Trong câu chuyện hôm qua mình có
bàn về Bát Nhã Tâm Kinh, bạn nói là không hiểu câu “Sắc bất dị không, không bất
dị sắc”; thường được nhắc tới không những trong chùa mà còn trong văn chương.
Anh đưa ra một phương pháp căn
bản mà anh đã học được từ thời trung học ở Việt Nam là trước hết phải tìm nghĩa
đen của chữ, rồi sau đó dựa vào nghĩa đen mới suy nghĩ về nghĩa bóng của chữ
đó.
Rồi thêm một cách mới nữa là tìm
xem Anh ngữ có chữ nào tương đương không, để hiểu cho rõ ràng.
Sắc tiếng Anh là Form, Không
tiếng Anh là Emptiness (Formless). Câu “Sắc bất dị không,không bất dị
sắc” (Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc) được dịch là: “Form
does not differ from emptiness; emptiness does not differ from form”.
Và bạn đã hiểu ngay cái nghĩa
đen của câu kinh; nghĩa bóng thì còn phải suy gẫm; nhiều khi cả đời mới trải
nghiệm được nó.
Trong câu chuyện lan man về
nghĩa đen và nghĩa bóng và Việt ngữ dịch ra Anh ngữ, anh bỗng nhắc tới cái chữ Mulberry-
Sea được dịch thẳng từ chữ Bể Dâu.
Giữa thập niên 1980, trên tờ báo
Văn Nghệ Tiền Phong ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn nước Mỹ có bài viết chê bai giáo sư
Anh văn Nguyễn Ngọc Bích đã dùng chữ Mulberry- Sea để dịch chữ Bể Dâu
trong tập thơ Kim Vân Kiều của thi hào Nguyễn Du “Trải qua một cuộc
bể dâu. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
Và câu chuyện văn chương này phổ
biến trong giới đọc báo, giới nghệ sĩ trí thức và vẫn được nhớ cho tới hôm nay
và có người vẫn đem cái chữ Mulberry- Sea để bêu rếu ông Nguyễn Ngọc
Bích.
Người bạn trẻ mến,
Riêng anh thì cứ vẫn suy gẫm về
cái chữ Mulberry- Sea dịch ra từ chữ Bể Dâu. Có thể dịch thẳng ra như
vậy, nhưng phải có chú thích để người đọc hiểu thêm.
Nhớ lại thời còn nhỏ khi thầy
giáo đưa ra câu thơ “Trải qua một cuộc bể dâu” , anh đâu có hiểu chữ “bể dâu”
là gì. Sau đó thầy giảng nghĩa “bể dâu” xuất phát từ thành ngữ của Tàu
là “thương hải biến vi tang điền” (bãi bể thành ruộng dâu), nghĩa bóng
là sự thay đổi lớn lao.
Câu chuyện văn chương khá hấp
dẫn và em hỏi là có thể nào tìm được mấy câu thơ Kiều mà Nguyễn Ngọc Bích đã
dịch ra Anh ngữ để hiểu rõ hơn về cái chữ Mulberry- Sea – Bể Dâu đã từng
là đề tài bàn tán trong nhiều năm qua.
Anh nhớ lại mấy năm trước, ghé
nhà giáo sư Trần Khánh ở San Jose, là thân phụ của xướng ngôn viên Mộng Lan ở
Quận Cam. Ông từng ở trong ban phiên dịch cuốn từ điển Anh Việt của Nguyễn Văn
Khôn ở Sài Gòn, qua Mỹ năm 1975 và dạy Anh văn ở trung học và đại học cộng đồng
thành phố San Francisco suốt ba mươi sáu năm và đã nghỉ hưu. Giáo sư Khánh cho
anh coi tập thơ Kim Vân Kiều do giáo sư Nguyễn Ngọc Bích dịch ra tiếng Anh,
xuất bản năm 1973 tại Sài Gòn, có mấy dòng chữ và chữ ký của tác giả tặng cho
một người nào đó.
Và tối qua anh điện thoại xin
giáo sư Khánh tìm lại tập thơ đó và chụp hình gởi cho anh câu Anh ngữ dịch từ
"Trải qua một cuộc bể dâu” .
Người bạn trẻ mến,
Một điều rất bất ngờ là khi nhận
được bản chụp câu thơ dịch ra Anh ngữ, trong đó không hề có chữ Mulberry- Sea
mà trong đầu óc của anh đã hằn sâu mấy chục năm nay. Bốn câu thơ đầu của Đoạn
Trường Tân Thanh tức là Truyện Kiều như sau: “Trăm năm trong cõi người ta. Chữ
tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu. Những điều trông thấy
mà đau đớn lòng”
Và Nguyễn Ngọc Bích đã dịch như
sau :
“In a hundred-year lifespan on
earth
Talent often proves detrimental to Fate.
In a world where seas often change
into mulberry-fields
Painful are some of the stories we come to witness.”
Talent often proves detrimental to Fate.
In a world where seas often change
into mulberry-fields
Painful are some of the stories we come to witness.”
Té ra không hề có chuyện giáo sư
Nguyễn Ngọc Bích dùng chữ Mulberry-Sea để dịch ra chữ Bể Dâu mà bài báo
mấy chục năm trước đã đưa ra để chê bai và cho đến hôm nay vẫn có kẻ nhắc lại
để bêu xấu ông Bích. Anh có trong tay bài báo đó nhưng không muốn nêu tên người
viết và lập lại sự chỉ trích vốn dựa trên một điều không có thực.
Anh gọi phôn cho mấy người bạn
cùng lứa, hỏi có biết chuyện Mulberry- Sea của dịch giả Nguyễn Ngọc Bích
từ chữ Bể Dâu hay không và họ đều trả lời là có đọc bài báo năm xưa.
Anh cho họ biết đó là chuyện bịa
ra và gởi cho họ phóng ảnh của trang đầu tập thơ để làm bằng chứng. Có người
bạn thắc mắc là tại sao ông Nguyễn Ngọc Bích không cải chính chuyện này mặc dù
ông có phương tiện và quen biết giới báo chí ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Anh hỏi các bạn anh nhận xét ra
sao về câu dịch Anh ngữ mấy câu Kiều của dịch giả Nguyễn Ngọc Bích thì có người
bảo là không sai, có người cho là không hay, có người cho là cũng được.
Nhưng anh muốn nhấn mạnh một
điều là không hề có chữ Mulberry- Sea mà bài báo năm xưa đã gán cho
Nguyễn Ngọc Bích dịch như vậy- và làm ảnh hưởng đến uy tín, đến kiến thức Anh
văn của ông.
Người bạn trẻ mến,
Câu chuyện văn chương chữ nghĩa
năm xưa có thể không làm bạn thích thú hay quan tâm. Nhưng đối với anh thì nó
là một chuyện không nhỏ vốn liên quan đến nghĩa đen, nghĩa bóng, đến tham khảo
Anh ngữ để hiểu thêm Hán Việt, đến cách dịch Việt ngữ ra Anh ngữ, đến chuyện
bịa chuyện trong bản tin trong email, trên mạng Internet để bêu rếu ai đó mà
người thường dễ bị tin theo.
Anh cũng nói thêm là nên để cho
một người Mỹ giỏi văn chương dịch thơ Kiều Nguyễn Du ra Anh ngữ. Vì chỉ có dịch
giả người Mỹ mới hiểu được văn hóa, sở thích của người Mỹ mới linh động, tìm ra
chữ tiếng Anh, nghĩa là nấu món ăn tinh thần cho người của họ thưởng thức.
Anh tìm trên Internet của ai đó
dịch sang Anh ngữ hai câu Kiều, ”Trải qua một cuộc bể dâu. Những điều trông
thấy mà đau đớn lòng” để tham khảo, so sánh với câu dịch của Nguyễn Ngọc
Bích:
“You must go through a play of
ebb and flow. And watch such things that make you sick at heart."
Giáo sư Trần Khánh đã email mấy
dòng chữ cho anh:
“NS TCPhúc thân quý,
Có lẽ vong linh của cố GS Nguyễn
Ngọc Bích, phù trợ cho hai ta sao đó, mà tôi tìm ngay được bài này, để gởi cho
nhà báo, nhà văn, kiêm nhạc sĩ!
Mong bài viết của anh, sẽ được
coi như là một nén hương lòng, dâng cho hương hồn của GS NNBích, để "minh
oan" và "giải độc" cho Giáo sư Bích, mà thuở sinh tiền, Giáo sư
Bích bị những cây viết hồ đồ, thiếu tự trọng, thiếu thiện tâm, hay đố kỵ vì
lòng tị hiềm nhỏ nhen, hay vô tình, ác ý, xuyên tạc sự thật.
Chắc chắn GS NNBích, sẽ mỉm một
nụ cười hiền hòa và biết ơn dưới suối vàng, khi đọc bài viết của Nhạc sĩ!
Thân quý Nhạc sĩ nhiều,
Trần Khánh
GHI CHÚ :
Bản chụp trang đầu mấy câu thơ trong sách Nguyễn Ngọc
Bích
Chữ ký và thủ bút của Nguyễn Ngọc Bích
Hình bìa tập thơ dịch Kim Vân Kiều ra Anh ngữ của Nguyễn
Ngọc Bích
Không biết tên tác giả
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaCó lẽ GS Nguyễn Ngọc Bích đã ngộ được “Sắc bất dị không, không bất dị sắc” nên chẳng cải chính ì xèo làm gì!
Trả lờiXóa:)
Còn GS Trần Khánh có lẽ vẫn chưa ngộ được “Sắc bất dị không, không bất dị sắc” chăng?
:-?
http://samtuoingoclinh.com/uploads/phat-giao/2016_04/sac-tuc-thi-khong-khong-tuc-thi-sac-5.jpg
https://www.kynang.edu.vn/wp-content/uploads/can-bang-cuoc-song.jpg
XóaChuyện chữ nghĩa thật là rối.Chữ ta mà hiểu cho đúng cũng đã khó,huống gì phải dịch thuật cho trọn nghĩa.Chữ "Sắc-Không"ở VN mình cũng khá lạm dụng,thậm chí người dùng không hiểu thấu yếu chỉ trong Bát Nhã Tâm Kính,vẫn hay có cái lối nói nước đôi:có mà không,không mà có.Kinh điển thường phải liễu nghĩa để chỉ trỏ vào hiện thực để thấy đúng thực tánh của vạn pháp,pháp trụ pháp vị,với"lý sự viên dung".Thì làm gí có lối nói nước đôi,đi hàng 2 được.
Trả lờiXóaChính vì lối nói nước đôi đó,khiến nhiều người hiểu nhầm Phật giáo là yếm thế,tiêu cực..
Cảm ơn Fa đã giới thiệu bài viết hay và ý nghĩa.
Cám ơn anh Đức Quỳnh đã bình luận rất hay.
XóaChúc anh nhiều sức khỏe.
https://sites.google.com/site/songcanbangblog/_/rsrc/1471490318262/home/song-can-bang.jpg