Trang

31/10/2017

Cách dạy trẻ ‘ngã bảy lần, đứng dậy tám lần’ của người Nhật.

Không khen ngợi tài năng thiên bẩm, người Nhật đề cao nỗ lực của mỗi người ngay từ khi còn rất nhỏ.
Kate Lewis là nhà văn tự do người Mỹ đang sống ở Nhật Bản cùng gia đình. Cô thích dịch chuyển và luôn đưa các con theo cùng trên mọi hành trình khám phá. Kate chia sẻ trên Savvy Tokyo về cách người Nhật dạy trẻ tính kiên cường.
Tính kiên cường, tức khả năng vực dậy sau vấp ngã là chìa khóa để kiểm soát sự căng thẳng và mạnh mẽ hơn. Đó là điều chúng ta nên dạy con từ khi còn thơ bé.
Là một đứa trẻ mới chập chững biết đi, con trai tôi thường xuyên bực bội khi cố gắng thử một nhiệm vụ nào đó. Thằng bé dễ bỏ cuộc khi gặp việc gì đó quá khó khăn và yêu cầu mẹ hoàn thành nốt. Với một phụ huynh đề cao tính tự lập, tôi xem sự thiếu nỗ lực này là đáng báo động, thậm chí dù đứa trẻ còn rất nhỏ.
Tôi muốn con trai kiên trì với những thách thức, không từ bỏ ngay từ khó khăn đầu tiên. Nếu không thành công, tôi muốn thằng bé thử lần nữa. Quan trọng nhất, tôi tin rằng những gì tôi dạy nó lúc hai tuổi sẽ hình thành cách nó đối mặt với cuộc sống trong tương lai. Tôi muốn trao cho nó những công cụ để trở nên kiên cường.
Giáo viên tiếng Nhật đã nói với tôi về một câu tục ngữ Nhật Bản gói gọn hoàn toàn những gì tôi muốn dạy con: Nana korobi ya oki (ngã bảy lần, đứng dậy tám lần).
Câu chúc may mắn của người Nhật
Một người bạn nói “Good luck!” (Chúc may mắn) trước khi tôi leo núi Phú Sĩ. Đột nhiên, tôi nhận ra khác biệt lớn giữa suy nghĩ của người Mỹ và người Nhật khi tiếp cận thách thức lớn trong cuộc sống.
Một người Mỹ có thể nói “Good luck!” trước kỳ thi hay buổi thuyết trình quan trọng. Nhưng ở Nhật, người ta nói “Ganbatte!”, nôm na là “Hãy làm tốt nhất nhé!”.
Khen ngợi nỗ lực thay vì gán kết quả với may mắn hay khả năng thiên bẩm là hiểu biết mới về nuôi dạy con cái ở Mỹ, nhưng đã là một phần văn hóa nuôi dạy trẻ ở Nhật trong suốt lịch sử lâu dài. Sau nhiều thập kỷ người Mỹ khuyến khích trẻ với những cụm từ như “Con thật thông minh”, một nghiên cứu đột phá năm 2013 của Đại học Chicago và Stanford cho thấy bố mẹ nên khen ngợi con vì nỗ lực, chẳng hạn “Con đã rất chăm chỉ!”.
Thay vì giới hạn trẻ bằng cách nói về những gì chúng có, hãy khuyến khích chúng tin rằng tiềm năng của bản thân là vô hạn. Trẻ có thể làm bất cứ điều gì mình muốn, có thể trở thành bất kỳ ai mình mơ ước, miễn luôn nỗ lực hết sức.
Để áp dụng, tôi nhắc “Chúng ta luôn phải thử lại” mỗi khi con trai nản chí.
Sức mạnh của từ “chưa”
Thay vì nói “Tôi không biết”, “Tôi không hiểu”, “Tôi không thể làm việc này”, bạn hãy đổi thành “Tôi chưa biết”, “Tôi chưa hiểu”, “Tôi chưa thể làm được việc này”.
Sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy này được thực hiện ở Nhật Bản, nơi học sinh có khả năng khác nhau được học cùng nhau, tham gia các hoạt động với nhau.
Trong một bữa ăn trưa, người bạn Nhật của tôi chỉ ra hệ thống trường học ở Mỹ có một số lợi thế là trẻ có thể tiến nhanh dựa vào tài năng thiên bẩm. Trẻ em Mỹ có thể được xếp vào các lớp năng khiếu, thậm chí nhảy một lớp ở cấp tiểu học. Trẻ vật lộn với môn học nào đó có thể bị yêu cầu học đúp một lớp.
Trong khi bạn tôi cảm thấy hệ thống Mỹ đáng ngưỡng mộ, nhà tâm lý học người Mỹ Angela Duckworth có cách nhìn khác trong cuốn sách bán chạy Grit. Theo bà, hệ thống giáo dục Nhật Bản là hình mẫu của việc dạy trẻ tính kiên cường, hoặc theo cách dùng từ của bà là “grit” (gan góc, can đảm).
“Thay vì phân loại trẻ em, một niềm tin phổ biến được nhấn mạnh trong trường học Nhật Bản – bạn sinh ra như thế nào không quan trọng bằng việc bạn thể hiện ra sao”, Duckworth viết.
Một số trẻ có thể nổi trội về toán học, số khác có tài năng thiên bẩm về mỹ thuật hay âm nhạc. Tuy nhiên, các trường học không khuyến khích tài năng thiên bẩm. Họ dạy trẻ rằng chỉ cần nỗ lực, mọi người ở bất kỳ mức độ khả năng nào đều có thể trở nên tài giỏi. Trẻ có thể chỉ chưa biết cách làm điều đó.
Văn hóa “hansei”
Website trường mẫu giáo của con trai tôi tuyên bố nguyên tắc trọng tâm là cung cấp nền tảng vững chắc cho trẻ, giúp trẻ mạnh mẽ cả về cơ thể lẫn tinh thần. Trong các cuộc họp phụ huynh, giáo viên phản hồi chi tiết về nỗ lực của con trai tôi, bao gồm cả việc đã không (chưa) cất đồ chơi một cách vui vẻ.
Đối với những đứa trẻ lớn hơn, khái niệm về “haisei” (tự phê bình) trở nên cấp thiết. “Hansei” giúp bạn xác định mình đang nỗ lực đến đâu và quan trọng nhất là cách đạt được mục tiêu. Học sinh thường được yêu cầu đặt mục tiêu và xác định kế hoạch thực hiện.
Tư duy cầu tiến này mang lại cho học sinh cảm giác nắm bắt được tương lai. Nếu muốn kết quả tốt hơn, chúng phải lập kế hoạch và thực hiện chăm chỉ.
Con trai tôi giờ đã ba tuổi rưỡi, thi thoảng tôi nghe lỏm thằng bé tự nói “Chúng ta luôn phải thử lại” mỗi khi làm việc gì đó khó khăn. Tôi hy vọng sẽ theo sát quá trình trưởng thành cùng nó.
Ngoài mong đợi của tôi, thằng bé còn khuyến khích em gái một tuổi về tính kiên cường. Khi em nghịch một món đồ chơi phức tạp nào đó hoặc học cách leo cầu thang, nó luôn ở bên cạnh và cổ vũ: “Hãy thử lại đi! Em có thể làm được mà!”
ST

30/10/2017

Bộ tranh 'Sức mạnh của đồng tiền' khiến người xem phải suy ngẫm

Loạt tranh với chủ đề 'Sức mạnh của đồng tiền'




Đời người có rất nhiều thứ để theo đuổi, để tham vọng. Tuy nhiên, có khi chung một mục tiêu, chung một mục đích nhưng chưa chắc họ đã đi cùng một con đường. Nhiều người sẵn sàng chọn con đường xa hơn vì họ không dám phá bỏ rào cản trước mắt.



Thậm chí có nhiều người đã nghĩ rằng: Hãy đi còn đường tắt, đó là con đường được rải bằng...tiền.



Hoặc cùng đi chung lối nhưng nếu có tiền người ra sẽ có nhiều điều kiện tốt hơn, con đường cũng trở nên ngắn và dễ dàng hơn.



Đồng tiền rất quan trọng vì vậy nhiều người khi đứng trước sức mạnh của đồng tiền, họ sẵn sàng im lặng.



Hãy nhớ rằng: Hạnh phúc là điều đáng trân trọng và nó không được mua bằng tiền. Nếu bạn nghĩ rằng có thể dùng tiền để mua hạnh phúc, bạn sẽ rơi vào cái bẫy chết người đấy.



Rồi xã hội ngoài kia nhiều lúc thật đáng sợ. Bên cạnh những người dùng đồng tiền làm những việc có ích vẫn có những kẻ vừa dùng tiền vừa dùng quyền để sống. Những kẻ đó có khác nào quái vật đội lốt người.



Giúp đỡ người nghèo, người khốn khổ là điều tốt tuy nhiên lòng tốt thực sự không phải để đem ra phô diễn.



Đồng tiền kia tuy nhìn mỏng manh nhưng chúng ta đều hiểu rằng, kỳ thực sức mạnh của nó rất ghê gớm.



Nhưng sống mà chỉ thấy đồng tiền trước mắt thì chính là đang tự đào huyệt chôn mình.



Và một sự thật là số tiền tiêu đi bao giờ cũng tỉ lệ nghịch với số tiền kiếm được. Vì vậy, hãy sử dụng đồng tiền bạn làm ra một cách chân chính và ý nghĩa để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.


ST

29/10/2017

Tiết lộ chiêu thức mới nhất của bọn buôn người bắt cóc trẻ em!

Thật đáng sợ, mọi người cần chú ý!
Đừng cho rằng những kẻ bắt cóc trẻ em cách rất xa cuộc sống của bạn. Nếu bạn mới chỉ biết được một số thủ thuật bắt cóc trẻ em đơn giản như “Tôi giúp cô trông cháu”, “Tôi là bạn của mẹ cháu”, “Bạn nhỏ thật xinh xắn, chú cho cháu kẹo ăn này”, vậy thì bạn nên đọc thêm bài viêt này!
Cùng với việc các bậc phụ huynh ngày càng nâng cao cảnh giác, chiêu thức của những kẻ bắt cóc trẻ em lại không ngừng nâng cấp!
Dưới đây chúng tôi sẽ tiết lộ một số cách thức mới của những kẻ bắt cóc trẻ con, từ đó để các phụ huynh cảnh giác hơn! Đồng thời cũng cảnh báo với những tên buôn người, đừng hành động vô đạo đức làm tổn hại đến những đứa trẻ!
Chiêu lừa 1: Giả làm nhân viên
Từng có một vụ án, kẻ bắt cóc mạo danh là nhân viên đo công tơ điện, nhằm đúng lúc người lớn không có nhà, lừa trẻ và nói: “Cháu không mở cửa cho cô thì tối nay nhà cháu sẽ mất điện đó”. Từ đó uy hiếp trẻ mở cửa, trẻ nhỏ khi nghe vậy dễ dàng sợ hãi và khi cửa vừa mở, trẻ sẽ bị bắt đi ngay lập tức.
Chiêu lừa 2: Giương đông kích tây khiến bạn lơ là cảnh giác
Một cư dân mạng cho biết “Có một lần đưa con đi siêu thị, đột nhiên có người hét lên từ phía sau: ‘Cháu ơi đồ của cháu rơi này’. Lúc này đứa trẻ đã chạy lên phía trước, tôi quay lại nhìn nhưng không thấy rơi cái gì, nhưng khi quay đầu lại thì thấy một kẻ đang xách nách con tôi đi về hướng ra ngoài. Tôi hét lên nên hắn bỏ chạy, lần đó tôi sợ thót tim.”
Chiêu lừa 3: Tìm cơ hội, bám theo những phụ huynh, bảo mẫu lơ là bất cẩn
Một bé trai chơi một mình dưới nhà, mẹ thì đang nấu cơm, thỉnh thoảng lại ngó qua cửa sổ nhìn con trai, phát hiện có người tiếp cận đứa trẻ, liền lập tức xuống nhà, kết quả không thấy con đâu nữa, từ đó đứa trẻ mất tích. Năm đó cậu bé mới 5 tuổi, sau hơn 10 năm không ngừng tìm kiếm cuối cùng cảnh sát cũng tìm được cậu bé nhưng cậu đã bị cắt 2 chân, bị cắt lưỡi và bị hành hạ không thương tiếc.
Chiêu lừa 4: “Bám đuôi” trên đường, dắt trẻ đi
Hai hôm trước trên ti vi có đưa toàn bộ cảnh quay được trong camera về quá trình một bé gái bị kẻ xấu bắt đi. Cô bé sang đường cùng người lớn chỉ bị chậm chân ngay sau một chút thì bị 2 người phụ nữ bám theo, rồi bế luôn cô bé đi. Thật đáng sợ! Một sự việc ngẫu nhiên như vậy, vậy mà đã bị kẻ xấu bắt cóc luôn, ngày nay kẻ xấu thật không ít! Khi đưa trẻ ra ngoài, nhất định phải nắm tay trẻ, đừng để trẻ đi tách ra.
Khi trẻ bị mất tích, việc đầu tiên cần làm là gì?
1. Sau khi trẻ mất tích cần lập tức báo cảnh sát, đưa cho cảnh sát video giám sát (nếu có).
2. Tìm sự giúp đỡ từ xung quanh hỏi những người xung quanh, các nhân viên, bảo vệ các trung tâm, cửa hàng,…
3. Đăng tải các tin tức tìm người trên các diễn đàn, các trên mạng xã hội,….
4. Tích cực điều tra tìm manh mối, nhớ kĩ lại lúc trẻ mất tích, những người xung quanh nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ.
Các bé khi bị bắt cóc nên làm thế nào?
1. Dừng tại nơi mình đang đứng, không đi cùng người lạ
2. Nhớ lời bố mẹ dặn về “danh sách an toàn”: những cảnh sát mặc đồng phục, quân nhân, nhân viên trong các trung tâm mua sắm (đặc biệt là thu ngân), bảo vệ, nhân viên phòng cháy chữa cháy,…
Phải xa rời cốt nhục của mình là chuyện vô cùng đau đớn, sẽ ám ảnh cả đời khôn nguôi. Hy vọng tất cả các bậc phụ huynh sẽ cảnh giác hơn để bớt được nguy hiểm cho các con! Hãy chia sẻ bài viết, sự chia sẻ của bạn biết đâu có thể giúp ích cho đứa trẻ nào đó!
ST

8 sự việc sẽ hủy hoại đời bạn, cần phải cảnh giác!

Nếu đang mắc kẹt ở 1 trong 8 việc dưới đây, bạn cần phải phản tỉnh bản thân ngay trước khi quá muộn!

1. Không biết bản thân muốn gì
Chỉ khi nào bạn biết rõ bản thân muốn gì, bạn mới có thể vì mục tiêu, vì nguyện vọng đó mà phấn đấu. Không nhất định phải là mục tiêu to lớn, vĩ đại nhưng nhất định mỗi chúng ta cần phải có một phương hướng cụ thể cho riêng mình.
2. Không thể từ đầu đến cuối kiên trì một sự việc
Ở đây không nói rằng bạn không nỗ lực mà nhấn mạnh vào việc nỗ lực của bạn chưa đủ hoặc việc bạn từ bỏ giữa chừng vì cảm thấy mình khó có thể thành công.
Thiếu sự kiên trì đến cùng, đầu hàng trước khó khăn trên đường tiến bước nghĩa là bạn đã từ bỏ thành tựu trước mắt và điều này lẽ tất nhiên, bạn chẳng thể gặt hái được trái ngọt trong đời.
Nhà yêu nước Phan Bội Châu từng nói rằng: “Ví như đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt nào có ai…”
Chính khó khăn là yếu tố thử thách lòng người. Đầu hàng ngay từ điểm xuất phát, hoặc bỏ cuộc giữa chừng, bạn mãi chỉ là kẻ thua cuộc mà thôi.
Thực tế đã chứng minh rằng, người thành công không bao giờ bỏ cuộc, kẻ bỏ cuộc không bao giờ thành công.

3. Chỉ nghĩ và lo lắng quá nhiều, không quan sát dự đoán tương lai
Điều này sẽ dẫn đến một hậu quả là bạn không dám lựa chọn, nằm yên trong vùng an toàn mà không dám bước ra. Và nếu cứ như vậy, cả đời bạn sẽ chỉ dậm chân tại chỗ mà thôi.
4. Không có khả năng đánh giá, nhận thức đúng về bản thân
Khả năng đánh giá, nhận thức đúng về bản thân thể hiện ở mối quan hệ xã hội giữa bạn và người khác, cũng thể hiện ở cách bạn nhận thức như thế nào về chính mình.
Trong mọi trường hợp, bạn luôn luôn phải dựa vào tình hình thực tế của bản thân để từ đó đặt ra mục tiêu hợp lý nhất cho mình.
Nếu không thể làm được điều này, bạn hoặc sẽ đánh giá cao/thấp bản thân và cả hai trường hợp này đều sẽ bất lợi cho bạn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
5. Không dám bước những bước đầu tiên
Khi cơ hội bày ra trước mắt, bạn chỉ tập trung vào việc tính toán được mất nhưng sự thật là trên thế giới này, chẳng có việc gì toàn diện. Rất nhiều việc, chỉ khi bạn bắt tay vào làm, bàn mới có trải nghiệm cho bản thân.
6. Không thể chịu đựng sự cô độc
Trên thế giới này, không có bất cứ ai có thể bên cạnh bạn suốt đời, ngay cả bố mẹ bạn chứ chưa nói đến bạn bè hay người yêu. Vì thế, bạn chỉ có thể dựa vào chính mình, sống bằng lý trí trước những sự thật bất di bất dịch của nhân sinh, cuộc đời mới không phải chịu quá nhiều đau khổ.
7. Đối diện với các vấn đề, không tìm cách giải quyết mà tìm cách trốn tránh
Trong trường hợp này, tôi xin dùng 1 câu để tổng kết lại tất cả: Trốn tránh không giải quyết được vấn đề. Đối diện, giải quyết triệt để vấn đề dù hậu quả và trách nhiệm có nặng nề đến đâu đi chăng nữa, đó mới là giải pháp tốt nhất.
8. Chìm trong quá khứ, hối hận
Với những sự việc đã đi vào dĩ vãng, hội hận chỉ khiến bạn thêm lãng phí thời gian mà thôi, không những vậy, nó còn đè nặng lên tâm lý khiến bạn chẳng thể đối diện với cuộc sống hiện tại, sống một cuộc sống tốt nhất có thể.
ST

27/10/2017

Một ngày rất ngắn

Mt ngày rất ngắn , ngắn đến mức chưa nắm được cái sáng sớm thì đã tới hoàng hôn.
  Mt năm thật ngn , ngắn đến mức chưa kịp thưởng thức sắc màu đầu xuân thì đã tới sương thu.

  Một cuộc đời rất ngắn , ngắn ti mức chưa kịp hưởng thụ những năm tháng đẹp thì người đã già rồi.

  Luôn luôn đến quá nhanh mà hiu ra thì quá muộn , cho nên chúng ta phải học cách trân trọng , trân trọng tình thân , tình bạn, tình bn học, tình đồng nghiệp ...  Vì mt khi đã lướt qua , thì khó có th gp li.



  ️Sau 20 tuổi thì đất khách và quê nhà giống nhau vì đi đến đâu cũng có thể thích ứng
 
  Sau 30 tuổi thì ban ngày và ban đêm ging nhau vì mấy ngày mất ngủ cũng không sao.

  ️Sau 40 tuổi thì trình độ học vấn cao thp giống nhau , học vấn thấp có khi kiếm tiền nhiều hơn.

  ️Sau 50 tuổi thì đẹp và xấu giống nhau vì lúc này có đẹp đến mấy cũng xuất hiện nếp nhăn và tàn nhang .

  ️Sau 60 tuổi thì làm quan lớn và quan bé giống nhau vì nghỉ hưu rồi cấp bậc giống nhau.

  Sau 70 tuổi thì nhà to và nhà nhỏ giống nhau vì xương khớp thoái hóa không thể đi được hết những không gian muốn đi .

  ️Sau 80 tuổi thì tiền nhiều và tiền ít giống nhau vì có tiêu cũng chẳng tiêu được bao nhiêu tiền.

  ️Sau 90 tuổi thì nam và nữ giống nhau vì không th làm nổi chuyện ấy nữa .


  ️Sau 100 tuổi thì nằm và đứng giống nhau vì đứng dậy cũng chẳng biết làm gì.
ST

23/10/2017

Bà Melania Trump tinh giảm biên chế Văn phòng đệ nhất phu nhân


Tổng thống Trump và đệ nhất phu nhân Melania (Ảnh: Pelatih Indonesia)

 Bà Melania Trump đã giảm đáng kể số phụ tá trên bảng lương văn phòng của Đệ nhất phu nhân nước Mỹ so với người tiền nhiệm Michelle Obama, Fox News đưa tin.

Trong năm đầu tiên của Tổng thống Barack Obama, 16 người có tên trong bảng lương phụ tá cho bà Michelle Obama, kiếm được tổng cộng 1,24 triệu USD một năm.
Nhưng năm nay, chỉ có 4 người được liệt kê trong danh sách làm việc cho bà Melania Trump vào tháng 6. Lương của họ tổng cộng 486.700 USD.
Các chi tiết này được ghi trong một báo cáo hàng năm của Nhà Trắng gửi Quốc hội, bao gồm chức vụ và tiền lương của tất cả nhân viên. Cả chính quyền Obama và Tổng thống Trump đều thừa nhận có một số nhân viên không được liệt kê trong báo cáo với cụm từ “đệ nhất phu nhân”. Nếu tính tất cả những nhân viên đó, bà Michelle Obama có 24 người, trong khi bà Melania Trump chỉ có 9 người.
Giám đốc truyền thông Stephanie Grisham nói trong một email: “Bà ấy rất thận trọng trong việc tuyển dụng, tập trung vào chất lượng hơn số lượng. Điều quan trọng đối với bà là đội ngũ nhân viên phải phù hợp tốt với những gì bà muốn đạt được trong vai trò đệ nhất phu nhân và mọi người phải phối hợp tốt. Bà ấy cũng muốn có ý thức và trách nhiệm khi dùng tiền của người nộp thuế”.
Mặc dù báo cáo thường niên năm 2009 liệt kê bà Michelle Obama có 16 nhân viên, nhưng thư ký báo chí của bà Obama vào thời điểm đó cho biết nhân viên thực sự có 24 người. Tờ FactCheck.org cho biết số trợ lý 24 người của bà Obama có thể đã phá kỷ lục.
“Đó thực sự là kỷ lục của bất kỳ đệ nhất phu nhân nào, nhưng có lẽ cũng không quá cách biệt với bà Hillary Clinton, với 19 nhân viên, và bà Laura Bush vơi ít nhất 18 nhân viên”.
Bà Grisham nói với Fox News rằng hiện có 9 người đang làm việc ở Cánh Tây (East Wing) cho bà Melania Trump, nhiều hơn một ít so với con số liệt kê trong báo cáo hồi tháng 6.
Theo báo cáo, nhân sự của của bà Melania Trump bao gồm một trưởng văn phòng, một giám đốc truyền thông, một phó văn phòng và một phó giám đốc.
Các nhân viên của bà Michelle Obama bao gồm những vị trí đó và một số vị trí khác: trợ lý báo chí bổ sung, giám đốc chính sách và dự án, trợ lý cá nhân, trợ lý đi lại và giám đốc thư tín…
Trong những tháng đầu tiên của Tổng thống Trump, bà Melania Trump và con trai, Barron, vẫn ở New York để chờ cậu kết thúc năm học.
Tuy nhiên, bà đã tăng đáng kể hoạt động công vụ trong những tuần gần đây, bao gồm tổ chức một cuộc thảo luận bàn tròn về cuộc khủng hoảng opioid (thuốc giảm đau) và đi cùng ông Trump đến an ủi nạn nhân của các cơn bão và gặp gỡ các nạn nhân của vụ thảm sát ở Las Vegas.
Andrew Och, một nhà sử học về đệ nhất phu nhân, nhà sản xuất cho bộ phim “First Ladies: Influence and Image” (Các đệ nhất phu nhân: Hình ảnh và ảnh hưởng) của C-SPAN, nói: “Bà ấy giống như Pat Nixon hay Bess Truman hơn Hillary Clinton hay Michelle Obama”.

Văn phòng đệ nhất phu nhân không phải là duy nhất trong Nhà Trắng nơi chính quyền của Trump đã cắt bớt nhân viên. Khi báo cáo nhân sự của Nhà Trắng đã được công bố vào tháng 6, Forbes cho biết nhân viên dưới quyền ông Trump ít hơn 110 người so với ông Obama. Điều này dự kiến cắt giảm được 22 triệu USD ngân sách trong nhiệm kỳ 4 năm của tổng thống.
ST