Trang

30/06/2017

Nếu lòng đủ bao dung, đúng hay sai sẽ không còn tuyệt đối

Chúng ta thường nghe thấy câu nói rằng: Hãy khoan dung với người khác, bao dung với người khác…
Đối với những người quá rạch ròi đúng sai, ngược lại sẽ khiến người khác phải giữ khoảng cách với mình. Đối nhân xử thế nếu thái quá, không phân biệt đúng sai thì hại người lại hại luôn cả bản thân mình.
Vì vậy, đứng trước một sự việc thị phi chưa phân đúng sai, chúng ta cần phải đối đãi như thế nào đây?
Hôm nay, chúng ta cùng điểm lại sự khác biệt giữa người phương Đông và phương Tây, xem xem rốt cuộc dùng điều gì để đo lường đúng sai mới là tốt nhất?

Người phương Đông truy cầu sự viên dung, người phương Tây lại coi trọng đúng sai
Điều người phương Đông truy cầu là sự viên dung, tuyệt đối không phải là chuyện đúng – sai. Trên thực tế điều này rất khó làm được. Người ta thường ghét nhất là người ba phải, nhưng lại không thích nhất là người quá rạch ròi đúng sai. Phàm là những người rạch ròi đúng sai, nhân duyên đều không tốt, sự  việc cũng không thông thuận.
Người phương Đông từ xưa đã có yêu cầu rất cao cho mình, phân định đúng sai cần dựa trên cơ sở viên dung tương hỗ; nếu phân định đúng sai mà lại không có được sự hoàn hảo viên mãn, vậy thì bạn cũng chỉ giống như dã tràng xe cát biển Đông, kiếm củi ba năm đốt một giờ.
Tuy nhiên, đúng sai không rạch ròi cũng  lại mang đến nhiều hạn chế. Trong xã hội Á Đông, có nhiều người từng phạm sai lầm lại không hề hấn gì, ngược lại những người đúng lại gặp đủ chuyện xúi quẩy. Điều này chẳng phải rất kỳ lạ sao?
Còn người phương Tây, quan niệm của họ lại rất đơn giản, đúng là đúng, mà sai là sai.
Đúng và sai rất khó phân định được rõ, bởi vậy nhẫn một bước biển rộng trời trong.
Phân định đúng sai trong văn hóa xã hội Á Đông là một chuyện vô cùng khó khăn. Bởi rất nhiều khi trong cái đúng lại có cái sai, trong cái sai lại có cái đúng, người này làm đúng về phương diện này nhưng có thể sẽ làm sai về phương diện khác nào đó.
Vậy nên, là người Á Đông, nếu bạn cho rằng mình càng đúng thì bạn là đang đắc tội với nhiều người.
Nhẫn một lúc sóng yên biển lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. 
Khi người phương Đông cãi nhau: Từ tốn mà nói đừng làm tổn thương tình cảm đôi bên.
Khi người phương Tây cãi nhau: Đúng sai nhất định phải phân rạch ròi.
Người Á Đông đa phần là giảng, chỉ cần là anh em thì không được cãi nhau, có chuyện gì thì từ tốn mà thương lượng.
Nếu hai anh em người Á Đông cãi nhau thì không thể phân rõ được ai đúng ai sai. Bởi vì sau khi phân rõ ai đúng ai sai thì họ sẽ không còn đồng lòng, sau này tình cảm cũng khó mà mặn nồng hơn nữa. Vậy nên khi người lớn phân xử  sẽ nói rằng cả hai đều có chỗ sai, cả hai đều đáng bị mắng. Sau đó còn phải bảo với chúng rằng, chỉ khi nào anh em không cãi nhau mới là đúng, chỉ cần cãi nhau thì hai người đều sai.
Còn trường hợp hai anh em người phương Tây cãi nhau. Người lớn khi phán xử nhất định sẽ nói ai đúng ai sai rất rõ ràng.
Hiện nay trẻ nhỏ thường nhốt mình trong phòng kín, chúng bảo với cha mẹ rằng, thư của con cha mẹ không được xem.
Nhưng các bậc cha mẹ trong văn hóa phương Đông lại không chấp nhận được lý do này, không xem thì sao biết được con mình đang làm gì?
Kiểu cho phép con cái có được bí mật cá nhân riêng tư đều là những thứ của người phương Tây. Đối với người phương Tây, việc của con cái là do chúng tự chịu trách nhiệm, sau khi con cái tới 18 tuổi, chúng hầu như không còn có quan hệ gì với cha mẹ nữa.
Tuy nhiên trong xã hội người Á Đông, con cái dẫu 30 tuổi vẫn là con của cha mẹ, con cái dẫu 40 tuổi lỡ có làm sai chuyện gì đó, thì người làm cha làm mẹ lại càng thêm mất mặt.
photoẢnh minh họa: Người phương tây cãi nhau cần phân định rạch ròi ai đúng ai sai. Ảnh dẫn theo giadinh.net.vn
Trong văn hóa phương Đông, có lưu truyền một câu chuyện ngụ ngôn, kể rằng:
Một người cha và con trai đang cưỡi lừa trên đường. Một người qua đường bình phẩm họ, nói rằng: “Hai người tàn nhẫn đến nhường nào! Nhìn xem con lừa đáng thương mệt mỏi làm sao”. Vì vậy, người cha xuống khỏi con lừa và để cho con trai cưỡi. Một người qua đường khác chỉ trích họ bằng những lời: “Hãy nhìn cậu con trai tồi tệ kia! Anh ta cưỡi lừa nhưng để người cha khốn khổ của anh ta đi bộ!”
Vì vậy, cậu con trai xuống khỏi con lừa và để cha cưỡi. Một người khác cũng chỉ trích họ bằng cách nói: “Hãy nhìn sự ích kỷ của ông bố! Ông ta cưỡi lừa và để con mình đi bộ”. Vì vậy người cha xuống lừa một lần nữa và bước đi với con trai, và suy nghĩ: “Bây giờ chúng ta yên ổn rồi”.
Tuy nhiên, một người khác cười họ: “Hãy nhìn sự ngốc nghếch của hai người này! Con lừa để không và chẳng ai cưỡi nó!”
Cái gì là đúng và sai ở đây? Người ta chỉ lắc đầu và thở dài: “Có hai khía cạnh với mỗi câu hỏi. Nó không có ý nghĩa gì nhiều để mà tranh cãi”.
Tuy nhiên, nếu một người với tấm lòng bao dung qua đường, mọi thứ có thể đã hài hòa hơn nhiều. Bởi vì tâm của anh ta đầy từ bi và thiện lương, do vậy thế giới quan của anh ta cũng khác.  Nhìn thấy cha và con trai cùng cưỡi lừa, anh ta sẽ nói: “Con lừa chăm chỉ và trung thành biết bao! Nó phục vụ chủ thật tốt!”. Lúc nhìn thấy con trai cưỡi lừa và người cha đi bộ, anh ta sẽ nói: “Tình cảm của người cha thật lớn lao! Ông thà đi bộ còn hơn tiếp tục thoải mái và dễ dàng bằng việc cưỡi lừa”.
Lúc nhìn thấy người cha cưỡi lừa và con trai đang đi bộ, anh ta sẽ nói: “Nhìn sự khôn ngoan của người con! Cậu ta đã học được sự tôn kính người lớn tuổi như một người con và chịu đựng những khó nhọc và nghĩ đến người khác ở tuổi còn trẻ như vậy!”
Lúc nhìn thấy cả hai cha con đi bộ, anh ta sẽ nói: “Tâm của họ tốt làm sao! Họ thà đi bộ hơn làm gánh nặng cho con lừa”.
Một người với tấm lòng bao dung sẽ luôn nhìn thấy những mặt tốt và đưa ra kết luận hoàn toàn khác.
Giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại cần nhiều hơn sự tôn trọng và dung hòa
Có thể thấy, giữa người phương Tây và phương Đông, tính cách khác nhau, nền văn hóa cũng khác nhau rất lớn. Bởi vậy cách nhìn nhận đánh giác đúng sai cũng khác biệt. Tuy nhiên, đạo lý làm người, lòng bao dung giữa người và người với nhau lại là một điểm chung không thể nào tách biệt.
Thật may mắn rằng, dù ở phương Đông hay phương Tây, bạn vẫn có thể bắt gặp những câu chuyện về lòng bao dung khiến rung động lòng người.
Nghĩ về người khác nhiều hơn một chút, đặt mình vào vị trí của người khác để nhìn nhận và suy xét, bạn sẽ thấy rằng, dẫu là người phương Tây hay phương Đông, dù cho nền văn hóa có khác biệt, thì đúng – sai ấy cũng không còn tuyệt đối nữa.
Cuối cùng, bạn dẫu có lý cũng cần biết bao dung người khác, bạn dẫu thẳng thắn đến đâu cũng nên giữ một tâm thái bình hòa. Và nếu lòng người đủ bao dung, thì đúng hay sai sẽ không còn tuyệt đối!
Nhã Duyên

29/06/2017

6 chiếc bánh thịt nướng


Con trai tôi mặc dù lớn lên tại Nhật, nhưng tôi xưa nay vẫn không thực sự hiểu vì sao nhà trường và gia đình ở Nhật lại có mối quan hệ qua lại mật thiết như vậy. Họ đều coi việc giáo dưỡng hàng ngày cũng quan trọng như thành tích học tập.
Mãi cho tới một ngày tôi tham dự buổi họp phụ huynh của con trai tại trường trung học, được nghe thầy hiệu trưởng 80 tuổi kể về câu chuyện thuở ấu thơ của một doanh nhân nổi tiếng, tôi mới giật mình hiểu ra.
Con trai khóc đòi mua bánh thịt nướng
Câu chuyện thầy hiệu trưởng kể ngày hôm đó xảy ra vào sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Nhẹ nhàng, giản dị nhưng sâu sắc, câu chuyện ấy đã giúp chúng tôi thấu hiểu cách giáo dục con cái của gia đình truyền thống tại Nhật Bản như thế nào.
Thầy hiệu trưởng già kể chuyện với chúng tôi bằng giọng nói khàn khàn và đôi khi phải ngừng lại vì những cơn ho nhẹ. Ông nói, kinh tế của Nhật sau Chiến tranh thế giới vô cùng khó khăn, phần lớn các gia đình rơi vào cảnh nghèo túng, bởi vậy mong muốn lớn nhất của mọi người là được no bụng. Trong những ngày ấy, thịt là món vô cùng xa xỉ và chỉ có trên bàn ăn duy nhất vào dịp năm mới.
12997112-dongdat13Nhật Bản sau chiến tranh thế giới: Ảnh dẫn theo kknews.cc
Câu chuyện của thầy hiệu trưởng diễn ra trong bối cảnh lịch sử ấy. Nó kể về thời thơ ấu của Kadokura Kiyojiro, chủ tịch một công ty tư vấn, một doanh nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản mà người Nhật ai ai cũng biết.
Tuy nhiên, nhân vật chính trong câu chuyện không phải Kadokura Kiyojiro, mà là mẹ của ông, người phụ nữ hiền từ, dịu dàng, nhẫn nại nhưng vô cùng lý trí, kiên cường. Bà không chỉ sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm mà còn âm thầm hy sinh, không oán không hận đã khiến tất cả những người có mặt tại buổi lễ hôm ấy cảm động sâu sắc.
Mọi người dành cho bà sự ngưỡng mộ, cảm phục vì tất cả những gì bà đã làm và bởi bà chính là hiện thân cho những vẻ đẹp truyền thống cao quý, tốt đẹp đang dần bị mai một trong xã hội hiện đại. 
Câu chuyện diễn ra vào một ngày trong kỳ nghỉ hè năm lớp 4, người mẹ dẫn Kadokura Kiyojiro lên phố mua đồ. Kadokura Kiyojiro ngoan ngoãn đi sau mẹ, đôi khi những món đồ chơi, những bộ quần áo đẹp lôi cuốn tâm trí cậu, nhưng cậu bé ngay lập tức nhớ ra hoàn cảnh gia đình mình đang rất khó khăn. Đúng lúc ra về, cậu bé nghe thấy những âm thanh “xèo… xèo” phát ra từ cửa hàng bán bánh thịt nướng, và mùi thơm phức, béo ngậy hấp dẫn cậu bé.
Vào mỗi giờ ra chơi, bạn bè trong lớp cậu bé thường nói chuyện với nhau về những món ngon trong gia đình và không ai không kể đến món bánh thịt nướng. Mỗi lần như thế, Kadokura Kiyojiro đều cảm thấy vô cùng tủi thân và xấu hổ, vì cậu là người duy nhất chưa biết tới hình dáng chiếc bánh thịt nướng như thế nào. Ngày nào cũng vậy, ba bữa cơm trong nhà đều chỉ có dưa muối và gạo mạch, và chiếc bánh thịt xa xỉ luôn chỉ tồn tại trong tưởng tượng và sự khao khát của Kadokura Kiyojiro mà thôi.
Nghĩ lại những điều ấy, Kadokura Kiyojiro bất chợt hét lớn lên giữa phố và nhất quyết đòi được ăn bánh thịt một lần. Cậu bé nắm chặt tay mẹ, năn nỉ đòi mua. Lúc đó, mẹ cậu nhìn cậu bằng ánh mắt dịu dàng và nhẹ nhàng giải thích: “Nhà mình không có điều kiện. Nếu mua về, cha sẽ rất tức giận và trách mắng mẹ con mình”.
Nhưng Kadokura Kiyojiro bồng bột không chịu dừng lại và nói với mẹ bằng giọng oán trách: “Các bạn trong lớp đều được ăn, chỉ có mình con là chưa bao giờ được biết đến mùi vị của bánh thịt. Mẹ mua cho con ăn đi, chỉ một lần thôi cũng được”.
Bánh thịt là loại bánh rán làm từ thịt bò và khoai tây. Ngày nay, đây là loại bánh rất bình dân, phổ biến ở Nhật, ai cũng có thể mua được một cách vô cùng dễ dàng. Nhưng sau chiến tranh, được ăn bánh nhân thịt là một điều hết sức xa xỉ ở Nhật. Do đó, những gia đình bình thường không thể gồng gánh được, nên tuyệt đối không thể vô duyên vô cớ mà mua về nhà ăn.
Kadokura Kiyojiro bình thường là cậu bé vô cùng ngoan ngoãn và biết vâng lời nhưng hôm đó bỗng dưng bất chấp tất cả mọi quy tắc, sẵn sàng giữa đường phố la khóc năn nỉ khiến mẹ cậu phải hạ quyết tâm làm một việc khó khăn. Mẹ nói với Kadokura Kiyojiro ngắn gọn và dứt khoát: “Con thực sự rất muốn ăn mà. Được rồi!”, và bà không do dự rảo bước tới cửa hàng mua sáu chiếc bánh thịt.
Cha nổi trận lôi đình trách mắng, mẹ âm thầm chịu đựng tất cả
Quả nhiên khi cha Kadokura Kiyojiro vừa về tới nhà, phát hiện thấy trên bàn ăn ngoài cơm rau muối hàng ngày còn có thêm một đĩa bánh thịt, ông lập tức nổi trận lôi đình với mẹ cậu: “Sao bà có thể tiêu xài tùy tiện như thế này, không màng gì tới hậu quả thế….”
Kadokura Kiyojiro lúc đó mới hiểu ra sự nghiêm trọng của việc này. Cậu bé thấp thỏm lo lắng, sợ mẹ nói ra sự thực thì tất cả sự tức giận và nóng nảy kia sẽ trút cả lên cậu. Kadokura Kiyojiro ngồi nép vào một góc nhà, ánh mắt không rời khỏi hình bóng của mẹ. Cậu nhìn những nét mặt và biểu cảm trên gương mặt mẹ để đoán xem sự việc gì sẽ có thể xảy ra với mình.
Nhưng mọi chuyện diễn ra hoàn toàn khác xa so với những gì cậu suy tính. Mẹ không nói một lời nào, không tỏ ra uất ức hay giận dữ mà chỉ âm thầm chịu đựng tất cả. Bà điềm tĩnh ngồi đó, im lặng cúi đầu và lắng nghe những câu trách móc và sự phẫn nộ của cha.
Có lẽ khi đưa ra quyết định mua bánh thịt, bà đã lường trước hậu quả sẽ như thế nào. Bà cũng cho đây hoàn toàn là quyết định của bà, chưa bàn bạc với chồng mà đã tự ý quyết định, bà xứng đáng phải chịu sự trách mắng như vậy.
Bà dũng cảm chịu trách nhiệm về việc mình đã làm, không oán không hận, đồng thời trong hoàn cảnh chịu tủi nhục, đắng cay ấy, bà vẫn tôn trọng địa vị và sự tôn nghiêm của người chủ gia đình là chồng mình.
Tình thương dành cho con và sự nhẫn chịu của người phụ nữ đã cho bà sức mạnh và sự kiên định để điềm tĩnh đối diện với bất cứ điều gì. Bà, một người phụ nữ truyền thống, coi trọng lễ nghi và đạo đức, vì các con mà sẵn sàng gánh chịu tất cả, hy sinh tất cả.
7 người nhưng chỉ có 6 chiếc bánh thịt
Câu chuyện khiến mọi người ai nấy đều xúc động và vô cùng khâm phục sự nhẫn nhịn của người mẹ. Cuộc sống hối hả khiến họ đôi khi đánh mất bản tính thuần khiết của mình, không thể nhẫn chịu, không thể bao dung, thậm chí không thể kiềm chế bản thân mình khi đối mặt với những chỉ trích vô cùng nhỏ nhặt.
Tuy nhiên, phần kết của câu chuyện mới thực sự để lại trong lòng người những suy tư không thể nào quên.
Hóa ra cha của những đứa bé khi đang tức giận trách mắng mẹ thì đột nhiên phát hiện trên đĩa chỉ có 6 cái bánh. Trong nhà có 5 đứa con, nên tổng cộng là 7 người, điều này có nghĩa là mẹ đã không mua bánh cho mình, chỉ có phần của cha và các con. Tiếng trách mắng của cha đột nhiên nghẹn lại, ông lặng lẽ chia chiếc bánh của mình thành 2 nửa, gắp một nửa chiếc bánh vào trong bát của vợ, sau đó lặng lẽ đưa nửa chiếc bánh còn lại lên miệng mình.
1c74aea63b2e4490aac5abc15d839079-600x400Món bánh thịt nướng tại Nhật Bản: Ảnh dẫn theo epochtimes.com
Cha đã đồng ý ăn và không còn tức giận nữa. Theo phép tắc trong gia đình, chỉ khi cha ăn, mọi người mới được phép động đũa. Nhìn cha đưa chiếc bánh thịt lên miệng mà không nói thêm lời nào, mọi người đều hiểu ra, như vậy là mọi chuyện đã được thông qua, mọi người đã có thể ăn bánh.
Năm anh chị em cắn từng miếng từng miếng bánh thịt, mong ước bấy lâu nay của chúng cuối cùng đã được thỏa mãn. Đó là bữa tối vui vẻ và ngon lành nhất từ trước tới giờ.
Sau bữa ăn, ánh mắt mẹ và cậu bé đã gặp nhau, khuôn mặt mẹ rạng rỡ và sáng ngời vẻ hạnh phúc, mẹ vừa cười vừa nói: “Tốt quá rồi. Bánh ngon lắm phải không con”? 
Bà cũng không một chút trách móc, không một lời giáo huấn, nhưng suốt đời Kadokura Kiyojiro cũng không thể quên được cách giáo dục không lời này của mẹ.
Kadokura Kiyojiro từ đó đã ghi sâu trong lòng bài học về tình yêu vô tư và sự hy sinh lớn lao, không oán không giận của mẹ dành cho cậu. Sự âm thầm chịu đựng, dũng khí và tâm thái của mẹ khi gánh vác trách nhiệm cho những việc mình làm đã in sâu trong trái tim Kadokura Kiyojiro.
Mẹ dành cho Kadokura Kiyojiro sự quan tâm và yêu thương chan chứa, mẹ hiểu nỗi lòng và ước mong của cậu khi khao khát một chiếc bánh thịt. Nhưng đó không phải là sự nuông chiều của mẹ khi quyết định mua bánh để cậu ngừng khóc, mẹ đã nhẹ nhàng giúp Kadokura Kiyojiro nhận ra những điều quan trọng trong cách sống, cách ứng xử của một con người và mẹ lặng lẽ lấy mình làm gương.
Kadokura Kiyojiro đã hiểu rằng làm người không được phép tùy tiện, không được bất chấp hậu quả; một khi đã quyết định thì phải dũng cảm gánh vác trách nhiệm, không được trốn tránh, cũng không được kiếm cớ thoái thác, quy kết nguyên nhân và lỗi lầm cho người khác.
Vẻ mặt cương nghị và thái độ dám làm dám chịu, không một lời thanh minh, không một chút hối hận của mẹ khiến Kadokura Kiyojiro cả đời không sao quên được. Điều này đã tạo nên thành công trong cuộc đời sau này của cậu.
Cách dạy bảo nhân từ của mẹ đã giúp Kadokura Kiyojiro nhận ra thế nào là tình yêu vô tư, sự hy sinh thầm lặng cũng như tấm lòng bao dung, suy nghĩ cho người khác, tinh thần sẵn sàng gánh vác trách nhiệm và không bao giờ oán trách người khác dù bản thân ở trong tình cảnh nào.
Nghe xong câu chuyện này, tôi mới hiểu, hóa ra những lời dạy bảo tốt đẹp và lấy mình làm gương của cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày lại là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong cuộc đời của con cái.
Thầy hiệu trưởng nói rằng giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường giống như hai chiếc bánh của một cỗ xe, chỉ cần một bên bị chệch cũng sẽ gây ra mất cân bằng cho chiếc xe, từ đó sẽ xuất hiện vấn đề. Con đường xe chạy cũng như chặng đường mà con người bước đi.
Sự trưởng thành của con cái cần có sự giáo dục toàn diện của gia đình và nhà trường. Chỉ có như vậy thì cỗ xe cuộc đời này mới có thể chạy một cách bình ổn, an toàn trên con đường xã hội tương lai, nếu không có thể sẽ xảy ra sự cố hoặc nghiêm trọng thì xe sẽ bị lật giữa đường.

Cuối cùng thì tôi cũng đã hiểu vì sao Nhật Bản lại coi trọng giáo dục trong cuộc sống và làm người như vậy. Tôi hiểu rằng giáo dục làm người chính là cốt lõi để làm nên một xã hội văn minh, một xã hội phát triển bền vững.
ST

28/06/2017

Điều nhìn thấy ở không gian khác khi thiền định

Điều nhìn thấy ở không gian khác khi thiền định: thú cưỡi linh thiêng trong thần thoại Phật gia

Thú cưỡi linh thiêng trong thần thoại Đông Phương và Tây Phương được mô tả như thế nào? Trong thiền định, những khung cảnh nhìn được ra sao? 
Tên tiếng Phạn của thú cưỡi linh thiêng là Vahana (nghĩa là “ngựa cưỡi”, hay “phương tiện chuyên chở”), là một loài thần thú chuyên dùng để cưỡi của các nam thần và nữ thần trong thần thoại Phật gia. Ki tô giáo cũng có những huyền thoại mô tả tương tự về thú cưỡi linh thiêng. 
Theo thần thoại Phật gia, mỗi vị thần đều có một con thú chuyên dùng để di chuyển gọi là Vahana. Các vị thần cưỡi Vahana đi lại  từ thế giới này qua thế giới khác.
Vahana cũng giống như phương tiện giao thông hiện đại ngày nay, có thể dùng di chuyển trên mọi địa hình, trên không, dưới nước,  trên cạn, hay thậm chí còn du hành lên các vì sao.
 
Các hình ảnh và biểu tượng thú rất phổ biến trong các nền văn hóa. Trong văn học cổ đại, cũng có mô tả về các thần thú là bò, ngựa, đại bàng, khổng tước (chim công), ngỗng… và rất nhiều các loài thú khác. 
Vị thần Mặt trời ngự trên một cỗ xe bằng vàng được kéo bởi bảy con bạch mã trắng.
Cứu thế chủ được nhắc tới trong Kinh Thánh của Ki tô giáo, với danh xưng “Vương của vạn Vương, Chủ của vạn Chủ” cũng ngự trên một cỗ xe bằng vàng được kéo bởi bảy con bạch mã trắng có cánh.
Brahma, thần sáng tạo du hành ra ngoài không gian trên một con thiên nga. Agni, thần lửa cưỡi trên một con cừu đực, và vv…
Vahana là các thần thú cưỡi linh thiêng có ý nghĩa tinh thần sâu sắc
Theo thần thoại Phật gia, các vị thần có khả năng hiện thân ở bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu trong vũ trụ. Thế nếu các vị thần là bậc toàn giác và thần thông quảng đại, có thể hiện diện khắp nơi thì tại sao họ lại còn cần một phương tiện đưa họ di chuyển?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải hiểu mục đích của các Vahana. Các thần thú chuyên chở này có tính biểu tượng, và thể hiện vị trí cũng như sức mạnh của các vị thần.
Ví dụ, thần Indra, Thần Bão, mang theo sét là vũ khí của mình, và cũng là người mang mưa.
Vahana của thần Indra là một con voi trắng, người ta thường gọi là Airavata, được mô tả  có bốn ngà. Airavata của thần Indra biểu tượng cho một chiến binh đầy sức mạnh và đầy tính đe dọa.
Thần Indra còn được mô tả là thường xuyên cưỡi Uchchaihshravas, một con bạch mã bảy đầu biết bay, giống như Sleipnir, một con ngựa của Thần Odin.
Các Vahana có một vai trò và mục đích trong quá trình sáng thế. Họ giúp các vị thần truyền bá Pháp qua việc thực hiện một số nhiệm vụ. 
Trải nghiệm kỳ diệu của một người tu luyện Phật Pháp trong thiền định: câu chuyện về thú cưỡi linh thiêng ở không gian khác
Một lần tôi nhìn thấy Sư phụ đang đứng ở cạnh đường chân trời, và phía sau Ngài là biển khổ vô tận đang nổi sóng. Mặt trời rực đỏ ở phía trước Ngài đã lặn hoàn toàn.
Ngày hôm đó, trong khi vận dụng Phật pháp thần thông, tôi nhìn thấy những con thú cưỡi (kị tọa) linh thiêng của các bạn đồng môn xuất hiện trong các trường không gian của chúng tôi.

Ngựa cưỡi linh thiêng của đồng môn tên là Phúc trông giống ngựa của Khương Tử Nha – nó là một con tứ bất tượng (tùng lộc).
Một đồng môn khác có một tiểu bạch mã rất lanh lợi và dễ thương làm thú cưỡi, nó đang nhảy nhót quanh phía trước cô ấy.
Chỉ vài ngày trước đó, tôi nhìn thấy đồng môn này mặc chiếc áo choàng bằng tơ lụa màu tím trang nhã theo kiểu nhà Đường. Cô ấy bước những bước vững chắc khi tiến vào cung điện của mình.

Một vài ngày trước, tôi nhìn thấy cô ấy đang ngồi trên ngai vàng, vô lượng chúng sinh trong thế giới của cô đang quỳ gối, hai tay thủ thế hợp thập bày tỏ sự kính ngưỡng, bởi vì cô ấy đã cứu họ và thật sự là chủ, là vương của họ.

Với một đồng môn nam khác, chủ nguyên thần của anh ấy là một cô bé ngây thơ thuần khiết trạc tuổi 13-14. Thú cưỡi linh thiêng của cô bé là một chú ngỗng tuyệt đẹp có chiếc cổ dài và mập.

Thú cưỡi của chị gái tôi (Kim Đồng) và tôi (Ngọc Nữ) là hai chú khổng tước (chim công) rất đẹp. Chủ nguyên thần của chị gái là một Đạo đồng nam.
Tôi nhìn thấy cậu ấy giống như một tiểu hoàng đế đăng cơ, đang ngồi thẳng trên ngai vàng của mình uy lực vô tỉ. Thế giới của chị ấy hết sức to lớn, tráng lệ và rực rỡ.
Tôi nhìn thấy Sư phụ đang an tọa trên đỉnh của đài sen khổng lồ. Nhiều đồng môn Đại Pháp bay vào không trung tiến về phía Sư phụ từ tất cả các hướng. Họ phân bổ tại các tầng thứ khác nhau của vũ trụ và ngồi trên các thú cưỡi khác nhau. Không thể dùng bất kỳ ngôn ngữ nào để miêu tả được cảnh tượng huy hoàng đó.
Một lần, tôi nhìn thấy các cánh đồng bông vô tận. Trong ánh hoàng hôn, tôi ăn vận giống một cô thôn nữ, và mang những giỏ bằng tre. Tôi đang hái bông và làm công việc đồng áng, công việc nhà nông dường như không bao giờ kết thúc.
Bỗng nhiên, tôi nhìn thấy một chú khổng tước từ xa bay đến. Thân sắc nó đầy mệt mỏi và lo âu, nó mang trên lưng một xấp quần áo và vương miện đan bằng hoa bách hợp. Nó mang theo lời nhắn nhủ và khích lệ của Sư phụ.

Nó dừng lại bên cạnh tôi và nói: “Trong trời đất rộng lớn và vô lượng chúng sinh, chỉ có ngai vàng của Vương chủ Ngọc Bích là còn trống. Thưa Vương chủ, thời gian đã kết thúc và Ngài nên rời đi thôi. Đừng bị chấp trước vào hư vinh sáo rỗng và vật chất của thế gian nhân loại này. Sư phụ đã chuẩn bị cho Ngài sự thịnh vượng vô tận mà Ngài với tay là có được. Ngài thật sự cần làm việc nặng nhọc ở đây hay sao? Ngài là vương chủ! Nói chi đến những đau khổ và buồn phiền, danh và lợi, mọi thứ ấy cuối cùng sẽ qua đi. Rốt cuộc mọi thứ sẽ kết thúc! Sư phụ đang đợi chúng ta bên bờ của bể khổ.”

Tôi không thể cầm được nước mắt.
Tôi bỏ đi giỏ tre vô dụng trên tay và bước vào chỗ ngồi của mình trong nước mắt. Khổng tước xòe đuôi ra, dang rộng cánh và bay đến phương xa.

Bên dưới chúng tôi là bể khổ vô tận, đầm lầy, thác ghềnh hiểm trở, các đỉnh núi dốc đứng, các vách đá và thung lũng sâu – chúng tôi có thể vô tình rơi vào thung lũng sâu hoặc thác ghềnh hiểm trở và tan xác, vạn kiếp không thể vãn hồi! Tôi cởi bỏ hết lớp lớp quần áo dơ bẩn và thay bằng y phục mới mà Sư phụ đã chuẩn bị cho mình.
Khi bay qua từng tầng thứ khác nhau, tôi nhìn thấy vô lượng chúng sinh trong đầm lầy đang vật lộn, vẫy tay với tôi và cầu xin giúp đỡ.
 Tôi kéo họ ra khỏi bùn và vô số các nụ hoa bách hợp nhỏ đã nở trên đôi tay tôi. Tôi đặt từng chúng sinh mà tôi đã cứu vào trong một nụ hoa.
Tôi nhận thức sâu sắc rằng trong thời khắc cuối cùng này, tôi phải buông bỏ hết thảy các ràng buộc của mình nơi thế gian càng nhanh càng tốt, vứt bỏ những lớp vỏ bọc của con người và đến bờ trước khi mặt trời lặn.
Nếu không, bất kỳ một niệm đầu xấu nào cũng có thể ngăn cản tôi và khiến tôi rớt xuống. Sau đó tôi sẽ không bao giờ có cơ hội một lần nữa để quay trở về ngôi nhà thật sự, và sẽ bị đào thải cùng với từng tầng chúng sinh trong thế giới của mình. Hàng trăm triệu năm chờ đợi, triệu triệu năm luân hồi sẽ bị tiêu tan trong chớp mắt.

Cuối cùng, thú cưỡi khổng tước của tôi chở tôi đến được đài sen của Sư phụ. Lông vũ trên lưng nó ướt đẫm mồ hôi và tạo thành từng mớ lông dài. Tôi lên tầng thấp nhất trong đài sen của Sư phụ và khổng tước của tôi ngay lập tức trở thành khổng tước bằng ngọc bích.
Bên trên đài sen là một nơi tuyệt đẹp gọi là suối Bích Tuyết. Nước suối ấm áp và trong vắt. Mỗi đồng môn đến được đài sen đều phải trải qua sự tái sinh trên dòng suối này.

Tôi tẩy rửa sạch bụi trần trên thân thể. Tôi quay lại và nhìn xuống về phía xa và thấy những sinh mệnh không được cứu trong từng tầng. Họ than trách với những lời oán giận bi thương: “Tại sao không cứu chúng tôi?”
Tôi nhận ra rằng Sư phụ đang điểm hóa cho tôi rằng hiện nay cơ hội cứu con người càng ngày càng ít đi rồi.

Ngày hôm sau khi vận dụng Phật Pháp thần thông, tôi nhìn thấy Sư phụ vẫn đang an tọa trên đài sen. Tất cả các đồng môn đã bay vào không trung được công lực cự đại của Sư phụ hút về phía các cánh hoa sen, bởi vì thời gian không cho phép tu luyện lên trên một cách chậm trễ.
Hôm sau, tôi nhìn thấy đài sen của Sư phụ xoay về phía hệ Mặt trời. Tôi nhìn xuống phía Trái Đất và thấy một số người xấu xa và đầy tội lỗi. Họ sống một cuộc sống trụy lạc, hưởng thụ và không điều ác nào không làm. Những vật chất xấu chưa hủy hoàn toàn trong vũ trụ rơi xuống Trái Đất, cộng thêm nghiệp lực màu đen của con người. Bề mặt của Trái đất dơ bẩn đến tột độ.
Tôi nhìn thấy một vị chính Thần rất giận dữ đến mức muốn ngay lập tức phất tay khiến Trái đất nổ tung và tiêu hủy. Tôi cũng nhìn thấy sự khó chịu còn bị dồn nén theo cách miễn cưỡng của Hắc Long Vương.
 Ông cuộn mọi thứ dưới đáy biển cùng những con sóng giận dữ và muốn dùng sóng biển để nuốt chửng nhân loại. Chỉ có điều Sư phụ từ bi đã không ra hiệu đồng ý.

Nhân loại thực sự ở bên bờ vực nguy hiểm. Tôi mong muốn có thể đánh thức những chúng sinh của mình tỉnh dậy khỏi những mê lạc và tội ác chốn trần gian. 
Nói chi đến những đau khổ và buồn phiền, danh và lợi, mọi thứ ấy cuối cùng sẽ qua đi. Rốt cuộc mọi thứ sẽ kết thúc! Sư phụ đang đợi chúng ta bên bờ của bể khổ

Lê Anh – Hà Phương Linh (biên dịch và tổng hợp)

Kiến trúc sư Ý đưa ‘rừng thẳng đứng’ đầu tiên đến Châu Á để lọc không khí

Kiến trúc sư Stefano Boeri đã bắt tay vào thiết kế một khu rừng theo chiều thẳng đứng có hiệu năng cao, thiết thực, hữu dụng và trên hết là thân thiện với môi trường.
Boeri làm việc trong một dự án về những khu rừng “thẳng đứng” đầu tiên cho châu Á. Theo đó, những tòa tháp “xanh” ở Nam Kinh (Nanjing Towers), sẽ được hoàn thành vào năm 2018.
Đây là hai tòa tháp lớn, tòa đầu tiên cao 200 mét và tòa thứ hai cao gần 108 mét. Hai tòa tháp sẽ là nơi trồng hơn 1.000 cây và đặt gần 2.500 bụi cây, cũng như có cả văn phòng, khách sạn Hyatt, hồ bơi và các hộp đêm ngắm sao trên trời. Công trình này sẽ giống như một bảo tàng, đồng thời mang đậm phong cách kiến ​​trúc chuyên v sinh thái.
Trên hết, một cánh rừng theo chiều thẳng đứng như thế này hàng ngày sẽ tạo ra hơn 60 kg oxy cho thành phố Nam Kinh, Trung Quốc hiện nay đang bị ô nhiễm nặng.
Đối với Boeri, kiến ​​trúc sư người Ý, đây không phải là thiết kế đầu tiên thuộc loại này cho các tòa nhà. Ông đã thực hiện hai dự án rừng thẳng đứng tương tự, một ở Milan (Ý) và một dự án xây dựng ở thành phố Lausanne, Thụy Sĩ. Có nghĩa rằng, việc đem lại một môi trường xanh cho thành phố qua cách này là hoàn toàn khả thi.
Thật tuyệt vời nếu các khu rừng xanh thẳng đứng có thể thay đổi được hiện tượng ấm lên toàn cầu. Hãy tưởng tượng tất cả các công trình kiến trúc và các tòa nhà đều tôn vinh thảm thực vật xanh và một không khí trong lành có sẵn cho tất cả mọi người, thật tuỵệt vời phải không!
Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang Facebook của Stefano Boeri.
Theo Epochtimes France
ST

27/06/2017

Chuyện xúc động về vết xước chiếc xe đắt tiền

Trong cuộc sống muôn màu, có những tình huống khiến người chứng kiến phải rơi nước mắt. Hình dưới cái nắng bỏng rát giữa trưa hè, một ông lão đạp xích lô đen bóng lưng ướt đẫm mồ hôi... Nhìn ông lão cũng đủ thấy cái mệt đã thấm sâu vào từng nếp nhăn trên khuôn mặt khắc khổ của ông. Những giọt mồ hôi đã thấm đẫm tấm áo cũ sờn và chiếc khăn mặt vắt ngang nơi cổ. Ông lão đang gồng mình điều khiển chiếc xích lô trở đầy những thanh sắt dài 3m, nặng trịch.

Ánh mắt của người đi đường đổ dồn về ông, ông thấy được sự trách cứ, cảm giác phiền toái mà họ thể hiện khi nhìn chiếc xe cũ kỹ, rỉ sắt. Ông hiểu rằng mình đang khiến nhiều người thấy phiền lụy. Nhưng ông không có lựa chọn nào khác. Ông còn bà lão ở nhà. Cuộc sống của bà phụ thuộc cả vào những chuyến xe nặng nề, chênh vênh như đánh xiếc này của ông. Nghĩ đến bà, nghĩ đến những bất tiện ông đang gây ra cho mọi người, ông chỉ biết cúi đầu, đạp chiếc xe với tất cả sự kiên nhẫn và cẩn trọng. Có lẽ đó là cách duy nhất ông có thể làm, để âm thầm nói lời xin lỗi với những người xung quanh.

 

Những giọt mồ hôi đã thấm đẫm tấm áo cũ sờn và chiếc khăn mặt vắt ngang nơi cổ. (Ảnh minh hoạ: Didau)

Xoẹt … tiếng những thanh sắt va quệt vào bề mặt kim loại vang lên ken két chói tai, khiến người đi đường ai cũng giật mình. Những thanh sắt của ông lão quệt vào thành chiếc xe ô tô ngay phía trước, và làm xước lớp sơn đỏ láng bóng của chiếc xe sang trọng, đắt tiền.

“Trời ơi, tôi vừa làm gì thế này”, suy nghĩ ấy nhanh chóng khiến nỗi lo sợ bủa vây ông lão. Chủ nhân chiếc xe đỏ xi nhan, ra hiệu để ông tạt vào lề đường cùng giải quyết. Ông lão vẫn chưa thực sự bình tĩnh trở lại, chỉ biết vẫy tay để xin đường, chật vật đưa xích lô đến bên chiếc xe đỏ đang đỗ. Người trong xe khi ấy đã bước ra, đang khoanh tay đứng chờ ông. Dừng được xe, ông lão tới bên người chủ xe, đôi mắt không rời khỏi những vết xước dài, sâu hoắm trên thân xe.

“Thưa cậu, tôi thành thật xin lỗi vì đã gây ra điều đáng tiếc này. Xin phép để tôi đền bù cho cậu”, ông lão xin lỗi người chủ xe một cách chân thành. Trong lòng ông, sự hối lỗi và những lo lắng đang lớn dần lên…

“Là do ông lão không cẩn thận. Tôi nhận sự đền bù, nhưng hãy chờ tôi một lát”, người thanh niên, khuôn mặt không chút giận giữ nói.

 

“Trời ơi, tôi vừa làm gì thế này”… ông lão kêu lên. (Ảnh minh hoạ: AutoBikes)

Anh rút điện thoại ra, hỏi về chi phí cần thiết để sửa xe. Gọi điện xong, anh quay lại và bắt gặp hình ảnh ông lão nhỏ thó, lưng hơi còng, cứ lăm lăm nhìn vào vết xước trên chiếc xe mới cứng của mình, khuôn mặt đờ đẫn vì lo lắng. Anh tiến tới ông lão, thông báo.

“Vết xước này cũng không quá nặng, ông lão đưa tôi một triệu là được rồi”.

“Cậu chờ tôi một chút nhé”. Ông lão quay lưng lại phía người thanh niên, lần giở hết những túi áo, túi quần và chỉ tìm thấy 3 trăm ngàn – số tiền ông hôm nay mang đi đong gạo với mua thêm thuốc cho bà lão. Ông lão vuốt thẳng từng tờ tiền một xếp thành một xấp ngay ngắn, rồi cẩn trọng trao cho anh thanh niên.

“Cậu có thể cầm tạm được không, vì ở đây, tôi chỉ có từng này thôi. Nhà tôi cũng ở gần đây rồi, phiền cậu chờ tôi một lát, tôi sẽ về nhà lấy tiền”.

“Ông lão, tôi sẽ chờ ở đây, nhưng ông hãy đi nhanh lên. Và tôi nghĩ ông nên để chiếc xe này ở lại.”

Ông lão gật đầu rồi vội vã bước đi. Còn cậu thanh niên quay trở lại xe. Người ngồi trong xe lúc ấy mới lên tiếng:

“Ông lão ấy đi đâu vậy em, lại để cả xích lô lại nữa sao”.

“Ông ấy về lấy thêm tiền trả cho chúng ta chị hai ạ. Em lấy của ông lão đó một triệu, coi như để ông ấy nhớ lấy, lần sau đi cẩn thận hơn, hoặc cũng phải chằng buộc cẩn thận hơn những thanh sắt dài kia. May là va vào xe của mình, chứ va vào người khác có lẽ những thanh sắt của ông ấy đã lấy mạng người ta rồi.”

“Nhưng em có nghĩ, ông lão ấy có đủ tiền để trả không, chị thấy ông ấy hình như đã đưa hết tiền trong người cho em rồi.”

“Em không biết, cũng đành vậy thôi. Không có thì ông ấy sẽ đi vay. Em chỉ giúp được vậy thôi. Chị nghĩ một triệu của ông ấy mình có làm lại vết xước đó không?”

“Nhưng chị vẫn thấy không yên tâm. Em hãy trông xích lô cho ông lão nhé, chị sẽ đi theo ông ấy.”

“Chị muốn làm gì?”

“Chị muốn biết chắc, gia cảnh của ông lão ấy có thể trả nốt 7 trăm ngàn cho chúng ta không?”

“Tùy chị đó”.


Cô gái nói tới đó thì lái chiếc xe đỏ âm thầm theo sau ông lão. (Ảnh minh hoạ: Vietbao)

Cô gái nói tới đó thì lái chiếc xe đỏ âm thầm theo sau ông lão. Ông cũng được một người cùng làng cho quá giang. Khi tới làng, cô đỗ xe ở khá xa cổng làng vì sợ ông lão sẽ nhận ra. Đợi ông lão khuất phía sau rặng tre, cô gái lặng lẽ theo sau ông. Cô muốn biết căn nhà ông đang ở. Ông cụ thất thểu bước trên đường, dáng vẻ liêu xiêu trong dải nắng chiều xiên ngang con đường. Ông cụ dừng chân trước một túp lều, sự liêu xiêu của ngôi nhà thật giống với dáng vẻ ban nãy của ông cụ, chênh vênh, mỏng manh như một chiếc lá đã ngả vàng.

Bên trong nhà, một bà cụ đang ngồi trên chiếc ghê nhỏ, nét mặt như sáng hơn khi thấy ông trở về. Ông lão nói điều gì đó với bà cụ rồi lại vội vã chạy đi. Cô thấy ông tất tả qua nhà hàng xóm, một ngôi nhà cũng không chắc chắn hơn nhà ông là bao. Rồi lại thất thểu bước ra. Ông cụ cứ đi qua hết những ngôi nhà trong xóm…

Cô gái lặng lẽ quay trở lại con đường, cô nghĩ chắc hẳn ông đang đi vay tiền, để trả cho vết xước trên xe cô. Ra tới đầu làng, cô quyết định ngồi chờ ông cụ nơi quán nước.

Thấy cái vẻ mặt thất thần của cô, chị bán nước hồn hậu nhẹ nhàng hỏi:

“Em tìm ai trong làng hay sao, chị thấy em đi vào làng một lúc rồi?”

Cô gái không biết vì sao nhưng đã kể đầu đuôi câu chuyện với chị bán nước, như thể chia sẻ bớt nỗi buồn mà cô bắt đầu cảm thấy từ lúc nhìn thấy túp lều của hai ông bà.

Chị bán nước nghe xong, mỉm cười:

“Hôm nay ông lão này gặp quý nhân rồi! Chị nghĩ nếu em làm phúc được thì tha cho ông ấy. Ông cụ nghèo lắm, cả hai vợ chồng già chỉ trông vào có mấy chuyến xích lô. Vợ ông ấy sắp phải đi mổ tim, sẽ tốn cả 20 chục triệu đấy, mà còn chưa biết xoay đằng nào. Ông ấy bảo về nhà lấy tiền đúng không? Không có đâu em ạ, ông ấy chắc đang chạy khắp xóm vay đấy. Mà cái xóm này cũng chả khá giả gì.”

 

Vợ ông ấy sắp phải đi mổ tim, sẽ tốn cả 20 chục triệu đấy, mà còn chưa biết xoay đằng nào. (Ảnh minh hoạ: Soha)


Cô gái chủ chiếc xe đỏ nghe tới đây, bỗng thấy không kìm nén được những giọt nước mắt thêm nữa. Cô lấy điện thoại và gọi cho em trai. “Em đạp chiếc xe về đây đi, cứ đi thẳng, tới khi nào nhìn thấy xe của mình là tới. Chị sẽ giải thích sau”.

Nói đoạn cô hỏi chị bán nước mua một chiếc phong bì. Cô cẩn thận đặt năm triệu vào trong đó, dán kín lại và ghi chú “Chúc cụ bà mau bình phục”. Rồi cô ngồi đợi. Một lúc lâu sau, cô thấy ông lão tất tả đạp chiếc xe đạp lọc cọc, vội vã quay ra đường. Cũng vừa lúc ấy, em trai cô hổn hển đạp chiếc xích lô tới nơi. Nhìn thấy xe của mình, chiếc xe màu đỏ và hai người chủ xe, ông lão hết sức ngạc nhiên.

Ông tiến đến gần cô gái, dáng vẻ bối rối. Ống cam đoan với cô rằng mình không có ý định bỏ trốn hay lừa đảo gì cô và chàng thanh niên trẻ khi nãy. Chỉ là ông phải mất chút thời gian để đi vay thêm tiền. Giờ ông cũng đã vay đủ rồi và đang định mang tiền ra cho hai người.

Cô gái trẻ lặng lẽ, kiên nhẫn lắng nghe cho tới khi ông lão giải thích xong. Lúc đó cô mới lên tiếng, trấn an cụ:

“Cụ ơi, cháu tin cụ ạ.”

Đôi mắt ông cụ sáng lên, ánh trong đó là niềm vui, sự nhẹ lòng và có lẽ là cả chút bất ngờ. Cụ đưa cho cô gái sấp tiền nhăn nhúm đã được cố công vuốt thẳng, xếp gọn, buộc chun. Cụ muốn cô gái đếm lại số tiền, nhưng cô chỉ lắc đầu, cố gắng không để nước mắt rơi.

Cô gái đón nhận số tiền bằng cả hai tay. Cậu em trai cô định ngăn chị lại. Nhưng cô gái đã lên tiếng:

“Cụ ơi, chúng cháu đã nhận tiền của cụ rồi. Xin cụ hãy nhận lấy chiếc phong bì này ạ.”

Ông lão ngạc nhiên, không biết tại sao cô gái lại hành động như vậy. Khi biết rằng trong đó có một số tiền không nhỏ mà cô gái muốn biếu ông. Ông nhất quyết từ chối. Vừa từ chối, vừa xin lỗi. Cô gái đến lúc này, có lẽ không còn cầm được nước mắt. Cô nghẹn ngào:

“Cháu xin ông hãy nhận lấy chiếc phong bì này. Đó là lời xin lỗi của chúng cháu.” Nói đến đây, em trai cô đỡ lời cho chị:

“Cụ ơi, là bọn cháu sai. Cháu đã đạp chiếc xích lô của cụ. Cháu đã hiểu cụ không cố tình, cũng không phải cụ không cẩn thẩn mà đó là một tai nạn. Chúng cháu đã không thông cảm, lại còn đòi tiền cụ. Là chúng cháu có lỗi. Xin cụ hãy tha lỗi mà nhận lấy món quà nhỏ này”.

Đôi mắt ông lão rưng rưng, không phải vì số tiền nơi chiếc phong bì. Mà là vì cụ không nghĩ rằng những người lạ ấy, họ lại chân thành với mình tới vậy.

Cụ dùng hai tay đón nhận món quà, và cảm ơn hai người chủ xe.

Cho tới khi chiếc xe đỏ đi xa, còn ông lão cũng đã khuất sau bụi tre, trở về nhà, chị bán nước vẫn nhìn chiếc xích lô. Tay vẫn cầm nguyên chiếc khăn giấy nãy giờ dùng để lau nước mắt. Chị tự hỏi không biết trong cuộc đời xô bồ và hỗn độn này, câu chuyện chị vừa chứng kiến là thực hay chỉ là giấc mơ về cái đời sống đơn sơ nhưng giàu tình người, đầy sự thiện lương của một thời đã xa lắm rồi của chị…
ST

Ăn dưa hấu nhiều nhưng bạn đã biết loại quả này có giống đực và giống cái?

Có một sự thật ít ai biết đó là dưa hấu là loài thực vật duy nhất phân chia giới tính ở quả.

Dưa hấu, có tên khoa học là Citrullus lanatus, là một loại cây thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) có nguồn gốc từ miền nam châu Phi. Cây dưa hấu được biết đến rộng rãi vì quả của nó được xếp vào nhóm quả mọng cùng với nho, dâu, cà chua nhưng lại có lớp vỏ dày và có phần thịt xốp, được tạo ra từ bầu nhụy trong, đặc biệt là chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Ăn dưa hấu nhiều nhưng bạn đã biết loại quả này có giống đực và giống cái? - Ảnh 1.
Dưa hấu là món giải khát được ưa thích và còn rất bổ dưỡng.

Dưa hâu là loại quả phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nơi trên thế giới nhưng có một điều thú vị mà ít người biết đến đó là về giới tính của dưa hấu.
Trên thực tế, các loài thực vật đều có giới tính và hoa là bộ phận sinh dục của thực vật. Tuy vậy, hầu hết các loài thực vật đều là lưỡng tính, tức là trên một cây có cả hoa đực lẫn hoa cái. Một số khác thì có hoa là lưỡng tính, do cả bộ phận sinh dục đực (nhị và phấn hoa) và bộ phận sinh dục cái (noãn và nhụy), ví dụ như hoa loa kèn, hoa bưởi,…
Trái ngược với đa số các loài thực vật, dưa hấu lại là loại cây duy nhất có thể phân biệt giới tính rõ ràng nhờ vào quả, nghĩa là có quả dưa hấu đực và quả dưa hấu cái. Dưa hấu cái thì thường lớn hơn, ngọt hơn và có ít hạt hơn nhiều.

Ăn dưa hấu nhiều nhưng bạn đã biết loại quả này có giống đực và giống cái? - Ảnh 2.
Dưa hấu cái lớn hơn và thường có rất ít hạt.

Ăn dưa hấu nhiều nhưng bạn đã biết loại quả này có giống đực và giống cái? - Ảnh 3.
Trong khi đó dưa đực là nhỏ hơn nhiều, lại chứa đầy hạt để duy trì nòi giống.

Giới tính của quả dưa hấu có thể được xác định bằng cách nhìn vào phần đáy của quả, nơi có vòng tròn nho nhỏ ở chính giữa, đối diện cuống dây. Nếu ở quả dưa hấu đực, vòng này chỉ bé bằng đồng xu, thì quả dưa hấu cái lại có vòng lớn hơn, đường kính khoảng 2.5cm. Đây cũng là đặc điểm giúp chúng ta có thể nhận dạng giữa hai loại quả để mua được dưa hấu ngọt và ít hạt hơn.

Ăn dưa hấu nhiều nhưng bạn đã biết loại quả này có giống đực và giống cái? - Ảnh 4.
Nếu vòng tròn ở đáy quả dưa hấu "đực" chỉ nhỏ xíu...

Ăn dưa hấu nhiều nhưng bạn đã biết loại quả này có giống đực và giống cái? - Ảnh 5.
... thì ở dưa hấu cái, vòng tròn này lại to hơn nhiều.

Dưa hấu đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, do có chứa nhiều vitamin A, B6, C và chất xơ. Ngoài việc giúp giải khát, dưa hấu còn rất bổ dưỡng và hoàn toàn không có chất béo, cholesterol xấu. Các chất kali, sắt trong dưa hấu kết hợp với vitamin C và sắc tố caroten màu đỏ tươi thể giúp cơ thể chống lại cơn mệt mỏi, buồn chán, làm da dẻ hồng hào tươi sáng.
Điều tuyệt vời nhất đó là tất cả các bộ phận của dưa hấu đều có thể ăn được, kể cả vỏ và hạt!
ST