Trang

28/08/2018

25/08/2018

6 cây cầu gắn bó với lịch sử Sài gòn

Hơn 300 năm hình thành và phát triển, vùng đất Sài Gòn đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Trong đó, những cây cầu đã gắn liền với thời gian, ký ức của người Sài Gòn, và đã tạo nên những nét độc đáo, tiêu biểu về hình ảnh của người Sài Gòn từ xưa đến nay.
Xin giới thiệu hình ảnh 6 cây cầu tiêu biểu đã gắn liền với người dân Sài Gòn từ qua nhiều năm xây dựng và phát triển.  
 
1. Cầu Mống
image135
“Cầu Mống” là tên tiếng Việt của cây cầu “Messageries Maritimes Company Bridge” theo thời Pháp thuộc đặt. Nằm ở trung tâm với khung cảnh rất lãng mạn, từ thời Pháp thuộc cầu Mống ở Sài Gòn đã trở thành nơi hẹn hò của các bạn trẻ.
Vào giai đoạn năm 1893 – 1894, cây cầu được hoàn thành có chiều dài 128 mét, rộng 5.2 mét và 0.5 mét lề đường.
      Vào những năm 2000, khi công trình đại lộ Đông Tây và đường hầm sông Sài Gòn được thi công, Cầu Mống đã được tháo dỡ hoàn toàn. Sau khi công trình hoàn tất, Cầu Mống được lắp ghép lại đúng nguyên bản. Điểm khác biệt duy nhất chính là các đường dẫn lên cầu đã được phá bỏ, và thay thế bằng bậc tam cấp dành cho người đi bộ.
      Những ai sống ở Sài Gòn, chắc hẳn sẽ không ai lấy làm xa lạ với cây cầu nổi bật một màu xanh ngọc bích, bắc qua kênh Bến Nghé nối liền giữa quận 1 và quận 4. Được xây dựng hơn trăm năm nay từ thời Pháp thuộc, Cầu Mống ngày nay đã trở thành địa điểm hẹn hò lý tưởng của các bạn trẻ, là điểm thăm viếng của du khách thích đi loanh quanh khám phá thành phố.
2. Cầu Thị Nghè
image137
Cầu Thị Nghè bắc qua rạch Thị Nghè (đoạn gần hạ lưu đổ ra sông Sài Gòn), nối quận 1 và quận Bình Thạnh. Cầu Thị Nghè được cho là do bà Nguyễn Thị Khánh, con gái quan khâm sai Nguyễn Cửu Vân xây vào thế kỷ 18 (khoảng năm 1725-1750) để chồng tiện đường qua Sài Gòn làm việc. Chồng bà là thư ký, đương thời gọi là ông Nghè, nên nhân dân gọi bà là Bà Nghè.
      Theo sử sách, vùng Thị Nghè xưa là nơi có khu ruộng Tịch Điền, đàn Xã Tắc, miếu thờ Thần Nông, đàn Tiên Nông (những cơ sở này nằm trước nhà thương dưỡng lão, nay là Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè), miếu Văn Thánh…
3. Cầu Bông
image139
Theo cố nhà văn Sơn Nam, cầu Bông được xây dựng vào khoảng thế kỷ 18, (khoảng năm 1736). Đây là một trong những cầu được xây dựng đầu tiên ở vùng đất Sài Gòn. Cầu Bông được làm bằng gỗ, nhỏ và ngắn nhưng khá nổi tiếng của đất Sài Gòn – Gia Định. Ban đầu cầu có tên là Cao Miên, vì có một Phó vương Cao Miên lúc đó đang xin tá túc tại Bến Nghé, cho bắc cầu qua sông để tiện việc đi lại. 
      Về cái tên cầu Bông có nhiều giả thiết, nhưng giả thiết được nhắc đến nhiều nhất là sau khi Tả quân Lê Văn Duyệt xây dựng một vườn hoa gần cầu này thì dân gian bắt đầu gọi là cầu Hoa. Sau này, người dân phải đọc trại thành cầu Huê vì kiêng tên bà Hồ Thị Hoa là vợ vua Minh Mạng, mẹ vua Thiệu Trị (triều Nguyễn). Sau cùng, người dân Sài Gòn đổi hẳn tên cây cầu này là cầu Bông (bông là hoa theo cách gọi của người miền Nam) cho đến nay.
      Trải qua hơn 200 năm lịch sử, cầu Bông nhiều lần bị phá hủy, đánh sập, nhưng nó vẫn được xây mới ngay tại vị trí cũ. Bởi đây là cây cầu huyết mạch nối liền hai vùng thị tứ của vùng đất Sài Gòn xưa. Trước 1975, cầu Bông được xem là giao thông trọng yếu nối liền vùng Đakao của đô thành Sài Gòn với trung tâm tỉnh Gia Định (khu vực chợ Bà Chiểu ngày nay).
      Tháng 10/2013, cầu Bông xây dựng từ trước năm 1975 được tháo dỡ để xây dựng mới. Cầu Bông mới được giao thông vào tháng 6/2014 với độ tỉnh không được nâng cao thêm tạo thuận lợi cho các phương tiện đi trên đường Hoàng Sa và Trường Sa được lưu thông thông suốt dưới dạ cầu
4.Cầu Bình Lợi
image141
Bình Lợi là cây cầu sắt vượt sông Sài Gòn đầu tiên, được xây dựng và hoàn thành năm 1902. Cầu được kết cấu vòm thép, mặt gỗ, và có đường ray xe lửa nối Sài Gòn và Biên Hòa. 
      Sau 113 năm khai thác, cầu đã bị xuống cấp nghiêm trọng, chiều cao thông thuyền của cầu chỉ còn 1,8 m nên khi có thủy triều lên, nhiều tàu đã mắc kẹt dưới gầm cầu.
      Bộ GTVT đã xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi mới (nay gọi là cầu Bình Lợi 2) trên đường Phạm Văn Đồng. Cầu Bình Lợi mới được xây cách cầu cũ 12 m về phía hạ lưu với độ thông thuyền 7 m để không ảnh hưởng đến giao thông thủy. Sau khi hoàn thành sẽ giúp vận tốc chạy tàu qua cầu Bình Lợi đạt 100 km/h.
5. Cầu Chữ Y
image143
Cầu do người Pháp xây dựng vào cuối năm 1938 và hoàn thành năm 1941. Cầu nối quận 5 và quận 8 với ba nhánh giống như hình một chữ Y lớn: nhánh đường Nguyễn Biểu dài 175 m, nhánh Nguyễn Thị Tần dài 178,3 m; nhánh Hưng Phú dài 137 m. Tổng cộng chiều dài các nhánh là 490,3 m tính luôn đoạn cầu dẫn dài 913 m. Khu vực lồng cầu (ở giữa) có ba nhánh rộng 9 m, mỗi lề 0,7 m. Độ cao tĩnh không cách mặt nước là 6,3 m. Toàn bộ công trình khi xây dựng tiêu tốn 800 tấn thép và hơn 4.000 m3 bê tông.
      Cầu được nhiều lần sửa chữa lớn vào các năm 1948, 1957, 1992. Ngày 30/9/2006, trong chương trình cải tổ về giao thông của thành phố, nhánh cầu chữ Y phía quận 5 được hạn chế xe để tháo dỡ và xây lại cầu mới để bảo đảm  độ cao dưới đường Đại lộ Đông – Tây.
6. Cầu Nhị Thiên Đường
image145
Cùng thời với những cây cầu nổi tiếng của Sài Gòn xưa như cầu Chà Và, cầu Chữ Y...cầu Nhị Thiên Đường (còn được gọi là Cầu Mới) là một trong những công trình tiêu biểu của Sài Gòn xưa. Cầu bắc ngang qua một nhánh kênh đôi Tàu Hũ, nối liền nội đô quận 8 với vùng phụ cận, với huyện Cần Đước (Long An) qua Gò Công về các tỉnh miền Tây.
      Cây cầu xây dựng năm 1925, dài khoảng 1km, được đổ bê tông chắc chắn và thiết kế theo lối kiến trúc cổ của Pháp.
      Theo thời gian, cây cầu Nhị Thiên Đường đã gần 100 tuổi. Hiện nay, cây cầu đang xuống cấp nặng, những cột đèn, trụ lan can, đường dẫn điện.... không còn sử dụng được nữa.Nhiều người dân ở khu vực này thấy tiếc nuối khi hay tin cây cầu sắp phải bị phá đi để xây cầu mới.
      Mới đây, TP. Sài Gòn đã cho phép Sở GTVT thực hiện đề án xây dựng, xây cầu Nhị Thiên Đường mới với kinh phí 163 tỷ đồng. Cây cầu mới sẽ được dịch chuyển về phía cây cầu Nhị Thiên Đường 2. Cầu mới sẽ có nghiên cứu thiết kế để khôi phục (lan can, đèn chiếu sáng trang trí....) nhằm gợi nhớ một số nét kiến trúc của cây cầu Nhị Thiên Đường hiện hữu.
Đinh Quang Tuấn 

Mong - Saigon’s famous ancient bridge

Bridge - Located in the city’s center with a very romantic scene, since the French colonial period, Mong Bridge has become the dating venue of young couples.
 

Spanning Ben Nghe canal, connecting District 1 and District 4, Mong is the only bridge in Saigon that was built in the French colonial period.
The French transport company Messageries Maritimes hired Levallois Perret construction company to build this bridge in 1893-1894.
The bridge is 128 meters long, 5.2 meters wide, with 0.5 meter sidewalk.
The French called it "Messageries Maritimes Company Bridge" while Vietnamese called it Mong Bridge.
There are different interpretations about the name of the bridge.
According to the original design, the bridge was used for both pedestrians and motor vehicles. At present, it only serves pedestrians.
During the construction of the East - West Avenue and the Saigon River Tunnel in the 2000s, the bridge was dismantled completely.
After completion of these works, the bridge was assembled.
Today, this historic bridge is still a popular destination for young people as well as tourists.

Cách dậy sớm của người Nhật Bản


Thức dậy sớm vào buổi sáng có lẽ không phải là thói quen của nhiều bạn trẻ thời nay. Rất nhiều người từng quyết tâm muốn dậy sớm nhưng dường như nó đã trở thành điều “không thể”, “không bao giờ” sau quá nhiều lần tự tắt chuông báo thức. Đừng nản chí, hãy thử cách người Nhật vẫn áp dụng xem có hữu dụng không nhé.
Trước khi tìm hiểu phương pháp làm sao có thể dậy sớm, hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta phải dậy sớm?

(Ảnh: istock)
Thứ nhất, sống thêm một giờ.
Thứ hai, ngắm bình minh nhiều hơn một lần.
Thứ ba, được ăn bữa quan trọng nhất trong ngày tử tế thêm một lần.
Thứ tư, có thêm thời gian gặp gỡ bạn bè nhiều hơn một lần.
… v..v…
Tất cả những điều này sẽ được nhân mũ n lên nếu bạn biến nó trở thành hoạt động đều đặn…
Có rất nhiều lý do để dậy sớm nếu chúng ta thật sự muốn cải thiện bản thân mình trở thành những con người sống biết hưởng thụ phần tươi đẹp thật sự của cuộc sống này.
Người Nhật Bản có một khái niệm nổi tiếng, đó là Ikigai tức là ‘lẽ sống’, là hành trình tìm kiếm ý nghĩa bản thân. Một người có ‘ikigai’ sẽ có được sự hiểu biết về chính mình và từ đó gặt hái được cuộc sống ý nghĩa. 
(Ảnh: istock)
Nhà tâm lý học Kyo Kaimya cho rằng Ikigai rất giống với hạnh phúc, nhưng chúng hoàn toàn khác biệt nhau về sắc thái. Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc xuất hiện trong những khoảnh khắc nhất định, nhưng Ikigai lại là kim chỉ nam cho những hạnh phúc của bản thân dù bạn đang ở thời điểm vô cùng bế tắc và khó khăn. Vậy nên, Ikigai trở thành lý do mà bạn cần thức dậy sớm và tận hưởng cuộc sống vào mỗi sáng.
Trên hòn đảo Okinawa, Nhật Bản, những người cao tuổi xuất hiện trên khắp các con phố, người dân không nhắc đến nghỉ hưu mà thay vào đó là ‘ikigai’. Dan Buettner, tác giả của cuốn Địa lý Quốc gia cho rằng, việc chọn một ‘lẽ sống’ để thức dậy vào mỗi sáng là nguyên nhân giúp những người dân trên hòn đảo có thể sống lâu hơn trăm tuổi và có sức khỏe để đáp ứng cuộc sống như vậy.

Như vậy Ikigai có thể giúp chúng ta dậy sớm? Câu trả lời là: Tất nhiên rồi, nếu bạn thật sự muốn dậy sớm.
Trong cuốn sách “Đánh thức Ikigai”, nhà sinh học thần kinh Ken Mogim nêu ra những khía cạnh chính của Ikigai là bắt đầu từ những điều nhỏ thôi như chấp nhận chính mình, kết nối bản thân với mọi người và vũ trụ, tìm niềm vui trong những gì nhỏ bé và thực tại. 
Vậy làm cách nào để tăng cường năng lượng, giúp tinh thần thoải mái và khởi động một ngày mới tốt hơn? Hãy tìm một hoạt động buổi sáng giúp bạn cảm thấy thư giãn và kết hợp nó vào hoạt động thường ngày của bạn.

Vận động buổi sáng

Thiền định giúp tinh thần và cơ thể có thêm nhiều năng lượng. (Ảnh: Facebook/ Dafa Great)
Điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải đăng kí những khóa học thể chất hay những bài thể dục tiêu tốn ca-lo trong các phòng tập gym vào buổi sáng.
Thực ra, bạn chỉ cần tưởng tượng về một hoạt động thân thể nhẹ nhàng mà bạn yêu thích, sự yêu thích này mạnh mẽ tới mức có thể trở thành nguồn động lực lôi kéo bạn ra khỏi chiếc giường ngủ êm ái.
Đó có thể là tản bộ, yoga nhẹ nhàng trong phòng khách,… Hãy chọn bất kỳ một điều gì có thể khiến bạn cảm thấy mình hạnh phúc khi bắt đầu một ngày mới.

Nhiên liệu buổi sáng

(Ảnh: Unplash)
Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng bữa ăn sáng chính là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Bạn đã bao giờ nảy ra ý tưởng biến bữa sáng của mình trở thành một phần thú vị cho ngày mới của bạn? Vì thời gian eo hẹp khi không thể dậy sớm, nhiều người đã bỏ qua bữa sáng đúng nghĩa bằng cách thay vào đó là một ly sữa đậu nành, tách cà phê hay một thức uống nào đó tương tự.
Nhưng hãy thử hòa mình vào một bữa ăn sáng thơm nức mũi và đầy sắc màu cuộc sống, bạn có thấy ngày mới của mình bắt đầu tràn ngập năng lượng hơn không?
“Dù cho bạn đang ở đâu trên thế giới, nếu bạn muốn tạo dựng một thói quen sở hữu những thứ ưa thích sau khi bạn thức dậy (ví dụ như sô-cô-la và cà phê), chất dopamine sẽ được giải phóng trong não bạn, tăng cường những hành động (thức dậy) trước sự thu nhận phần thưởng của bạn (sô-cô-la và cà phê)”, Mogi viết.
Tất cả những điều này đều không đồng nghĩa với việc biến bạn trở thành một hot Instagram bữa sáng hay hot blogger bữa sáng nổi tiếng trên mạng. Hãy hành động và làm việc chỉ vì bạn cần như vậy để tận hưởng cuộc sống của mình.

Những tách cà phê chuyện trò

(Ảnh: Dreamtime)
Ý tưởng về việc gặp cô bạn thân cùng uống cà phê, cùng chuyện trò không phải là điều gì quá xa lạ vào mỗi buổi cuối tuần, nhưng nếu biến nó trở thành thói quen mỗi sáng dường như chưa bao giờ là điều thân thuộc trong suy nghĩ mỗi người. Nhưng có lẽ bạn chưa biết được lợi ích tuyệt vời của hành động tưởng như là xa xỉ thời gian này.
Theo một cuộc thăm dò dư luận vào năm 2008, người Mỹ được công nhận là những người hạnh phúc nhất thế giới khi trung bình mỗi người Mỹ có từ khoảng 6-7 tiếng xã hội hóa/ngày. (Xã hội hóa được hiểu là gặp gỡ và giao lưu với mọi người)
Tuy nhiên, khi bạn đến thẳng đến chỗ làm khi vừa vội vàng ăn sáng, miệt mài lao vào với đống giấy tờ và máy tính tại phòng làm việc, rồi quay về nhà khi cơ thể và đầu óc đã trở nên mệt mỏi, lặp đi và lặp lại như vậy có thể khiến bạn trở thành thói quen và hạn chế thời gian giao lưu với mọi người xung quanh mình.
Một trong những công cụ của Ikigai là kết nối với mọi người. Sắp xếp thời gian, cùng một vài người bạn tâm đầu ý hợp cùng chuyện trò, chia sẻ và tán gẫu có thể đem đến những điều kỳ diệu cho cuộc sống của bạn. Ngay cả những khi bạn thật sự bận rộn tới mức không thể ngơi nghỉ. Hãy dành chút thời gian để gửi đi những dòng tin nhắn, để gương mặt ai đó bất giác mỉm cười khi đọc được lời hỏi han quan tâm từ bạn.
Thời gian nằm trong vòng tay của bạn, ‘lẽ sống’ nằm trong suy nghĩ của bạn. Và việc dậy sớm có thể hay không phụ thuộc vào chính bạn. Chúc bạn may mắn!


Sưu tầm

20/08/2018

Im lặng – Sức mạnh của kẻ thông minh hay sự lạnh lùng?


Khi đối mặt với mâu thuẫn, im lặng thực sự là một cách xử thế thông minh, có sức mạnh xua đi căng thẳng, hận thù. Thế nhưng, im lặng đôi khi lại chính là hành vi tiếp tay cho tội ác, bao che cái ác.

 Khi nào thì chúng ta nên im lặng?
Đó là khi chúng ta cần nhìn lại bản thân mình. Ví như khi bị xem nhẹ, bạn đừng nên nói lời oán giận. Khi bị nhục mạ, bạn đừng nên nói lời xằng bậy vô nghĩa. Khi được khen ngợi, bạn đừng nên hoan hỉ mà nói lời ngạo mạn. Còn khi người khác có gì vui, hãy chú ý tới tâm ghen tị của mình mà tránh rêu rao lời đồn đại. Gặp những điều ấy, thì đúng là chúng ta nên im lặng…
Tại sao vậy? Vì mọi việc đều có nguyên nhân của nó, và điều đáng quý nhất của con người là biết tự nhìn lại bản thân mình để trở thành một người tốt hơn. Nếu bạn oán giận người xem nhẹ mình, chẳng phải là tấm lòng bạn cũng chẳng hề rộng rãi? Nếu bạn cãi nhau với người ta, chẳng phải bạn đang đặt mình ngang với họ?
Gặp chuyện không vui trong cuộc đời chưa hẳn đã là việc không tốt, vì bạn đã có được cơ hội tự hoàn thiện bản thân mình.
Im lặng chính là lúc bạn cảm nhận nhiều hơn về các sự việc, hiểu rõ nguyên nhân – kết quả, nhìn rõ những gì bản thân làm chưa tốt. Im lặng cũng là cách để bạn thể hiện cảm xúc của mình với người đối diện, khiến sự xao động trở nên bình tĩnh, khiến những cảm xúc tiêu cực chợt mất hút chẳng còn.
Nhà hiền triết Socrates từng thừa nhận rằng: “Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất”. Ấy là vì tri thức tựa như biển rộng, còn những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước trong đại dương.
Người ta chỉ nên nói về những điều mình biết rõ, và giữ thái độ cởi mở, im lặng, tôn trọng lắng nghe đối với những thứ bản thân chưa được tiếp xúc hoặc còn mơ hồ. Nếu như bạn nhất thiết cho rằng quan điểm của mình chẳng hề có chỗ sai sót, thì chẳng phải bạn đã trực tiếp đóng cánh cửa tri thức lại hay sao?

Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời. (Ảnh: Internet)
Im lặng cũng cho con người ta cơ hội suy ngẫm, nhờ đó mà có được những kiệt tác, sự cao thượng, hiểu biết, trưởng thành, hồi tâm, giác ngộ.
Văn hào W. Goethe từng nói: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”. Thấy người khác trầm tư mặc tưởng thì đừng phá khoảng riêng của họ, vì sự im lặng lúc đó thực sự cần thiết và có ý nghĩa.

Thế nhưng…
Im lặng không có nghĩa là không nói gì khi ai đó đang trò chuyện với bạn. Im lặng không có nghĩa là thụ động, dửng dưng với mọi thứ xung quanh. Im lặng không đúng cách cũng sẽ làm cho người ta nghi ngờ lẫn nhau, khiến lòng tin giữa người với người giảm sút.
Im lặng cũng không có nghĩa là hèn nhát trước cái ác, sợ bị “tai bay vạ gió”, sợ bị liên lụy đến lợi ích bản thân mình mà không dám nói lời công đạo.
Matin Luthern King đã từng có một câu nói bất hủ: “Trong thế giới này chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Nếu im lặng vì lợi ích bản thân, thì chính là đang tiếp thêm sức mạnh cho cái ác. Lẽ ở đời, tiếp sức cho cái ác, cái ác sẽ quay lại làm hại bạn.
Trong cuốn “Tận Tâm”, Mạnh Tử viết: “Điều con người không học mà biết đó là lương năng. Điều không nghĩ mà biết đó là lương tri”.

“Không nghĩ” ở đây không phải là không suy xét gì, mà ý Mạnh Tử là lương tri không phải thứ chịu ảnh hưởng của những suy nghĩ ích kỷ, bảo vệ bản thân, cũng không chịu ảnh hưởng của những quan niệm đắn đo này khác. Thấy chết mà không cứu, thấy điều bất bình mà im lặng, thấy tội ác mà làm ngơ, ấy không phải là lương tri vậy.
Im lặng là sức mạnh hay sự lạnh lùng? Điều đó phải tùy theo lương tri mà xét đoán.
Sưu tầm