Tù binh bị đồng đội căm hận và báo thù đến chết, 60 năm sau, phát hiện từ một gốc cây gây chấn động nước Anh!
Roddick là một
tù nhân chiến tranh người Anh. Anh bị bắt trong một lần kém may mắn và giống
như nhiều tù nhân khác, Roddick bị áp giải đến một trại tập trung ở Đức.
Trong trại tập
trung có gần 1.000 tù binh, toàn bộ đều là người Anh. Họ bị đối đãi thậm tệ đến
mức khó có gì lột tả hết, không khác gì loài vật và phải làm những công việc vô
cùng nặng nhọc.
May mắn là, Roddick là một binh sĩ huấn luyện kỹ năng lái xe tải trong quân đội Anh. Trong trại tập trung của Đức, vị trí này lại thiếu rất nhiều nên tại đây, anh được chiêu mộ làm lái xe.
Tất nhiên,
trong số những tù binh Anh ở trại tập trung đó, không ít người có kỹ năng lái
xe nhưng chẳng ai tình nguyện làm công việc đó, bởi nhiệm vụ của việc lái xe là
chuyên vận chuyển những chiến hữu chết đói và bị sát hại mỗi ngày đến nơi chôn
cất.
Tuy nhiên,
Roddick lại tỏ ra rất nhiệt tình với công việc này. Anh nói mình sẽ vui vẻ làm
tốt công việc được giao.
Và như vậy,
Roddick cuối cùng đã là một lái xe của Đức quốc xã và cũng kể từ đó, anh trở
nên thô bạo và tàn nhẫn với chính đồng bào mình.
Không chỉ
quát tháo, lớn tiếng với các tù nhân, anh còn dùng bạo lực, nắm đấm hướng về
phía họ. Thậm chí, có tù nhân rõ ràng chưa chết, anh vẫn cố tình vứt lên xe.
Lẽ dĩ nhiên,
tất cả những tù binh đều tỏ ra căm hận con người này, đồng thời dùng nhiều cách
khác nhau để cảnh cáo Roddick. Nghe xong, anh vẫn bỏ ngoài tai, việc mình mình
làm. Các tù binh không tiếc lời mắng nhiếc Roddick là tên cẩu tặc, kẻ bán nước,
loài chó săn…
Nhưng cũng
chính nhờ đó, quân Đức quốc xã càng lúc càng thích thú và tín nhiệm Roddick.
Ban đầu, khi anh lái xe ra khỏi trại tập trung, binh sĩ Đức quốc xã đều chặn xe
lại kiểm tra, giám sát từng cử động nhưng về sau, anh có thể ra vào thoải mái
mà không hề bị kiểm soát.
Chiến hữu của
Roddick cũng ngầm công kích anh, không ít lần thiếu chút nữa thì bị họ đánh cho
mất mạng.
Sau một lần
bị đánh thừa chết thiếu sống, Roddick vĩnh viễn mất đi một cánh tay, đồng thời,
anh cũng mất đi giá trị lợi dụng. Không còn có thể tiếp tục lái xe, Roddick như
chiếc bị rách bị quân Đức quốc xã vứt ra bãi rác.
Không còn được
quân Đức bảo hộ, Roddick nhanh chóng rơi vào trận địa báo thù vô tình của các
tù nhân chiến tranh Anh. Một ngày mưa, trong một hoàn cảnh cô độc đến thê
lương, anh chết cạnh một góc tường ẩm ướt trong trại tập trung của người Đức.
Người cứu
mạng tôi, trước đây là người tôi hận nhất
60 năm đã
trôi qua, người dân ở quê hương Roddick dường như sớm đã quên mất anh còn những
người trong gia tộc cũng cố tình né tránh tất cả những việc làm liên quan đến
con em mình.
Cứ như thế,
Roddick bị chôn vùi trong cát bụi của thời gian.
Thế nhưng bỗng
nhiên có một ngày, một tờ báo có lượng phát hành không nhỏ của nước Anh đã đăng
tải một bài viết có tựa đề "Người cứu tôi, là người tôi hận nhất" ở
ngay vị trí bắt mắt nhất trang nhất.
Nội dung bài báo như sau:
Trong tại
tập trung của Đức quốc xã có một tên phản đồ tên Roddick, cam tâm bán mạng cho
tụi Nazi (ám chỉ Đức quốc xã). Ngày hôm đó, tôi ốm nhưng chưa chết, thế nhưng
anh ta vẫn vất tôi lên xe tải và nói với bọn Đức là đem tôi đi chôn.
Tuy
nhiên, điều khiến tôi không thể ngờ đến là, khi xe chạy được nửa đường, Roddick
dừng xe, nhấc tôi đang thoi thóp ra khỏi xe và đặt tôi xuống dưới gốc một cây cổ
thụ, để lại vài mẩu bánh mì đen và một bình nước, vội vã nói với tôi: Nếu
như anh có thể sống, hãy đến thăm cái cây này rồi cấp tốc lái xe đi mất.
Sau khi câu
chuyện ngắn ngủi này được đăng không lâu, tòa soạn báo liên tục nhận được điện
thoại gọi đến và không một ai ngoại lệ, tất cả đều là cựu binh chiến tranh Thế
giới thứ hai và đều là những chiến binh già không may từng bị bắt làm tù binh.
Một điều nữa
càng khiến người ta không tưởng tượng được, là không một ai ngoại lệ, 12 cựu
chiến binh gọi điện đến đều từng ở cùng nhau trong một trại tập trung của Đức –
đó là trại tập trung mà Roddick đã ở.
Những câu
chuyện do chính 12 cựu quân nhân kể ra, dường như đều là bản sao của câu chuyện
đã được đăng tải trên mặt báo: Họ đều được Roddick đặt xuống dưới gốc cây và nhờ
đó mà thoát chết.
Điều khiến
người ta chú ý hơn là, mỗi lần Roddick lái xe ra khỏi trại tập trung, anh đều
nói với các chiến hữu rằng: Nếu anh có thể sống, hãy quay lại thăm cái
cây này.
Người biên tập
và giới thiệu bản thảo của bài viết là một cựu biên tập từng tham gia chiến
tranh. Dựa vào trực giác nghề nghiệp, ông phán đoán một cách nhạy cảm, rằng cái
cây mà Roddick nhiều lần nhắc đến, nhất định phải chứa đựng nội dung gì đó.
Và ông lập tức
tổ chức các cựu binh, hợp thành nhóm 13 người, men theo con đường năm xưa họ trốn
chạy để tìm cái cây vốn không thể phán đoán liệu có tồn tại hay không.
Khi đoàn người
đến được điểm đến, rừng núi vẫn như xưa, cái cây cổ thụ vẫn ở đó. Một cựu binh
không kiềm chế được cảm xúc, chạy về phía trước ôm thân cây, khóc lớn. Trong một
cái hộc ở gốc cây, người này phát hiện một cái hộp sắt đã hoen gỉ từ bao giờ.
Khi mọi người
xúm lại lấy và mở chiếc hộp ra, họ phát hiện một cuốn nhật ký nhiều trang đã
loang lổ và trong đó là một tấm ảnh đã mốc theo thời gian. Nhẹ nhàng lật
giở cuốn nhật ký, cựu biên tập viên bắt đầu đọc:
Hôm nay
mình lại cứu được một chiến hữu, đây đã là người thứ 28 rồi… cầu mong anh ta có
thể sống được…
Hôm nay,
20 chiến hữu của mình đã chết…
Đêm qua,
các chiến hữu lại một lần nữa mạnh tay với mình… Nhưng mình phải kiên quyết đến
cùng, cho dù thế nào đi nữa mình cũng không được nói ra sự thật, như thế, mình
mới có thể cứu được thêm nhiều người khác…
Các chiến
hữu thân yêu, tôi chỉ có một hy vọng, nếu các bạn còn sống, xin hãy quay lại
thăm cái cây này.
Giọng của vị
cựu biên tập ứ nghẹn lại, những cựu binh khác đã rơi nước mắt tự khi nào không
hay. Những mái đầu hoa râm đứng dưới tán cây cổ thụ, cho đến lúc đó mới hoàn
toàn nhận thức thật rõ ràng, rằng Roddick đã cứu tất cả 36 tù binh của Anh Quốc.
Hôm nay, những người còn sống trên đời, có lẽ không chỉ có 13 người đi tìm lại gốc cây năm xưa.
Cuốn nhật ký
và tấm ảnh liên quan đến trại tập trung được lưu lại ở hốc cây, đó là bằng chứng
thép vạch trần tội ác của Đức quốc xã với thế giới, nó cũng là bằng chứng thép
cho thấy Roddick không tồi tệ như các chiến hữu năm xưa đã đánh giá về
anh.
Chia tay với
các cựu binh, vị cựu biên tập nhanh chóng cho đăng tất cả những câu chuyện đủ
hay, đủ sức lay động hàng triệu triệu trái tim trên khắp thế giới trên trang
bìa của tờ báo mình đang cộng tác.
Vì được báo
chí đưa tin mà khu rừng già cùng gốc cây lưu lại dấu tích của Roddick kia bỗng
trở nên náo nhiệt. Không ít người đã tự tìm đến đây, cúi đầu trước người chiến
binh thực sự vĩ đại, thể hiện sự tôn kính của họ dành cho anh.
Lẽ đương
nhiên, Roddick trở thành anh hùng của nước Anh.
Một tác gia
đến thăm khu rừng này, bó một bó hoa rừng không rõ tên đặt trước bia kỷ niệm mộc
mạc và ngồi lại dưới gốc cây thật lâu.
Về sau, ông
ta lấy bút ra viết một đoạn cảm xúc ra cuốn sổ của mình. Ông cảm giác, mình có
trách nhiệm phải nói với mọi người:
Sự hoàn mỹ luôn cần có cái
giá để đánh đổi, không có tinh thần trách nhiệm lớn lao, không có sự hy sinh bất
khuất, không có một tinh thần thép, tuyệt đối không thể làm được!
Khát vọng
hoàn mỹ là quyền của mỗi con người. Có những lúc, sự hoàn mỹ đó vì bị môi trường
thúc ép mà hình thức biểu hiện của nó trở nên khác với nguyện vọng ban đầu, vì
thế mà tạo nên sự hiểu lầm, dẫn đến những ánh mắt thù địch.
Điều này nhất
định sẽ hình thành nên một loại áp lực xã hội vô cùng lớn. Thế nhưng người có
thể vì sứ mệnh cao cả của sự hoàn mỹ, từ đầu đến cuối chấp nhận mọi oan ức, đau
đớn, hiểu lầm… tên tuổi của anh ta sẽ trở thành một lá cờ luôn đương giương
cao, cao mãi.
Roddick là một
người như thế.
Và trên thế giới này, tôi kính phục nhất một kiểu người mà trong hoàn cảnh ác liệt và tồi tệ, họ thà chấp nhận gánh nặng trên vai và bước tiếp thay vì sống vô trách nhiệm, để mặc đời muốn trôi đến đâu thì đến!
Sưu tầm
Cúi đầu ngưỡng mộ!
Trả lờiXóaChỉ là cây minh họa thôi ...
https://media.ngoisao.vn/resize_580/news/2017/02/03/nhung-loai-cay-khong-lo-dep-nhat-279111-8-ngoisao.vn-w640-h425.jpg
Thật đáng ngưỡng mộ.
XóaCây trên dáng đẹp.
https://wiki-travel.com.vn/Uploads/picture/qiongru-182329102346-Black-Forest.jpg