Mối quan hệ được hình thành từ sự hợp tác giữa
hai bên. (Ảnh: Shutterstock)
Bạn không thể hòa hợp với một người
không muốn hợp tác với bạn đúng không? Hay là bạn có thể?
Marsha đến phòng làm việc của tôi. Cô ấy rất
giận dữ vì người chồng Roger của mình. Cô ấy nói rằng anh ấy bị ám ảnh bởi chiếc
xe mới, đến nỗi không thèm ngó ngàng gì tới vợ con. “Anh ấy làm việc cả tuần và
ra ngoài mỗi thứ Bảy cùng bạn bè bằng chiếc xe ngớ ngẩn ấy rồi dành gần hết Chủ
nhật để lau chùi nó. Tại sao chiếc xe ấy lại quan trọng thế? Mình hối hận vì đã
đồng ý mua nó! Tồi tệ nhất là Roger còn chẳng nói chuyện với mình về chiếc xe
đó. Anh ấy nói mình luôn tức giận, nhưng mình không thể một mình giải quyết
chuyện này!”
Marsha có đúng không? Rằng bạn sẽ không thể sống
hòa thuận với những người như Roger? Thực ra, cách suy nghĩ này sẽ khiến chúng
ta yếu thế trong một mối quan hệ và biến chúng ta thành nạn nhân của việc người
khác sẵn sàng hay không sẵn sàng hợp tác với chúng ta.
Sự thật là bạn có đủ khả năng để tự điều chỉnh
các mối quan hệ của mình. Tôi không nói rằng điều này là dễ dàng. Nó cần tư duy
chiến lược, khả năng bao dung những tình huống “bất công” và cả lòng quyết tâm.
Tuy nhiên, mọi người thường chọn mắc kẹt trong tình trạng khốn khổ lâu dài mà
không tạm thời gạt bỏ lòng kiêu hãnh sang một bên để khiến tình huống tốt đẹp
hơn.
Một mối quan hệ cũng giống như một
trận đánh tennis
Mối quan hệ được hình thành từ sự hợp tác giữa
hai bên. Mỗi người đều hành động và đáp lại hành động của nhau, nếu bạn thay đổi
cách hành xử của mình, thì người khác không thể không thay đổi cách họ đối xử với
bạn. Hãy tưởng tượng rằng một mối quan hệ cũng giống như một trận tennis. Nếu bạn
đánh một cú thấp thì đối thủ của bạn sẽ lao đến và đánh trả lại bạn. Nhưng nếu
bạn đánh qua đầu họ thì họ sẽ lùi lại.
Có thể bạn sẽ phản đối rằng: “Đối thủ của tôi
thậm chí còn không muốn chơi trận đấu. Họ cứ để quả bóng bay sang thôi”. Miễn
là các bạn vẫn còn liên lạc với nhau thì các bạn không thể nào không tác động lẫn
nhau.
Khi chúng ta làm điều gì đó với người khác,
phản ứng của họ tương đối dễ đoán. Ví dụ, nếu bạn thể hiện rằng mình đang lắng
nghe họ và thật sự quan tâm tới những gì họ nói, họ sẽ chia sẻ với bạn nhiều
hơn. Nếu bạn công nhận họ, họ thậm chí còn cảm thấy gần gũi và tin tưởng bạn. Nếu
bạn mắng mỏ và chỉ trích họ, họ sẽ tạo khoảng cách và xây một bức tường. Nếu bạn
giận dữ và hét vào họ, họ sẽ làm theo điều bạn muốn nhưng họ sẽ tăng trưởng sự
oán hận và tìm cách báo thù bạn. Nếu bạn phớt lờ họ, họ sẽ tìm người khác để
thân thiết.
Trong ví dụ của chúng ta, Marsha cảm thấy bị
tổn thương vì Roger ngày càng dành ít thời gian cho cô ấy, và cô ấy phản đối bằng
cách mắng mỏ Roger. Roger phản ứng bằng cách tạo thêm nhiều khoảng cách và từ
chối bàn luận về chủ đề mà thường dẫn đến tranh cãi này.
Giống như một trận bóng tennis, mỗi người trong một mối quan hệ hành xử và phản ứng trước hành vi của người khác. (Ảnh: Shutterstock)
Chúng ta có thể làm gì?
Bạn muốn chuyển từ trạng thái chịu đựng một cách
bị động sang chủ động gây dựng mối quan hệ với người khác không? Nó phụ thuộc
vào cách bạn muốn thay đổi mối quan hệ của mình. Bạn cần phải tìm hiểu những động
lực tạo nên mối quan hệ của bạn hiện tại, biết được những gì bạn thật sự muốn,
lập kế hoạch để thay đổi, bắt đầu kế hoạch, đánh giá kết quả và điều chỉnh nếu
cần thiết. Bạn có thể làm theo những chỉ dẫn dưới đây.
1.
Suy nghĩ về tình trạng mối quan hệ
hiện tại của bạn. Tự hỏi bản thân mình những câu hỏi sau: Điều gì đã xảy ra giữa
hai người? Bạn cảm thấy thế nào về đối phương? Họ cảm thấy thế nào về bạn? Làm
thế nào bạn biết đó là cảm xúc của họ? Có khả năng nào khác không? Các bạn đối
xử với nhau thế nào? Không nên để thành kiến hoặc cảm xúc ảnh hưởng đến cách bạn
nhận thức hay khiến bạn mù quáng trước thực tế. Để mọi chuyện thay đổi tích cực,
bạn cần phải chấp nhận sâu sắc rằng bạn đang ở đâu. Họ sẽ trả lời những câu hỏi
này thế nào? Bạn có thể hỏi họ nếu họ sẵn sàng trả lời.
2.
Hãy suy nghĩ xem cách bạn muốn mối
quan hệ này. Tự hỏi bản thân những câu hỏi sau: Tôi muốn mối quan hệ này khác
đi như thế nào? Đối phương sẽ hành xử khác biệt ra sao nếu điều này xảy ra? Tôi
sẽ làm gì khác đi? Cảm xúc của hai người về nhau sẽ thay đổi thế nào? Làm cách
nào tôi chắc chắn rằng sự thay đổi tôi muốn sẽ xảy ra?
3.
Đề ra một chiến lược. Hãy trả lời
các câu hỏi sau cho chính bạn. Tôi đã làm những gì mà góp phần tạo ra vấn đề
trong mối quan hệ của mình? Điều gì khiến tôi tiếp tục hành vi đó, mặc dù nó đi
ngược lại những gì tôi muốn? Tôi có thể thực hiện những hành động nào để bắt đầu
chuyển mối quan hệ theo hướng mà tôi quyết định? Có vô vàn cách thức để thực hiện
điều này. Nếu bạn không chắc chắn phải làm gì, hãy thực hiện một số nghiên cứu,
chủ động hỏi đối phương xem họ nghĩ cách nào sẽ có tác dụng hoặc nhờ chuyên gia
trợ giúp nếu cần.
4.
Hãy sẵn sàng trở thành người thay
đổi trước. Thông thường, chúng ta không muốn thay đổi trước vì chúng ta cảm thấy
điều đó thật bất công và chúng ta nghĩ rằng người kia mới cần thay đổi. Chúng
ta cảm thấy chúng ta đang thất thế. Tuy nhiên, suy nghĩ này sẽ khiến bạn bị mắc
kẹt. Bạn sẽ mất sức mạnh và sự ảnh hưởng khi đợi người khác hành động trước.
Hãy cố gắng thay đổi và coi đó là vì sự phát triển của cá nhân bạn, thay vì đợi
người khác làm.
5.
Nếu bạn muốn yêu cầu điều gì từ
người khác, thì hãy thẳng thắn và rõ ràng. Mọi người thường đòi hỏi một cách
gián tiếp hay đơn giản là chỉ trích người khác vì đã không làm vậy. Ví dụ, thay
vì nói “Anh chẳng bao giờ gọi cho em cả!” thì hãy nói “Em thực sự muốn anh gọi
cho em nhiều hơn, em nhớ anh và cảm thấy buồn vì chúng ta không thể gần gũi. Em
thực sự quan tâm tới anh và mối quan hệ của chúng ta, và cảm thấy tốt hơn sau
khi chúng ta trò chuyện.” Bạn sẽ chọn cách đối thoại nào? Chúng ta thường đòi hỏi
người khác gián tiếp thông qua những lời chỉ trích vì chúng ta sợ rằng người
khác sẽ từ chối chúng ta, nhưng chỉ trích sẽ phá hỏng mối quan hệ, đẩy người
khác ra xa và khiến họ không muốn làm những gì chúng ta muốn, hoặc họ chỉ làm
điều đó để tránh sự phàn nàn của chúng ta.
6.
Đừng bị những kỳ vọng đánh bại. Nếu
những nỗ lực đầu tiên của bạn không có tác dụng, hãy đánh giá lại tình hình, điều
chỉnh và thử lại một lần nữa. Bạn sẽ chỉ bị đánh bạn nếu bạn bỏ cuộc!
Michael Courter là một nhà trị liệu
và cố vấn. Liên lạc với ông qua địa chỉ email mc@CourterCounsel.com. Trang
web của ông là CourterCounsel.com.
Thiên
An biên dịch
Khi các mối quan hệ được hình thành,để giữ gìn trước những đổi thay thật khó.
Trả lờiXóaThiếu nền tảng yêu thương và sự thấu hiểu lẫn nhau thì mối quan hệ khó bền vững.
Trong phạm vi gia đình đã khó,thiết lập mối quan hệ xã hội càng phức tạp hơn,và dễ dàng đổ vỡ....
Cảm ơn Fa đã chia sẻ bài viết hữu ích.
Chúc Bạn an vui.
Bình luận của anh thật chính xác và sâu sắc. Cám ơn anh đã bình luận bài viết này. Chúc anh mọi sự tốt đẹp.
Trả lờiXóahttps://ketnoicamxuc.com/wp-content/uploads/2020/04/92997724_2927583590657372_8195298385364779008_n-225x300.jpg
bài rất ý nghĩa
Trả lờiXóa