Trang

29/06/2014

Khi bạn vội vã



Hai cha con nhà nọ sinh sống bằng nghề làm nông trên một mảnh đất nhỏ ở miền quê. Mỗi năm, họ lại đánh xe bò nhiều đợt lên thành phố gần đó để bán rau quả, những thứ họ tự tay trồng. Ngoại trừ việc cùng danh tánh và sống chung dưới một mái nhà, hai cha con hầu như chẳng có điểm gì giống nhau. Người cha luôn bình tâm trước mọi việc, còn người con trai thì lúc nào cũng vội vàng.
Một buổi sớm tinh mơ nọ, hai cha con thức dậy, chất hàng lên chiếc xe bò để bắt đầu một cuộc hành trình dài như mọi khi. Anh con trai tính trong đầu rằng nếu họ đi với tốc độ nhanh hơn và không nghỉ qua đêm, chỉ sáng sớm hôm sau họ sẽ tới được chợ. Thế là anh dùng cây liên tục thúc con bò, hối nó bước mau hơn.
- Từ từ thôi, con ạ! – người cha bảo – Từ tốn sẽ giúp con sống lâu hơn đấy.
- Nhưng nếu chúng ta đến chợ sớm hơn những người khác, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội bán hàng giá cao hơn – anh con trai cãi.
Người cha không đáp. Ông kéo sụp chiếc nón xuống che mặt và ngủ tại chổ ngồi của mình. Thấy thế anh con trai càng bực mình và khó chịu, anh cố thúc con bò đi nhanh hơn nữa.
Bốn giờ sau, họ đi ngang qua một ngôi nhà nhỏ. Người cha thức giấc, mỉm cười và nói:
- Tới nhà chú con rồi. Chúng ta ghé vào hỏi thăm chú ấy một tiếng.
- Nhưng chúng ta đã trễ mất gần một giờ rồi. Con trai ông càu nhàu.
- Trễ thêm vài phút nữa cũng chẳng sao. Chú và bố là chổ ruột thịt, có mấy khi gặp được nhau đâu. Người cha chậm rãi đáp. Rồi họ dừng lại và ghé vào ngôi nhà.
Chàng trai trẻ càng sốt ruột tức tối khi thấy cha và chú ngồi huyên thuyên cười nói. Gần một tiếng sau, hai cha con anh từ giã chú và anh tiếp tục lên đường. Lúc này, đến phiên người cha cầm lái. Khi đến một ngã ba, người cha quẹo xe sang phải:
- Đường bên tay trái ngắn hơn mà bố – người con nói.
- Bố biết, nhưng đường bên tay phải đẹp hơn nhiều.
- Chẳng lẽ bố không biết quí thời giờ à? Chàng trai trẻ mất kiên nhẫn.
- Ồ bố quí thời giờ lắm chứ! Chính vì thế bố mới muốn ngắm nhìn cảnh đẹp và tận hưởng trọn vẹn mỗi giây phút.
Con đường mà người cha đi có nhiều khúc uốn quanh, băng xuyên qua những đồng cỏ chật hẹp mọc đầy hoa dại và có cả một dòng suối mát trong chảy dọc theo – thế nhưng người con trai đã để lỡ mất dịp ngắm nhìn phong cảnh đẹp ấy. Anh ngồi nhấp nhỏm bên trong xe, lòng bồn chồn và hết sức lo lắng vì sợ đến trễ. Anh cũng không nhận thấy rằng hoàng hôn hôm ấy mới đẹp làm sao.
Trời sập tối, hai cha con đến một nơi trông như một khu vườn khổng lồ đầy hương sắc. Người cha khoan khoái hít thở hương thơm làm xao xuyến lòng người của những bông hoa, lắng nghe tiếng suối róc rách và đỗ xe lại.
- Chúng ta sẽ ngủ lại đây – ông thở dài.
- Từ giờ về sau con không bao giờ đi cùng với bố nữa – anh con trai tức tối nói – Bố thì chỉ thích ngắm hoàng hôn và xem hoa hơn là kiếm tiền!
- Tại sao lại không như thế chứ, đó chẳng phải là những điều đẹp nhất mà từ trước đến giờ con vẫn nói đấy sao?
Vài phút sau, ông thiếp vào giấc ngủ. Trong khi con trai ông nhìn mãi những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời, mong cho đêm chóng qua. Đêm như dài vô tận và người con trai chẳng hề chợp mắt.
Trước lúc mặt trời mọc, chàng trai trẻ nhanh chóng đánh thức cha anh dậy. Họ lại tiếp tục đi. Sau khi đi được khoảng một dặm, tình cờ họ gặp một người nông dân đi đường – một người xa lạ 0 đang cố kéo chiếc xe ra khỏi một vũng lầy.
- Chúng ta giúp ông ấy một tay đi nào – người cha già thì thầm
- Để mất thêm thời gian nữa à? Chàng trai như muốn nổi đóa lên.
- Con bớt căng thẳng một chút đi, có thể chính con cũng đang bị kẹt vào một vũng lầy nào đó. Chúng ta nên giúp đỡ người khác khi họ cần – đừng quên điều đó con ạ!
Anh con trai quay đi mà trong lòng hết sức tức giận.
Khi họ giúp người nông dân kia kép được chiếc xe khỏi chổ lầy thì đã gần 8 giờ sáng. Đột nhiên, có một ánh sáng hết sức lớn lóe lên như muốn tách đôi bầu trời ra. Sau đó là một âm thanh nghe như tiếng sấm. Ở xa phía bên kia ngọn đồi, bầu trời trở nên tối đen.
- Chắc là trong thành phố có mưa dông lớn. Người cha đoán.
- Nếu chúng ta nhanh chân hơn, có lẽ giờ này chúng ta đã bán gần hết hàng rồi. – Người con lầm bầm.
- Bình tĩnh đi…con sẽ sống lâu hơn, và con sẽ tận hưởng cuộc sống được nhiều hơn – ông già nhẹ nhàng khuyên nhủ con mình.
Khi hai cha con đến được ngọn đồi mà trông xuống sẽ thấy toàn cảnh thành phố, trời đã xế chiều. Họ dừng lại và nhìn xuống phía bên dưới một lúc lâu. Không ai nói với nhau một lời nào. Cuối cùng, chàng trai trẻ đặt tay lên vai cha anh rồi nói:
- Con đã hiểu những lời bố nói rồi.
Họ quay chiếc xe lại và bắt đầu trở về nhà, rời xa cái thành phố có tên là Hiroshima của Nhật Bản.
(st)

26/06/2014

Xin lỗi, tôi chỉ là một người chuyển quà! .

Vào một buổi sáng Chúa Nhật, với ly cà phê nóng bên khung cửa sổ của căn nhà cuối phố, Viễn chợt nhận ra một sự thật. Mới đầu nó nhẹ nhàng, rồi bỗng phũ phàng, rồi chợt bẽ bàng, nhưng cuối cùng thì giải thoát rộn ràng.

Quán cà phê nhỏ cuối phố có cái tên ngắn ngủn mà hay hay: Quà. Viễn thắc mắc tại sao tên quán lại như vậy vì chưa thấy chủ quán tặng quà cho khách hàng hay khách hàng tặng quà cho chủ quán bao giờ. Chắc phải có một ý gì đó.

Thong thả nhấp miếng cà phê nóng đang tỏa ra thơm phức, Viễn nhìn qua khung cửa sổ. Bóng dáng của người ăn xin mà anh mới “tặng một chút quà” đang khuất xa dần. Hồi trước khi cho ai chút tiền thì Viễn gọi đó là bố thí như nhiều người vẫn còn làm hôm nay. Nhưng sau lần chính bản thân Viễn, một thằng đàn ông đầy tự hào, ngay tại cái quán nước này, phải ngửa tay xin giúp đỡ thì anh đã thay đổi hẳn. Cũng may anh đã trải qua kinh nghiệm đó nên mới thấu hiểu được nhiều việc để rồi bây giờ mỗi khi giúp đỡ ai thì anh tìm cách giúp thế nào để người được giúp không cảm thấy mặc cảm. Nghĩ lại, cái khó cái nhục hóa ra là cái cần cái phúc mà trời cao gửi cho anh để giúp anh lớn lên về mặt nhân cách. Một món quà cuộc sống vậy.

Thả hồn theo làn hơi nóng thơm của ly cà phê đang nghi ngút tỏa, Viễn tận hưởng những dòng ký ức tươi sáng của những năm tháng gần đây. Có lần Viễn mua giúp một bà cụ bán vé số trong chợ năm tấm vé liền rồi tặng lại cho bà, cầu chúc bà may mắn. Bà cụ ngạc nhiên. Nụ cười của bà cụ gầy guộc làm vui tâm hồn Viễn. Có lần anh đứng ra hòa giải cho một gia đình hàng xóm. Sau này họ cho biết nhờ lời khuyên sáng suốt của anh mà họ đã khắc phục được bất hòa trong nhà. Rồi có lần cha xứ gọi điện cảm ơn Viễn đã quảng đại hiến tặng cho nhà thờ một bức tượng thánh Giuse bằng đá cẩm thạch thật đẹp giúp bà con cầu nguyện sốt sắng hơn…. Những điều thiện ích khác thi nhau chảy về trong lý ức khiến anh cảm thấy vừa tự hào vừa vui mừng. Mình cũng khá lắm đấy chứ, anh tự nhủ. Làm ơn cho người này người kia. Người này người khác biết ơn mình. Có ý nghĩa! Hay! Viễn mỉm cười, gật gù, toại nguyện với cuộc sống. Nhấp thêm miếng cà phê thơm phức nữa cái coi. Ái chà, ngon! Không, theo ngôn ngữ trẻ thời nay thì chính xác phải nói: Đó là một cái ĐÃ không hề nhẹ!!!

Bỗng nhiên Viễn nheo mày, nhăn mặt. Một sự việc cách đây bảy tháng chen ngang vào dòng xúc cảm đang lâng lâng. Nhớ lại mà tức sôi cả máu. Viễn dành dụm bao nhiêu ngày tháng mới để được một số tiền tính cuối năm cưới vợ và xây dựng sự nghiệp. Hôm đó thằng Nhân bạn học nói có việc gấp cần mượn tiền. Nó hứa sẽ trả lại trong vòng một tháng. Chỗ quen biết, lúc bạn có nạn thì ra tay tương trợ. Nó mượn ba ngàn đô la, tức là hơn một nửa số tiền Viễn đã dành dụm suốt bốn năm trời. Một tháng không thấy nó trả. Đòi thì nó khất. Muốn gặp mặt thì nó tránh. Dọa nạt thì nó trốn biệt tăm luôn. Mất. Tiền bạc mất. Tình nghĩa mất. Mồ hôi nước mắt và tín nhiệm. Mất hết.

Trong tích tắc, ly cà phê bỗng trở nên đắng ngắt. Người hành khất ban nãy cũng không còn thấy bóng dáng nữa. Tiếng nhạc du dương chỉ còn là những âm thanh rời rạc vô nghĩa vô tâm. Bàn tay Viễn nắm chặt lại vì tức giận. “Đúng là cái thứ vong ơn bội nghĩa, ăn cháo đá bát”, anh lẩm bẩm.

Xét cho cùng, Viễn đâu phải người nhẫn tâm đến nỗi phải lấy lại bằng được số tiền đó khi bạn bè còn túng quẫn. Thậm chí Viễn có thể cho nó luôn nếu thật sự nó rơi vào hiểm nghèo bế tắc. Nhưng tức lắm, tức ở chỗ nó vô ơn. Viễn là bạn mà nó đối xử như một kẻ chỉ có giá trị lợi dụng. Viễn càng tức thêm vì thấy mình đặt lòng tốt sai chỗ để bây giờ bị rơi vào tình thế khó khăn. Tiền mất tật mang. Nếu biết trước thì Viễn đâu có ngu gì giúp đỡ nó. Nhưng đâu có ai biết trước được mọi chuyện. Ai mà biết trước mọi việc chứ! Viễn tự nhủ như thế để bớt trách mình. Ý nghĩ này bỗng làm dịu sự tức giận của Viễn. Ừ nhỉ, có ai biết trước được mọi chuyện bao giờ. Biết đâu thằng bạn đáng trách này cũng bị rơi vào tình thế không thể ngờ trong hoàn cảnh của nó.

Cơn giận từ từ hạ xuống. Hương cà phê thơm phức cũng dần trở về lại trong ly. Tuy vậy, Viễn vẫn làu bàu: “Chúa, tại sao nó phụ ơn của con?”

“Ơn của con?” một hồi âm vọng lại trong tâm trí Viễn. Có một điều gì đó tự nhiên làm Viễn bối rối, khó chịu, suy nghĩ.

Chính đây là khoảnh khắc vừa bẽ bàng vừa giải thoát. Anh bắt đầu nhận ra điều không ổn trong tâm thức của mình xưa nay. Nói rõ hơn, anh bắt đầu nhận ra một sự thật, một sự thật về bản thân con người anh và về Chúa. Kể cũng lạ, mỗi một giải thoát của con người đều xuất phát từ việc nhận ra mình và nhận ra Chúa.

“Ơn của con?” Câu hỏi ấy lại dội về trong tâm trí Viễn.

Đúng là anh đã đổ mồ hôi sôi nước mắt để có một số tiền quý giá. Đúng là anh đã đưa số tiền ấy cho thằng Nhân. Đúng là anh đã thực hiện những hành động ý nghĩa để giúp đỡ những người cơ nhỡ trong cuộc đời này. Nhưng, “ơn của anh”, đúng không nhỉ? Nếu anh gọi những việc mình làm cho người khác là “ơn” thì cũng được thôi vì người ta ở đời vẫn nói đến “làm ơn”, “mang ơn”, “biết ơn”, “trả ơn”… Nhưng, nguồn gốc của cái gọi là “ơn” nằm ở đâu? Ở con người? Không. Lý luận ấy không ổn tí nào. Nhưng tại sao lại không ổn?

Trong lúc loay hoay với chính suy nghĩ đang bối rối của mình, Viễn nhận ra câu trả lời trong những câu hỏi gợi lên trong đầu: Nếu Chúa không ban cho sức khỏe, làm sao tôi có thể làm việc kiếm tiền sinh sống, nói chi đến việc có cơ hội giúp đỡ người khác? Nếu không có Thần Khí của Ngài hoạt động trong tâm hồn, làm sao tôi có thể tự mình trở nên tốt bụng mà sẻ chia? Nếu Chúa không gửi người túng thiếu đến thì làm sao tôi có được cơ hội rộng mở lòng mình và cảm nghiệm được niềm vui sâu xa của chia sẻ? Nếu Ngài không ban trí thông minh, làm sao tôi có sự sáng suốt mà khuyên giảng cho người khác? Nếu Ngài không tha thứ trước cho tôi cả trăm vạn lần, làm sao tôi có khả năng thứ tha cho người khác vài ba lần? Nếu Ngài đã không làm tất cả cho tôi trước thì tôi sẽ chẳng thể làm được bất cứ điều gì cho chính mình hay tha nhân.

Người ta vẫn quen dùng từ “làm ơn” cho nhau nhưng sự thật thì chẳng có ai làm ơn cho người khác cả. Con người là thân phận thụ tạo không có khả năng tự tạo ra bất cứ một ơn gì. Sự thật không thể phủ nhận được là: tất cả mọi người từ cổ chí kim, từ lớn đến nhỏ, đều là những kẻ đã nhận ơn trước từ một Đấng Ban Ơn. Không có ai ngoại lệ đối với điều này. Trước khi tôi có thể làm được một việc gì đó cho người khác, tôi đã nhận lãnh biết bao nhiêu ơn lành từ Đấng Yêu Thương rồi. Ơn là từ Chúa chứ không phải từ tôi. Tôi có điều kiện và cơ hội để làm được điều gì cho người khác thì trước hết đó cũng là một ơn huệ Chúa ban cho tôi. Nghĩ đến đây, bên ly café nóng, Viễn chợt giật mình tự nhủ: “Úi, mình phải cẩn thận để không giành công của Chúa!”

Việc nhận ra rằng ơn không phải là từ thân phận con người của mình khiến Viễn bẽ bàng vì đó cũng là lúc anh thấy ‘quyền’ mong đợi người khác biết ơn mình bị vuột mất khỏi tầm tay. Ai giúp người mà chẳng mong nhận lại ít là một thái độ biết ơn nào đó chứ. Nhưng, dù thế nào đi nữa thì chân lý vẫn không hề thay đổi: Chỉ có một Đấng Ban Ơn và xứng đáng nhận sự biết ơn mà thôi. Viễn nhớ lại lời Thầy đã dạy: “Anh em đã lãnh nhận một cách nhưng không thì cũng phải cho đi một cách nhưng không.” (Mt 10:8) Chân lý này giải thoát Viễn khỏi sự hụt hẫng vừa luẩn quẩn vừa vô lý khi gặp phải thái độ vô ơn. Nó đem lại tự do cho tâm hồn Viễn.

Anh tự rút ra một hướng sống cho mình: Cứ cố gắng làm cho người khác điều tốt đẹp theo tinh thần của Chúa nhưng sẽ không còn chờ mong bất cứ một sự biết ơn nào. Nếu họ thể hiện một thái độ biết ơn nào đó thì mừng cho họ vì họ đang sống điều cần thiết cho tâm hồn. Còn nếu họ vô ơn thì mong lời ông bà đã dạy sẽ cảnh tỉnh nhân cách họ:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mình trồng

Những người phụ nghĩa quên công

Dẫu đeo trăm đóa hoa hồng cũng vẫn chẳng thơm.

Về khía cạnh công bằng xã hội, khi mượn thì cần phải trả, khi nhận thì cần phải thể hiện sự trân trọng biết ơn, biết ơn Đấng Ban Ơn và người làm ơn. Đó là một điều đúng và tốt. Bản thân Viễn còn muốn đi xa hơn vì anh là một Kitô hữu: Ai đã giúp cho anh bất cứ điều gì thì anh sẽ luôn ghi lòng tạc dạ và cầu nguyện cho họ, ngay cả trong trường hợp bây giờ họ không còn tốt với anh nữa hoặc đang gây khó gây khổ cho anh. Kitô hữu là thế! Một khi đã biết Thầy thì con đường cần đi là con đường hướng lên những tầm vóc mới của tình yêu thương quảng đại, cho dù trước mặt là đồi cao của lòng người hiểm trở.

+++++

Reng reng reng…

Điện thoại di động của Viễn trên bàn cà phê rung rung. Số này lạ nên Viễn không trả lời. Đến lần thứ ba thì Viễn bắt máy. Hơi bực mình.

“Alô. Ai vậy?”

“Alô. Anh Viễn phải không ạ?”

“Vâng, tôi đây.”

“Tôi tên là Tâm, mẹ của cháu Phúc. Cách đây mấy tháng, con tôi gặp nạn trên đường bị gãy chân. Anh nhớ không?”

Viễn nghe mơ hồ, chẳng nhớ ra chuyện như thế. Chị Tâm tiếp tục:

“Lúc ấy anh đã tốt bụng xuống xe, gọi taxi và yêu cầu chở con tôi vào bệnh viện để chữa trị. Anh còn đưa cho cháu Phúc một trăm đô-la để chữa trị. Thật không thể ngờ thời buổi này mà có người tốt như anh! Hôm nay thì cháu Phúc đã đi lại được. Tôi xin lỗi đã không thể gọi điện cám ơn anh sớm hơn. Vô cùng cảm ơn anh!”

Viễn không nhớ đã giúp ai bị tai nạn. Chắc là có sự nhầm lẫn nào đó.

“Dạ, xin cho hỏi làm sao chị biết số điện thoại và tên tôi?”

“Dạ, cháu Phúc nói hôm ấy lúc anh lấy tiền trong túi ra để giúp cháu thì anh đã làm rơi một tấm giấy có tên và số điện thoại này của anh. Cháu nói là chú Viễn tuy đi chiếc xe cũ nhưng đeo kính cận nhìn hiền lành lắm.”

“Ồ! Kính cận! Chẳng lẽ là thằng Nhân?” Một ý nghĩ thoáng qua trong đầu Viễn. Chị Tâm nói tiếp:

“Một lần nữa, vô cùng biết ơn anh đã ra tay cứu giúp con tôi! Nhà chúng tôi ở gần quán Quà cuối phố. Tôi xin chân thành mời anh ghé ăn bữa cơm đạm bạc và xin được gửi lại món quà anh đã rộng lượng giúp cháu lúc hoạn nạn.”

“Dạ, chị đừng lo nghĩ gì nhé. Cháu bình phục thì mừng rồi.”

“Dạ, tôi hiểu khi anh đã quyết định giúp đỡ thì không có nghĩ đến chuyện lấy lại hoặc được báo đáp nhưng món quà đó là một món tiền lớn mà anh cũng có nhiều thứ để trang trải trong thời buổi khó khăn này.”

“Ồ, không cần đâu chị.” Viễn cảm thấy một ánh sáng trong lòng soi chiếu.

Người phụ nữ đầu dây bên kia có vẻ hơi ngạc nhiên, chưa biết nên ứng xử thế nào gì thì Viễn nói tiếp:

“Xin lỗi chị, tôi không thể nhận lại vì tôi cũng chỉ là một người chuyển quà mà thôi. Chúc chị và gia đình luôn hạnh phúc. Xin chào chị nhé!”

Viễn cúp điện thoại.

Chị Tâm: …

+++++

Dòng đời tiếp tục trôi như mọi ngày nhưng có người đã được biến đổi.

Quán nước Quà vẫn ở gần nhà chị Tâm. Viễn thỉnh thoảng vẫn đến đó để uống một ly cà phê ấm. Chẳng ai biết ai nhưng có ai biết một lúc nào đó họ cùng có mặt trong quán và cùng chiêm ngẫm về những điều kỳ diệu vẫn diễn ra trong cuộc sống. Biết đâu lúc Viễn đang ngồi nhìn ra khung cửa sổ cuối phố nghĩ về những món quà do Đấng Yêu Thương nhờ anh chuyển giúp thì đâu đó trong quán nước này có một người khác đang thầm nghĩ: Người chuyển quà đúng là một lời tỏ tình đặc biệt của Người Tặng Quà gửi đến trong dòng đời. Và một nụ cười nhẹ nở trên môi.

Giuse Việt

15/06/2014

Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ.



Bạn bè gửi cho một nhận xét ngắn này của một người Nhật về người Việt mình. Thẳng thắn và sòng phẳng. Rất đau nhưng tiếc thay rất đúng. Xin đưa lên Blog để bạn đọc đọc và ngẫm nghĩ về tính cách người Việt. Liệu có thể coi tính cách đó là sản phẩm của một môi trường sống và cơ chế quản lý kiểu xin- cho khiến con người ta, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay lập tức chỉ nghĩ đến cái lợi cỏn con của mình, mà quên mất những điều về lòng tự trọng, lợi ích chung. Sự cào cấu, xâu xé kiểu đó, xét cho cùng, đáng thương. Và cũng vì thế, mà cái sự “văn minh” còn quãng cách khá xa…

Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp. Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân Việt Nam thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào Việt Nam thế nào.
Chẳng hạn như thế này, một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung” Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh.
Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5tr/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.

Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự” như sau: “Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết. Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật.
Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh. Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000 thì chúng tôi chỉ tăng 200.000. Còn 300.000 chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.

Tác giả: Awake Phamtt

10/06/2014

Tiết lộ động trời về trái mãng cầu xiêm



Nước ép mãng cầu xiêm (Graviola) có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư cao hơn 1000 lần so với liệu pháp hóa trị.
Kết quả nghiên cứu về loại quả này được đăng trên tờ Journal of Natural Products do một trường Đại học ở Hàn Quốc thực hiện. Nhưng tại sao đến bây giờ chúng ta mới biết điều này? Các tập đoàn lớn bỏ ra mấy chục năm nghiên cứu là vì họ muốn tổng hợp nó thành thuốc để thu lợi nhuận…
Những nghiên cứu về nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy đây là công cụ chữa ung thư an toàn, hiệu quả và có sẵn. Nó cũng bảo vệ hệ thống miễn dịch, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc chống ung thư, nước ép mãng cầu xiêm còn là tác nhân chống vi khuẩn, nhiễm nấm, chống ký sinh trùng đường ruột và giun sán, hạ thấp huyết áp, chống trầm cảm và những rối loạn tinh thần. Những phần khác của cây cũng rất hữu dụng.
Một nghiên cứu gần đây về nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy: Loại nước ép này là 1 liệu pháp chữa ung thư an toàn và hiệu quả, hoàn toàn từ thiên nhiên nên không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Giúp bạn thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư hay các bệnh khác. Tăng năng lượng và giúp bạn thấy lạc quan hơn. Thông tin này có làm bạn ngạc nhiên không? Nó đến từ một công ty dược lớn nhất nước Mỹ, và trái mãng cầu xiêm đã là mục tiêu nghiên cứu của hơn 20 phòng thí nghiệm khoa học từ những năm 1970.

Mãng cầu xiêm có tác dụng thần kỳ mà đến giờ chúng ta mới biết
May mắn, có một nhà khoa học bị lương tâm cắn rứt đã làm lộ câu chuyện về “trái cây phép lạ” cho những người có trọng trách trong y tế Mỹ. Khi Viện Khoa học Y tế Mỹ nghe tin này, nó bắt đầu truy tìm những công trình nghiên cứu chống ung thư liên quan đến cây Graviola lấy từ khu rừng mưa Amazon của Brazil.
Năm 1976, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên về loại cây này và kết quả cho thấy, lá và thân của Graviola tiêu diệt hữu hiệu các tế bào ác tính. Nhưng nghiên cứu vẫn chỉ được lưu hành nội bộ chứ không công bố ra ngoài. Sau đó, 20 nghiên cứu độc lập khác của các công ty dược hay viện nghiên cứu ung thư do chính quyền tài trợ đều cho thấy khả năng trị ung thư của Graviola.
Tuy nhiên, vẫn không có ca thử nghiệm nào được tiến hành chính thức tại các bệnh viện. Chỉ đến khi nghiên cứu của Đại học Cơ đốc giáo Hàn Quốc đăng trên tạp san Journal of Natural Products khẳng định một hóa chất trong Graviola đã tiêu diệt các tế nào ung thư ruột nhanh gấp 10.000 lần hóa chất Adriamycin thường dùng trong hóa trị ung thư, người ta mới vỡ lẽ. không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Điều quan trọng là không như các hóa chất điều trị ung thư khác, Graviola và nước ép mãng cầu xiêm không hề làm hại gì cho các tế bào khỏe mạnh và không có tác dụng phụ. Người bệnh thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư và các bệnh khác; năng lượng được tăng cường và sống lạc quan hơn.
Một nghiên cứu tại Đại học Purdue University sau đó cũng phát hiện ra lá mãng cầu xiêm có khả năng giết các tế bào ác tính của nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và tuyến tụy. 7 năm im lặng bị phá vỡ. Sự thật được phô bày. Hiện mãng cầu xiêm do thổ dân Brazil trồng hoặc sản phẩm bào chế từ nó đã có mặt nhiều ở Mỹ như một công cụ điều trị và ngăn ngừa ung thư. Một báo cáo đặc biệt có tên Beyond Chemotherapy: New Cancer Killers, Safe as Mother’s Milk, do Viện Khoa học Y tế Mỹ công bố về Graviola đã xem loại cây này là “công cụ cách mạng hóa” chống ung thư.
Vì vậy, nếu nhà bạn có vườn rộng và thổ nhưỡng thích hợp, bạn nên trồng một cây mãng cầu xiêm trong sân. Nó sẽ có ích rất nhiều cho bạn và gia đình bạn.
Đã có bao nhiêu người thiệt mạng oan uổng khi công cụ chống ung thư hiệu quả này bị các công ty dược che giấu? Bây giờ bạn đã biết điều này thì hãy nói với những người bị ung thư mà bạn biết và uống loại nước ép này để bảo vệ chính bạn!
THEO LINKHAY.NET

07/06/2014

Nữ tu giành chiến thắng trong cuộc thi The Voice Italy


Vượt qua ba thí sinh khác trong đêm chung kết của cuộc thi The Voice mùa thứ hai phiên bản Italy, nữ tu 25 tuổi đã giành chiến thắng và củng cố tên tuổi của mình như một hiện tượng lạ của nền âm nhạc cũng như truyền thông nước này trong mấy tháng qua.

 Trong đêm chung kết, Sơ Cristina đã giành được 62% bình chọn của khán giả truyền hình trên kênh RAI 2 sau khi hát bản "Life is beautiful" của Noah, phổ lời cho bản nhạc được dùng trong bộ phim cùng tên của đạo diễn Roberto Benigni.

 Trước đó, các cuộc thăm dò dư luận trước đêm chung kết 5/6 trên các mạng xã hội cũng cho thấy khả năng chiến thắng rất cao của 
 Cristina so với các thí sinh còn lại.
  • Quá xúc động ngay sau khi tên của người chiến thắng được xướng lên, Sơ Cristina, không quên mình là một người theo đạo, đề nghị tất cả các giám khảo và khán giả trong trường quay cùng thể hiện "Kinh lạy Cha," lời cầu nguyện được biết đến nhiều nhất trong Thiên Chúa giáo.
 Kể từ khi "gây bão" trên YouTube với việc trình bày bản "No One" của Alicia Keys trong trang phục nữ tu, thu hút hơn 30 triệu người xem chỉ trong vài ngày,  Cristina Scuccia đã liên tục đi từ thành công này đến thành công khác trong cuộc thi The Voice và giành được sự chú ý của công chúng nhờ phong cách biểu diễn nhiệt tình và bốc lửa.
 Nhờ sự "tỏa sáng" của  Cristina, các đêm thi ở những phần tiếp theo của cuộc thi đã được dư luận quan tâm mạnh mẽ và The Voice luôn thu hút ít nhất 20 triệu lượt khán giả, biến The Voice thành một trong những chương trình âm nhạc đắt khách nhất ở Italy.

Trả lời phỏng vấn sau chiến thắng,  Cristina nói rằng, cô sẵn sàng hát ở bất cứ đâu, dù là trên các quảng trường hay là trong nhà thờ, miễn là làm cho mọi người hạnh phúc.  cũng khẳng định là chưa biết trong tương lai có trở thành ca sỹ chuyên nghiệp và có ra đĩa nhạc không, nhưng  không bao giờ từ bỏ đức tin và chiếc áo nữ tu.
Phát biểu sau lễ trao giải, nữ tu sĩ trẻ này cho biết  đến với cuộc thi không phải để bắt đầu một sự nghiệp, thay vào đó  sẽ hạnh phúc hơn khi được truyền đạt thông điệp kêu gọi Giáo hội và mọi người nên xích lại gần nhau hơn.
“Tôi sẽ trở lại với công việc của tôi - cầu nguyện, thức dậy vào mỗi sáng sớm và làm những việc ở trường dòng. Đó là những điều cơ bản để tôi có thể bắt đầu những điều mới mẻ” – nữ tu sĩ chia sẻ./.

"Life is beautiful" 
Smile, without a reason why
Love, as if you were a child,
Smile, no matter what they tell you
don´t listen to a word they say
is life is beautiful that way.