1、Trong thương trường, đừng mong đợi sự giúp đỡ của người khác dành chobạn, bởi đối với bất cứ ai, tiền không bao giờ đủ. (Học cách chođi)
2、Những người giúp đỡ bạn là những người bạn tốt có đạo nghĩa, những người không giúp bạn cũng không có gì đáng trách cứ, không nên nuôi dưỡng thù hận, bởi họ đâu nợ bạn! (Học cách hiểu lý lẽ)
3、Hãy hiểu rằng không một ai nhất thiết phải giúp bạn khi bạn cần. Nếu có, người đó chỉ có thể là chính bạn. Vì vậy làm cho bản thân tự lập, mạnh mẽ, vui vẻ, hạnh phúc, mới là những việc bạn cần phải làm, dẫu sao cũng chỉ có bản thân mới nhất thiết cùng bạn vào sinh ra tử, hoạn nạn có nhau. (Học cách kiên cường)
4、Kết bạn không phân biệt giàu nghèo, họ có gia tài hàng tỷ với bạn một xu cũng không liên quan, đừng để bản thân biến thành người đầy tớ,họ có lẽ không có gì cả nhưng vẫn nhường miếng bánh mì duy nhất cho bạn. (Học cách phân biệt)
5、Đừng vì những người bạn giàu có mà xa lánh những người bạn tinh thần,dần dần bạn sẽ hiểu ra sự giàu có của bạn bè có thể đưa bạn đi ăn uống vui chơi và cũng có thể mang lại đủ thứ phiền não thế tục,phức tạp và rắc rối. Những người bạn tinh thần chỉ có thể đưa bạn ra đồng ruộng, bờ suối, không có cao lương mỹ tửu, không sâm banh,cà phê, không có sàn nhảy, nhưng họ có thể cùng bạn chạy nhảy, cùng bạn cười đùa như một thằng hề. (Học cách tự trọng)
6、Có thể tin rằng trên thế giới quả thực có tình yêu chung thủy, nhưng nó chỉ là thuộc về Ngưu lan Chức nữ, Lưu Sơn Bá, Chúc Anh Đài, bên Âu Mỹ còn có Romeo và Juliet, bởi họ đều có cuộc sống ngắn ngủi.Còn chúng ta thì phải sống thật lâu. (Học cách trân trọng)
7、Không cần biết bạn kết hôn vì điều gì, một khi bạn đã có con, bạn cần phải yêu gia đình này, bất kể nó tẻ nhạt và lạnh lẽo đến mức nào,bạn đều có nghĩa vụ phải sưởi ấm nó lên, bởi vì bạn là người cha!(Học cách trách nhiệm)
8、Chớp mắt tuổi thanh xuân của chúng ta sẽ không còn nữa, nếp nhăn dày lên từng ngày bên khóe mắt, chúng ta không thể ngăn sự tàn phá của năm tháng lên dung nhan, nhưng chúng ta có thể để cho trái tim làm chậm dần sự mài dũa của năm tháng như ngọc trong cát, dần dần bóng lên.Chờ đến khi chúng ta râu bạc, răng sụn, bước đi lảo đảo, bạn vẫn có thể giữ được vầng đỏ rực rỡ trên ánh ngọc trai đến cuối cùng, không phải sao? (Học cách trưởng thành)
9、Đừng nên quá cố chấp, cuộc sống có rất nhiều điều không như ý, thế giới không thể hoan hợp cho riêng bạn, trái đất không phải vì bạn mà xoay chuyển, do đó, đừng ôm mãi sự cố chấp, chúng ta cũng chỉ là những kẻ qua đường ở chốn hồng trần này, được sinh ra trần truồng,khi chết đi cũng chẳng thể mang theo được gì ? (Học cách buông tay)
Làm người, hạnh phúc nhất không phải là giàu có, thành đạt mà là thanh thản. Vì chỉ có thanh thản thì mới có giấc ngủ ngon. Đời người chính là một giấc mộng dài, mà giấc mơ đẹp thì có tiền cũng không mua được. Đôi lời dựa vào ý tứ của Phật giáo bàn về chữ “thanh” trong tâm.
Phật giáo cho rằng, đời người một kiếp nhân sinh một kiếp mộng, hiện tại chính là mộng. Mỗi người đều có mộng tưởng của bản thân và sống vì mộng tưởng đó. Cuộc đời ngắn ngủi, đường đời gập ghềnh, mỗi người đều phải trải qua thăng trầm bể dâu, mà chớp mắt một cái tất cả đã thành hư không.
Quá khứ, hiện tại và tương lại, đời người 3 chặng cũng như 3 lần mộng. Đứng ở hiện tại luôn ngoái về quá khứ và ngóng tới tương lai, đó là cố tật của tất cả mọi người. Cho nên, đời người chỉ cầu mộng đẹp, chỉ mong thanh tâm, thanh thản.
Có những phút giây yên tĩnh, ấy là hạnh phúc của con người. Không hối hận vì quá khứ,
không vọng tưởng trong hiện tại,
không lo lắng vì tương lai.
Mấy người có thể sống như vậy?
Sống thanh thản, bình tâm và yên ổn.
Thứ ấy có tiền cũng không mua được,
muốn cưỡng cầu cũng không thành.
Người thực sự tĩnh tâm thì ít vọng tưởng, ít sân si, ít mệt nhọc. Phật dạy một câu: “Hương tượng qua sông, cắt đứt chúng lưu”, tức là chuyện đã qua thì đừng lưu luyến, tư tưởng, cảm xúc cũng như dòng sông, một đi không trở lại. Mà muốn cắt đứt thì phải có dũng khí, dũng khí lớn nhất chính là bình tâm.
Rất nhiều người bề ngoài hân hoan, trong lòng gào khóc, vì cuộc sống mà bức bách bản thân, che giấu nội tâm. Thế nên, dẫu xung quanh hoan ca mà vẫn có cảm giác thê lương. Như vậy còn khốn khổ hơn gấp trăm ngàn lần người đau khổ trong cảnh nghèo khó.
Cho nên, hưởng thụ lớn nhất của sinh chính là tĩnh tại, không có tĩnh tại thì hưởng thụ vô ích. Làm người, đừng chỉ nghĩ tới kiếm tiền, hãy nghĩ tới kiếm tìm tĩnh tại, yên lặng trong chính tâm hồn mình, cuộc sống của mình.
Gọi ai không gọi, sao cứ gọi Em “đoá hoa sầu”, rầu như thế? Lên đâu không lên, sao vẫn lên cồn để rồi “hái dâu”, ở đâu đây? Ối chào! Thi-ca là như thế! Ấy đấy! Âm-nhạc, không khác vậy! Khác vậy hay như thế, vẫn là động-thái của văn-học/nghệ-thuật, từ ngàn xưa.
Hát gì thì không hát, sao Anh lại cứ hát, cứ gợi những lời buồn đến như sau:
“Tiếng nàng hát vọng, đôi câu,
Hát vọng đôi câu, hát vọng đôi câu
Dừng tay viết mướn (a) ối a lòng sầu
Lòng sầu vẩn-vơ vẩn vơ…sầu!.
Lều tranh còn ủ trong mơ,
Còn ủ trong mơ, còn ủ trong mơ
Mối tình là một bài thơ vô đề.”
(Phạm Duy/Phạm Thiên Thư – bđd)
Nhập-đề một bài thơ hay ca/nhạc kịch, vẫn là và sẽ là chuyện đời nhà Đạo, rất khôn nguôi. Chuyện nhà Đạo, đôi lúc không phải và không thể là câu chuyện để ta phiếm-luận hay phiếm “loạn” cho vui đời. Thông thường thì, chuyện tin-tưởng, tức: những chuyện để tin và yêu chứ không để tưởng-tượng, tưởng nhớ hay tưởng chừng dễ tin.
Nhưng, trước khi đi vào những chuyện tưởng-chừng-như-dễ-tin và dễ nhớ, hãy cứ mời tôi và mời bạn, ta vào với câu chuyện tưởng-chừng-như-vẫn-nhớ, chứ chưa tin. Đại loại, đó chỉ là truyện kể để đời, để ta nhớ mà thương, như sau:
“Một đồng tám mươi bảy xu ,đúng như vậy.Hàng ngày, cô cố gắng tiêu thật ít tiền khi đi chợ. Cô đi loanh quanh tìm mua thứ thịt và rau rẻ nhất cho bữa ăn hàng ngày, ngay cả lúc cảm thấy hết sức mệt mỏi cô vẫn cố tìm kiếm. Tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.
Della đếm lại số tiền ít ỏi một lần nữa. Không hề có sự nhầm-lẫn,chỉ có một đồng tám mươi bảy xu, và ngày mai sẽ là lễ giáng sinh. Cô sẽ không thể làm gì hơn, chỉ còn cách ngồi xuống và khóc mà thôi. Ở đó, trong một căn phòng nhỏ, tồi tàn, cô đang nức nở.
Della sống trong căn phòng nhỏ nghèo nàn này với chồng của cô, James Dillingham Young, ở thành phố New York. Họ có một phòng ngủ, một phòng tắm và một nhà bếp. James Dillingham Young may mắn hơn cô vì anh ấy có việc làm.
Tuy vậy, đó không phải là một công việc kiếm được nhiều tiền. Tiền thuê căn phòng này chiếm gần hết lương của anh ấy. Della đã cố gắng rất nhiều để tìm một công việc nhưng vận may đã không mỉm cười với cô. Tuy nhiên, cô rất hạnh phúc khi ôm 'Jim', James Dillingham Young, trong tay mỗi khi anh trở về.
Della đã ngừng khóc. Cô lau khô mặt rồi đứng nhìn một chú mèo xám trên bức tường đồng màu với nó bên cạnh con đường tối ngoài cửa sổ. Ngày mai là Noel và cô chỉ còn một đồng tám mươi bảy xu để mua cho Jim, Jim của cô, một món qùa.Cô muốn mua một món quà thật sự có ý nghĩa, một thứ có thể biểu hiện được tất cả tình yêu cô dành cho anh.
Della chợt xoay người chạy đến bên chiếc gương treo trên tường. Mắt cô sáng lên. Cho đến bây giờ, gia đình James Dillingham Young chỉ có hai vật quí giá nhất.Một thứ là chiếc đồng hồ vàng của Jim. Chiếc đồng hồ này trước đây thuộc sở hữu của cha anh ta và trước nữa là ông nội anh. Thứ còn lại là mái tóc của Della. Della thả nhanh mái tóc dài óng mượt xuống lưng. Thật tuyệt đẹp, không khác nào như một chiếc áo khoác đang choàng qua người cô. Della cuộn tóc lên lại. Cô đứng lặng đi rồi thút thít một lát.
Della bước chậm rãi qua các cửa hàng dọc hai bên đường rồi dừng lại trước bảng hiệu 'Madame Eloise'.Tiếp cô là một phụ nữ mập mạp,bà ta chẳng có một chút vẻ 'Eloise' nào cả.
Della cất tiếng hỏi:
-Bà mua tóc tôi không?'
-Tôi chuyên mua tóc mà, bà ta đáp và bảo: 'hãy bỏ nón ra cho tôi xem tóc của cô đi'
Suối tóc nâu đẹp tụyệt vời buông xuống.
-Hai mươi đồng' bà ta định giá, bàn tay nâng niu mái tóc óng ả.
-Hãy cắt nhanh đi! và đưa tiền cho tôi' Della nói.
Hai giờ tiếp theo trôi qua nhanh chóng. Cô tìm mua quà cho Jim trong các cửa hiệu trong niềm vui khôn tả. Cuối cùng cô cũng chọn được một thứ.Đó là môt sợi dây đồng hồ bằng vàng. Jim rất quí chiếc đồng hồ của mình nhưng rất tiếc là nó không có dây. Khi Della trông thấy sợi dây này cô biết rằng nó phải là của anh và cô phải mua nó.
Cô trả hai mươi mốt đồng để mua và vội vã trở về nhà với tám mươi bảy xu còn lại. Về đến nhà, Della ngắm mái tóc cực ngắn của mình trong gương và nghĩ thầm: 'mình có thể làm gì với nó đây?'
Nửa giờ tiếp theo cô nhanh chóng chuẩn bị mọi thứ. Xong Della lại ngắm nghía mình trong gương lần nữa. Tóc của cô bây giờ tòan những sợi quăn quăn khắp đầu. 'Chúa ơi, mình trông như một con bé nữ sinh ấy!'. Cô tự nhủ :'Jim sẽ nói gì khi thấy mình như thế này?' Bảy giờ tối, bữa ăn đuợc chuẩn bị gần xong. Della hồi hộp chờ đợi, hy vọng rằng mình vẫn còn xinh đẹp trong mắt Jim.
Thế rồi cửa mở, Jim bước vào. Anh ấy trông rất gầy và cần có một áo khoác mới.Jim nhìn chằm chằm vào Della. Cô không thể hiểu được anh đang nghĩ gì, cô sợ. Anh ta không giận dữ, cũng chẳng ngạc nhiên.Anh đứng đó, nhìn cô với ánh mắt kỳ lạ. Della chạy đến bên Jim òa khóc: 'Đừng nhìn em như thế ,anh yêu. Em bán tóc chỉ để mua cho anh một món quà. Tóc sẽ dài ra mà. Em phải bán nó thôi, Jim à. Hãy nói 'giáng sinh vui vẻ', em có một món quà rất hay cho anh này!'
-Em đã cắt mất tóc rồi à?' Jim hỏi
-Đúng thế, em đã cắt bán rồi, vì vậy mà anh không còn yêu em nữa ư? em vẫn là em mà!' Della nói. Jim nhìn quanh rồi hỏi lại như một kẻ ngớ ngẩn: 'em nói là em đã bán tóc à?'
-Đúng, em đã nói vậy, vì em yêu anh! Chúng ta có thể ăn tối được chưa, Jim?'
Chợt Jim vòng tay ôm lấy Della và rút từ túi áo ra một vật gì đấy đặt lên bàn. Anh nói:
-Anh yêu em, Della, dù cho tóc em ngắn hay dài. Hãy mở cái này ra em, sẽ hiểu tại sao khi nãy anh sững sờ đến vậy.'
Della xé bỏ lớp giấy bọc ngoài và kêu lên sung sướng, liền sau đó những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống.Trong đó là một bộ kẹp tóc, những chiếc kẹp dành cho mái tóc óng ả của Della. Cô đã mơ ước có được nó khi trông thấy lần đầu tiên qua cửa kính một gian hàng. Những cái kẹp rất đẹp và rất đắt tiền. Bây giờ chúng đã thuộc về cô nhưng tóc cô thì không còn đủ dài để kẹp nữa!
Della nâng niu món quà ,mắt tràn đầy hạnh phúc. 'Tóc em sẽ chóng dài ra thôi Jim', nói xong cô chợt nhớ đến dây đồng hồ vàng định tặng cho Jim và chạy đi lấy.
-Đẹp không anh? em đã tìm kiếm khắp nơi đấy, giờ thì anh sẽ phải thích thú nhìn ngắm nó hàng trăm lần mỗi ngày thôi. Nhanh lên, đưa nó cho em, Jim, hãy nhìn nó với sợi dây mới này'
Nhưng Jim không làm theo lời Della. Anh ngồi xuống vòng tay ra sau đầu mỉm cười nói:
-Della, hãy cất những món quà này đi. Chúng thật đáng yêu. Em biết không, anh đã bán chiếc đồng hồ để mua kẹp cho em. Giờ thì chúng ta có thể bắt đầu bữa tối được rồi em yêu ...” O. Henry
Truyện kể dễ tin nhưng không dễ tưởng, như ca-từ bài thơ được nghệ-sĩ họ Phạm phổ thêm nhạc:
“Ẩn Lan ơi! Ơi mái tóc thề!
Ẩn Lan ơi! Ơi mái tóc thề!
Mùa Xuân nay có vỗ về hương xưa?
Đêm nao học dưới học dưới trăng mờ giòng chữ hững hờ…
Thoảng nghe tiếng hài của em,
tiếng hài của em, tiếng hài của em.
Như sương lắng đọng trên thềm (trên thềm) ngõ sau…
Em cười đem lại cho nhau,… đem lại cho nhau.
Sợi tơ mớ tóc ối a buộc vào …buộc vào với hoa ngâu vàng.
Victor Hugo nói "Nếu Thượng đế sáng tạo ra người phụ nữ trước thì người đã thôi không sinh ra các loài hoa"..., Lessing lại cho rằng "Đàn bà là kiệt tác của vũ trụ". Mời các bạn chiêm ngưỡng "những kiệt tác của vũ trụ"với sự tô điểm của những nhành hoa dâm bụt...
Mẹ đang đi dạo cùng con trai nhỏ. Gặp cô bạn gái xinh đẹp, cúi xuống giục con:
- Gregory, thơm cô Lucie đi con.
- Không!
- Gregory, mẹ nói con phải vâng lời.
- Nhưng cô Lucie sẽ tát con!
- Vớ vẩn! Điều gì khiến con nghĩ như vậy?
- Bởi vì chính bố đã thử và bị cô ấy tát rồi!
KHỎI LO
Giữa hai bà bạn thân:
- Sao chị để chồng chị theo tán tỉnh các cô gái trẻ tuổi mà không ghen.
- Kệ ông ấy. Cũng như những con chó cố chạy theo ô tô đấy thôi, lúc đuổi kịp rồi cũng có lái được đâu.
NGÁI NGỦ
Nửa đêm, vợ một bác sĩ giật mình, lay chồng dậy thì thào:
- Anh ơi, có trộm ở phòng khách
Vị bác sĩ vừa tĩnh dậy hỏi:
- Thế nó bị bệnh gì?
BAY NGAY
Bé còn rất nhỏ hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, có phải các thiên thần có cánh và biết bay không mẹ?
- Đúng rồi con.
- Hồi sáng lúc mẹ đi chợ, con nghe bố gọi chị giúp việc là thiên thần của anh. Thế bao giờ thì chị ấy bay mẹ?
- Ngay bây giờ đây, con ạ!
CŨNG SẼ QUYÊN SINH
Một chàng thanh niên thất thểu leo lên núi, định nhảy xuống vực sâu tự tử. Bỗng Ðạo Sĩ Cầu Ðắc ở trong núi xuất hiện kịp thời ngăn cản:
- Sao con lại quyên sinh?
- Thưa vì con chán đàn bà. Không người đàn bà nào trung thành cả.
Ðạo Sĩ nói:
- Nhưng nếu có người đàn bà trung thành với con mãi mãi thì con cũng sẽ quyên sinh.
BỒ LÀ RAU MUỐNG
Một gia đình nọ sống rất hoà thuận, mỗi lần người vợ hỏi chồng về chuyện bồ bịch. Anh chồng chỉ cười và nói: "Ôi, vợ yêu là nhân sâm quý giá, còn bồ chỉ như mớ rau ngoài chợ mà thôi".
Người vợ nghe thấy vậy, lấy làm vui lắm. Nhưng rồi một hôm cô ta phát hiện ra chồng mình đã có bồ. Một lần bắt quả tang họ ở một quán nọ, cô ta khóc lóc nói với anh chồng:
- Thế mà anh nói em như nhân sâm quý giá, còn bồ chỉ như là mớ rau.
Anh chồng mặt tỉnh bơ, thản nhiên đáp:
- Đúng rồi còn gì, nhân sâm thì chỉ khi nào ốm người ta mới uống, còn rau thì ngày nào chả phải ăn.
TẠI HO
Một phạm nhân mới được đẩy vào phòng giam. Đại bàng hỏi:
- Sao mày vào đây?
- Tại em ho.
- Ho mà vào đây? Giỡn mặt tao hả?
- Dạ, lúc đó em đang cạy tủ...
ĐÓ LÀ LỊCH SỬ
Cháu:"Nội đang đọc sách gì đấy ạ?"
Nội:"Sách lịch sử đó, con."
Cháu nhìn vào quyển sách ông nội đang đọc, chun mũi: "Nội xạo, quyển sách này nói về sex cơ mà."
Ông cụ nhìn thằng bé, chậm rãi:" À, nhưng đối với nội, đó là lịch sử!."
Vì sao phụ nữ xưa lấy chồng phải đem theo của hồi môn?
Ngày nay chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến “của hồi môn” và hiểu đó là món quà mà cha mẹ cô gái tặng con khi con đi lấy chồng. Nhưng ngày xưa, việc cô gái đi lấy chồng phải mang theo của hồi môn gần như là phong tục bắt buộc. Vậy việc cô gái mang theo của hồi môn về nhà chồng là có lý do gì?
Của hồi môn là đồ dùng, quần áo hay tiền bạc…mà người phụ nữ mang từ nhà cha mẹ đẻ đến nhà chồng khi kết hôn. Tùy theo phong tục tập quán ở mỗi nơi mà của hồi môn có thể khác nhau.
Những cô gái trong gia đình giàu có thời xưa khi đi lấy chồng thường mang theo hộp trang điểm, giường, tủ…Thậm chí có những gia đình, cô gái còn mang theo rất nhiều đồ dùng và tiền bạc mà cho dù sống cả đời ở nhà chồng cũng không cần tiêu đến một đồng của gia đình chồng.
Phong tục tặng của hồi môn ở nước ta bắt nguồn từ Trung Hoa. Tại Trung Hoa, phong tục tặng của hồi môn ra đời vào thời Xuân Thu. Thời ấy không chỉ những gia đình “danh gia vọng tộc”, những gia đình quan lại có điều kiện mới tặng của hồi môn cho con gái khi con gái đi lấy chồng. Mà việc tặng của hồi môn đã được phổ cập rộng rãi trong dân gian.
Người xưa quan niệm, tặng của hồi môn cho con gái có 4 nguyên nhân chính là:
Một là vì cha mẹ mong muốn cho con gái một chút đồ dùng vật dụng, giúp con có cuộc sống tốt hơn trong cuộc sống gia đình vợ chồng ban đầu.
Hai là, cha mẹ muốn qua việc này cố gắng tạo dựng địa vị cho con gái ở nhà chồng. Của hồi môn nhiều có nghĩa là gia đình của cô gái có thực lực về kinh tế. Vì thế, chúng ta có thể thấy qua phim ảnh, các gia đình xưa đều coi trọng việc tặng cho con gái của hồi môn có giá trị như vòng tay bằng ngọc, miếng ngọc…
Ba là vì sợ con gái về nhà chồng còn nhiều bỡ ngỡ và nhớ nhà, nhớ cha mẹ anh chị em nên muốn tặng của hồi môn cho con gái để mỗi khi nhớ nhà cô gái có thể ngắm nhìn những vật mà cha mẹ tặng cho mang theo. Có những gia đình phú ông giàu có còn cho cả người hầu theo cùng hầu hạ con gái để con gái không cảm thấy xa lạ.
Bốn là cha mẹ tặng của hồi môn cho con gái là mong muốn con được may mắn, có cuộc sống đủ đầy cả về vật chất, hạnh phúc vợ chồng và con cái.
Đối với gia đình nhà chồng, họ rất ý thức rằng của hồi môn là của con dâu nên không bao giờ có quyền can thiệp. Nếu như can thiệp vào của hồi môn này nhất định phải nhận được sự đồng ý của con dâu, việc con dâu không đồng ý được coi là việc chính đáng.
Vào thời xưa, việc nhà chồng chiếm dụng của hồi môn của con dâu thì bị xem là hành vi rất xấu xa, sẽ lưu tiếng xấu về thanh danh.
Sau khi chủ của số của hồi môn này qua đời, thì người thừa kế số của hồi môn ấy là con cái của họ. Nếu người phụ nữ ấy không có con cái thì người thừa kế sẽ là con cháu thuộc nhà mẹ đẻ của họ với ý nghĩa trả về cho cha mẹ đẻ.
Theo phong tục là như vậy, nhưng hầu hết những người phụ nữ xưa đều yêu thương và chăm sóc hy sinh cho chồng con. Nên họ luôn sẵn lòng lấy phần của hồi môn của mình ra để chu cấp cho chồng học tập thành tài hoặc gây dựng sự nghiệp. Trường hợp người chồng không cần dùng đến, người phụ nữ nhất định sẽ dành hết cho con của mình chứ không giữ làm của riêng. Đó là đức tính tạo nên bản sắc riêng biệt đáng trân quý của người phụ nữ cả xưa và nay.