Trang

18/04/2022

Tại sao Nga tiến hành một cuộc xâm lăng toàn diện vào Ukraine vào năm 2022?

Một số chuyên viên trong giới phân tích phương Tây coi cuộc xâm lăng năm 2022 của Nga là đỉnh điểm của sự phẫn nộ ngày càng tăng của Điện Kremlin đối với sự bành trướng của NATO thời hậu Chiến tranh Lạnh sang vùng ảnh hưởng của Liên Xô cũ. Giới lãnh đạo Nga, kể cả Putin, đã cáo buộc rằng Hoa Kỳ và NATO đã nhiều lần vi phạm các cam kết mà họ đã đưa ra vào đầu những năm 1990 là không mở rộng liên minh sang khối Liên Xô cũ. Họ coi sự mở rộng của NATO trong thời kỳ hỗn loạn này đối với Nga là một sự áp đặt nhục nhã về điều mà họ không thể làm được ngoài việc quan sát.


Nguồn: NATO.

Thành viên sáng lập Năm 1949
Bỉ
Canada
Đan Mạch
Pháp
Iceland
Ý
Luxembourg
Hòa Lan
Na Uy
Portugal
Anh
Hoa Kỳ

Mở rộng sau Chiến tranh lạnh

1952: Hy Lạp, Turkey

1955: Tây Đức

1982: Tây Ban Nha

Bành trướng sau chiến tranh lạnh

1990: Nước Đức

1999: Cộng hòa Czech, Hungary, Ba Lan

2004: Bulgary, Estonia, Latvia, Lithuania, Romania, Slovak, Slovenia,

2009: Albania, Croatia

2017: Montenegro

2020: Bắc Macedonia

 Việc thống nhất nước Đức vào năm 1990 dẫn đến việc Đông Đức trước đây trở thành một phần của NATO. Bản đồ cho thấy Tây và Đông Đức.

Trong những tuần trước thềm hội nghị thượng đỉnh năm 2008 của NATO, Tổng thống Vladimir Putin đã cảnh cáo giới ngoại giao Hoa Kỳ đưa Ukraine vào liên minh “sẽ là một hành động thù địch đối với Nga.” Nhiều tháng sau, Nga gây chiến với Gruzia, dường như cho thấy Putin sẵn sàng dùng vũ lực để  bảo đảm lợi ích của đất nước của ông. (Một số trong giới quan sát độc lập đã quy lỗi cho Gruzia vì đã khơi mào cái gọi là Chiến tranh Tháng Tám nhưng lại trách Nga vì đã khiến những hành động thù địch leo thang).

Mặc dù không phải là thành viên, Ukraine đã phát triển quan hệ với NATO trong những năm trước cuộc xâm lăng 2022. Ukraine đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự hàng năm với liên minh và vào năm 2020, Ukraine đã trở thành một trong sáu đối tác cơ hội nâng cao, một vị thế đặc biệt đối với các đồng minh không phải là thành viên thân cận nhất của khối. Hơn nữa, Kyiv khẳng định mục tiêu cuối cùng là trở thành thành viên NATO.

Trong những tuần trước cuộc xâm lăng, Nga đã đưa ra một số đòi hỏi quan trọng về an ninh đối với Hoa Kỳ và NATO, gồm việc họ ngừng mở rộng liên minh, phải có sự đồng ý của Nga đối với một số hoạt động của NATO và loại bỏ vũ khí hạch tâm của Hoa Kỳ ở Châu Âu. Giới lãnh đạo Liên minh trả lời rằng họ cởi mở với các chính sách ngoại giao mới nhưng không sẵn lòng thảo luận về việc đóng cửa NATO không nhận thành viên mới. Thomas Graham của CFR nói với Arms Control Today vào tháng 2 năm 2022,

“Trong khi ở Hoa Kỳ, chúng ta nói về cuộc khủng hoảng Ukraine, theo quan điểm của Nga, đây là cuộc khủng hoảng trong kiến trúc an ninh châu Âu. Và vấn đề cơ bản mà họ muốn đàm phán là sửa đổi của kiến trúc an ninh châu Âu hiện nay thành một cái gì đó có lợi hơn cho lợi ích của Nga.”

Thomas Graham

Các chuyên gia khác cho rằng có lẽ yếu tố thúc đẩy quan trọng nhất đối với Putin là việc ông lo sợ rằng Ukraine sẽ tiếp tục phát triển thành một nền dân chủ hiện đại theo kiểu phương Tây, và đó là điều chắc chắn sẽ làm suy yếu chế độ chuyên quyền của ông ở Nga và làm ông hy vọng xây dựng lại một khu vực có tầm ảnh hưởng ở Đông Âu do Nga lãnh đạo. Sử gia Anne Applebaum viết trên tạp chí Đại Tây Dương:

“[Putin] muốn gây bất ổn ở Ukraine, làm Ukraine sợ hãi. Ông ấy muốn nền dân chủ Ukraine thất bại. Ông ta muốn nền kinh tế Ukraine sụp đổ. Ông ta muốn giới đầu tư nước ngoài bỏ chạy. Ông ấy muốn các nước láng giềng của Nga — ở Belarus, Kazakhstan, thậm chí cả Ba Lan và Hungary — nghi ngờ liệu nền dân chủ có bao giờ khả thi, về lâu dài, ở các quốc gia của họ hay không.”  ***

Jonathan Masters

© 2022 DCVOnline 

1 nhận xét:

Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.