(Ảnh minh họa)
"Từ hôm nay, cha sẽ tự lo cho mình những việc cá nhân, cha
sẽ không vứt đồ bừa bãi rồi để mặc mẹ con thu dọn, cha sẽ rửa bát và lau nhà,
trong khi mẹ con thổi cơm và giặt đồ".
Trong
cuộc sống gia đình, những câu chuyện xoay quanh việc chồng hay vợ sẽ đảm trách
những phần việc vụn vặt mang tên "việc nhà" vẫn thường là đề tài thu
hút đông đảo sự quan tâm với vô vàn ý kiến trái chiều nhau. Ngày trước, việc
nhà thường được mặc định là những công việc dành cho phụ nữ, những người vợ,
người mẹ, người chị. Tuy nhiên, đi cùng với đà phát triển của xã hội, khi phụ nữ
có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống, quan điểm này cũng dần thay đổi. Nhiều người
cho rằng, việc nhà nên được chia sẻ một cách đồng đều cho cả vợ lẫn chồng.
Mới
đây, trên mạng xã hội, những dòng bộc bạch của một người cha từ quê nghèo lên
thăm con gái để rồi chạnh lòng chứng kiến cảnh con quần quật, tất tả với những
công việc nội trợ trong khi con rể vẫn còn khá thảnh thơi đã khiến dân mạng chú
ý.
"Cha xin lỗi vì đã "dạy" con làm ô-sin cho chồng.
Mấy hôm trước, tôi từ quê lên thăm con gái. Vợ tôi bận trông
cháu nội nên mình tôi khệ nệ xách mấy món quà quê lên cho con. Con tôi lấy chồng
đã năm năm, có hai đứa con một trai một gái, sống trong một căn chung cư mua trả
góp. Hai vợ chồng cùng đi làm công sở, cuộc sống nhìn chung thoải mái, êm đềm.
Thường thì con về thăm cha mẹ nhưng đợt này con bận quá, lâu chưa về nên vợ giục
tôi đi thăm con.
Tôi lên ngay tối thứ sáu, đúng lúc con tan sở. Con thấy tôi lên
thì mừng lắm, tíu tít mời cha ngồi rồi vội chạy đi làm bếp. Dăm phút sau thì chồng
con cũng về tới, chào hỏi cha vợ xong xuôi thì ngồi xuống bàn ăn, mở tờ báo ra
đọc và hỏi vợ bao giờ có cơm tối. Con gái tôi vừa trả lời chồng, vừa chạy đi chạy
lại như con thoi để thổi cơm, xắt rau củ, làm cá…
Trong lúc đứa con gái lớn ngồi chơi lego, con gái tôi tranh thủ
thời gian chờ cơm canh sôi thì đưa con trai nhỏ đi tắm, rồi lại giục con gái lớn
đi tắm và thu dọn quần áo bẩn trên sàn. Chồng con gái tôi vẫn ngồi đó, điềm
nhiên xem báo, như không trông thấy vợ đang ba đầu sáu tay tất bật với việc
nhà. Hai con tắm xong thì con rể tôi mới đứng dậy, đi vào tắm rửa và cũng không
quên "tiện tay" để mặc tờ báo, cốc nước trên bàn, áo vest vắt ngang
thành ghế. Con gái tôi đưa hai con vào bàn ăn, mời tôi ngồi vào bàn dùng cơm rồi
dọn dẹp các thứ linh tinh hộ chồng.
Bữa cơm tối diễn ra trong cảnh con rể tôi vừa ăn vừa trò chuyện
với cha vợ rôm rả (mà không biết tôi đang rất khó chịu), còn con gái tôi tất bật
với hai đứa nhỏ. Bữa ăn kết thúc lúc 8h00 tối, con gái tôi chỉ kịp và vội miếng
cơm rồi đi dọn rửa chén bát, con bé vẫn chưa được nghỉ ngơi và vẫn còn nguyên bộ
đồng phục đi làm trên người. Con rể tôi dùng bữa xong thì thong thả dắt hai con
xuống chung cư tản bộ, không quên rủ cha vợ đi cùng nhưng tôi từ chối.
Tôi ở lại, giúp con dọn dẹp chén bát nhưng con gái cứ xua tay bảo
cha đi lên nghỉ ngơi đi, con làm nhoáng cái là xong. Tôi hỏi: "Ngày nào đi
làm về, con cũng làm từng này việc nhà à?". Con gái tôi cười xòa: "Dạ,
làm có chút mà cha, như mẹ hay làm ở nhà vậy thôi. Mẹ đi làm đồng về thì cũng
lo việc nhà như con mà. Con quen rồi!". Xong con lại chạy đi, chúi mũi vào
rửa bát, quét nhà, bỏ mặc tôi đứng như trời trồng bởi câu con vừa nói:
"Như mẹ hay làm ở nhà vậy thôi".
(Ảnh minh họa)
Ừ phải, vợ tôi ở nhà cũng y vậy. Sáng dậy là dở cơm cho chồng rồi
đi chăm heo, chăm gà, chạy ra đồng phụ chồng cấy lúa… Chiều về, vợ tôi lại tất
bật thổi cơm, lau nhà, rửa bát… luôn tay luôn chân. Còn tôi, cũng y như con rể
của mình, về đến nhà là thong thả ngồi uống nước chè xanh, ăn tối xong là đi
đánh cờ với mấy ông bạn, còn vợ ở nhà làm gì, tôi chẳng mấy quan tâm.
Sáng hôm sau, tôi trở về quê. Ngồi trên xe, nhớ lại cảnh con gái
sáng nay tiếp tục quần quật lo cho hai đứa con và chồng, rồi tất tả đưa cha ra
bến xe, dúi cho cha vài triệu, mà thương con rớt nước mắt. Con gái, cha xin lỗi
vì sau một ngày cùng làm việc vất vả như nhau ở ngoài đồng, cha đã cho phép
mình được ngồi chơi nhàn nhã và xem chuyện mẹ con một mình tất bật với việc nhà
là chuyện hiển nhiên. Chính cha đã "dạy" con rằng chồng có quyền hưởng
thụ, còn vợ có nghĩa vụ phục vụ chồng.
Cha xin lỗi vì cha đã luôn ngồi đó, chờ mẹ con phục vụ từng bát
cơm, cốc nước đến cái tăm xỉa răng, soạn cho cha từng cái áo cái quần, thu dọn
cho cha từng mẩu thuốc lá mà cha tiện tay vứt bừa. Chính cha đã "dạy"
con rằng chồng có quyền làm một đứa trẻ lớn xác, còn vợ có nghĩa vụ làm một
"bà mẹ" thứ hai cho chồng.
Cha xin lỗi vì ngày hôm qua, cha chỉ có thể ngồi đó mà nhìn con
như ô-sin trong nhà mình, trong khi chồng con cứ như ông hoàng mà cha chẳng thể
nói, chẳng thể làm được gì, vì chính cha cũng đã và đang cư xử với mẹ con y như
vậy. Chính cha đã "dạy" con rằng những bất công mà con đang chịu là
chuyện bình thường của phụ nữ.
Từ hôm nay, cha sẽ không cư xử với mẹ con như vậy nữa. Cha sẽ tự
lo cho mình những việc cá nhân, cha sẽ không vứt đồ bừa bãi rồi để mặc mẹ con
thu dọn, cha sẽ rửa bát và lau nhà, trong khi mẹ con thổi cơm và giặt đồ. Cha sẽ
dạy lại con rằng vợ chồng là phải cùng chia sẻ với nhau và con, con là một người
mẹ, người vợ, chứ không phải là người hầu của chồng.
Cha xin lỗi con và mẹ con, ngàn lần xin lỗi!".
(Ảnh minh họa)
Ngay
sau khi được chia sẻ, tâm sự này của người cha đã nhanh chóng thu được sự chú ý
của đông đảo người dùng mạng. Xót xa và chạnh lòng là cảm xúc chung của nhiều
người sau khi đọc xong bức thư. Vô vàn những bình luận bày tỏ sự đồng cảm với
cô con gái trong câu chuyện cũng đã được để lại:
"Mình vốn cũng san sẻ nhiều với vợ các công việc nhà. Thế
nhưng khi đọc xong lá thư này, mình thấy rằng những chia sẻ đó chưa là gì so với
những hy sinh của những người phụ nữ trong gia đình. Cảm ơn em và cảm ơn tất cả
những người phụ nữ trên thế giới".
"Đọc xong những dòng tâm sự này, mình lại nhớ bố da diết. Bố
lúc nào cũng mong mình sẽ sống thật tốt, nên mình cố gắng chẳng để bố phải nhìn
thấy những giây phút vất vả, khó khăn của bản thân mình".
"Bố mình cũng thường xuyên dặn dò con lấy chồng là phải lo
cho gia đình, lo cho chồng cho con, có trách nhiệm với gia đình bên nhà chồng.
Nhưng mình không làm được".
Những
bậc làm cha, làm mẹ, ai cũng yêu thương con cái và mong cho con có cuộc sống
sung túc, hạnh phúc, thảnh thơi và được như ý muốn. Những khoảnh khắc con vất vả,
cực khổ với cuộc sống chính là những giây phút khiến cha mẹ chạnh lòng và lo lắng
nhất.
Quay
trở lại với dòng tâm sự của người cha trong câu chuyện trên mới thấy, tình cách
và lối sống của con cái sau này chịu ảnh hưởng không nhỏ từ bố mẹ ngày trước.
Do đó, có những thứ chẳng tự nhiên sinh ra và cũng chẳng tự nhiên mất đi, mà chỉ
truyền từ đời này, sang đời khác. Thay đổi, nếu có, cũng chỉ có thể bắt nguồn từ
những người trong cuộc.
Sưu
tầm
Vì nam nữ bình đằng nên:
Trả lờiXóa- Chồng: "Em phải làm..."
- Vợ: "Anh phải làm..."
Không khí gia đình thường xuyên sôi nổi, sôi động, sôi suc... luôn!
Hi hi hi... :d
http://gfcd.org.vn/uploads/plugin/news/74/thuy-t-n-quy-n-gi-i-thich-ngu-n-g-c-b-t-binh-ng-gi-i-p2-because-its-2017.png
Vì Tình Yêu chịu khó một tí là xong.
Xóahttp://cafefcdn.com/thumb_w/650/2019/2/5/hoa-flower-1549373628992747733934-crop-154937364059856881883.jpg
Bài sưu tầm rất hay.
Trả lờiXóahttps://1.bp.blogspot.com/-7SQeOdH-NAE/WCSUd_NDvJI/AAAAAAAAJK0/eLfRYKlOddkmAMXULXd4dZ1eLT3Tbm_eQCLcB/s400/vui.gif
Cám ơn chị.
Xóahttps://image.tienphong.vn/665x449/Uploaded/2019/rkznae/2017_01_12/hanh_phuc_8_qouq.jpg