“Nhân
vô thập toàn” là
câu nói chuẩn xác để nói về bản tính của con người. Bởi lẽ, ai cũng
không hẳn là người toàn thiện hoặc toàn ác. Bên trong mỗi một người,
dẫu là người tốt cũng chất chứa ít hay nhiều sự ghen ghét, đố kỵ, kiêu
căng hoặc thậm chí là hận thù một ai đó. Chính những điều này như liều
thuốc độc tàn phá con người về thể chất lẫn tinh thần. Đôi khi, bạn
không thể ngờ lòng hận thù của mình có thể “bào
mòn” bản thân khủng khiếp thế nào khi ngày ngày bạn sống trong tức
giận, oán ghét. Tìm những phương pháp hóa giải hận thù cũng chính là
cách tự cứu lấy mình vậy.
1.
Con người đang bị đầu độc bởi tiền tài, danh vọng, ái tình
Căn
bản của hận thù là sân. Đây là phiền não mẹ sẽ lôi kéo những phiền não
con là phẫn và hận. Tất cả những dòng sông này làm đau khổ con người,
chìm nổi trong uất
ức, oán thù, không ngày nào cởi thoát được. Cho dù chỉ một ý niệm sân
rất nhỏ manh nha trong lòng nhưng nó như đám than lớn chực chờ chỉ một
cơn gió đến là thổi bùng lên, thiêu rụi tất cả
Cũng
vậy, khi những khó chịu, bực tức giữa ta và người cho dù nhỏ nhưng tích
tụ lâu ngày đến khi gặp chút nghịch duyên là bùng phát, khiến bản thân
mất kiểm soát
về lời nói cho đến hành vi. Mọi điều tốt đẹp trước đó bỗng chốc tiêu
tan. Cũng giống như bà Thanh Đề từ lòng nhất tâm thành kính cúng dường
gạo nhưng chỉ vì sự tức giận với các chú tiểu mà gây nên ác nghiệp, đọa
địa ngục khổ đau. Tất cả cũng từ niệm sân nổi
lên mà thiêu rụi mọi công đức trước đó. Cội rễ khiến con người sanh tâm
tức giận đa phần từ 3 yếu tố quan trọng nhất là tiền tài, danh vọng và
ái tình.
Tiền
tài
Tiền
tuy là vật vô tri vô giác nhưng nó có một sức mạnh vô hình điều khiển
con người cả về lương tri và hành động. Vì tiền, biết bao gia đình tan
vỡ, anh em bất hòa,
tranh chấp gia tài dẫn đến oán thù, từ mặt nhau. Nhiều cặp vợ chồng khi
sống chung thì hạnh phúc nhưng vì một biến cố nào đó họ đưa nhau ra tòa
li dị. Đến khi hết nghĩa vợ chồng thì phân chia nhau từng cái chén, cái
giường cho đến tài sản trong hôn nhân. Đến
khi vì vợ hoặc chồng chiếm đoạt tiền của người kia, dẫn đến tình vợ
chồng không còn mà chỉ còn nổi oán hận ngập tràn. Vì tiền bạc, tình làng
nghĩa xóm, tình bạn bè cũng xa lìa. Thậm chí, vì tiền mà người ta tước
đoạt mạng sống của người khác. Cứ bởi vậy mà
oán thù chất chồng ngày thêm lớn.
Danh vọng
Con
người trong xã hội hiện đại luôn chạy theo chức quyền, càng ngày càng
cố leo thật cao để lên “chiếc ghế” danh vọng. Cuộc chiến tranh giành ấy
không có tiếng súng
nhưng khốc liệt vô cùng. Kẻ thắng thì kiêu căng ngạo mạn, người yếu thế
hơn thì buồn rầu, tức giận, thậm chí oán hận những người có địa vị cao
hơn mình. Họ tìm mọi cách để bới móc, chỉ trích những khuyết điểm của
người kia và cho dù bề ngoài thì tỏ ra rất
lịch sự nhưng bên trong thì tìm mọi cách để hạ bệ họ, hòng leo lên vị
trí mà mình mong muốn.
Ái
tình
Ngày
xưa Lý Mạc Sầu (nhân vật trong truyện Thần Điệu Đại Hiếp của tác giả
Kim Dung) từng thốt lên câu nói chất chứa đầy u uất “Hỏi thế gian tình
là chi”. Bởi tình
yêu có thể cho người ta những phút giây hạnh phúc tột cùng nhưng cũng
đẩy ta vào chốn khổ đau không lối thoát. Có người vì yêu không được một
ai đó mà đâm ra hận thù, tìm mọi cách để hủy hoại danh dự, dung nhan
hoặc ghê sợ hơn là mạng sống của người mà họ
yêu chỉ với suy nghĩ rằng để không ai có thể yêu người đó nữa. Lại có
những đôi trai gái, vợ chồng yêu thương nhau nhưng một trong hai người
phản bội, khiến người kia chơi vơi, hụt hẫng, trái tim đầy thương tổn và
giận dữ.
Tất cả chúng ta, nếu có oán thù với người này người khác thì không chỉ làm ta đau khổ trong một đời mà đến kiếp sau lại ôm hận thù đó gặp nhau mà tiếp tục trả. Vì vậy, nếu không hóa giải thì chẳng những một đời mà nhiều đời, ghét bỏ đố kỵ sân si tái sanh vào con đường xấu, ôm oan trái để trả nợ nhau. Giết người vô cớ hằng ngày là vì vậy. Vì thế với những cảm giác giận dữ về tiền tài, danh vọng, ái tình, mỗi người chúng ta cần phải làm gì nhằm hóa giải, đối trị, để tâm hồn trở nên bình an, phẳng lặng, cho những hạt giống yêu thương nảy nở đong đầy hơn.
2.
Những phương pháp hóa giải
Tha
thứ để mọi nỗi tức giận tiêu tan
Nhận
thức rõ hận thù sẽ làm con người tràn ngập khổ đau, dẫn dắt chúng ta
ngày càng xa rời cuộc sống an lạc. Vì vậy, hóa giải hận thù là đi ngược
chiều sinh tử, trở
về nguồn cội bình an. Vậy muốn chuyển đổi nỗi tức giận, oán ghét giữa
bản thân với người khác, tự mỗi người phải hóa giải mọi vướng mắc xấu
ác, thù hận trong suy nghĩ, lời nói, việc làm, sinh hoạt hàng ngày để
mình và người thoát khỏi sự khổ, luôn sống trong
cảm giác an lạc; đó là mục tiêu mà Đức Phật đã thành tựu trọn vẹn.
Trước khi để người khác không còn oán giận thì tự tâm chúng ta phải tập
tha thứ cho những người làm điều có lỗi và tổn thương đến ta.
Cũng
giống như Đức Phật từng tha thứ cho Bạt Đà Bà La Bồ tát trong nhiều
kiếp quá khứ, đã từng mắng chửi, nói xấu, ném đá hại Phật,
để rồi sau này Bạt Đà Bà La Bồ tát đứng đầu 500 vị Bồ tát hội Pháp Hoa
hộ trì cùng Như Lai. Như vậy, sau khi tha thứ cho những lỗi lầm của
người khác, để họ yêu quý và hết lòng vì chúng ta. Thì lúc đó, ta mới
hóa giải nỗi hận thù phát xuất từ mối nhân duyên
ta nợ người khác, có lỗi với người đang oán trách ta. Với những ai đã
hiểu và yêu thương chúng ta, họ sẽ là người giúp hóa giải hiềm khích, ân
oán với người mà ta mắc nợ từ nhiều đời nhiều kiếp -
Tuy
nhiên, căn bản của việc chuyển đổi hận thành yêu phải tự do bản thân
hóa giải. Mỗi người nên hiểu rằng, tập họp người tốt bênh vực mình, giúp
mình hóa giải oán
thù với người khác không phải là kêu gọi và dụ dỗ mà thật ra từ tâm ta
phát khởi cả. Đức Phật dạy rằng tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến… chính
là ma quỷ trong lòng ta. Ta đánh đuổi chúng bằng cách tu cho thành tựu
các thiện pháp là tín, tàm, úy, vô tham,
vô sân, vô si, v.v… Khi để những điều tốt đẹp này nảy nở trong lòng thì
những người tốt trong xã hội sẽ tự tìm đến ta mà hợp tác, giúp đỡ.
Tự
sám hối, nhận lỗi khi làm sai
Tự
thân nhận lỗi, hổ thẹn với lòng khi làm điều gì sai là một cách để hóa
giải xung đột, hận thù giữa người với người. Bởi lẽ, khi làm sai mà ta
càng cố chấp, cho
rằng mình có địa vị cao hơn, giàu có hơn, lớn tuổi hơn… mà không chịu
thừa nhận cái sai, o ép người dưới mình. Như vậy, họ sanh tâm tức giận
mà từ đó, oán thù mới phát khởi. Nếu tự biết mình sai mà thừa nhận, sám
hối thì người kia đâu có tức giận làm gì. Đó
mới là cách hữu hiệu để hóa giải những ác nghiệp nhiều đời và không tạo
thêm nghiệp xấu mới.
Buông
xả
Sự
tức giận trong tâm ta, đôi khi bản thân tự bào chữa rằng làm vậy vì lẽ
công bằng, để mọi người phải nhìn nhận mình sai chỗ nào mà sửa đổi hoặc
cho rằng không còn
lựa chọn nào khác. Thế nhưng, vận mệnh cuộc đời con người lại không
phải do chính bản thân mỗi người quyết định. Cái chết ập đến, khổ đau
chầu chực, bất hạnh có thể diễn ra với ta bất cứ lúc nào. Nếu khi nhắm
mắt mà tâm không buông xả, mang theo món nợ ân
oán của kiếp này để rồi kiếp sau gặp lại, oán oán lại chất chồng. Nếu
mạnh dạn xé đi giấy nợ, thì tâm ta sẽ được thoải mái, an lạc. Còn giữ
tâm sân hận trong lòng, chẳng khác nào như tự thiêu đốt chính mình và
người thân. Trong ngọn lửa của oán thù, kẻ thù
chưa chắc đã bị đốt, trái lại, người ôm hận đang tự giết chính mình.
Dùng
chất liệu tình thương để hóa giải hận thù
“Hận thù diệt hận thù
Đời này không có được
Từ bi diệt hận thù
Là định luật nghìn thu”.
Quả
vậy, chỉ có tình thương, lòng từ bi mới có thể chấm dứt hận thù một
cách vĩnh viễn. Đây là quy luật của muôn đời, nó không chỉ có giá trị
trong hiện tại mà mãi
mãi về sau. Để tháo gỡ lòng hận thù, và không gieo rắc khổ đau cho
người khác, tốt nhất ta chuyển suy nghĩ tiêu cực sang tinh thần khoan
dung, rộng mở. Có như thế ta mới bước vào và mở rộng bầu không gian an
lạc vô cùng tận.
Cũng giống như Đề Bà Đạt Đa vì tức giận, ghen ghét với Đức Phật ngay từ khi Ngài còn là Thái tử. Bởi trong cuộc thi nào, nhất là cuộc thi giành cưới công chúa Da Du Đà La thì Đề Ba Đạt Đa vẫn thua. Ông đem lòng oán hận Đức Phật từ khi đó. Thế nhưng, trái ngược với ngọn lửa sân si bùng cháy trong ông, Đức Phật lại tắm mát tâm hồn ấy bằng một tình thương vô điều kiện.
Trong
xã hội này không ai đáng thương và thật sự đáng ghét cả. Thiện ác trong
mỗi người là tương đối, ai cũng có hoa hồng và ai cũng có rác. Vì vậy,
dùng tâm yêu
thương là cách nhanh nhất để hóa giải hận thù, thu hẹp khoảng cách giữa
người với người. Nếu trong cuộc đời này ta đem trái tim yêu thương với
ngay cả người thù ghét mình thì người đó không thể thù ghét mãi ta được.
Thật
sự, không ai trên cuộc đời này muốn oán ghét nhau. Bởi vì, mỗi ngày
sống trong sự ti hiềm, ganh đua, uất hận, thật sự rất mệt mỏi và đáng
thương. Thế nhưng,
làm thế nào để tháo gỡ nó lại không phải là một việc dễ dàng. Điều đó
cần một quyết tâm và một quá trình tu tập bền bỉ. Mỗi ngày, mỗi ngày, ta
thầm chắc nhở mình 4 phương pháp hóa giải hận thù, nhắc mình nhớ cuộc
đời vô thương, để yêu thương còn không đủ chỗ
cớ sao để oán thù chen vô. Có như vậy, tâm ta mới nhẹ nhàng, thảnh
thơi, ung dung dạo bước trên đường đời, để cõi Ta Bà này chẳng khác gì
Tịnh Độ trần gian.
Khuyết Danh
Fa giờ nghiên cứu cả Phật Pháp ha?
Trả lờiXóa:)
Con người luôn khao khát tìm đến Chân - Thiện - Mỹ!
http://i62.servimg.com/u/f62/14/92/24/01/bamboo19.jpg
http://i629.photobucket.com/albums/uu11/troimay/TAM%20LINH/15_zpsjf79wxar.jpg
XóaThấy bài hay thì đăng. Đa số đến Blog Fa hình như không phải người Công Giáo. Chỉ thấy có anh DVD và bạn Niềm Tin nhận là Công Giáo thôi.