Văn chương Việt Nam, tự khi có chữ quốc ngữ đến nay, vẫn là niềm tự hào của dân tộc. Từ đó, mà thơ, văn, kịch nghệ đã phát triển. Điều đáng nói là Thơ, một thể loại văn chương đã được hầu hết mọi người dân ưa thích, từ những nhà trí thức đến dân giả, từ nhà tu hành đến kẻ làm chuyện ác, bất cứ ai cũng thích thơ, mê thơ, và muốn làm thơ. Ngay cả các cô thợ cấy, các anh thợ cầy cũng có thể buột miệng làm thơ. Thơ được ngâm lãng đãng trên các dòng sông miền Nam, nhẹ nhàng với tiếng chèo khua nước len lách bên cạnh hàng dừa nước. Thơ ngâm dưới ánh hoàng hôn, trong một vườn chè. Thơ bắt đầu một ngày làm việc, thơ kết thúc một buổi lao động mệt nhoài. Vui nhất là cho các thanh thiếu niên, khi yêu mà ngại ngùng không biết mở lời ra sao, đành mượn thơ thay cho lời tỏ tình và nhất định, không bao giờ thất bại, vì chẳng có người nào dữ dằn đến nỗi mà nghe đọc những câu thơ tình cảm mà lại nổi trận lôi đình. Đôi khi, trong một vài tình huống nguy hiểm lo âu chập chùng, người người đều thất sắc, nhưng nếu có ai biết đọc vài câu ca dao hùng tráng, thì lập tức tình hình thay đổi ngay.
Đặc biệt nữa là từ ý Thơ, mà ca dao dân tộc đã vươn ra mọi nơi, mọi chỗ. Chuyện gì cũng có ca dao bên cạnh, từ chê bai đến ngưỡng mộ, từ yêu thương đến chán ghét, từ răn dậy đến mắng mỏ… ca dao có mặt khắp mọi nơi, từ miền núi cao khô khan đến bình nguyên phong phú.
Bước xuống ruộng sâu lỡ sầu tấc dạ,
Tay ôm bó mạ nước mắt hai hàng.
Ai làm lỡ chuyến đò ngang,
Cho sông cạn nước hai hàng biệt ly.
Cất tiếng than hai hàng lụy nhỏ,
Anh nói thương em rồi lại bỏ em đây.
Thế giới đã thua Viêt Nam ở điểm này. Không có một dân tộc nào lại giầu có, lãng mạn qua Thơ như dân tộc Việt Nam. Một trong những chứng cớ tiêu biểu cho vị trí độc đáo của Thơ Việt Nam trong dòng Văn Học quốc tế là tập Đoạn Trường Tân Thanh, tức Kiều, của Nguyễn Du. Người ta tôn trọng thơ của Nguyễn Du không những chỉ là tài diễn tả một câu chuyện dài bằng thơ, mà mỗi nhóm chữ trong thơ của Nguyễn Du đều phảng phất một bài học răn đời.
Như thế, văn chương và văn học Việt Nam là những nét độc đáo trong dòng sinh mệnh của dân tộc, cần phải bảo tồn bằng mọi giá. Không những chỉ bảo tồn toàn diện các áng văn thơ, mà còn phải bảo tồn từng chữ viết, thí dụ như chữ “Y”
Trong dòng chữ quốc ngữ, chữ nào cũng có vị trí của nó, không thể thay thể được, đặc biệt là chữ "Y". Từ đó mà ta có chữ THƯƠNG YÊU, NGƯỜI YÊU DẤU ƠI, THU THỦY, TRUYỀN THUYẾT, HUY CHƯƠNG...
Trở lại ngay đoạn ca dao dẫn chứng ở trên, chúng ta thấy nếu thay “Y” bằng “I”, là cả đoạn ca dao tan nát:
Bước xuống ruộng sâu lỡ sầu tấc dạ,
Tay ôm bó mạ nước mắt hai hàng.
Ai làm lỡ CHU-IẾN đò ngang,
Cho sông cạn nước hai hàng biệt LI.
Cất tiếng than hai hàng LỤI nhỏ,
Anh nói thương em rồi lại bỏ em ĐÂI.
Đoạn ca dao khác:
Bắc thang lên đến tận trời,
Bắt ông NGU-IỆT lão đánh mười cẳng tay.
Đánh thôi lại trói vào cây,
Hỏi ông NGU-IỆT lão: "đâu dây tơ hồng?"
Thí dụ khác:
Nhác trông lên đã xế tà
Đêm KHU-IA khoắt con gà gáy sang canh.
Mong anh mà chẳng thấy anh,
Thiếp tôi buồn bã khêu quanh ngọn đèn.
Hoặc:
Mê anh chẳng phải mê tiền,
Thấy anh lịch sự có DUI- ÊN dịu dàng.
Thấy anh em những mơ màng,
Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi.
Trở lại với Đoạn Trường Tân Thanh, và nhìn ngay vào tên của tác giả, nếu đổi “Y” thành “I” thì ta đã giết chết một nhà thơ Vĩ Đại của mọi thời đại: NGU-IÊN DU! Không có nhân vật này trong văn học Việt Nam.
Ngay trong phần mở đầu, nếu vất bỏ chữ Y, ta sẽ thấy:
Cảo thơm lần giở trước đèn
Phong tình cổ lục còn TRU-IỀN sử xanh!
…
Mai cốt cách, TU-IẾT tinh thần
Mỗi người môt vẻ, mười phân vẹn mười..
Như thế, ích lợi gì của việc bỏ chữ “Y”, thay bằng chữ “I”? Điều khủng khiếp hơn nữa là nếu thi hành như vậy, thì hàng chục triệu người sẽ mất tên, sẽ biến mất trong đau khổ: tất cả những thiếu nữ, thiếu phụ vẫn từng hãnh diện mang tên THỦY, THỤY, HUYỀN; tất cả những người nam có tên HUY, TRUYỀN, CHUYÊN…sẽ không còn trong sổ bộ đời của dân tộc. Họ NGUYỄN cũng biến mất luôn. Sẽ không còn NGUYỄN HUỆ, NGUYỄN ÁNH…Kẻ muốn thay đổi, chỉ cần một nét chữ, đã giết chết cả chục triệu người nhanh như một làn chớp nếu không muốn nói là xóa sổ cả một dân tộc.
Thật là một ý kiến quái dị!
Chu Tất Tiến.
:) Bài viết rất hay.
Trả lờiXóaChúc em luôn vui-khoẻ
http://2.bp.blogspot.com/-HmLS-ReRpRc/VYLk3890i7I/AAAAAAAAH0M/r65KBdc0GII/s400/Capture.JPG
http://i629.photobucket.com/albums/uu11/troimay/HOA/Hong%201_zpsxgamozfa.jpg
XóaCám ơn chị.
http://img12.dreamies.de/img/54/b/3desm3dsxj8.gif
Trả lờiXóaHay
http://i629.photobucket.com/albums/uu11/troimay/HOA/1497789_209898892526870_593576665_n_zpsxpo0wwsn.jpg
Xóa