Khi
mà thói quen của bạn tạo thành khó xử cho người khác, thì bạn cần phải biết thu
lại, dừng đúng lúc, bởi như vậy mới là biểu hiện của một người có giáo dưỡng.
Thói
quen thường ngày ẩn chứa sự giáo dưỡng của bạn
Một
lần, tôi cùng với chồng lái xe đi giải quyết chút việc, vừa khéo gặp phải mấy
người bạn thân của anh ấy muốn đi nhờ xe. Vì phép lịch sự, tôi nhường chỗ ngồi
phía sau cho họ, còn tôi thì lên trên ngồi cùng với chồng. Một người bước
lên xe liền cởi giày ra ngồi ở đó, nói là đi đường mệt rồi muốn thoải mái một
chút.
Một
người bạn trông khá anh tuấn trong đó, hình như là giới thân sĩ, thì không cởi
giày.Ông ấy mặt mày hớn hở kể cho chúng tôi nghe đủ thứ chuyện trên đời không
chút ngại ngùng, có thể nói là một người khá hài hước thú vị. Chỉ là khi
nói đến chỗ cao hứng, ông ấy cũng cởi giày ra, hai chân xếp bằng ngồi trên
ghế,tiếp tục thao thao bất tuyệt, còn tôi thì lại mù tịt không biết gì.
Vấn
đề ở chỗ ông ấy không chỉ chân không
ngồi ở đó nói chuyện, đôi lúc còn dùng tay gãi chân, một mùi vị quái lạ ập đến
xông thẳng vào mũi, khiến tôi chỉ có thể nín thở. Khó khăn lắm mới gắng gượng
đến khi họ xuống xe. “Mấy người bạn này của anh thật không có giáo
dưỡng gì, ngồi ở trong xe cởi giày không nói, lại còn gãi chân, thật là tiếc
cho cái vẻ ngoài đẹp đẽ đó”, tôi nói.
Một người có giáo
dưỡng sẽ thể hiện ra hành xử ở mọi lúc mọi nơi.
“Họ
chỉ là theo thói quen mà thôi, em hà tất phải kinh ngạc chứ”, chồng tôi đáp
lời. Tôi nói thẳng: “Em nào phải kinh ngạc gì chứ, hành vi của họ căn
bản không hề nghĩ đến cảm nhận của người khác chút nào, chỉ mong bản thân thoải
mái dễ chịu, không chỉ không có giáo dưỡng, mà cũng rất tự tư nữa”.
Bên
trong thói quen ẩn chứa sự giáo dưỡng, vậy nên đừng để nó đánh mất đi hình ảnh
của bạn.
Khi
đề cập đến vấn đề này, thông thường ta sẽ được nghe trả lời“Tôi đã quen
như vậy rồi”, dường như thói quen đó đã trở thành tự nhiên nên họ căn bản
không nghĩ đến những điều khác nữa, nhưng nó khác nào việc chỉ nghĩ cho bản
thân.
Với
những người như vậy, thay vì nói những hành vi đã quen với bản thân họ, chi
bằnghãy bảolà trong thói quen thiếu đi sự giáo dưỡng.Bởimột người có vài thói
quen nguyên rất bình thường, nhưng khi mà thói quen của bạn tạo thành phiền
phức cho người khác, thì nên biết dừng lại đúng lúc, hoặc là bớt phóng túng
lại, đây mới là biểu hiện của một con người có giáo dưỡng.
Lối
sống tốt, ẩn chứa sự giáo dưỡng tốt đẹp
Kỳ
nghỉ công ty tôi cùng với mấy người bạn ra bên ngoài du lịch, buổi tối thuê trọ
trong một khách sạn khá cao cấp. Bởi leo núi gần cả ngày trời, chúng tôi đều
rất mệt, vậy nên tắm gội qua loa một chút rồi đi ngủ luôn.
Sáng
hôm sau ngủ dậy, bắp chân vẫn đau nhức đến run cả lên, đứng cũngchẳngvững. Hà,
cô bạn thân ở cùng chúng tôi, tuy chân cũng đau, nhưng vẫn gắng gượng quét dọn
một mớ hỗn độn dưới sàn, cho tất cả các loại vỏ trái cây, hạt dưa, khăn giấy và
vỏ chai chúng tôi ăn trước khi ngủ vào tối qua vào trong cái túi bóng rồiđểvào
trong thùng rác.
“Một
lát nữa sẽ có nhân viên phục vụ đến quét dọn, sao phải tự làm khổ mình vậy chứ“,
tôi nói với Hà.
“Tiện
tay thì dọn dẹp thôi, cũng không mất bao nhiêu thời gian mà, vừa khéo hoạt động
hoạt động gân cốt một chút“, Hà cười nói.
Với
thái độ tỉ mỉ, căn phòng đã được quét dọn không còn lại một hạt bụi. Trong lúc
tôi đang đi vệ sinh, Hà đã không chỉ gấp lại tấm chăn, ngay đến cả khăn trải
giường cũng được làm cho phẳng lại.
“Hà
này, chúng ta bỏ tiền ở khách sạn mà“, giọng tôi có vẻ trách cứ.
Hà
chỉ cười cười, không nói gì cả, cô nàng còn tiện tay dùng giấy vệ sinh thấm ướt
nhẹ nhàng dính mấy cọng tóc dài rơi dưới sàn cho vào trong thùng rác.
Lúc
gần rời đi, cô ấy sửa sang lại vật phẩm của chúng tôi cho ngăn nắp, sau đó gọi
nhân viên phục vụ đến kiểm tra phòng.
“Trời
ạ, đây là lần đầu tiên tôi gặp qua những vị khách trọ như mọi người đây, căn
phòng thật quá sạch sẽ rồi!“. Nhân viên phục vụ kinh ngạc thốt lên, vẻ
mặt giống như trúng số vậy.
“Tôi
chỉ là theo thói quen thôi, dù là ở đâu, đều thích tiện tay dọn dẹp một chút,
chí ít bản thân nhìn vào cũng thấy thuận mắt hơn”,Hà nói khẽ.
Đánh giá sự giáo dưỡng
thật sự của một người, kỳ thật chính là ở trong thói quen sinh hoạt của họ.
Đánh
giá sự giáo dưỡng thật sự của một người, kỳ thật chính là ở trong thói quen
sinh hoạt của họ. Lối sống tốt ẩn chứa sự giáo dưỡng tốt đẹp của bạn, thói quen
sống của một người sẽ đi theo người đó. Thế thì, sự giáo dưỡng của một người
cũng chính là thời thời khắc khắc sẽ được thể hiện ra.
Mỗi
một người đều có thói quen sống củariêngmình, tuy nhiên thói quen tốtnêntỏ rõ
vớimọingười, còn những thói quen xấu thì cần phải thu lại hoặc bỏ đi. Nếu
không, chỉ nghĩ đến lối sống của mình mà không nghĩ chút gì đến cảm nhận của
người khác, thế thì rất khó nói bạn là người có giáo dưỡng.
Có
những thói quen có lẽ thật sự không cách nào né tránh được, nhưng nếu biết
khiêm tốn đối đãi với nó thì trái lại sẽ được người khác tôn trọng.
Đừng
để thói quen của bản thân ảnh hưởng đến tâm trạng của người khác
Nhà
triết học nổi tiếng Kim Nhạc Lâm có đôi mắt rất không tốt. Mắt trái cận thị đến
8 độ, còn mắt phải viễn thị 7 độ. Nếu như trước mặt có chiếc xe chạy đến, ông
ấy có thể nhìn thành bảy, tám chiếc xe. Bởi vì đôi mắt không tốt, sợ ánh sáng,
cộng thêm cặp kính đeo cũng rất kỳ quặc, là hai màu đen trắng. Do vậy ông phải
đội nón thành thói quen, vì để người khác không cảm thấy kỳ quặc, ông còn
thường xuyên ép vành mũ xuống rất thấp.
Trước
khi lên lớp giảng dạy, ông thường nói với học trò của mình rằng:“Mắt của
thầy có tật, chỉ có thể đội nón mà giảng dạy, không thể gỡ ra được, đây vốn
không phải là thầy không tôn trọng các trò, mong các trò thông cảm”. Bởi
sự khiêm tốn và thành khẩn của ông,nên dù ông luôn đội mũ giảng dạy, học trò chẳng
những không có bàn tán,mà trái lại càng yêu mến ông hơn.
Giáo dưỡng, nói một
cách đơn giản, vốn không liên quan gì với bối cảnh xuất thân, địa vị xã hội hay
học vấn cao thấp, mà là nó có liên quan với việc tu dưỡng đạo đức thường ngày
của bạn.
Nhà
triết học giống như ông đây, có thể không cần phải giải thích thì cũng chẳng ai
dám nói gì, nhưng ông lại không hề làm như vậy, ông không muốn để cho thói quen
của mình ảnh hưởng đến tâm trạng của người khác. Thói quen là của bạn,
nhưng hoàn cảnh là của mọi người, khi thói quen của bạn ảnh hưởng đến người
khác hoặc tạo thành sự bất tiện đối với người khác, bạn không nên hùng hồn mà
phán rằng: “Tôi đã quen như vậy rồi”.
Cái
gọi là giáo dưỡng, nói một cách đơn giản, vốn không liên quan gì với bối cảnh
xuất thân, địa vị xã hội hay học vấn cao thấp, mà là nó có liên quan với việc
tu dưỡng đạo đứcthường ngàycủa bạn.
Tiểu
Thiện – Thanh Thanh
Hay lắm.
Trả lờiXóahttps://1.bp.blogspot.com/-BYUkP-KXyLg/Wug7rzEuHrI/AAAAAAAAKbg/ekNGJZhHUckr11pRy5E0KxakchMBnjF1QCEwYBhgL/s400/4x.gif
http://file.vforum.vn/hinh/2018/02/nhung-mau-hoa-da-dep-de-thuong-1.png
XóaCám ơn chị. Chúc chị luôn vui vẻ.