Ngày xửa ngày xưa...Tôi biết yêu vào tuổi 16. Người yêu của tôi là chàng học trò cùng xóm nhưng không cùng trường. Mỗi khi ra đường gặp chàng là tim tôi đập rộn ràng, bước đi quýnh quáng, chân tay thừa thãi không biết dấu chỗ nào.
Một ngày đẹp trời chàng cho tôi mượn cuốn sách trong đó có lá thư tỏ tình chàng gởi cho tôi. Tôi chui vào nhà tắm đọc thư! Thật là chẳng lãng mạn chút nào, nhưng tôi sợ ba mẹ bắt gặp và muốn tránh đôi mắt soi mói của cô em kế! Trong lúc đọc thư tim tôi đập như trống chầu! Tôi có người yêu từ đó.
Theo năm tháng tình đến rồi đi... Tôi có vài mối tình đẹp "như tranh vẽ" trước khi theo chồng vào đời. Sau đó, cơm áo gạo tiền và bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống làm hai con tim hết đập chung một nhịp. Tôi thôi chồng khi chưa tròn 40 tuổi. Thật sự tôi không biết mình bị chồng bỏ hay bỏ chồng. Phụ nữ ngày đó không có quyền bỏ chồng mà chỉ có quyền bị chồng bỏ!
Chồng bỏ, tôi vẫn còn biết yêu. Nhưng tình yêu tập hai không rộn ràng hào hứng như tập một. Bây giờ khi yêu tôi chỉ thấy lòng xao xuyến nhẹ nhàng. Không còn hồi hộp mong chờ, và con tim không biết nhảy lỗi nhịp như ngày xưa nữa. Có lẽ vì tim không đập loạn xạ nên tôi khó vấp ngã. Làm người yêu giận dỗi vì tôi không chịu chung nhà, chung tài khoản ngân hàng. Tôi không chịu đầu hàng khi chàng đưa tối hậu thư nên lại đôi ngả chia ly, đời ai nấy sống. Bạn bè tôi hăm dọa, "Nhà ngươi khó quá, coi chừng về già chiếc bóng bên đường, buồn lắm!". Hai đứa con tôi cũng ý kiến ý cọ tưng bừng. "Mẹ, sao mẹ không cưới bác XYZ? Tụi con thấy bác ấy cũng dư tiêu chuẩn làm chồng mà mẹ lại chê!?”
Tôi trả lời tại tôi chưa yêu đủ để bị cầm tù và bào chữa cho cái tính kén chồng của mình bằng lý do rất nhân đạo. "Năm bó có hơn, bệnh tật đang trốn trong người như du kích chờ giờ tấn công. Rủi cho ông nào mới rước mình về mà mình lăn quay ra nằm một chỗ thì tội nghiệp cho người ta."
Mấy bà bạn có chồng kè kè một bên thỉnh thoảng kêu tôi than phiền làm tôi phát nản. Nào là, mới mua mấy món nữ trang mà không dám xài vì sợ ổng nói xài phí, già rồi còn lo làm đẹp mà chi! Khi đi shopping, muốn mua món gì theo ý thích thì ổng chê ổng cản. Cho nên tôi cứ giữ vững lập trường "nhà ta ta ở, tiền ta ta xài". Tự do xài chưa đủ, tôi còn thưởng cho mình tự do đi. Đi Tây, đi Tầu, đi Ý, đi Úc, ai rủ đâu đi đó, mỗi năm đi một lần.
Thường thì tôi đi chung với một bà bạn độc thân như mình cho đỡ hao. Ông chồng một bà bạn nói với vợ, "Anh nghi cô Hương là lesbian chính hiệu con nai vàng, nhưng có lẽ chưa đi cầu chứng tại tòa." Bà bạn học lại cho tôi nghe làm tôi cười muốn té khỏi ghế. Làm lesbian đâu có dễ!
Mọi chuyện cứ thế xuôi chèo mát mái cho đến một ngày kia tim tôi bỗng đập loạn lên như bị rượt chạy! Khổ nỗi, chẳng phải vì một ông nào cả, mà là …
Tôi nhớ lại, cách đây mấy năm có những lúc tim tôi bất ngờ đập rất nhanh và mạnh, gần như gấp đôi lúc bình thường, nhưng chỉ kéo dài trong năm ba phút. Tôi ngạc nhiên nhưng thấy cơ thể mạnh khỏe nên cũng chẳng mấy bận tâm. Ngày tháng êm trôi cho đến một lần đi khám sức khỏe định kỳ. Bà bác sĩ nói áp huyết của tôi ở mức hơi cao, giữa biên giới tốt và xấu! Chưa cần uống thuốc, nhưng bà ra lệnh cho tôi phải uống tám ly nước mỗi ngày, ăn nhiều trái cây, bớt ăn thịt đỏ và tập treadmill mỗi ngày hai lần, mỗi lần 30 phút. Tôi gật đầu, miệng OK liên tục nhưng rồi vịt nghe sấm, bao nhiêu điều bà dặn vừa vô tai phải liền ra tai trái! Một tuần tập hai ba lần thì tôi làm được nhưng mỗi ngày hai lần thì tôi hứa lèo cho qua chuyện! Năm sau trở lại tái khám bả la oai oái, phết ngay cho một toa thuốc trị cao áp huyết [high blood pressure]. Bà nói nếu không uống thuốc thì coi chừng nằm liệt giừơng! Cần nhất là phải ăn lạt, bớt muối bớt nước mắm. Chuyện này coi bộ hơi khó, vì muối và nước mắm là hai BFF [bạn nối khố] của tôi! Kết quả, thuốc thì cứ uống mà ăn mặn vẫn cứ ăn!
Tôi để ý, thấy những lần tim tôi rung vô cớ càng ngày càng rút ngắn khoảng cách và kéo dài thời gian hơn, từ năm ba phút tăng lên mười, mười lăm phút mỗi lần. Vì thấy mình vẫn khỏe, chẳng đau đớn gì nên tôi chẳng lấy đó làm điều. Cho tới một dạo đi công tác xa nhà... Chiều đó, trong lúc lái xe về khách sạn từ sở làm tôi có cảm giác ngực hơi nặng và phải lấy hơi, thở thật mạnh cho dễ chịu. Tôi nghĩ tại hôm nay làm việc nhiều nên mệt. Sau khi ăn tối với mấy người đồng nghiệp, tôi về phòng ngồi coi TV. Khoảng nửa tiếng sau tim tôi lại dở chứng, đập mạnh hơn lần trước, và kéo dài tới ba tiếng đồng hồ! Tôi bắt đầu lo, bèn vô Google tìm chữ "palpitation". Google trả lời là có nhiều nguyên do: mệt mỏi, lo âu, cao áp huyết! Phần nhiều là vô hại. Nhưng nếu bị thường xuyên thì phải coi chừng có vấn đề tim mạch, cần đi bác sĩ! Thấy mình không bị tê tay, tê mặt hay đau vai đau cổ - triệu chứng của stroke - nên tôi tạm yên tâm.
Sau hôm đó tim tôi trở lại ngoan ngoãn, hết nhõng nhẽo. Nhưng ngay đêm đầu tiên trở về nhà sau chuyến công tác cô nàng lại trở chứng, đập loạn xạ, đập hung năng hơn lần trước! Sợ quá, sáng hôm sau tôi gọi bà bác sĩ. Bả biểu tôi vô gặp bà liền một khi. Thấy bả cho hẹn khẩn cấp tôi đâm lo! Sau một hồi nghe nghe rờ rờ mó mó, bà bảo tôi đi thử điện tâm đồ [EKG]. Kết quả cho biết tim tôi bình thường, không có chuyện gì mà phải làm ầm ỹ! Tôi ra về, vừa mừng vừa phân vân. Buổi tối, tôi điện thoại cho Elly, bà bạn thân, để kể lể. Elly nói "you" mới là người biết rõ cơ thể của "you", và nếu "you" thấy có gì đó không ổn thì "you" phải lải nhải, ép bác sĩ thì họ mới động não mà lo cho mình đúng mức. Nghe lời Elly, mấy ngày sau tôi kêu bà bác sĩ nói tôi lại bị "palpitation". Làm thêm một EKG mà kết quả cũng chẳng có gì, tâm đồ thẳng băng, chẳng vặn vẹo lên xuống lên chỗ nào. Tôi nằn nì:
- Tôi biết cơ thể của tôi! Chắc có chuyện gì đó không ổn mà EKG chưa khám phá được. Tôi cần gặp một bác sĩ chuyên khoa.
Bà trả lời:
- Tôi rất thông cảm tâm trạng của bà, nhưng trước khi có thể gởi bà tới bác sĩ chuyên khoa, tôi yêu cầu bà làm thêm một vài xét nghiệm khác.
Tôi đồng ý, vì biết là phần nhiều các hãng bảo hiểm muốn các bác sĩ toàn khoa xử dụng mọi phương cách trước khi gởi bệnh nhân tới bác sĩ chuyên khoa để tránh phí tổn.
Bà gởi tôi qua phòng tim mạch nơi người ta yêu cầu tôi đeo một cái máy "heart monitor" 24 giờ mỗi ngày trong vòng 30 ngày, ngay cả lúc ngủ! Ngoại trừ lúc tắm và lúc đi qua máy rà ở phi trường. Máy chỉ to như một cái Blackberry, có bao và móc để đeo vào thắt lưng hay nhét trong túi quần. Máy có hai giây connectors để gắn vào hai cục điện từ [electrodes] gắn phía dưới hai nhũ hoa của bênh nhân, và cứ hai ngày phải thay một đôi mới. Nhịp đập của tim được theo dõi qua hệ thống satelite và luôn có nhân viên phòng tim mạch hiện diện để ghi nhận các kết quả được tải về. Nếu trong vòng mấy phút mà không thấy có hoạt động nào, họ lập tức email hay text bệnh nhân để tìm nguyên do.
Sau 30 ngày gắn bó với monitor vì đòi hỏi của con tim, tôi sung sướng nghe máy rè rè báo tin chấm dứt, từ biệt! Ba mươi đêm chung giường với nó tôi ngủ mất ngon, đầu bạc nhanh hơn cả ông Obama sau mấy năm hai nhiệm kỳ. Hai cục điện từ làm da tôi ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, cộng thêm hai sợi dây nối lòng thòng vướng víu… Kiểu này người Mỹ thì nói " no pain no gain", còn người mình thì nói "có công mài sắt có ngày nên kim". Ba mươi ngày mang nặng đeo lâu, chứ ít sao!
Mới 9 giờ sáng hôm sau bà bác sĩ đã gọi phone cho tôi, nói bà đã nhận được kết quả và muốn tôi vô gặp bà gấp! Nghe vậy tim tôi lại đập nhanh, tay chân muốn lạnh ngắt! Coi bộ lành ít mà dữ nhiều. Đoán đươc tâm trạng của tôi, bà nói:
- Thật ra, vấn đề không có gì nghiêm trọng! Cái chính là điều trị phòng ngừa. Tôi cần gặp bà để tìm phương pháp thích hợp mà thôi.
Tôi hỏi về chẩn đoán thì bà cho biết tôi bị bệnh rung nhĩ bộc phát [Atril Fibrillation, Paroxysmal].
Trước khi đi gặp bà tôi lên internet tìm tòi thông tin về căn bệnh mình đang "cưu mang". Thật là may mắn khi được sống trong thời đại khoa học phát triển, cho phép người ta tìm kiếm và học hỏi được bao nhiêu điều mà cách đây vài chục năm vẫn còn như mộng tưởng. Tôi google bệnh AFib rồi vào mấy websites hoặc forums "nghiên cứu" thêm từ những người đồng bệnh ở các quốc gia khác nhau như Úc, Đức, Canada và Pháp, v.v...
Theo các mẫu tin xem được, thì có khoảng trên năm triệu người thên thế giới đang mắc chứng rung nhĩ dưới nhiều dạng nặng nhẹ khác nhau. Nhẹ nhất là loại tôi đang bị, “Paroxysmal AFib.” Bệnh đến rồi đi, không báo trước, không ồn ào, và diễn ra trong một thời gian ngắn, chừng dăm ba tiếng hoặc lâu hơn. Những người nặng thì tim đập nhanh và mạnh liên tục cả tuần, cả tháng, làm cho họ rất mệt mỏi. Bệnh nặng cần giải phẫu. Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau mà bệnh nhân đôi khi phải trải qua hai ba lần mới tìm được loại thích hợp cho cơ thể mình. Các mẩu tin cũng nói bệnh này hiện chưa có thuốc chữa cho dứt, chỉ có thể kiểm soát bằng thuốc hay giải phẫu, mục đích là để máu lưu thông đều, không bị tụ đọng lại trong tâm thất gây ra chứng nhồi máu cơ tim [strokes].
Thường thì Afib xảy ra khi hệ thống điện năng [electrical system] của cơ thể ta bị rối loạn, khiến hai tâm nhĩ và tâm thất không hoạt động bình thường để theo kịp nhịp đập của nhau. Do đó khi bị rung nhĩ thì hai tâm nhĩ đập hỗn loạn và rất nhanh không phối hợp được với hai tâm thất phía dưới để đưa máu lên não và các động mạch khác kịp thời. Máu bị tụ đọng lại trong tim gây nhồi máu cơ tim, căn nguyên của bại liệt hay đột qụy [heart attack]. Người trên 60 tuổi có bệnh cao áp huyết hay mỡ trong máu [cholesterol] có nguy cơ cao bị bệnh này áp đảo.
Trước đây bịnh này được hầu hết các bác sĩ điều trị bằng hóa chất Coumadin, đòi hỏi bệnh nhân phải xét nghiệm máu liên tục để biết độ đông của máu rồi bác sĩ theo đó điểu chỉnh lượng thuốc hàng ngày. Mới đây, có vài loại thuốc mới được bào chế, như Pradaxa hoặc Xeralto, không đòi hỏi thử máu liên tục như Coumadin, nhưng những phản ứng phụ như xuất huyết nội vẫn chưa được giải quyết. Cho nên nếu bệnh nhân cần nhổ răng, mổ xẻ hay bị tai nạn bất ngờ cũng là nỗi quan tâm lớn cho cả bác sĩ lẫn bệnh nhân.
Trên forums của những người cùng mang chứng AFbib, nhiều người không đi theo cách chữa bệnh của bác sĩ và bảo biểm đề nghị, mà quyết định xử dụng thuốc bá bệnh Aspirins loại "low dose" [80mg] kèm với mấy loại thuốc bổ khác, cố chờ những phát minh mới ít độc hại hơn. Theo họ, Coumadin hay Pradaxa hay gì gì hiện hành đều là "độc chất", và chừng nào còn né được mà không phải đi thăm hai ông Kennedy thì họ ráng né, lâu chừng nào tốt chừng nấy!
Hôm sau, với mớ kiến thức học lóm trên mạng, tôi đến gặp bà bác sĩ. Bà muốn cho tôi xử dung Coumadin, tôi lắc đầu, lý do là tôi hay đi làm xa, không tiện cho việc xét nghiệm. Bà đề nghị Pradaxa, tôi cũng lấc đầu. Vin vào mớ tin của các forums cộng đồng Afib, tôi đề nghị bà cho tôi xử dụng aspirins và thuốc bổ đi kèm. Bà nhìn thẳng vào mắt tôi rồi nghiêm trang trả lời:
- Tôi là bác sĩ, tôi đề nghị cách điều trị tốt nhất cho bà. Nhưng bà là chủ cơ thể của bà nên bà có toàn quyền quyết định. Tôi như tấm bản đồ, như cái GPS, còn bà là người lái xe, bà quyết định lộ trình! Nếu bà chọn aspirins thay cho Coumadin hay Pradaxa, tôi không thể ép bà theo ý tôi. Tuy nhiên, trong khi xử dụng aspirins, bà nên gặp tôi mỗi tháng một lần để tôi theo dõi tình trạng tim mạch của bà. Nếu tuyệt đối phải thay đổi cách điều trị thì tôi sẽ báo cho bà biết.
Tôi mừng quá, cám ơn bà rối rít. Bà ngần ngừ bảo:
- Tìm hiểu trên các websites và forums là điều tốt. Tuy nhiên tôi khuyên bà không nên tin một cách tuyệt đối vào những gì bà đọc được, vì đâu phải ai post trong forums đều là những người có kiến thức chuyên môn và đáng tin cậy.
Nghe bà nói, tôi chợt nhớ tới câu chuyện khá buồn cười mà tôi và cô con dâu là hai nhân vật bị diễu dở!
Trở lại chuyện con tim đập lỡ nhịp của tôi... Hơn một năm qua, ngày nào tôi cũng tiêu thụ giùm mấy hãng bào chế thuốc hai viên aspirins loại 80mg. "Knock on wood" - nhờ ơn trên - tôi vẫn khỏe mạnh bình thường, thỉnh thoảng có ngày tim chợt nhớ, húng hắng một chút trong mấy giây rồi thôi. Vậy nhé, em cứ nằm im cho ta yên lòng. Lúc này ta không còn thích Rumba, Cha Cha Cha hay Paso nữa. Xin em hãy cùng ta lướt êm trong vũ điệu Slow dịu dàng êm ái.
Thịnh Hương
Một ngày đẹp trời chàng cho tôi mượn cuốn sách trong đó có lá thư tỏ tình chàng gởi cho tôi. Tôi chui vào nhà tắm đọc thư! Thật là chẳng lãng mạn chút nào, nhưng tôi sợ ba mẹ bắt gặp và muốn tránh đôi mắt soi mói của cô em kế! Trong lúc đọc thư tim tôi đập như trống chầu! Tôi có người yêu từ đó.
Theo năm tháng tình đến rồi đi... Tôi có vài mối tình đẹp "như tranh vẽ" trước khi theo chồng vào đời. Sau đó, cơm áo gạo tiền và bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống làm hai con tim hết đập chung một nhịp. Tôi thôi chồng khi chưa tròn 40 tuổi. Thật sự tôi không biết mình bị chồng bỏ hay bỏ chồng. Phụ nữ ngày đó không có quyền bỏ chồng mà chỉ có quyền bị chồng bỏ!
Chồng bỏ, tôi vẫn còn biết yêu. Nhưng tình yêu tập hai không rộn ràng hào hứng như tập một. Bây giờ khi yêu tôi chỉ thấy lòng xao xuyến nhẹ nhàng. Không còn hồi hộp mong chờ, và con tim không biết nhảy lỗi nhịp như ngày xưa nữa. Có lẽ vì tim không đập loạn xạ nên tôi khó vấp ngã. Làm người yêu giận dỗi vì tôi không chịu chung nhà, chung tài khoản ngân hàng. Tôi không chịu đầu hàng khi chàng đưa tối hậu thư nên lại đôi ngả chia ly, đời ai nấy sống. Bạn bè tôi hăm dọa, "Nhà ngươi khó quá, coi chừng về già chiếc bóng bên đường, buồn lắm!". Hai đứa con tôi cũng ý kiến ý cọ tưng bừng. "Mẹ, sao mẹ không cưới bác XYZ? Tụi con thấy bác ấy cũng dư tiêu chuẩn làm chồng mà mẹ lại chê!?”
Tôi trả lời tại tôi chưa yêu đủ để bị cầm tù và bào chữa cho cái tính kén chồng của mình bằng lý do rất nhân đạo. "Năm bó có hơn, bệnh tật đang trốn trong người như du kích chờ giờ tấn công. Rủi cho ông nào mới rước mình về mà mình lăn quay ra nằm một chỗ thì tội nghiệp cho người ta."
Mấy bà bạn có chồng kè kè một bên thỉnh thoảng kêu tôi than phiền làm tôi phát nản. Nào là, mới mua mấy món nữ trang mà không dám xài vì sợ ổng nói xài phí, già rồi còn lo làm đẹp mà chi! Khi đi shopping, muốn mua món gì theo ý thích thì ổng chê ổng cản. Cho nên tôi cứ giữ vững lập trường "nhà ta ta ở, tiền ta ta xài". Tự do xài chưa đủ, tôi còn thưởng cho mình tự do đi. Đi Tây, đi Tầu, đi Ý, đi Úc, ai rủ đâu đi đó, mỗi năm đi một lần.
Thường thì tôi đi chung với một bà bạn độc thân như mình cho đỡ hao. Ông chồng một bà bạn nói với vợ, "Anh nghi cô Hương là lesbian chính hiệu con nai vàng, nhưng có lẽ chưa đi cầu chứng tại tòa." Bà bạn học lại cho tôi nghe làm tôi cười muốn té khỏi ghế. Làm lesbian đâu có dễ!
Mọi chuyện cứ thế xuôi chèo mát mái cho đến một ngày kia tim tôi bỗng đập loạn lên như bị rượt chạy! Khổ nỗi, chẳng phải vì một ông nào cả, mà là …
Tôi nhớ lại, cách đây mấy năm có những lúc tim tôi bất ngờ đập rất nhanh và mạnh, gần như gấp đôi lúc bình thường, nhưng chỉ kéo dài trong năm ba phút. Tôi ngạc nhiên nhưng thấy cơ thể mạnh khỏe nên cũng chẳng mấy bận tâm. Ngày tháng êm trôi cho đến một lần đi khám sức khỏe định kỳ. Bà bác sĩ nói áp huyết của tôi ở mức hơi cao, giữa biên giới tốt và xấu! Chưa cần uống thuốc, nhưng bà ra lệnh cho tôi phải uống tám ly nước mỗi ngày, ăn nhiều trái cây, bớt ăn thịt đỏ và tập treadmill mỗi ngày hai lần, mỗi lần 30 phút. Tôi gật đầu, miệng OK liên tục nhưng rồi vịt nghe sấm, bao nhiêu điều bà dặn vừa vô tai phải liền ra tai trái! Một tuần tập hai ba lần thì tôi làm được nhưng mỗi ngày hai lần thì tôi hứa lèo cho qua chuyện! Năm sau trở lại tái khám bả la oai oái, phết ngay cho một toa thuốc trị cao áp huyết [high blood pressure]. Bà nói nếu không uống thuốc thì coi chừng nằm liệt giừơng! Cần nhất là phải ăn lạt, bớt muối bớt nước mắm. Chuyện này coi bộ hơi khó, vì muối và nước mắm là hai BFF [bạn nối khố] của tôi! Kết quả, thuốc thì cứ uống mà ăn mặn vẫn cứ ăn!
Tôi để ý, thấy những lần tim tôi rung vô cớ càng ngày càng rút ngắn khoảng cách và kéo dài thời gian hơn, từ năm ba phút tăng lên mười, mười lăm phút mỗi lần. Vì thấy mình vẫn khỏe, chẳng đau đớn gì nên tôi chẳng lấy đó làm điều. Cho tới một dạo đi công tác xa nhà... Chiều đó, trong lúc lái xe về khách sạn từ sở làm tôi có cảm giác ngực hơi nặng và phải lấy hơi, thở thật mạnh cho dễ chịu. Tôi nghĩ tại hôm nay làm việc nhiều nên mệt. Sau khi ăn tối với mấy người đồng nghiệp, tôi về phòng ngồi coi TV. Khoảng nửa tiếng sau tim tôi lại dở chứng, đập mạnh hơn lần trước, và kéo dài tới ba tiếng đồng hồ! Tôi bắt đầu lo, bèn vô Google tìm chữ "palpitation". Google trả lời là có nhiều nguyên do: mệt mỏi, lo âu, cao áp huyết! Phần nhiều là vô hại. Nhưng nếu bị thường xuyên thì phải coi chừng có vấn đề tim mạch, cần đi bác sĩ! Thấy mình không bị tê tay, tê mặt hay đau vai đau cổ - triệu chứng của stroke - nên tôi tạm yên tâm.
Sau hôm đó tim tôi trở lại ngoan ngoãn, hết nhõng nhẽo. Nhưng ngay đêm đầu tiên trở về nhà sau chuyến công tác cô nàng lại trở chứng, đập loạn xạ, đập hung năng hơn lần trước! Sợ quá, sáng hôm sau tôi gọi bà bác sĩ. Bả biểu tôi vô gặp bà liền một khi. Thấy bả cho hẹn khẩn cấp tôi đâm lo! Sau một hồi nghe nghe rờ rờ mó mó, bà bảo tôi đi thử điện tâm đồ [EKG]. Kết quả cho biết tim tôi bình thường, không có chuyện gì mà phải làm ầm ỹ! Tôi ra về, vừa mừng vừa phân vân. Buổi tối, tôi điện thoại cho Elly, bà bạn thân, để kể lể. Elly nói "you" mới là người biết rõ cơ thể của "you", và nếu "you" thấy có gì đó không ổn thì "you" phải lải nhải, ép bác sĩ thì họ mới động não mà lo cho mình đúng mức. Nghe lời Elly, mấy ngày sau tôi kêu bà bác sĩ nói tôi lại bị "palpitation". Làm thêm một EKG mà kết quả cũng chẳng có gì, tâm đồ thẳng băng, chẳng vặn vẹo lên xuống lên chỗ nào. Tôi nằn nì:
- Tôi biết cơ thể của tôi! Chắc có chuyện gì đó không ổn mà EKG chưa khám phá được. Tôi cần gặp một bác sĩ chuyên khoa.
Bà trả lời:
- Tôi rất thông cảm tâm trạng của bà, nhưng trước khi có thể gởi bà tới bác sĩ chuyên khoa, tôi yêu cầu bà làm thêm một vài xét nghiệm khác.
Tôi đồng ý, vì biết là phần nhiều các hãng bảo hiểm muốn các bác sĩ toàn khoa xử dụng mọi phương cách trước khi gởi bệnh nhân tới bác sĩ chuyên khoa để tránh phí tổn.
Bà gởi tôi qua phòng tim mạch nơi người ta yêu cầu tôi đeo một cái máy "heart monitor" 24 giờ mỗi ngày trong vòng 30 ngày, ngay cả lúc ngủ! Ngoại trừ lúc tắm và lúc đi qua máy rà ở phi trường. Máy chỉ to như một cái Blackberry, có bao và móc để đeo vào thắt lưng hay nhét trong túi quần. Máy có hai giây connectors để gắn vào hai cục điện từ [electrodes] gắn phía dưới hai nhũ hoa của bênh nhân, và cứ hai ngày phải thay một đôi mới. Nhịp đập của tim được theo dõi qua hệ thống satelite và luôn có nhân viên phòng tim mạch hiện diện để ghi nhận các kết quả được tải về. Nếu trong vòng mấy phút mà không thấy có hoạt động nào, họ lập tức email hay text bệnh nhân để tìm nguyên do.
Sau 30 ngày gắn bó với monitor vì đòi hỏi của con tim, tôi sung sướng nghe máy rè rè báo tin chấm dứt, từ biệt! Ba mươi đêm chung giường với nó tôi ngủ mất ngon, đầu bạc nhanh hơn cả ông Obama sau mấy năm hai nhiệm kỳ. Hai cục điện từ làm da tôi ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, cộng thêm hai sợi dây nối lòng thòng vướng víu… Kiểu này người Mỹ thì nói " no pain no gain", còn người mình thì nói "có công mài sắt có ngày nên kim". Ba mươi ngày mang nặng đeo lâu, chứ ít sao!
Mới 9 giờ sáng hôm sau bà bác sĩ đã gọi phone cho tôi, nói bà đã nhận được kết quả và muốn tôi vô gặp bà gấp! Nghe vậy tim tôi lại đập nhanh, tay chân muốn lạnh ngắt! Coi bộ lành ít mà dữ nhiều. Đoán đươc tâm trạng của tôi, bà nói:
- Thật ra, vấn đề không có gì nghiêm trọng! Cái chính là điều trị phòng ngừa. Tôi cần gặp bà để tìm phương pháp thích hợp mà thôi.
Tôi hỏi về chẩn đoán thì bà cho biết tôi bị bệnh rung nhĩ bộc phát [Atril Fibrillation, Paroxysmal].
Trước khi đi gặp bà tôi lên internet tìm tòi thông tin về căn bệnh mình đang "cưu mang". Thật là may mắn khi được sống trong thời đại khoa học phát triển, cho phép người ta tìm kiếm và học hỏi được bao nhiêu điều mà cách đây vài chục năm vẫn còn như mộng tưởng. Tôi google bệnh AFib rồi vào mấy websites hoặc forums "nghiên cứu" thêm từ những người đồng bệnh ở các quốc gia khác nhau như Úc, Đức, Canada và Pháp, v.v...
Theo các mẫu tin xem được, thì có khoảng trên năm triệu người thên thế giới đang mắc chứng rung nhĩ dưới nhiều dạng nặng nhẹ khác nhau. Nhẹ nhất là loại tôi đang bị, “Paroxysmal AFib.” Bệnh đến rồi đi, không báo trước, không ồn ào, và diễn ra trong một thời gian ngắn, chừng dăm ba tiếng hoặc lâu hơn. Những người nặng thì tim đập nhanh và mạnh liên tục cả tuần, cả tháng, làm cho họ rất mệt mỏi. Bệnh nặng cần giải phẫu. Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau mà bệnh nhân đôi khi phải trải qua hai ba lần mới tìm được loại thích hợp cho cơ thể mình. Các mẩu tin cũng nói bệnh này hiện chưa có thuốc chữa cho dứt, chỉ có thể kiểm soát bằng thuốc hay giải phẫu, mục đích là để máu lưu thông đều, không bị tụ đọng lại trong tâm thất gây ra chứng nhồi máu cơ tim [strokes].
Thường thì Afib xảy ra khi hệ thống điện năng [electrical system] của cơ thể ta bị rối loạn, khiến hai tâm nhĩ và tâm thất không hoạt động bình thường để theo kịp nhịp đập của nhau. Do đó khi bị rung nhĩ thì hai tâm nhĩ đập hỗn loạn và rất nhanh không phối hợp được với hai tâm thất phía dưới để đưa máu lên não và các động mạch khác kịp thời. Máu bị tụ đọng lại trong tim gây nhồi máu cơ tim, căn nguyên của bại liệt hay đột qụy [heart attack]. Người trên 60 tuổi có bệnh cao áp huyết hay mỡ trong máu [cholesterol] có nguy cơ cao bị bệnh này áp đảo.
Trước đây bịnh này được hầu hết các bác sĩ điều trị bằng hóa chất Coumadin, đòi hỏi bệnh nhân phải xét nghiệm máu liên tục để biết độ đông của máu rồi bác sĩ theo đó điểu chỉnh lượng thuốc hàng ngày. Mới đây, có vài loại thuốc mới được bào chế, như Pradaxa hoặc Xeralto, không đòi hỏi thử máu liên tục như Coumadin, nhưng những phản ứng phụ như xuất huyết nội vẫn chưa được giải quyết. Cho nên nếu bệnh nhân cần nhổ răng, mổ xẻ hay bị tai nạn bất ngờ cũng là nỗi quan tâm lớn cho cả bác sĩ lẫn bệnh nhân.
Trên forums của những người cùng mang chứng AFbib, nhiều người không đi theo cách chữa bệnh của bác sĩ và bảo biểm đề nghị, mà quyết định xử dụng thuốc bá bệnh Aspirins loại "low dose" [80mg] kèm với mấy loại thuốc bổ khác, cố chờ những phát minh mới ít độc hại hơn. Theo họ, Coumadin hay Pradaxa hay gì gì hiện hành đều là "độc chất", và chừng nào còn né được mà không phải đi thăm hai ông Kennedy thì họ ráng né, lâu chừng nào tốt chừng nấy!
Hôm sau, với mớ kiến thức học lóm trên mạng, tôi đến gặp bà bác sĩ. Bà muốn cho tôi xử dung Coumadin, tôi lắc đầu, lý do là tôi hay đi làm xa, không tiện cho việc xét nghiệm. Bà đề nghị Pradaxa, tôi cũng lấc đầu. Vin vào mớ tin của các forums cộng đồng Afib, tôi đề nghị bà cho tôi xử dụng aspirins và thuốc bổ đi kèm. Bà nhìn thẳng vào mắt tôi rồi nghiêm trang trả lời:
- Tôi là bác sĩ, tôi đề nghị cách điều trị tốt nhất cho bà. Nhưng bà là chủ cơ thể của bà nên bà có toàn quyền quyết định. Tôi như tấm bản đồ, như cái GPS, còn bà là người lái xe, bà quyết định lộ trình! Nếu bà chọn aspirins thay cho Coumadin hay Pradaxa, tôi không thể ép bà theo ý tôi. Tuy nhiên, trong khi xử dụng aspirins, bà nên gặp tôi mỗi tháng một lần để tôi theo dõi tình trạng tim mạch của bà. Nếu tuyệt đối phải thay đổi cách điều trị thì tôi sẽ báo cho bà biết.
Tôi mừng quá, cám ơn bà rối rít. Bà ngần ngừ bảo:
- Tìm hiểu trên các websites và forums là điều tốt. Tuy nhiên tôi khuyên bà không nên tin một cách tuyệt đối vào những gì bà đọc được, vì đâu phải ai post trong forums đều là những người có kiến thức chuyên môn và đáng tin cậy.
Nghe bà nói, tôi chợt nhớ tới câu chuyện khá buồn cười mà tôi và cô con dâu là hai nhân vật bị diễu dở!
Trở lại chuyện con tim đập lỡ nhịp của tôi... Hơn một năm qua, ngày nào tôi cũng tiêu thụ giùm mấy hãng bào chế thuốc hai viên aspirins loại 80mg. "Knock on wood" - nhờ ơn trên - tôi vẫn khỏe mạnh bình thường, thỉnh thoảng có ngày tim chợt nhớ, húng hắng một chút trong mấy giây rồi thôi. Vậy nhé, em cứ nằm im cho ta yên lòng. Lúc này ta không còn thích Rumba, Cha Cha Cha hay Paso nữa. Xin em hãy cùng ta lướt êm trong vũ điệu Slow dịu dàng êm ái.
Thịnh Hương
GT rinh cái tem vàng dài sọc Fa ui!
Trả lờiXóaThân Mến
http://i1090.photobucket.com/albums/i377/haduyennt/m_zpstzkfosfa.gif
Hoa Hồng trên đang muốn nói điều gì.
Xóahttp://i629.photobucket.com/albums/uu11/troimay/HOA/hoa-hong-ma-vang-24k-nu_zpssvqfoqtc.jpg
http://lifeplusimage.com/media/_good_morning_051_gif_50deee66439a3.gif
Trả lờiXóaCafe sáng thanh thản Fa nhé!
2 tách cafe đang trò chuyện với nhau, vui thiệt!
Xóahttp://i629.photobucket.com/albums/uu11/troimay/HOA/13754_n_zpsjqxwvjrj.jpg
Thăm Fa đọc bài và nghe nhạc
Trả lờiXóaChúc bình an.Mến
http://www.dienhoahalinh.com/images/products/288638_bo-hoa-sinh-nhat-dep-nhat.jpg
Rất vui khi được anh tặng hoa.
Xóahttp://i629.photobucket.com/albums/uu11/troimay/HOA/1465155__n_zpszl6ujvtj.jpg