Trang

31/05/2018

DU TĂNG

Các tăng nhân tu hành ở chùa khi xưa, khi đã đạt đến một tầng thứ khá cao rồi, thì sư phụ của họ để họ đi vân du.
Đi vân du là gian khổ nhất, không nơi ăn chốn ở, không người phục vụ, giúp đỡ.
Họ phải đối diện với đói khát và nguy hiểm của thú dữ, rắn độc trong rừng sâu núi vắng. Họ cũng phải đối diện với nắng gắt, mưa dầm, rét buốt, tuyết sương. Họ còn phải đối diện với đủ hạng người, từ đầu trộm đuôi cướp, đến vô pháp vô thiên, vô thần vô đạo đức, bị xỉ vả nhục mạ, đánh đập hắt hủi, cướp đồ, trêu ghẹo, bỡn cợt. Nhưng cũng có những thử thách còn khó khăn hơn, khó vượt hơn, đến từ các đồng môn, các tăng nhân hòa thượng ở các chùa, viện mà họ muốn xin tá túc.
Theo truyền thống Thiền Nhật Bản ngày xưa, những tăng sĩ đi vân du khắp nơi, nếu muốn ngủ trọ qua đêm ở một ngôi chùa hay tịnh xá nào, đều phải thắng cuộc tranh luận tay đôi với vị sư trụ trì. Nếu không thắng được, vị du tăng đó phải đi, không được phép ở lại, dù chỉ một đêm.

Câu chuyện xảy ra tại một ngôi chùa cổ phía bắc Nhật Bản. Trụ trì ngôi chùa đó là hai anh em, nhà sư anh rất thông thái, biện luận vô cùng thiện xảo, còn sư em lại ngớ ngẩn, lù khù và còn chột một mắt.

Một đêm nọ, có một vị du tăng đi ngang qua, muốn xin vào nghỉ tạm qua đêm. Nhà sư anh, quá mệt mỏi vì đã học hành suốt ngày, nên sai nhà sư em ra tiếp khách và tranh luận với vị du tăng theo truyền thống. Trước khi nhà sư em đi ra ngoài, sư anh dặn dò:
“Này, đệ phải tranh luận trong im lặng nhé. Đừng có nói, kẻo đấu không lại người ta đó”.
“Huynh yên tâm đi, để đó cho đệ!”
Độ một thời gian ngắn sau, vị du tăng xin gặp nhà sư anh, vái chào và xin ra đi. Ông ta đã bị khuất phục và hết sức tán thán tài hùng biện của nhà sư em.

Nhà sư anh nói:
“Trước khi đi, xin Ngài thuật lại cho tôi nghe cuộc tranh luận thế nào?”
“Rất hay, tuyệt” – vị du tăng trả lời:
“Này nhé, trước hết tôi giơ một ngón tay lên ý tượng trưng Đức Phật. Sư đệ của ngài đưa hai ngón tay lên có nghĩa là Đức Phật và Phật Pháp. Tôi lại đưa ba ngón tay lên có ý nói Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Sư đệ thông minh của ngài đưa nắm tay lên dứ vào mặt tôi có ý nói là cả ba (Tam Bảo) đều quy về một. Một là tất cả, tất cả là một. Tuyệt, tuyệt, sâu xa, sâu xa, Đại Thừa, lý rốt ráo Đại Thừa đấy. Tôi cam lòng bái phục! Bái phục! Tôi đêm nay có đói rét, không có ăn, không chỗ ngủ, tôi vẫn thấy rất vui. Xin cảm ơn hai ngài, tôi xin cáo từ”.
Vị du tăng ra đi, rất hể hả như đã học được một điều gì tuyệt diệu.
Lát sau, nhà sư em vào gặp anh, dáng điệu còn có vẻ bực bội vô cùng.
Vị sư anh nói: “Ta biết là đệ đã thắng cuộc tranh luận này”.
“Thắng cái gì, cái tên du tăng đó thật là thô lỗ hết sức, nếu đệ không nhớ lời sư huynh dặn bảo là phải cố gắng nhẫn nại, nhã nhặn và lễ độ với khách thì em đã cho hắn một bài học thích đáng rồi”.

“Sao, đệ thuật lại cho ta nghe sự việc như thế nào?”
“Này nhé, khi hắn ta vừa thấy em, hắn liền đưa một ngón tay lên có ý chế giễu em chột một mắt; em cố dằn cơn giận, đưa hai ngón tay lên khen là hắn có phước, đầy đủ hai con mắt. Thế mà hắn lại có ý trêu ngươi em nữa chứ, hắn đưa ba ngón tay lên, có ý nói là em và hắn ta, hai người nhưng chỉ có ba con mắt thôi. Em bực quá, giơ nắm đấm lên dứ vào mặt hắn có ý cho hắn biết là: “Này, vừa phải thôi nhé, kẻo ăn đấm đó”. Hắn chột dạ, có vẻ ngán nên vái chào rút lui có trật tự. Thiệt là tăng sĩ gì mà thô lỗ hết sức!”
Nhà sư anh trợn mắt, lắc đầu và ôm bụng lăn ra cười ngất.

***
Người xưa thường nói: “Nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí”, nghĩa là bậc nhân đức nhìn gì cũng thấy nhân, bậc trí tuệ nhìn gì cũng thấy trí. Chúng ta có thể mở rộng thêm ý của câu cổ ngữ đó là “Minh giả kiến minh, ngu giả kiến ngu” (Người sáng suốt nhìn cái gì cũng thấy sáng suốt, rành mạch, kẻ ngu đần thấy cái gì cũng có cái ngu ngốc đáng cười). Cùng một sự vật hiện tượng, mỗi người với góc nhìn khác nhau, nhận thức khác nhau, cảnh giới khác nhau, và tầng thứ khác nhau mà có lĩnh hội, lý giải khác nhau.
Vị du tăng là bậc trí tuệ, nhìn cử chỉ của kẻ thất phu ngu muội, nhưng vẫn thấy chứa đựng những huyền diệu và trí tuệ cao siêu ở trong đó, khiến ông đắc được thêm thể ngộ, càng tăng tiến trí tuệ của bản thân, và càng khiêm nhường hơn. Cứ tu dưỡng như vậy hàng ngày, cuối cùng sẽ thành bậc đắc đạo, đại trí đại huệ.
Vị sư em là kẻ thất phu ngu dốt, nhìn các kiến thức cơ bản của Phật giáo lại hiểu thành bị du tăng chế nhạo, khinh nhờn, phỉ báng, lòng uất ức, sinh oán hận, chỉ thiếu chút là xảy ra thượng cẳng chân hạ cẳng tay.
Vị sư anh là người sáng suốt thông tuệ, “biết người biết ta”. Ông biết các du tăng đều là các bậc tu hành có thành tựu, trí tuệ thông suốt, định lực nhẫn nại lớn, suy nghĩ sâu xa. Ông cũng biết sư em thất phu, dốt nát, lỗ mãng, nên chỉ cần dặn “không được nói, tranh luận trong im lặng”. Cuối cùng, ngôi chùa ông chủ trì, vẫn “chiến thắng” trong cuộc “tranh luận” với du tăng, lại khiến du tăng tâm phục khẩu phục, có thêm sở đắc, vui vẻ ra đi.

Câu chuyện cũng cho thấy lời lẽ tranh biện chỉ làm vấn đề phức tạp, làm mọi chuyện xấu đi. Đó cũng là lý do mà các tăng nhân chân tu trong Phật giáo mỗi năm có mùa an tu kiết hạ kéo dài ba tháng để chuyên lo tu học và tinh tấn đạo nghiệp, trong đó họ tu khẩu, không nói năng gì.
Đây cũng chính là thể hiện của “Vô ngôn thắng hữu ngôn” (Không lời thắng có lời – ý tứ là, im lặng thắng lời nói). Lão Tử cũng nói: “Thị dĩ thánh nhân xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo”, nghĩa là: “Cho nên Thánh nhân dùng vô vi mà xử sự, dùng vô ngôn mà dạy dỗ”. Bậc Thánh nhân không mang một quan niệm cá nhân, chấp trước bản thân nào hành sự, có nghĩa là thuận theo Đạo mà hành sự. Bậc Thánh nhân im lặng mà giáo hóa, dùng hành vi, đức độ của bậc đắc Đạo, khiến những người xung quanh cảm động mà tự quy chính theo.

Chỉ bằng im lặng, đã tránh được cuộc ẩu đả, sư em học được Nhẫn, du tăng học được Trí, sư anh học được Minh, quả là nhất cử tứ đắc (một hành động thu được bốn lợi ích). Người phương Tây cũng nói “Im lặng là vàng”, quả thật không sai. Chúng ta cần học biết im lặng, lợi ích vô cùng.
Nhất Tâm

29/05/2018

Nếu như bạn đã 40-60 tuổi



Nếu như bạn đã 40-60 tuổi, nhất định phải dành 2 phút xem bài viết này, rất quan trọng!

Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của tự nhiên, của tạo hóa. Nhưng quy luật đó đến với chúng ta như thế nào lại phụ thuộc vào chính chúng ta.

Hãy thông minh, sáng suốt đón nhận những gì mà tạo hóa ban tặng để có được một cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Nếu như bạn đã 40-60 tuổi – Phải biết cắt đứt với quá khứ.
Sau 50 tuổi, muốn sống những ngày tháng vui vẻ, thì phải biết cắt đứt với quá khứ.
Cắt đứt quan hệ với địa vị quá khứ của mình, phải thành khẩn thật thà mà chấp nhận tuổi già; giữ khoảng cách với người mà không hợp nhau trong quá khứ, không nhớ không hận đôi bên đều tốt; cắt đứt quan hệ với những chuyện không vui vẻ trong quá khứ, tu dưỡng lại tâm trạng của bản thân.
Hiểu được ở độ tuổi gì cần làm việc gì, vào lúc nào cần nói những lời gì. Như vậy mới có thể không vượt quá giới hạn, không miễn cưỡng, không tổn thương, nhẹ nhàng đi vào được trong thế giới vui vẻ thuộc về bản thân mình.

Nếu như bạn đã 40-60 tuổi – Đừng sống những ngày tháng cơm canh đạm bạc nữa.
Sự xuất hiện của huyết áp cao, mỡ máu cao, đường máu cao, axit uric cao đã khiến rất nhiều bạn già cho rằng “cơm canh đạm bạc” mới là phương pháp duy nhất đối với  việc khỏe mạnh sống lâu. Chỉ ăn rau không ăn thịt, là có thể kéo dài tuổi thọ, ít bị bệnh. Nhưng trên thực tế, việc ăn uống lành mạnh thực sự vốn không phải do cơm canh đạm bạc, mà là cần sự phối hợp khoa học.

Nếu như bạn đã 40-60 tuổi – Phải hiểu rằng sống đừng quá nghiêm túc.
Có 1 câu nói rất kinh điển, rất nhiều người chắc chắn đều đã nghe qua: “Nghiêm túc, là bạn đã thua rồi”
Đến độ tuổi này rồi, đối với 1 vài người và sự việc trong cuộc sống, cũng nên mắt nhắm mắt mở, những chuyện không vi phạm quy tắc thì không cần thiết phải nghiêm túc. Sống 1 cách hồ đồ, sống 1 cách vui vẻ, mới có thể thắng đẹp cả đời này!

Nếu như bạn đã 40-60 tuổi – Học cách làm 1 khán giả yên lặng.
Già rồi, không còn sức lực vô tận nữa, không cần tranh đoạt giành giật, thôi thì nên làm 1 khán giả yên lặng, chậm nhịp lại, yên lặng lại, nghe thử âm thanh của hoa nở, cảm nhận thử việc còn sống tốt đẹp thế nào.
Già rồi, làm 1 khán giả yên lặng, biết cách lắng nghe, quan sát và thuận theo tự nhiên. Tuy rằng kinh nghiệm và kiến thức của bản thân là nhiều, là tốt, nhưng cũng chưa hẳn là thích hợp với người trẻ tuổi, cho nên bạn chỉ có thể khuyến cáo, mà không phải là ra lệnh. Luôn luôn ghi nhớ vị trí khán giả của bản thân, mới không phải vượt quá giới hạn, tự tìm phiền não.

Nếu như bạn đã 40-60 tuổi – Không ngại làm công cho hạnh phúc của bản thân.
Con người già rồi cũng phải có việc để làm, có việc làm thì sẽ bận rộn 1 cách vui vẻ, sống 1 cách vui vẻ, hạnh phúc vô biên.
Thực ra, học tập, lao động, rèn luyện, chăm cháu, trồng hoa trồng rau v.v. đều là đang làm công cho hạnh phúc của mình. Như vậy sẽ đạt được nhiều hạnh phúc hơn cho những ngày tháng về sau của chúng ta.

Nếu như bạn đã 40-60 tuổi – Người càng nên được quan tâm là bản thân.
Cả 1 đời, người mà chúng ta có lỗi nhất thực ra chính là bản thân mình.
Nghĩ lại ngày tháng trước đây, vì người nhà, vì cuộc sống, không thể không đi lấy lòng người khác, làm người khác vui, để đổi lấy cuộc sống mình muốn, đó không dễ dàng biết bao.


Nếu như bạn đã 40-60 tuổi – Lựa chọn bạn bè rất quan trọng, nhất là bạn già.
Tri kỷ khó tìm, tri âm khó cầu, bạn già khó có được. Đến độ tuổi này rồi, nhất định phải trân trọng thật tốt bạn già bên cạnh, thậm chí là những bạn học cũ, chiến hữu cũ, đồng nghiệp cũ mà vẫn còn giữ liên lạc, cuộc sống sẽ càng phong phú, càng thú vị hơn bởi vì họ đấy.
Nếu như bạn đã 40-60 tuổi – Hãy nhớ rằng trẻ trong tim, thì già cả có là gì.
Con người rồi sẽ trở nên già, đây là sự thực, cũng là quy luật khách quan. Nhưng tim mà trẻ trung, thì thứ già đi mãi mãi chỉ là tuổi tác, thứ không già là tinh thần, khí chất và tâm hồn.
Con người quá 60 tuổi, có được 1 tâm thái tốt, lạc quan vui vẻ, phóng khoáng giản dị. Có được 1 tâm thái trẻ trung, không thân già, không bị quan, tuổi tác 50, tâm thái ở tuổi 30. Đừng vì già mà sầu, tuổi trẻ nằm ở trong tim chúng ta, càng sống càng phấn khởi!
ST

28/05/2018

Bạn muốn trở thành ai trong thế giới này?


Bạn muốn trở thành ai trong thế giới này? Câu trả lời của Steve Job trở thành triết lý sống bất hủ


Sau khi chúng ta rời khỏi thế giới này, bản thân mình lưu lại gì cho con người thế gian? Lưu lại gì cho con cháu đời sau? Là một món tiền lớn đáng ngưỡng mộ hay là một căn nhà lớn? Là một số sản nghiệp hay là một loại thái độ? Là một loại tinh thần hay là một tấm gương, hay thậm chí là một câu nói?



Người đàn ông lưu lại dấu tích ở khắp mọi nơi trong khu rừng
Nhà văn Jean Giono người Pháp từng viết một câu chuyện tên là “Người trồng cây hy vọng được vui vẻ”. Câu chuyện xảy ra vào đầu thế kỷ 20, kể về một người đàn ông ở vùng Provence của Pháp, trên bước đường mưu sinh đã trôi dạt tới một khu rừng đất đai cằn cỗi, tới nỗi cây cỏ cũng không sống được.
Người đàn ông đó sống một cuộc sống rất đơn giản: Mỗi ngày ông đều ra khỏi nhà từ sáng sớm và cần mẫn trông từng cây con, từng cây con xuống đất. Nhiều năm sau đó, vùng đất cằn cỗi ngày nào đã trở thành một khu rừng màu mỡ, lưu lại rất nhiều lượng nước trong đất, cây cối rậm rạp, chim muông rủ nhau tới làm tổ trên cây, các khe suối dần dần cũng có nước chảy, người trong làng cũng từng hộ từng hộ quay trở lại, thôn xóm vắng lặng năm nào bỗng chốc trở nên đông vui.

(Ảnh minh họa: nbcnews.com)
Câu chuyện thứ hai: Tại sao cha lưu lại nhiều tiền như vậy nhưng đều bốc hơi hết đâu rồi?
Có một cậu bé có cha làm bảo vệ ở một nhà máy, hoàn cảnh gia đình không được tốt cho lắm. Người cha thường nói với cậu: “Giá mà chúng ta có nhiều tiền như bác con thì tốt biết mấy…”
Anh trai của ba cậu là một người có sự nghiệp thành công, gia sản bạc triệu. Nhưng bác cậu lại không có con, thế là ba cậu đề nghị cho cậu bé sang làm con nuôi của anh trai và được bác cậu chấp thuận.
Kể từ đó cậu bé nghĩ rằng từ nay về sau mình sẽ là người có tiền rồi. Và rồi cái ngày“từ nay về sau” đó cũng đến rất nhanh, trong một lần đi du lịch, bác cậu đã không may bị tai nạn máy bay rồi qua đời, tất cả gia sản chỉ trong một đêm trở thành của cậu bé.
Cậu bé nhẽ ra muốn thi đại học, nhưng bỗng chốc trở thành một người giàu có bạc tỷ, tiền nhiều như nước, bao nhiêu ước mơ đều phút chốc đều có thể trở thành hiện thực, cần gì phải đi học một cách vất vả nữa. Cha mẹ ruột cậu cũng nghĩ vậy, chúng ta có tiền rồi, ai còn yêu thích học hành làm gì chứ!
Thế rồi từ năm này sang năm nọ, số tiền tiêu xài của cậu bé cũng lớn dần lên theo từng lần sinh nhật của cậu, cho tới khi cậu trưởng thành và trở thành một người vô gia cư, tiền bạc không còn nữa, sống lang thang ở ghế đá công viên. Lúc đó cậu bé nghĩ mãi nhưng không hiểu nổi, tại sao bác để lại cho mình nhiều tiền như thế chỉ trong phút chốc đã hết rồi?

(Ảnh minh họa: blogspot.com)
Bạn có lưu lại được cái gì trân quý như hồi ức cho cháu chắt đời sau không?
Câu chuyện thứ 3: Là một người bạn gửi cho tôi, nội dung đại khái như sau:
Trên giảng đường lớp học nọ, giáo sư kêu gọi mọi người: “Chú ý! Xin mọi người chú ý! Sau đây tôi có vài vấn đề nho nhỏ muốn xin hỏi mọi người, ai biết xin hãy giơ tay.”
Câu hỏi là: “Trong các bạn có bao nhiêu người có thể hiểu rõ cha mẹ mình?” Có vẻ câu hỏi rất đơn giản nên mọi người ai cũng đều giơ tay. “Thế còn ông bà nội thì sao? Có bao nhiêu người có thể hiểu rõ?” Lần này số người giơ tay ít hơn, cùng lắm chỉ có 3 người. “Vậy bây giờ ai có thể cho tôi biết, có bao nhiêu người có thể hiểu rõ về ông cố, bà cố của các bạn?” Hơn 60 học sinh trong lớp, nhưng lần này chỉ có 1 người giơ tay. Liếc nhìn cả lớp một lượt, giáo sư lộ vẻ đắc ý trên nét mặt: “Cách nhau mới chỉ có gần hai thế hệ mà hầu như không có ai còn biết gì về ông cố và bà cố của mình rồi.
Chỉ mới có ba đời, mà các bạn đã quên tất cả rồi”. Giáo sư tiếp tục:“Nhưng điều này cũng không thể trách các bạn được. Ai bảo họ không lưu lại thứ gì đó chứ? Mọi người hãy suy nghĩ xem, bắt đầu từ đời này trở đi, ba đời sau, ví dụ những người ngồi đây không phải là các bạn, mà là cháu của các bạn, những gì về các bạn, họ biết được bao nhiêu? Họ có thể kể được bao nhiêu? Có phải cũng giống chúng ta hiện nay, quên hết sạch về tổ tông của mình? Nếu quả thật như vậy, thì đó cũng không phải là lỗi của chúng. Điều then chốt đó là, sau khi chết đi, bạn có lưu lại được những hồi ức đáng trân quý cho cháu chắt đời sau hay không.”
Nếu bạn muốn trồng một cái cây, có phải nên bắt đầu trồng từ bây giờ không nhỉ?
Ba câu chuyện này làm tôi nghĩ tới vấn đề: Sau khi chúng ta rời khỏi thế giới này, bản thân mình lưu lại gì cho con người thế gian? Lưu lại gì cho con cháu đời sau? Là một món tiền lớn đáng ngưỡng mộ hay là một căn nhà lớn? Là một số sản nghiệp hay là một loại thái độ? Là một loại tinh thần hay là một tấm gương, hay thậm trí là một câu nói?
Hầu như điều mà các bậc làm cha mẹ mong muốn lưu lại cho con cái đều là những thứ “khi sinh không mang theo đến, tử không mang theo đi” như tiền tài, gia sản, danh lợi. Nhưng thực ra những thứ vô thường và hữu hình mà bạn để lại cho con cháu đều có thể bị người khác lấy đi bất cứ lúc nào, chỉ có những thứ tồn tại trong đầu tâm trí, mới không thể nào bị tước đoạt được.
Trước đây khi trao đổi với sinh viên về những chuyên đề kiểu dạng như “đề tài về sinh mệnh”, tôi thường cảm thấy có hơi sớm. Khi tôi còn trẻ, cũng chưa nghĩ tới vấn đề như vậy, càng không có người hỏi qua. Tuy nhiên muốn là một người mỗi ngày trồng cây giống như người đàn ông ở Provence, nếu bạn muốn mỗi ngày trồng một cái cây, có lẽ nên trồng càng sớm càng tốt phải không bạn?
Cuối cùng xin cho phép tôi dùng câu chuyện này thay cho phần kết:
Có một cụ già trồng một cây non trong vườn, có người khách qua đường nhìn thấy, hỏi: “Cây này bao nhiêu năm mới có quả vậy?”
Cụ già trả lời: “Chắc khoảng 100 năm!”
Người khách lại hỏi: ”Cụ có lẽ chỉ sống được một năm nữa thôi nhỉ? Khi cái cây này kết quả, có lẽ cụ không còn sống nữa rồi, tôi muốn biết, tại sao cụ lại làm như vậy?”
Cụ già nhìn người khách và cười rồi nói: “Nếu tổ tiên của tôi cũng có lối suy nghĩ đó, tôi đã không được hưởng quả ngọt như bây giờ. Vườn trái cây này có thể sai quả như thế này, đó đều là do cha và tổ tiên của tôi đã trồng cây trước đó đó, tôi trồng cây cũng là hy vọng có thể để lại bóng mát cho con cháu sau này.”
Gần đây có một sự kiện sau khi Đức Hồng Y Shan Kuo-hsi biết mình bị ung thư phổi, trải qua nhiều năm điều trị mệt mỏi, ông quyết định sẽ đi tới các tỉnh thành phố để thực hiện bài diễn thuyết “Tour du lịch tạm biệt cuộc sống”. Cho dù bệnh tật vây quanh, thuốc thang nhiều hơn cơm nhưng ông vẫn nỗ lực ghi lại những đoạn phim ngắn để người ta có thể hồi tưởng về ông bất cứ lúc nào.
Steve Jobs, nhà sáng lập của Apple mặc dù qua đời ở tuổi còn rất trẻ, nhưng những tinh hoa của ông lưu truyền lại cho thế hệ sau vẫn tồn tại rất lâu, nhiều thế hệ sau này khó có thể đạt tới những thành tựu như ông.

CEO của Apple Steve Jobs. (Ảnh: uphe.com)
Sống, chính là vì để thay đổi thế giới, lẽ nào vẫn còn nguyên nhân khác hay sao?”, “Tôi muốn lưu lại dấu tích trong vũ trụ này”… Ông đã lưu lại rất nhiều triết lý nhân sinh và vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới nay cho mọi người thế gian.
Đúng vậy, cho dù Steve Jobs dù đã không còn trên thế gian nữa, nhưng vẫn mãi sống trong lòng mọi người và có lẽ đây chính là ý nghĩa của cuộc sống…
Kiên Định biên dịch


25/05/2018

ÁC TÂM

MỜI ĐỌC VÀ SUY TƯ
 
Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo:
-Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt vậy?
Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:
- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác. Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.
Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:
-Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!
Thầy trả lời:
-Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.
Tôi nói:
-Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…
 
Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình.
Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:
- Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.
-Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.
 
- Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!
- Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.
 
Sư phụ tiếp tục mỉm cười:
- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.”
- Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.
 
-Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”
 
- Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.
 
-Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui.”
-Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong Thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.
 
-Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?
Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.
Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ?
Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!
ST

23/05/2018

Phương pháp giảm mỡ bụng bất ngờ của một bác sĩ Nhật Bản

Phương pháp giảm mỡ bụng bất ngờ của một bác sĩ Nhật Bản, hóa ra bạn không cần phải nhịn ăn…

 
 
Đa số nhiều người vì muốn giảm cân mà chọn cách nhịn ăn khổ sở, thậm chí bỏ một số tiền lớn đến phòng tập, chỉ vì muốn đạt được một thân hình thon gọn như hình tượng mình mong muốn.
Thế nhưng hiện nay đã có một phương pháp giảm béo vô cùng hiệu quả mà không phải khổ sở. Gần đây, bác sĩ nổi tiếng người Nhật là Masashi Kawamura đã giới thiệu “phương pháp 3 ngày đi bộ bụng nhỏ gọn”, chỉ rõ rằng chỉ cần đi bộ đúng cách thì có thể dễ dàng giảm béo! Chúng ta cùng nhau nghiên cứu xem sao nhé!
phuong phap giam mo bung cua mot bac si Nhat Ban
 
Thế nào là “phương pháp 3 ngày đi bộ bụng nhỏ gọn” thực ra rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần khi đi bộ thì “hóp bụng”, “phình bụng”, phối hợp nhịp nhàng với nhịp thở “hít vào, thở ra” là được rồi!
Khi bước chân phải lên, bạn đếm thầm là 1, sẽ hóp bụng vào; tiếp theo bước chân trái lên, đếm thầm là 2, thả lỏng, để bụng phình ra.
phuong phap giam mo bung cua mot bac si Nhat Ban
 
phuong phap giam mo bung cua mot bac si Nhat Ban
Chắc cũng sẽ có nhiều bạn hoài nghi phương pháp này liệu có hiệu quả không? Tuy nhiên bác sỹ Masashi Kawamura cũng đã tự mình kiểm chứng điều đó, không những gầy đi 10kg trong vòng 3 tháng, mà vòng eo còn giảm khoảng 17cm, hơn thế nữa trong vòng 3 năm sau không hề tăng cân trở lại.
phuong phap giam mo bung cua mot bac si Nhat Ban
Ngoài ra, khi đi bộ bạn nhớ phải ưỡn ngực! Nếu bạn gù lưng xuống thì khi hóp bụng và phình bụng sẽ phản tác dụng, không chỉ giảm đi lượng calo cần tiêu hao mà còn tạo gánh nặng cho phần eo lưng.
 
phuong phap giam mo bung cua mot bac si Nhat Ban
Phần bụng của chúng ta thường bị tích tụ một lớp mỡ dày bao quanh là do ta chưa biết cách sử dụng và vận động phần cơ bụng đúng cách, do vậy chỉ cần sau khi học được cách vừa đi bộ vừa hóp bụng, phình bụng, rồi luyện thành thói quen thường xuyên, thì không những bạn sẽ cảm thấy vòng eo nhỏ đi mà ngay cả dáng đi cũng trở nên đẹp hơn. Thêm nữa, cách đi bộ kết hợp hít thở này rất tốt cho phần ruột do đó sẽ chữa được bệnh táo bón.
phuong phap giam mo bung cua mot bac si Nhat Ban
Video: Phương pháp giảm béo “hít thở sâu” của người Nhật Bản


Sưu Tầm

22/05/2018

Nhìn người nước ngoài lội bì bõm ở TP. Hồ Chí Minh

Nhìn người nước ngoài lội bì bõm ở TP. Hồ Chí Minh

Không chỉ người Việt mà người nước ngoài cũng phải bì bõm trong nước mưa ngập. Theo đó người nước ngoài cũng rất vô tư trải qua những việc khổ sở chỉ có thể ở VN. Những hình ảnh ấn tượng thật khó quên.

Sau cơn mưa lớn kéo dài chiều 8/5, nhiều tuyến đường tại khu phố nhà giàu thuộc phường Thảo Điền, quận 2, bị chìm trong nước. Nhiều người nước ngoài phải bì bõm lội nước để về nhà.

Người Sài Gòn bì bõm lội mưa ở Thảo Điền, quận 2 Sau cơn mưa lớn kéo dài chiều 8/5, nhiều tuyến đường tại khu phố nhà giàu thuộc phường Thảo Điền, quận 2 bị chìm trong nước nhiều giờ.

Ngập sâu nhất tại đường Quốc Hương, một đoạn dài hàng trăm mét chìm trong biển nước chỉ sau khoảng hơn 30 phút mưa lớn từ 15h chiều nay. Tại khu phố nhà giàu này có nhiều ôtô di chuyển tạo sóng lớn, gây khó khăn cho người chạy xe máy.

Người điều khiển xe máy phải tập trung để tránh bị té ngã. Đây là cơn mưa lớn ngày thứ hai liên tiếp ở TP.HCM.

Theo người dân nơi đây, những tuyến đường này cứ mưa lớn là đoạn trũng này bị ngập đường khiến hàng loạt xe máy bị chết máy.
5
Một người nước ngoài điều khiển xe máy tới đoạn trước cổng Đại học Văn hóa TP.HCM bị chết máy, nên ngồi trên yên, dùng chân đẩy xe qua.

Xe máy của chị Laurier, ngụ đường Quốc Hương, bị chết máy phải tấp vào vỉa hè, nhờ người dân khởi động lại để tiếp tục chạy qua đường ngập.


Chị Phương, ngụ đường Quốc Hương, cho biết mỗi khi đoạn đường này bị ngập chị phải cẩn thận dắt con qua để tránh sụp vào miệng cống hai bên.

Một người nước ngoài lội nước đen giữa khu phố nhà giàu.

Một phụ nữ nước ngoài tháo giầy, cẩn thận bám vào hàng rào để tránh ngã.

Còn người đàn ông ngoại quốc này xắn quần, men theo vỉa hè để vượt qua đường ngập.

Vừa ra khỏi siêu thị, hai người nước ngoài phải men vỉa hè để về nhà.

Trong ảnh, tuyến đường Cây Trâm (đoạn trước khu vực UBND phường 8, quận Gò Vấp) ngập hơn nữa mét khiến giao thông qua lại khó khăn.

Cơn mưa lớn như trút nước đúng giờ tan tầm, nhiều phụ huynh đi đón trẻ...

Nhiều bậc phụ huynh phải để xe ở vị trí cách xa vùng ngập, lội nước vào trường đón con.
Đến 17h cùng ngày, tuyến đường Cây Trâm vẫn còn ngập nặng, nhiều phương tiện chết máy la liệt... 

Trong khi đó, tại cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất, cơn mưa lớn đúng giờ tan tầm khiến giao thông ùn tắc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, Trần Quốc Hoàn, Cộng Hòa

Trong ảnh, lúc 17h, tuyến đường Cộng Hòa xảy ra cảnh ùn tắc kéo dài từ khu vực cầu vượt Hoàng Hoa Thám đến Lăng Cha Cả.
Dưới cơn mưa, hàng nghìn phương tiện 'chôn chân' trên đường

Hàng nghìn phương tiện nhích từng mét, cày ải kẹt xe về nhà
Đến 19h, trời tiếp tục đổ mưa khiến giao thông cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất càng rối loạn.
ST