Chiều mưa lất phất, lòng đã buồn nay buồn hơn bởi cái cảnh mưa ở cái chỗ nước nghèo ngập mặn. Chẳng làm gì được với cái cảnh buồn để rồi đi ... xuống tóc. Thật ra cũng không dài lắm nhưng phải cắt vì nhiều kẻ không ưa.
Đang ngồi cắt giữa trời mưa buồn lại được nghe những câu chuyện buồn của cuộc đời.
Người khách quen của tiệm bổng nhiên chợt đến và đợi. Trong thời gian đợi đó, những câu chuyện mua bán được kể cho nhau nghe. Người khách mới khoe với hai vợ chồng chủ tiệm cắt tóc rằng mới bán được mớ chanh với giá 11 (sau này mới hiểu là 11.000 đồng/1 ký). Người khoe cảm thấy vui lắm vì may mắn vì tìm được mối mới không ém giá như mối cũ. Mối cũ thì cứ 7 hay 8 ngàn 1 ký thôi chứ không hơn.
Và, cũng buồn khi nghe kể bà mối cũ không mua nữa mới gặp mối mới vì bà mối cũ bị ... vỡ nợ nên đi trốn !
Xen vào câu chuyện vườn tược, họ cứ kể nào là vườn này mất mùa, vườn kia không được trái. Ngay như hai vợ chồng chủ tiệm cắt tóc vừa rồi thu lắm chỉ hơn ... chục ký !
Trước khi rời khỏi tiệm, tôi không ngần ngại để hỏi thăm mùa vụ của chanh như thế nào thì họ thiệt tình “khai báo” là một tháng thu được 2 lần nhưng rồi tiền phân tiền thuốc “ăn” hết của họ. Tôi hỏi thêm rằng trồng như vậy có “ăn” không vì cái xứ nghèo này chẳng còn gì để trồng ngoài vài chục gốc chanh. Họ cũng cho biết luôn rằng : “Làm gì có “ăn” ! Tiền phân tiền bón đổ vô cho “nó” cũng nhiều lắm ! Giờ không làm chanh thì không biết làm gì để sống !”.
Chưa dừng ở chỗ đó, họ còn nói thêm : “Nước mặn như vậy thì thu hoạch chẳng được bao nhiêu ! Đổ biết bao nhiêu phân vô đó cũng chẳng nhằm nhò gì ! Cầu cho nước bớt mặn để chanh được nhiều trái !”
Câu chuyện đời là như vậy đó ! 1 ký chanh, đổ biết bao nhiêu mồ hôi, công sức và cả vốn nữa nhưng khi thu hoạch chỉ non kém 10 ngàn đồng 1 ký.
Câu chuyện chanh khép lại khi mái tóc được cắt xong.
Trên con đường về nhà ngậm ngùi thương người dân nghèo mình quá !
Ở cái vùng nghèo này thì dân chết vì chanh. Ở vùng làm muối nước biển bị ô nhiễm thì chẳng làm muối được ... Và rồi đâu đó, cái khát, cái đói sẽ ập đến bởi đời đã khổ nay khổ thêm.
Mới đây, về Sài Gòn có việc, đi ngang con đường Lý Thường Kiệt, thanh long được chất đống và rao bán với cái giá rẻ như bèo ... 4.000 đồng/1. Nhắc đến bèo lại tội cho người dân miền Tây sông nước. Nhiều gia đình sống tựa cánh bèo nhưng chẳng biết sao nguồn nước đã làm cho không còn bèo để mà vớt nữa.
Người nông phu nghèo của nhà quê là thế đó ! Trái chanh, quả thanh long đã thất nay lại còn bị ém giá bởi tư thương nữa thì thử hỏi lấy gì để tìm kế sinh nhai.
Đâu đó trên dải đất hình chữ S này ngậm ngùi bởi môi trường sống và bởi lòng người không còn cái tâm sáng nữa để rồi con người lại mãi cứ đè bẹp nhau. Buồn và đau cho những mảnh đời đang chơi vơi giữa cuộc sống lận đận long đong.
Chiều về nhà, nặn trái chanh uống cho giải cảm nhưng chẳng hiểu sao vị chanh chiều hôm nay chua hẳn bởi lẽ nghe được câu chuyện chua chát của người trồng chanh. Biết sao được khi tình người đã vơi nay còn cạn để thương lái mãi cứ o ép người nông dân.
ST
Nông dân luôn khổ,mình là con nhà nông,nhìn cha mẹ,bà con,xóm làng...rồi chính bản thân mình mãi ì à ì ạch trên con đường thoát nghèo...Chiến tranh cũng thua thiệt,thời bình cũng thua thiệt...chỉ biết cố gắng để đầu tư cho con cái sau này...Làm người lương thiện sao mà khó quá !
Trả lờiXóaChúc Fa cuối tuần nhiều vui !
http://i629.photobucket.com/albums/uu11/troimay/Phong%20Canh%20VietNam/Que-ngheo-F_zpskm5yjsfl.jpg
XóaFa đồng cảm với anh, hiện nay nhiều người nông dân làm cực nhọc, đầu tư nhiều tiền nhưng khi thu hoạch thì thiếu nợ.
Thăm đọc bài thật rầu cho cuộc sống người nông dân
Trả lờiXóa..."Buồn và đau cho những mảnh đời đang chơi vơi giữa cuộc sống lận đận long đong...."Chia sẻ cùng Fa nhé.Mến
http://verocoffee.vn/uploads/news/2014_09/ly-ca-phe-1.jpg
http://i629.photobucket.com/albums/uu11/troimay/Phong%20Canh%20VietNam/Hoang-hon500_p_zpsdyutbr2h.jpg
Xóa75% dân Việt Nam là người Nông dân, nhiều người luôn thiếu trước hụt sau, người không có đất đi làm thuê cũng khổ.