5 truyện thú vị thật ngắn
1. Ðàn
ông (HN.Tín)
Ngày yêu nhau, anh thường bảo: "Anh sẽ yêu em suốt
đời".
Chị vẫu môi: "Ðàn ông khi yêu, ai không nói thế!"
Anh cười.
Rồi hiểu lầm, chia tay...
Nhiều năm qua đi... Chị sống không hạnh phúc bên người chồng bạc bẽo.
Gặp lại nhau. Chị ngậm ngùi: "Sao anh chưa lập gia đình?"
Anh cười buồn: "Ðến bây giờ, em vẫn không tin đàn ông sao?"
Chị không dám khóc...
Rồi hiểu lầm, chia tay...
Nhiều năm qua đi... Chị sống không hạnh phúc bên người chồng bạc bẽo.
Gặp lại nhau. Chị ngậm ngùi: "Sao anh chưa lập gia đình?"
Anh cười buồn: "Ðến bây giờ, em vẫn không tin đàn ông sao?"
Chị không dám khóc...
2. Con gái (Lữ
Gia)
Ngoại hấp hối, cà nhà dắt díu nhau về quê thăm ngoại. Ngoại mất.
Từ thành phố, anh Ba đang dở mùa thi cũng vội về chịu tang.
Chị Hai lấy chồng quê ngoại, nhà cách có vài quãng đồng mà lại không về được.
Chị Hai lấy chồng quê ngoại, nhà cách có vài quãng đồng mà lại không về được.
Ba chép miệng xót xa: "Con gái là con người ta..."
Mẹ gục đầu vào vai Ba nức nở. Hơn hai mươi năm theo chồng xa xứ, đây mới là lần đầu tiên mẹ được về với ngoại… Mẹ cũng là con gái…
Mẹ gục đầu vào vai Ba nức nở. Hơn hai mươi năm theo chồng xa xứ, đây mới là lần đầu tiên mẹ được về với ngoại… Mẹ cũng là con gái…
3. Giọt
nước mắt người đời (Lê Nguyên Vũ )
"Cứ đi trên chiếc
cầu ấy, con sẽ thấy thiên đường". Mẹ hay chỉ chiếc cầu vồng sau cơn mưa
lộng lẫy mà bảo thế, ngày xưa...
Thời gian trôi qua...
Nắng chiều đổ nghiêng triền núi. Một cụ già phơ phơ râu tóc đến quỳ bên một nấm cỏ vàng úa:
- Con đã đi tìm chiếc cầu vồng của mẹ một đời. Con về rồi đây, mẹ ơi.
Chiều vẫn yên lặng…
Môt giọt nước đọng trên đôi má già nua. Những tia nắng cuối cùng trước khi tắt hẳn đã kịp soi vào đấy chiếc cầu vồng bảy màu…
Nắng chiều đổ nghiêng triền núi. Một cụ già phơ phơ râu tóc đến quỳ bên một nấm cỏ vàng úa:
- Con đã đi tìm chiếc cầu vồng của mẹ một đời. Con về rồi đây, mẹ ơi.
Chiều vẫn yên lặng…
Môt giọt nước đọng trên đôi má già nua. Những tia nắng cuối cùng trước khi tắt hẳn đã kịp soi vào đấy chiếc cầu vồng bảy màu…
4. Đám Tang Buồn (Nguyễn
Đông Phương)
Quê tôi có đội âm công lo nghi
thức chôn cất. Trọng tâm nghi thức là bài hát đưa linh, có nhạc lễ phụ họa, với
lời lẽ thống thiết bi ai, do ông Tổng Tiền, nhân vật quan trọng nhất của đội âm
công, diễn xướng trước linh cửu. Ông Biện suốt đời làm chức Tổng Tiền, hát cho
không biết bao nhiêu đám…
Ông Biện qua đời, chưa có người thay thế, đội âm công buộc lòng phải phát trên loa bài hát đưa linh do chính ông hát được ghi âm từ trước…
Thế là có người tự đưa tiễn linh hồn mình.
Ông Biện qua đời, chưa có người thay thế, đội âm công buộc lòng phải phát trên loa bài hát đưa linh do chính ông hát được ghi âm từ trước…
Thế là có người tự đưa tiễn linh hồn mình.
5. Nguyện vọng của em (Khuyết
Danh)
Một hôm, đến thăm bạn đang dạy học tại vùng núi. Cuộc sống ở đây
tuy khó và khổ vì đường xa thiếu thốn, song nhờ trò sáng dạ và chăm học nên
không đến nỗi làm người dạy nản lòng.
Tối đến, khi ngồi cạnh bạn đang chấm bài, rảnh tiện tay, tôi lôi
thử một số bài ra xem. Bài kiểm tra tập làm văn. Đầu đề ghi “Nguyện vọng của
em”. Hầu như cũng giống thời của bọn tôi là ai nấy đều muốn làm thầy, cô giáo,
và nhà khoa học cả… Riêng tình cờ thấy có một bài với dòng chữ ghi: “Nguyện
vọng của em là làm một con chó”.
Ngạc nhiên và hiếu kỳ, tôi đọc thấy ghi tiếp:
”Bố đi xa rồi, nhà chỉ còn mẹ và em. Ở đây đêm rất tối, nghe nói đêm về, thường có ma. Ma không dám vào nhà nào có chó. Nhà em lại không nuôi chó. Nên em mong làm chó để có thể ngày đêm trông giữ nhà, và mẹ sẽ không phải sợ hãi nữa...”
Ngạc nhiên và hiếu kỳ, tôi đọc thấy ghi tiếp:
”Bố đi xa rồi, nhà chỉ còn mẹ và em. Ở đây đêm rất tối, nghe nói đêm về, thường có ma. Ma không dám vào nhà nào có chó. Nhà em lại không nuôi chó. Nên em mong làm chó để có thể ngày đêm trông giữ nhà, và mẹ sẽ không phải sợ hãi nữa...”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.