Cùng
vua cha đi lưu đày nhiều năm, gia đình ly tán, phải sống bằng nghề công nhân, sửa
xe nhưng ông vẫn giữ được phong thái đạo mạo, nho nhã.
Thành
Thái là vị vua thứ 10 của triều đình nhà Nguyễn, do tinh thần dân tộc nên bị giặc
Pháp ép thoái vị, đi đày suốt 31 năm ròng rã. Năm 1947, trở về quê hương, vương
triều này lại bị giặc Pháp dùng thủ đoạn thâm độc phân tán các hoàng tử mỗi người
một nơi.
Trong
số 17 hoàng tử con vua Thành Thái, hoàng tử thứ 7 tên Nguyễn Phước Vĩnh Giu
cùng con cháu vương triều sống rải rác khắp nhiều tỉnh miền Tây. “Con vua thất
thế lại ra quét chùa”, số phận của con cháu vua Thành Thái đa phần chua chát,
người chạy xe ôm, người bán vé số, người làm bảo vệ.
Mang
tiếng là hoàng tử nhưng ông Nguyễn Phước Vĩnh Giu (sinh năm 1922, hoàng tử thứ
7 con vua Thành Thái) lại không một ngày được sống trong nhung lụa. Hoàng tử phải
bôn ba nhiều việc để kiếm sống: từ công nhân cầu đường, mở hiệu sửa chữa xe đạp,
đóng bàn ghế, làm thêm ở một số phòng trà, quán bar rồi cuối đời chết trong cảnh
nghèo khó.
Ông
Nguyễn Phước Bảo Tài (sinh năm 1964, con trai hoàng tử Vĩnh Giu, cháu nội vua
Thành Thái) đang sống ở gần con rạch Ba Hiệp (ấp Nhơn Hưng, xã Nhơn Nghĩa, huyện
Phong Điền, Cần Thơ). Lối đến nhà vị hoàng tôn (cháu vua) là con đường mòn sâu
hun hút dọc theo con rạch, hai bên cỏ dại mọc ngang người. Nơi “thâm sơn cùng cốc”
này lại là nơi thờ tự của một vị vua, một hoàng tử.
Hoàng
tôn trước bàn thờ ông nội và cha là vua Thành Thái, hoàng tử Vĩnh Giu.
Mới bước vào cửa nhà ông Bảo Tài, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt khách là bàn thờ đơn sơ nhưng toát lên vẻ trang trọng với di ảnh là vua Thành Thái chỉnh tề trong áo bào màu đỏ, đội mũ xung thiên (một loại mũ chỉ dành cho vua triều Nguyễn), phía dưới là di ảnh của hoàng tử Vĩnh Giu, phong thái rất trí thức với áo vest và cặp kính trắng.
Mới bước vào cửa nhà ông Bảo Tài, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt khách là bàn thờ đơn sơ nhưng toát lên vẻ trang trọng với di ảnh là vua Thành Thái chỉnh tề trong áo bào màu đỏ, đội mũ xung thiên (một loại mũ chỉ dành cho vua triều Nguyễn), phía dưới là di ảnh của hoàng tử Vĩnh Giu, phong thái rất trí thức với áo vest và cặp kính trắng.
Biết
nhiều chuyện “thâm cung bí sử” của gia tộc, ông Bảo Tài hiểu khá rõ về cha mình
và ông nội. “Tôi sống cùng cha từ nhỏ nên biết nhiều chuyện về cha và ông nội,
cả những ngày bị lưu đày ở tận châu Phi”, ông nói. Trước đây khi còn sống, người
cha thường kể chuyện về ông nội cho đứa con nghe. Ngày trẻ tuổi, vua Thành Thái
được học cả chữ Nôm, chữ Hán và tiếng Pháp, đọc nhiều sách vở nên hiểu biết
toàn diện.
Bởi
vậy, dù bị giặc Pháp khống chế gắt gao nhưng ông là một vị vua có tinh thần dân
tộc và nhận kết cục bị giặc ép thoái vị, đày đi nước ngoài. Sau khoảng thời gian
“bước đệm” bị quản thúc ở Vũng Tàu, năm 1916 vua và toàn bộ gia tộc bị lưu đày
ra đảo Réunion ở châu Phi, một thuộc địa của Pháp. “Ở đó ông nội thuê một căn
nhà, sống khá khép kín, sinh thêm được bảy người con, trong đó có cha tôi”, ông
Tài nói.
Vị
hoàng tôn này cho biết thêm, dù bị lưu đày nhưng vua Thành Thái vẫn giữ được một
lối sống nề nếp, gia phong, phân công việc rạch ròi cho từng người. “Khi đó cha
tôi có nhiệm vụ lo bữa ăn sáng cho ông nội và tìm lá trầu. Khi đó tìm lá trầu rất
vất vả, chỉ vài gia đình người Việt sống ở đó trồng cây trầu làm kiểng, cha thường
ghé đến mua”, hoàng tôn nhớ lại.
Không
xao nhãng chuyện học hành của con cái, vua Thành Thái xin con vào học ở một chủng
viện Thiên chúa giáo, nơi dành cho người nghèo và dân bản địa. Ngoài ra, ông tự
dạy tiếng Hán và tiếng Pháp cho con.
Vua
Thành Thái từng bị giặc Pháp bắt đi lưu đày 31 năm ở châu Phi.
“Bà
nội tôi là Hoàng phi Chí Lạc, người xứ Huế, rất cam chịu, đảm đang, giỏi thơ
văn. Để hướng con cái nhớ về cội nguồn dân tộc, bà dạy cha và các cô chú bác
tôi nói tiếng Việt, viết chữ Nôm; ngoài ra còn dạy múa hát, đàn ca sáo nhị. Sau
này về già, cha tôi vì thế vẫn giữ thói quen hay ngân nga đàn sáo”, vị hoàng
tôn nhắc lại trong niềm tự hào.
Sau
31 năm bị lưu đày, năm 1947 vua Thành Thái được thực dân Pháp cho về nước,
nhưng thành viên trong gia đình bị chia rẽ, không được sống chung. Bản thân cựu
hoàng sống ở Vũng Tàu, đến khi chết được rước về Huế chôn cất cùng tổ tông.
Trong khi đó, các hoàng tử mỗi người phiêu bạt một nơi, tất cả đều được chính
quyền bảo hộ theo dõi gắt gao, nếu thấy ai có biểu hiện chống đối thì chúng sẵn
sàng trừ khử.
Giặc
Pháp còn thâm độc triệt tiêu đường học hành của con cháu cựu hoàng, thực hiện
chính sách “ngu dân” để trừ hậu họa. Hậu duệ vương triều này không được học
hành tử tế, cũng là nguyên nhân khiến sau này nghèo khó vì không có nghề nghiệp,
việc làm.
Sau
một thời gian được sống với cựu hoàng ở Vũng Tàu, năm 1949 hoàng tử Vĩnh Giu bị
giặc ép xuống Cần Thơ. “Ba tôi kể, khi mới xuống đây bị giặc theo dõi “nhất cử
nhất động”. Nhờ người dân che chở nên ông được an toàn.
Sau
6 tháng, ông xin được vào làm công nhân ở ty công chánh chuyên làm cầu đường”,
ông Tài nhớ lại. Sau mấy chục năm bôn ba khắp miền Tây làm công nhân xây dựng cầu
đường, ông tha thẩn về ở rể trên đường Phan Đình Phùng (phường An Lạc, quận
Ninh Kiều, Cần Thơ), trưng biển sửa chữa, bơm vá xe đạp.
Cuộc
sống càng thêm khó khăn khi vợ chồng hoàng tử sinh đến 6 người con trai và 1
con gái. “Để có tiền nuôi chúng tôi, má bán mía lạnh, chuối nướng ở trước cửa
nhà. Còn ba ngoài sửa xe đạp còn đi mua ve chai, đóng bàn ghế cho những người
chở cá ở chợ. Nhờ ca hát, vũ công giỏi, đặc biệt có khiếu đánh đàn tỳ bà, đàn
tranh nên ban đêm ba tôi đi làm thêm ở một số phòng trà, quán bar kiếm thêm tiền”,
ông Tài nhớ lại.
Hoàng
tử Vĩnh Giu, con vua Thành Thái, tuy phải sống trong nghèo đói nhưng vẫn giữ được
phong thái nho nhã, đạo mạo của hoàng tộc.
Ông
Tài cho biết, cả gia đình ông sống ở Cần Thơ đến 50 năm mà không ai biết cha
con ông là hậu duệ vua Thành Thái. Chỉ đến khi vào khoảng năm 2005, khi cố Thủ
tướng Võ Văn Kiệt ghé thăm ông Vĩnh Giu, mọi người mới giật mình biết chuyện.
“Cha
tôi sống ẩn dật và kín tiếng, chỉ nói những gì cần nói”, ông Tài nhớ về cha. Có
lẽ được trực tiếp vua cha dạy dỗ trong thời gian lưu đày, ông Vĩnh Giu vẫn giữ
được phong thái của một hoàng tử, dù thất thế. Dù phải làm những nghề không được
nhiều người coi trọng, sống trong nghèo khó nhưng ông vẫn giữ được cho mình một
lối sống kiểu cách, nho nhã.
“Cha
tôi từ nhỏ đến lúc mất chỉ ăn bằng dĩa chứ không ăn bằng chén bát như những người
bình thường. Đôi khi bữa ăn rất đơn giản, chỉ cần một dĩa cơm với bát muối ớt,
bát mỡ hành. Đặc biệt cha tôi thích ăn bánh mỳ chấm sữa và khoai tây chiên”,
ông Tài hồi tưởng. Những buổi sáng và chiều tối, ông hay đeo giày thể thao, mặc
quần cộc, áo phông đi tập thể dục, uống cà phê thư giãn.
Những
lúc rảnh rỗi, vị hoàng tử này mở đài phát thanh nghe tình hình thời sự, thậm
chí còn nghe cả đài tiếng Pháp. “Cha tôi hay theo dõi mảng chính trị thế giới,
đọc vanh vách tên và tiểu sử các vị nguyên thủ quốc gia, những người nổi tiếng
thế giới. Ông không chỉ nghe, mà còn đoán biết được xu thế thời cuộc”
Khuyết Danh
Ôi!
Trả lờiXóa[-(
Vua Thành Thái.
Xóahttps://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/94/Emperor_Thanh_Thai.jpg/250px-Emperor_Thanh_Thai.jpg
Cám ơn em đã chia sẻ.
Trả lờiXóahttps://1.bp.blogspot.com/-pdhw7FNwWWw/XVrWmF1ud2I/AAAAAAAAK9A/OyvdF-Um99wSUhqo50AaXhL8ct7AgvV-ACLcBGAs/s320/l3.gif
Lăng mộ Vua Thành Thái
Xóahttp://huedisan.com.vn/UploadFiles/TinTuc/lang_vua_thanh_thai.jpg