Trang

28/01/2016

Hồi Tưởng Ngày Xuân


Ai cũng biết rằng mùa Xuân là một trong bốn mùa của đất trời, và là mùa đẹp nhất trong năm. Tiết Xuân ấm áp trở thành “gạch nối điều hòa” giữa cái lạnh lẽo của mùa Đông và cái nóng bức của mùa Hạ. Vì thế, mùa Xuân thật tuyệt vời!
Với người Á Đông, Xuân về là Tết đến. Tết Nguyên Đán là tiết đầu năm, là dịp lễ hội cổ truyền, liên quan nhiều phong tục đầy chất văn hóa, đặc biệt là đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Trong những thứ “quốc bảo” đó, có thứ còn được lưu truyền tới nay – dù có thể “giảm sút” ít nhiều, nhưng có những thứ đã mai một khiến người ta vẫn luôn hoài niệm, tiếc nuối,...! 
Với lý do nào đó và với mức độ nào đó, chúng ta có thể “hoài cổ” mà ngâm nga ca khúc “Đón Xuân Này, Nhớ Xuân Xưa” của cố NS Châu Kỳ với chút gì đó lưu luyến ngày xưa: “Đón Xuân này tôi nhớ Xuân xưa... Hỏi nhau thầm: Xuân đã về chưa?... Xuân đến xuân đi, xuân về gieo thương nhớ, Xuân qua để tôi chờ...”. 
Trong nhiều thứ có thể khiến chúng ta luyến tiếc, có một thứ thứ chỉ còn trong ký ức là phong tục “xin chữ”.
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua 
Đó là những câu thơ quen thuộc trong thi phẩm “Ông Đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên (*) được công khai hóa từ năm 1936. Mỗi dịp Tết Nguyên Đán, đọc lại bài thơ này khiến chúng ta không thể không nhớ tới “phong tục xin chữ ngày Xuân” – một nét đẹp văn hóa truyền thống của tiền nhân. 
Từ xa xưa, người Việt đã có truyền thống Thờ Chữ, Rước Chữ, Chơi Chữ hoặc Xin Chữ. Đối với những chữ của vua thì người ta gọi là Thờ Chữ và Rước Chữ – được viết trong các sắc phong, còn dân gian thì chỉ gọi là Chơi Chữ và Xin Chữ nơi các ông đồ vào những dịp Lễ, Tết. 
Ngày xưa, Ông Đồ thường lớn tuổi, có học thức, có tài, có hoa tay và có kinh nghiệm sống, thế nên cũng gọi là Ông Đồ Già hoặc Cụ Đồ, chứ không là “Chú Đồ” hoặc “Anh Đồ”. Có cái lạ là không bao giờ có “Bà Đồ”, thế nên cũng không có “Cô Đồ” hoặc “Chị Đồ”. Ông Đồ được mọi người tin tưởng lắm! 
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay 
Ngày xưa người ta trọng người có tài, trí thức cũng là một dạng “có tài”, vì thế những người đàn ông có học thức là “số độc đắc” để các cô gái mơ ước. Phụ nữ thì “khoái” người có tài, vì có tài thì sẽ dễ có danh vọng. Quý cô, quý bà cũng “chẳng vừa” gì đâu, có “tầm nhìn xa” nhưng cũng có gì đó dính líu tới “lòng tham”. Ca dao nói thay họ: 
Chẳng ham ruộng cả, ao liền
Chỉ ham cái bút, cái nghiên anh đồ

Ở đây, ca dao dùng chữ “anh đồ” cho hợp lý, vì tình yêu thì trẻ trung. “Ruộng cả, ao liền” là cách nói để diễn tả sự giàu sang thời xưa. Phụ nữ dù vốn dĩ mê tiền ham bạc, ưa của cải, thích vật chất, nhưng họ vẫn “mê” cái bút, cái nghiên của “anh đồ”. Cũng là điều hợp lý thôi: “Gái tham tài, trai tham sắc”. 
Thời gian làm “phai nhạt” mọi thứ, làm “bay” mọi vật. Rồi đến cả Ông Đồ cũng chẳng còn thấy mô! Tại soa? Cung và cầu có liên quan lẫn nhau. 
Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Con người dễ “no người, chán nết”, mới đầu thì hớn hở, nịnh hót, tâng bốc, khen tặng đủ thứ. Đi tàu bay giấy thì mau rớt lắm, chuyện tất nhiên mà! Đường dần vắng bóng người, Ông Đồ đành “thất nghiệp”, lâu lâu nguệch ngoạc vài chữ cho khỏi “lụt nghề” vậy thôi. Mà người buồn thì cảnh có vui đâu chứ? Thi thoảng có vài chiếc là vàng còn ngủ vùi giấc Đông, giờ mới giật mình thức giấc và... rụng xuống! 
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay 
Không phải là mùa mưa nên mưa lúc này rất nhẹ, hạt nước nhỏ như hạt bụi, gọi là mưa bụi, vì là mùa Xuân nên được người ta gọi là mưa Xuân. 
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ? 
Xuân vẫn về, Tết vẫn đến, hoa vẫn nở, nhạc vẫn ngân vang, đất trời vẫn giao thừa,... chỉ thiếu mỗi bóng dáng Ông Đồ. Thi sĩ Vũ Đình Liên nhìn càn khôn và thầm hỏi: “Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?”. Ôi chao, giữa mùa Xuân mà sao lại có tâm trạng buồn vậy nhỉ?

Trầm Thiên Thu

8 nhận xét:

  1. Jess em xin cái Tem vàng sài Tết nè hihi !
    Fa Anh nè ,ko bít bi giờ SG ngày Tết có còn ông đồ ngồi viết liễn ngày xuân như trong ca dao tục ngữ trong sách học hả Anh !? :)
    Jess em mến chúc Fa Anh cùng gia đình những ngăy cuối năm nhiều vui,khỏe và đong đầy ý nghĩa ạ !
    https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/236x/4e/77/4c/4e774c7abd13fe1568b1074f771f16e7.jpg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://i629.photobucket.com/albums/uu11/troimay/Duong%20Hoa%20Nguyen%20Hue%2012/Ong%20Do%202015%20Re%2038_zpsutuiirdu.jpg
      Năm nào SaiGon cũng tổ chức Phố Ông Đồ tại Nhà Văn Hóa Thanh Niên và Nhà Văn Hóa Lao Động. Nhiều người đi xem, khách nước ngoài cũng đến xem và mua.

      Xóa
  2. Miên man một nỗi niềm Xuân !
    Cảm ơn Fa ! chúc an lành !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://i629.photobucket.com/albums/uu11/troimay/Duong%20Hoa%20Nguyen%20Hue%2012/Rong.jpg
      Vui vì nàng Xuân đến.

      Xóa
  3. http://i842.photobucket.com/albums/zz343/tieuthu_nt/ECBBA4ED94BC11.gif

    Mời Fa cafe chiều vui vẻ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://i629.photobucket.com/albums/uu11/troimay/Duong%20Hoa%20Nguyen%20Hue%2012/DSCN8217RE.jpg
      Cám ơn Hùng Phi nhiều. Hôm nay Fa uống 3 ly cafe rối đó!

      Xóa
  4. GT em ghé thăm Fa cùng hồi tưởng.
    http://img15.hostingpics.net/pics/6624520cfe627ae2beb4XL1.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://i629.photobucket.com/albums/uu11/troimay/THIEU%20NU/37eb449d65d96c599381fb8413624873_zpsa6y3juug.gif
      Người đẹp. Thanks.

      Xóa

Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.