một cuộc giải phóng nào cả! Nếu chính phủ Ukraine không được người dân ủng hộ mạnh mẽ thì đã sụp đổ từ lâu.

4.  Bạn có thể cho là truyền thông phương Tây không khách quan nhưng bạn không thể phủ nhận suốt bao năm qua trong tất cả mọi lĩnh vực thì cách đưa tin của các hãng truyền thông này được coi là chuẩn mực và đáng tin cậy nhất. Một lý do quan trọng đó là họ độc lập với chính quyền, chứ không phải là cái loa của chính quyền. Họ đưa tin từ thực địa, nhiều khi phải trả giá bằng tính mạng, chứ không phải ngồi nhà tổng hợp tin tức.

5.  Bạn có thể xem tổng thống Ukraine là “thằng hề” nhưng bạn không thể phủ nhận sự can đảm và tài năng của ông khi đất nước lâm nguy. Và “thằng hề” này đang tập hợp được cả một dân tộc đứng cùng mình dũng cảm chống lại đội quân xâm lược mạnh gấp nhiều lần. Cũng “thằng hề” này hàng ngày đang được rất rất nhiều các nguyên thủ quốc gia, quốc hội các nước lắng nghe.

6.  Bạn có thể cho NATO là mối nguy cho Nga nhưng bạn không thể phủ nhận là hiện nay các nước cạnh Nga mà không phải là thành viên NATO chính là những mục tiêu tiềm tàng nhất cho sự hung hăng của Nga. Vì vậy vào NATO là sự tìm kiếm bảo đảm an ninh của các nước nhỏ, để có thể tự do tìm kiếm con đường phát triển cho chính mình.

7.  Bạn có thể không thích phương Tây nhưng bạn không thể phủ nhận thực tế là sau sụp đổ của Liên Xô, các nước XHCN cũ nếu nhanh chóng thoát Nga, hội nhập với EU đều phát triển rất tốt, còn những nước nào vẫn nhùng nhằng với Nga thì sau bao năm vẫn lẹt đẹt, phát triển rất kém, tham nhũng tràn lan, chính thể thì độc tài toàn trị. Người Việt thường hay khuyên nhau chọn bạn mà chơi!

8.  Bạn có thể cho Ukraine đã dại dột khi dám chống lại quân xâm lược Nga, và đã để cho chiến tranh tàn phá đất nước nhưng bạn không thể phủ nhận trong lịch sử VN ông cha ta cũng đã từng không chấp nhận đầu hàng mặc dù cái giá phải trả là rất lớn. Và không ai chỉ trích cho việc chống lại kẻ thù là một việc làm dại dột!

Tóm lại bạn có thể nghĩ và đánh giá sự việc theo ý bạn, nhưng thực tế nó xảy ra thế nào là cái mà bạn không thể phủ nhận, mà cái đó mới là quan trọng nhé!

ĐỖ VŨ

26/04/2022

Quý Bà đi du lịch hãy coi chừng

Một tấm gương bình thường hay là một tấm gương hai chiều?

Làm thể nào bạn biết là đang ở trong một căn phòng, restroom, motel v.v.... được trang bị với một tấm gương bình thường, hay nguy hại hơn với một tấm gương hai chiều?

Gương hai hiều có nghĩa là đàng sau tấm gương ấy có những cặp mắt đang theo dõi bạn. Bạn chỉ thấy hình ảnh của mình phản chiếu trong gương, nhưng không thấy họ, trong khi họ có thể thấy bạn mặt đối mặt, và còn có thể quay phim lại để xem về sau. Nguy là ở chỗ đó!

 

Đây là cách phân biệt. Chỉ cần độ 30 giây đồng hồ bạn sẽ khám phá ra điều như tôi đã làm.

Phương pháp này do một nữ cảnh sát viên từng đi nhiều nơi thuyết trình cho cử tọa của bà trong giới phụ nữ của mọi ngành doanh thương truyền lại.

Khi chúng ta vào những phòng rửa mặt và vệ sinh, phòng tắm, phòng khách sạn, phòng thay quần áo..., có bao nhiêu bạn biết chắc rằng tấm gương đang treo trên tường kia, nhìn có vẻ bình thường, liệu có phải là một tấm gương thật hay không, hay đó là một tấm gương hai chiều có nghĩa là: địch thấy ta, nhưng ta không thấy đich)?

 

Trong nhiều trường hơp đã xảy ra là họ đã gắn những tấm gương hai chiều vào phòng thay quần áo của phụ nữ. Rất khó khăn để biết chắc một tấm gương thuộc loại nào nếu chỉ nhìn vào mặt gương mà thôi.

Vậy thì làm sao biết chắc được một tấm gương thuộc loại nào?

Chỉ cần làm một thử nghiệm sau đây. Đặt đầu móng tay trỏ của bạn vào mặt tấm gương, và nếu có một khoảng cách giữa 2 đầu móng tay (thực và ảnh trong gương), thì đó là tấm gương THẬT.


Tuy nhiên, nếu 2 đầu móng tay giao nhau (không có khoảng cách) thì ... NÓ đó, Bà Con ơi. Kẻ thù đang theo dõi từng động tác của bạn! Qua tấm gương hai chiều!

Theo như câu tiếng Anh để cho quí bà dễ nhớ:

"No Space, Leave the Place"

Còn tiếng Việt chắc là:

"Đầu móng giao nhau, ta phải dông mau!"

 

Vậy hãy nhớ, mỗi lần nhìn thấy một tấm gương, hãy làm cái "fingernail test" (thử đầu ngón tay) này! Không tốn một xu!

REMEMBER. No Space, Leave the Place:
HÃY NHỚ: Giao nhau thì dông mau!

Quí Bà: Chia sẻ điều này với các bạn gái, chị em, con gái trong nhà.
Quí ông: Chia sẻ với vợ và con gái, con dâu, Mẹ cùng các bạn hữu khác. . .

Sưu tầm

 

Bạn hỏi mình : Có kiếp trước hay không ?

   Sao mỗi con người sanh ra lại khác nhau đến thế?

   Có kẻ đẹp kẻ xấu. Có người khôn người ngu. Có đứa sang đứa hèn.

   Nhưng bạn ơi, xấu - đẹp, khôn - ngu, sang - hèn ... là do bạn nhìn nó như vậy.

   Chứ bản thân mỗi người đều là mỗi tuyệt tác đấy thôi. Máu ai cũng đỏ. Nước mắt ai cũng trong. Trái tim ai cũng đập. Sự phân biệt đến do bạn nhìn như vậy.

   Bạn lại hỏi mình : Có kiếp sau hay không?

   Mình mới hỏi lại : Bạn cần kiếp sau để làm gì?

   Để thấy người sống thiện được đền đáp, người tội lỗi bị dầu sôi, người tu đạo được giải thoát.

   Nhưng bạn ơi, đâu cần tới kiếp sau.

   Nhân quả nhãn tiền. Chỉ do bạn không thấy.

   Bạn có bao giờ nhìn sâu vào cuộc sống.

   Người có lòng Từ, khuôn mặt sẽ dịu nhẹ bao dung, vòng tay sẽ ân cần rộng mở.

   Kẻ thủ ác, trong tim chứa đầy lửa dữ. Tự đốt mình, đâu cần địa ngục xa xôi. Đôi mắt láo liên, hằn những đường gân máu Luôn cau mày, luôn nhức nhối thân tâm.

Ai xức nước hoa, người sẽ thoang thoảng hương thơm.

   Trái tim ai đẹp sẽ lung linh như vầng trăng ấy.

   Và bạn ơi, phút giây này hạnh phúc.

   Được mỉm cười, được chiêm ngắm đổi thay.

   Tìm cầu chi nữa quá khứ vị lai.

   Chẳng nơi nào đẹp như bây giờ hiện tại.

   Cành sen trắng đang rưng rưng trong nắng.

   Bụt mỉm cười lấp lánh đoá Vô Ưu.

" Đừng bao giờ giữ lại một cái gì mà chờ cơ hội đặc biệt cả. 

Mỗi ngày sống đã là một cơ hội đặc biệt rồi !"

   Tôi suy đi nghĩ lại câu nói này, và nó đã thay đổi cuộc đời tôi.

   Hiện nay tôi đọc sách nhiều hơn trước và bớt dọn dẹp nhà cửa.

   Tôi ngồi trước mái hiên mà ngắm cảnh chứ không buồn để ý đến cỏ dại mọc trong vườn

   Tôi dành nhiều thì giờ cho gia đình và bạn hữu hơn là cho công việc.

   Tôi hiểu rằng cuộc đời là những cảm nghiệm mình cần phải nếm.

   Từ ngày ấy, tôi không còn cất giữ một cái gì nữa.

   Tôi đem bộ ly pha lê ra sử dụng mỗi ngày; tôi mặc áo mới để đi siêu thị, nếu mình bỗng thấy thích.

   Tôi không cần dành nước hoa hảo hạng cho những ngày đại lễ, tôi xức nước hoa khi nào mình thấy thích.

   Những cụm từ như “một ngày gần đây” và “hôm nào” đang bị loại khỏi vốn từ vựng của tôi

   Điều gì đáng bỏ công, thì tôi muốn xem, muốn nghe, muốn làm ngay bây giờ.

   Tôi không biết chắc là vợ của bạn tôi hẳn sẽ làm gì nếu cô ấy biết trước rằng mai đây mình không còn sống nữa. (một ngày mai mà tất cả chúng ta xem thường)

   Tôi nghĩ rằng cô ấy hẳn sẽ mời mọi người trong gia đình, mời bạn bè thân thích đến.

   Có thể cô sẽ điện cho vài người bạn cũ và làm hòa hay xin lỗi về một chuyện bất hòa trước đây.

   Tôi đoán rằng cô ấy sẽ đi ăn các món Tàu (vì cô rất thích ăn đồ Tàu!)

   Chính những chuyện vặt vãnh mà tôi chưa làm khiến cho tôi áy náy, nếu tôi biết rằng thì giờ tôi còn rất có hạn.

   Tôi sẽ rất áy náy vì không đi thăm một vài người bạn mình cần phải gặp mà cứ hẹn lần hồi.

   Áy náy vì không nói thường hơn với những người thân của mình rằng mình yêu thương họ.

   Áy náy vì chưa viết những lá thư mà mình dự định ‘hôm nào’ sẽ viết.

   Giờ đây, tôi không chần chờ gì nữa, tôi không hẹn lại và không cất giữ điều gì có thể đem lại niềm vui và nụ cười cho cuộc sống chúng tôi.

   Tôi tự nhủ rằng mỗi ngày là một ngày đặc biệt. Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút đều đặc biệt cả.

   Nếu bạn nhận được thư này, ấy là vì có một ai muốn điều hay cho bạn, và vì bạn cũng có quanh mình những người bạn quý yêu.

   Nếu bạn quá bận đến độ không thể dành ra vài phút gửi đến cho ai khác và tự nhủ: “ mai mốt tôi sẽ gửi” thì mai mốt đó có thể là một ngày thật xa hoặc là bạn không bao giờ gửi được.

Sưu tầm

 

25/04/2022

Bầu cử tổng thống Pháp 2022 : Emmanuel Macron tái đắc cử

Hôm qua, 24/04/2022, người dân Pháp đã quyết định bầu lại tổng thống mãn nhiệm Emmanuel Macron thêm một nhiệm kỳ năm năm, trong bối cảnh tỷ lệ cử tri ủng hộ phe cực hữu đạt mức kỷ lục và tỷ lệ vắng mặt cao chưa từng thấy. 

Theo số liệu công bố chính thức, tổng thống mãn nhiệm Emmanuel Macron đã thu được 58,5% số phiếu ủng hộ, bỏ xa đối thủ bà Marine Le Pen, đại diện phe cực hữu với 41,5% . Tuy nhiên tỷ lệ thắng cử lần này của ông Macron lại thấp hơn so với vòng hai bầu cử năm 2017 gần 8 điểm.  

AFP cho rằng với kết quả này, người dân Pháp đã quyết định chọn sự tiếp nối với những chủ trương cánh trung tự do và rất ủng hộ châu Âu, trước một ứng viên cực đoan chỉ trích mạnh mẽ Liên Hiệp Châu Âu khi đặt « ưu tiên dân tộc » làm trọng tâm chương trình vận động tranh cử.  

Như vậy, Emmanuel Macron 44 tuổi, là vị tổng thống đầu tiên trong vòng 20 năm gần đây, tái đắc cử nhiệm kỳ hai, kể từ đời tổng thống Jacques Chirac năm 2002, trong cuộc đọ sức với cha của bà Le Pen hiện nay là ông Jean-Marie Le Pen. 

Tuy nhiên, bà Marine Le Pen thu được 42% lá phiếu ủng hộ, mức cao kỷ lục của một đảng cực hữu. Điều này cho thấy không như năm 2002 và 2017, sự ủng hộ đối với bà Le Pen « ngày càng trở thành một lá phiếu tán đồng chứ không còn là phản đối » theo như quan sát của nhiều nhà phân tích với AFP. 

Một điểm khác đáng chú ý là tỷ lệ vắng mặt trong kỳ bầu cử lần này cũng ở mức cao chưa từng có : 28%. Trong số này, giới trẻ chiếm đa số (40%). Đây sẽ là một thách thức lớn cho đảng cầm quyền của tổng thống Macron trong kỳ bầu cử lập pháp sắp tới.

Minh Anh - RFI

 

24/04/2022

Cua sắt văng mất đầu

     

Trong hàng ngàn chú cua sắt đủ loại của Nga bị làm thịt ở Ukraine, người ta thấy rất nhiều con cua thân mình chỗ này, cái đầu tháp pháo văng nơi khác. Có trường hợp tháp pháo bị bắn tung và rớt ở trên tầng hai của một ngôi nhà.

Các chuyên viên về cua sắt cho biết lý do xe tăng Nga bị bắn tung tháp pháo vì cách thiết kế thiếu thông minh của các loại cua sắt T-72, T-80 và T-90 v.v...

Xe tăng Nga có ưu điểm là thấp (T-72 thấp hơn M1 Abrams của Mỹ khoảng 30 cm) và tiết diện nhỏ nên địch khó nhắm bắn trúng với các loại súng cổ điển. Các loại xe này được trang bị hệ thống nạp đạn tự động “autoloader” để giảm quân số của một chiếc tăng từ 4 xuống 3 người và làm pháo tháp nhỏ lại.

 Tuy nhiên khi tháp pháo và nội thất của cua sắt Nga nhỏ lại thì ngăn chứa đạn đại bác và hệ thống tiếp đạn dây chuyền tự động không có ngăn riêng. Thậm chí đạn đại bác trong cua sắt T-72 được chứa bên dưới chung quanh tháp pháo.

Khi bị bắn trúng, đạn pháo binh trong xe bị kích nổ làm bắn tung tháp pháo lên trời và rớt xuống ở một khoảng cách gần đó. Dĩ nhiên những người lính thiết giáp xấu số ngồi bên trong con cua sắt biến thành tro bụi trong chớp mắt. Có nhiều tài liệu nói rất nhiều binh sĩ thiết giáp Nga đã bỏ xe vì hỏng muốn tan xác pháo.

Ngược lại xe tăng Mỹ như M1 Abrams to lớn hơn. Nạp đạn đại bác bằng tay nên không có hệ thống nạp đạn tự động vốn chiếm một khoảng trống lớn. Ưu điểm của M1 Abrams là “hệ thống lá chắn thoát hơi” (blowout panels) cho ngăn chứa đạn đại bác nằm phía sau tháp pháo (mũi tên màu lục), được một tấm thép (mũi tên màu đỏ) làm lá chắn bảo vệ các binh sỹ thiết giáp ngồi phía trước.

Khi ngăn đạn đại bác trong xe tăng M1 Abrams bị bắn trúng và phát nổ thì sức ép thoát lên trên tháp pháo chớ không thổi vào khoang, và sẽ không giết chết những người bên trong xe.

Ngày hôm nay ưu điểm thấp nhỏ khó bị bắn trúng của mấy chú cua sắt Nga hỏng ứng dụng được nữa, vì hỏa tiễn FGM-148 Javelin không trực xạ mà từ trên cao mổ xuống xuyên thủng nóc xe, và nổ bên trong cùng với mấy chục viên đạn đại bác 125 mm. Lính thiết giáp Nga trong những con cua sắt sai lầm này sẽ không cảm thấy đau đớn khi về bên kia thế giới.

BÔNG LAU

 

 


23/04/2022

Mẫu tên lửa Ukraine tuyên bố dùng để công kích soái hạm Nga

 

Không lâu sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, Viện thiết kế Luch của Ukraine lần đầu công bố mẫu tên lửa diệt hạm mang tên R-360 Neptune tại một triển lãm quốc phòng ở thủ đô Kiev. Loại vũ khí này không được quan tâm nhiều khi đó, nhưng giờ đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới.

Maksym Marchenko, thị trưởng thành phố cảng Odessa ở miền nam Ukraine, hôm 13/4 cho biết hai tên lửa diệt hạm Neptune đã gây thiệt hại nặng cho tàu tuần dương Moskva, khiến soái hạm của Hạm đội Biển Đen Nga.

Bộ Quốc phòng Nga thì cho rằng tàu Moskva bị nổ kho đạn sau một vụ cháy, nhưng không nói rõ nguyên nhân gây ra cháy. Tuy nhiên, một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ hôm 15/4 đánh giá rằng tên lửa của Ukraine đã đánh trúng tàu Moskva và khiến nó bị chìm sau đó.

Dự án phát triển tên lửa diệt hạm Neptune đã được Ukraine công bố từ trước năm 2014, nhưng sự kiện Nga sáp nhập Crimea đã đẩy nhanh quá trình hoàn thiện loại vũ khí này.

Tên lửa Neptune trong đợt bắn thử năm 2019. Video: Bộ Quốc phòng Ukraine.

R-360 Neptune được Ukraine phát triển trên nền tảng tên lửa diệt hạm cận âm 3M24 Uran, vốn ra đời từ thời Liên Xô và được biên chế trong hải quân nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. Nhà sản xuất cho biết Neptune được cải tiến đáng kể về tầm bắn và hệ thống điện tử, được thiết kế để tiêu diệt tàu mặt nước có lượng giãn nước lên tới 5.000 tấn.

Quả đạn Neptune dài hơn 5 m, trang bị 4 cánh ổn định giữa thân, có tổng khối lượng 870 kg, trong đó đầu đạn nặng khoảng 150 kg. Tên lửa có tầm bắn khoảng 300 km và đạt tốc độ cận âm. Quả đạn được đẩy khỏi ống phóng bằng tầng đẩy sơ tốc dùng nhiên liệu rắn, trước khi động cơ phản lực turbine MS-400 được kích hoạt.

Tổ hợp phòng thủ bờ biển Neptune gồm xe chở đạn kiêm bệ phóng USPU-360 mang được 4 tên lửa, xe chở và nạp đạn TZM-360, xe chỉ huy RCP-360 và xe radar dẫn bắn Mineral-U.

Dự án Neptune có sự tham gia của nhiều tập đoàn quốc phòng hàng đầu Ukraine. Nguyên mẫu bay thử đầu tiên được chế tạo vào giữa năm 2016, trong khi chuyến bay thử thành công đầu tiên diễn ra đầu năm 2018.

Ngày 17/8/2018, tên lửa Neptune đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 100 km trong đợt thử nghiệm tại tỉnh Odessa.

Ukraine ký biên bản ghi nhớ về thực hiện hợp đồng cung cấp tên lửa Neptune cho Indonesia vào tháng 12/2020, khiến Indonesia có thể trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên mua loại tên lửa này. Ba tháng sau, hải quân Ukraine tiếp nhận các tổ hợp RK-360MC Neptune đầu tiên để đưa vào biên chế.

Thông tin soái hạm Moskva bị chìm bởi tên lửa Neptune được coi là thắng lợi lớn cho Ukraine cả về mặt chiến thuật và phát triển công nghiệp quốc phòng nội địa, giữa lúc Kiev đang trông chờ vào nguồn cung vũ khí từ phương Tây.

"Nếu tên lửa Neptune thực sự đánh chìm tàu tuần dương Moskva, đây là sẽ niềm tự hào với người Ukraine và thể hiện khả năng uy hiếp hạm đội áp đảo của đối phương", Mark Cancian, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, nhận xét.

Tên lửa Neptune khai hỏa trong đợt thử nghiệm năm 2019. Ảnh: BQP Ukraine.

Giới chức Ukraine cho biết ngoài Indonesia, có ít nhất ba quốc gia tỏ ý sẵn sàng mua tên lửa Neptune. Dù vậy, có những lo ngại rằng Ukraine không có đủ vũ khí để dùng trong nước, chưa nói đến đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Giám đốc Viện thiết kế Luch Oleg Korostelov hồi năm ngoái thừa nhận doanh nghiệp này đang thiếu ngân sách trầm trọng, chỉ đủ khả năng cung cấp 800 tên lửa trong tổng số 2.000 quả được quân đội Ukraine đặt hàng.

Thách thức càng trầm trọng hơn khi quân đội Nga hôm 15/4 tuyên bố đã phóng tên lửa hành trình Kalibr phá hủy Nhà máy chế tạo máy Vizar, nơi sản xuất và sửa chữa tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa, cũng như tên lửa chống hạm cho quân đội Ukraine.

Tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước Ukraine Ukroboronprom xác nhận nhà máy Vizar có đóng góp không nhỏ trong quá trình chế tạo tên lửa diệt hạm Neptune và rocket dẫn đường Alder.

Vũ Anh (Theo Washington Post)

21/04/2022

Tranh luận trên truyền hình Pháp: Ứng viên Macron được đánh giá vượt trội hơn

Tối thứ Tư 20/04/2022, hai ứng viên lọt vào vòng 2 bầu cử tổng thống Pháp, Emmanuel Macron – tổng thống mãn nhiệm và Marine Le Pen, ứng viên đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc, đã có buổi tranh luận trực tiếp trên truyền hình kéo dài gần 3 giờ đồng hồ.

Cuộc tranh luận trên truyền hình bắt đầu vào 21 giờ, do đài truyền hình tư nhân TF1 và đài truyền hình Nhà nước France 2 hợp tác thực hiện và được phát trực tiếp trên nhiều kênh thông tin.

Hai ứng viên tranh luận gay gắt, với những đối đáp cứng rắn, đã làm nổi bật những nét khác biệt sâu sắc, thậm chí là đối lập, trong kế hoạch hành động trong 5 năm tới của hai ứng viên nếu đắc cử.

Các chủ đề chính được tranh luận liên quan đến sức mua, vấn đề quốc tế, cải cách hưu bổng, chăm sóc người cao tuổi, môi trường, giáo dục, giới trẻ, khả năng cạnh tranh và sức hấp dẫn của Pháp, an ninh, nhập cư …

Trong phần tranh luận về chiến tranh Ukraina và quan hệ với Nga, ứng viên cực hữu Le Pen đặc biệt bị đối thủ Macron chỉ trích về việc lệ thuộc vào chính quyền Nga và tổng thống Vladimir Putin.

Tuy nhiên, cuộc tranh luận năm nay chỉ thu hút hơn 15,6 triệu khán giả truyền hình, thấp hơn so với con số gần 16,5 triệu hồi năm 2017. Sau cuộc tranh luận, theo một số thăm dò ý kiến và báo chí Pháp, ưu thế nghiêng về phía ông Macron. Theo khảo sát của Viện IFOP-Fiducial và Ipsos/Sopra Steria, ông Macron sẽ giành được 55-56% phiếu bầu của cử tri vào ngày 24/04.

Sáng nay, trên diễn đàn báo Le Monde, Yanick Jadot, ứng viên đảng sinh thái đã bị loại sau vòng 1 bầu cử, kêu gọi cử tri “không chần chừ” bỏ phiếu cho ông Macron cho dù “không lấy làm vui”. Ông Jadot lưu ý cử tri “vắng mặt, bỏ phiếu trắng hay phiếu không hợp lệ đều có thể mang lại thắng lợi cho Marine Le Pen”.

Chỉ còn hai ngày vận động tranh cử, thuyết phục các cử tri còn lưỡng lự. Tổng thống - ứng viên Macron, đầu giờ chiều nay, đến thành phố ngoại ô Paris, Saint-Denis, nói chuyện với cử tri tại vùng nghèo nhất nước Pháp để vận động. Seine-Saint-Denis chính là nơi có tỉ lệ cử tri vắng mặt cao nhất Pháp nội địa ở vòng 1 bầu cử hôm 10/04 và cũng là nơi có tỉ lệ bầu cao nhất cho ứng viên Jean-Luc Mélenchon, lãnh đảng Nước Pháp Bất Khuất. Cả hai ứng viên Macron và Le Pen đều muốn có được lá phiếu của các cử tri Nước Pháp Bất Khuất. Trong khi đó, bà Le Pen đến vùng Hauts-de-France, nơi bà về đầu ở vòng 1 tại 5 tỉnh. Đây là vùng nghèo thứ hai của nước Pháp. Bà Le Pen vẫn tập trung nói về vấn đề sức mua, ưu tiên trong chiến dịch tranh cử năm nay.   

Thùy Dương - RFI

 

19/04/2022

Mục tiêu của Nga ở Ukraine là gì?

                     Nước Nga của Putin được mô tả là một cường quốc theo chủ nghĩa xét lại, muốn lấy lại quyền lực và uy tín trước đây của mình. Gerard Toal, giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Virginia Tech, viết trong cuốn sách Near Abroad:

“Mục tiêu của Putin luôn là khôi phục nước Nga trở thành một cường quốc ở phía bắc Á-Âu. Mục tiêu cuối cùng không phải là tái tạo Liên Xô mà là làm cho nước Nga vĩ đại trở lại.”

Gerard Toal

Bằng cách chiếm Crimea vào năm 2014, Nga đã củng cố quyền kiểm soát của họ tại một vị trí chiến lược trên Biển Đen. Với sự hiện diện quân sự lớn hơn và tinh vi hơn ở đó, Nga có thể phóng chiếu sức mạnh sâu hơn vào Địa Trung Hải, Trung Đông và Bắc Phi, những nơi mà họ đã chỉ có ảnh hưởng hạn chế. Một số trong giới phân tích cho rằng các cường quốc phương Tây đã thất bại trong việc áp đặt cái giá đích đáng với Nga để trả cho việc Nga sáp nhập Crimea, điều mà họ cho rằng chỉ làm tăng việc có thể khiến  Putin sẵn sàng dùng vũ lực để theo đuổi các mục tiêu chính sách đối ngoại của mình. Cho đến khi bị xâm lăng vào năm 2022, thắng lợi về chiến lược của Nga ở Donbas còn mong manh hơn. Việc ủng hộ phe ly khai, ít nhất là tạm thời, đã làm tăng khả năng thương lượng của họ đối với Ukraine.

Vào tháng 7 năm 2021, Putin đã viết một bài báo mà nhiều chuyên gia chính sách đối ngoại phương Tây coi là đáng ngại giải thích những quan điểm gây tranh cãi của ông về lịch sử chung giữa Nga và Ukraine. Trong số các nhận xét khác, ông Putin mô tả người Nga và người Ukraine là “một dân tộc” đã chia sẻ “cùng một không gian lịch sử và tâm linh một cách hiệu quả.”

Trong suốt năm 2021, Nga đã đưa hàng chục ngàn binh sĩ đến dọc biên giới với Ukraine và sau đó là vào đất của đồng minh Belarus dưới danh nghĩa của các cuộc tập trận. Vào tháng 2 năm 2022, Putin đã ra lệnh mở một cuộc xâm lăng toàn diện, đưa một lực lượng khoảng 200 ngàn quân vào lãnh thổ Ukraine từ phía nam (Crimea), phía đông (Nga) và phía bắc (Belarus), nhằm chiếm giữ các thành phố lớn, gồm cả thủ đô Kyiv, và truất phế chính phủ. Putin nói rằng các mục tiêu rộng lớn là “phi phát xít hóa” và “phi quân sự hóa” Ukraine.

Tuy nhiên, trong những tuần đầu của cuộc xâm lăng, các lực lượng Ukraine đã huy động một cuộc phản kháng kiên cường đã thành công trong việc làm sa lầy quân đội Nga ở nhiều khu vực, kể cả Kyiv. Nhiều người trong giới phân tích quốc phòng cho rằng các lực lượng Nga đã sa sút vì tinh thần kém, hậu cần kém và một chiến lược quân sự sai lầm khi cho rằng Ukraine sẽ thất thủ nhanh chóng và dễ dàng.

Vào tháng 3, một số người quan sát phương Tây cho rằng, với những thất bại bất ngờ mà Nga phải gánh chịu trên chiến trường, Moscow có thể cắt giảm mục tiêu và cố gắng cắt phần của miền nam Ukraine, chẳng hạn như khu vực Kherson, giống như ở Donbas năm 2014. Nga có thể cố gắng dùng những lãnh thổ mới bị chiếm đóng này làm con bài thương lượng trong các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine, có thể kể cả những quy định về triển vọng của Kyiv trở thành thành viên trong EU và NATO. Những người khác cảnh cáo rằng các cuộc tấn công tiếp tục nhằm vào Kyiv lật tẩy bất kỳ tuyên bố nào của Moscow về việc chuyển các hoạt động quân sự ra khỏi thủ đô của Ukraine.

Ưu tiên của Hoa Kỳ ở Ukraine là những gì?

Ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, ưu tiên của Washington là thúc đẩy Ukraine — cùng với Belarus và Kazakhstan — bỏ kho vũ khí hạch tâm của mình để chỉ có Nga giữ lại vũ khí của Liên bang Sô viết cũ. Đồng thời, Hoa Kỳ gấp rút củng cố nền dân chủ đang lung lay ở Nga. Một số người quan sát nổi tiếng vào thời điểm đó cảm thấy rằng Hoa Kỳ đã đi quá sớm trong việc tán tỉnh Nga, và đáng lẽ Mỹ phải nỗ lực nhiều hơn để thúc đẩy  đa nguyên địa chính trị ở phần còn lại của Liên Xô cũ.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Zbigniew Brzezinski, trong tạp chí Foreign Affairs vào đầu năm 1994, đã mô tả một Ukraine lành mạnh và ổn định là một đối trọng quan trọng đối với Nga và cốt lõi của những gì ông chủ trương phải là một đại chiến lược mới của Mỹ sau Chiến tranh lạnh. Ông viết:

“Không thể nhấn mạnh đủ rằng nếu không có Ukraine, Nga sẽ không còn là một đế chế, nhưng với việc Ukraine bị mua chuộc và bị lệ thuộc, Nga sẽ tự động trở thành một đế chế.”

Zbigniew Brzezinski

Trong những tháng sau khi bài báo của Brzezinski được xuất bản, Hoa Kỳ, Anh và Nga đã cam kết thông qua Trưng cầu dân ý ở Budapest sẽ tôn trọng độc lập và chủ quyền của Ukraine để đổi lại việc nước này trở thành một quốc gia phi hạch tâm.

Hai mươi năm sau, khi quân đội Nga chiếm Crimea, khôi phục và củng cố chủ quyền của Ukraine được coi là  ưu tiên chính sách đối ngoại hàng đầu của nước Mỹ và EU. Sau cuộc xâm lăng năm 2022, Hoa Kỳ và các đồng minh NATO đã tăng cường hỗ trợ quốc phòng, kinh tế và nhân đạo cho Ukraine, cũng như tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Tuy nhiên, giới lãnh đạo phương Tây đã cẩn thận để tránh các hành động mà họ tin rằng sẽ lôi kéo quốc gia của họ vào cuộc chiến hoặc làm leo thang cuộc chiến, về mặt cực đoan, có thể gây ra mối đe dọa hạch tâm.

Chính sách của Hoa Kỳ và  EU là gì ở Ukraine?

Hoa Kỳ vẫn cam kết khôi phục toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine. Mỹ không công nhận các tuyên bố chủ quyền của Nga ở Crimea hoặc các nước cộng hòa Donetsk và Luhansk, và Mỹ cổ vũ một giải pháp ngoại giao chấm dứt cuộc chiến. Trước cuộc xâm lăng năm 2022, Hoa Kỳ đã hỗ trợ giải quyết xung đột Donbas bằng thỏa thuận Minsk [PDF].

Các cường quốc và đối tác phương Tây đã đi nhiều bước để tăng viện trợ cho Ukraine [PDF] và trừng phạt Nga kể từ khi nước này tiến hành cuộc xâm lăng năm 2022. Hoa Kỳ đã cung cấp cho Ukraine hơn 1 tỷ đô la viện trợ an ninh khẩn cấp vào đầu năm 2022 và sau đó thông qua đạo luật bổ sung gồm nhiều tỷ đô la viện trợ. Quân đội Mỹ đã tập luyện với quân đội Ukraine trong những năm gần đây và Mỹ đang cung cấp cho quân đội Ukraine nhiều quân cụ vũ khí khác nhau, kể cả súng bắn tỉa, súng phóng lựu, kính nhìn ban đêm, radar, hỏa tiễn chống xe tăng Javelin, hỏa tiễn phòng không Stinger, tàu tuần duyên, và hệ thống máy bay không người lái (drone). Một số đồng minh NATO đang viện trợ an ninh tương tự.

Trong khi đó, các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Nga đã mở rộng đáng kể, hiện gồm cả phần lớn các lĩnh vực tài chính, năng lượng, quốc phòng và kỹ thuật của nước này và nhắm vào tài sản của những tài phiệt giàu có và các cá nhân khác. Mỹ và một số chính phủ châu Âu cũng cấm một số ngân hàng Nga tham gia Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu, một hệ thống nhắn tin tài chính gọi là SWIFT; đặt ra những hạn chế đối với khả năng sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ của Nga; và đưa ngân hàng trung ương của Nga vào danh sách đen. Hơn nữa, nhiều công ty có ảnh hưởng của phương Tây đã đóng cửa hoặc đình chỉ hoạt động ở Nga. Nhóm G8, hiện được gọi là Nhóm G7, đã treo tư cách thành viên của Nga vô thời hạn vào năm 2014.

Cuộc xâm lăng dường như cũng khiến Nga phải trả giá cho Nord Stream 2 đã chờ đợi từ lâu, sau khi Đức đình chỉ việc phê duyệt theo quy định. Nhiều người trong giới phê bình, kể cả các viên chức chính phủ Mỹ và Ukraine, phản đối đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, cho rằng nó sẽ đem lại cho Nga sức bẩy chính trị lớn hơn đối với Ukraine và thị trường khí đốt châu Âu.

Người Ukraine muốn gì?

Sự hung hăng của Nga trong những năm gần đây đã tạo nên sự ủng hộ của công chúng đối với thiên hướng phương Tây của Ukraine. Theo sau sự trỗi dậy của Euromaidan, Ukraine đã bầu  doanh nhân tỷ phú Petro Poroshenko, một người ủng hộ tích cực hội nhập EU và NATO, làm tổng thống. Vào năm 2019, Zelensky đã đánh bại Poroshenko, một dấu hiệu cho thấy sự bất mãn sâu sắc của công chúng đối với tổ chức chính trị và cuộc chiến chống tham nhũng và nền kinh tế tài phiệt đầu sỏ chính trị ngắc ngứ.

Trước cuộc xâm lăng năm 2022, các cuộc thăm dò cho thấy người Ukraine có quan điểm không đồng nhất về tư cách thành viên NATO và EU. Hơn một nửa số người được khảo sát (không kể cư dân của Crimea và các khu vực tranh chấp ở phía đông) ủng hộ tư cách thành viên EU, trong khi 40 đến 50% ủng hộ việc gia nhập NATO.

Trong những tuần sau cuộc xâm lăng, một cuộc thăm dò dư luận cho thấy phần lớn người Ukraine được thăm dò đã ủng hộ cuộc kháng chiến vũ trang chống lại Nga và bác bỏ các yêu sách của Nga đối với Crimea và sự hậu thuẫn của các nước cộng hòa ly khai ở Donbas. Hơn một nửa số người được thăm dò cho rằng Ukraine không nên bỏ việc gia nhập NATO trong tương lai để chấm dứt chiến tranh.


Tác giả | Jonathan Masters, Phó chủ biên Council on Foreign Relations (CFR). Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) là một tổ chức chuyên gia cố vấn và nhà xuất bản độc lập, phi đảng phái.
Ông là nhà báo và biên tập viên trưởng viết về nhiều chủ đề cho CFR.org. Masters cũng viết về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia và tác phẩm của ông đã xuất hiện trên tạp chí Foreign Affairs, the Atlantic, và Bloomberg. Ông tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Chính trị của Đại học Emory và Cao học Lý thuyết Xã hội của New School. Ông là thành viên nhiệm kỳ của CFR và là thành viên của Câu lạc bộ Báo chí Hải ngoại. Email: jmasters@cfr.org

© 2022 DCVOnline