Người Việt cổ xài âm
lịch, tính thời gian theo chu kỳ mặt trăng quay quanh trái đất. Các linh mục thừa
sai Tây Ban Nha tiên khởi vào Việt Nam, người Pháp đem dương lịch vô nước ta dạy
dân ta xài dương lịch, tính thời gian theo chu kỳ vòng quay của trái đất quanh
mặt trời. Do đó, dân ta kêu dương lịch là lịch Tây, Tết dương lịch là Tết Tây.
Theo các cụ thời đó
cứ “mắt xanh mũi lõ” là Tây, đen thủi đen thui cũng Tây, nói chung không phải sắc
tộc da vàng đều là Tây hết, nên châu Âu là Tây (dĩ nhiên,) nhưng Úc cũng Tây,
Canada cũng Tây, Ấn Ðộ cũng Tây, châu Phi cũng Tây (“Tây trắng”, “Tây đen”)… dù
mấy nước này chẳng phải ở bên Tây.
Các cụ còn cho rằng
người da vàng là anh em với nhau, giúp đỡ nhau, nên phát động phong trào Ðông du
sang Nhựt Bổn học tập, hy vọng người Nhựt Bổn giúp đỡ người Việt Nam đánh Pháp,
mà không biết rằng Nhựt Bổn thời đó là “trùm” fascist châu Á, còn tệ hơn người
Pháp nữa. Có điều lạ là người Việt lại không gọi người Mỹ là Tây, dù Mỹ thì
cũng “mắt xanh mũi lõ,” cũng “đen thui tóc quắn” giống y như Tây.
Người Mỹ dĩ nhiên
cũng xài dương lịch, nhưng người Việt hổng có ai gọi là Tết Mỹ hết, mà vẫn cứ gọi
là Tết Tây dù họ đang ở Mỹ. Người Việt luôn dùng từ “ăn Tết,” “ăn Tết Tây,” “ăn
Tết Ta” chớ không ai dùng từ “uống Tết,” nhưng với người Mỹ thì đúng là “uống Tết”
chớ không phải “ăn Tết.”
Tôi ở Mỹ mấy năm
nay, coi TV Mỹ mới biết người Mỹ “uống Tết” chớ ở Việt Nam làm gì coi được đài
Mỹ. Ðêm Giao thừa (New Year’s Eve), người Mỹ, cùng nâng ly chúc mừng năm mới và
cùng theo dõi trực tiếp khoảnh khắc Giao thừa trên TV. Có thể nói, trong ngày Tết
Tây, người Mỹ “đổ” beer, rượu mạnh ngập tràn cung mây, và họ tốn một số tiền
khá lớn cho beer, rượu mạnh.
Khác với suy nghĩ của tôi, thủ đô của một quốc gia (Washington DC) thì xôm tụ nhứt trong việc đón Tết, nhưng thực tế New York lại là nơi xôm tụ nhứt. Người ta đổ về New York để theo dõi chiếc đồng hồ đếm ngược tới khoảnh khắc chuyển giao năm cũ và năm mới và coi bắn pháo bông ở quảng trường thời đại (Times Square.)
Người Việt ở Little
Sài Gòn (Nam Cali) ăn Tết (Tây hoặc Ta) đúng nghĩa chữ “ăn.” Trong khi các tiệm
Mỹ đều nghỉ Tết thì các tiệm ăn người Việt vẫn tưng bừng mở cửa đón khách. Người
Việt còn mở thêm chợ đêm có khoảng trăm gian hàng bán đồ ăn nấu sẵn. Buổi tối,
đi ngang khu chợ đêm, mùi xào, nấu, nướng… bay thơm nức cả lỗ mũi. Các loại thịt
gia cầm, gia súc, hải sản… được nướng trên bếp lửa than nên mùi vị thức ăn
thơm, ngon hơn nướng bằng lò nướng điện ở các tiệm ăn hay ở nhà riêng rất nhiều.
Tết Tây không được
nghỉ thời gian dài như Tết Ta ở Việt Nam, nên phần lớn người Việt chọn cách mua
đồ nấu nướng sẵn đem về nhà ăn. Nướng cũng là cách nấu thức ăn ngon mà đơn giản
nhứt, nhưng không phải ai cũng làm được nếu nhà chật chội, không có sân sau, hoặc
đang ở nhà mướn, share phòng. Ðây cũng là dịp để người Việt cũng tụ họp gia đình,
họ hàng hay bạn bè, đồng nghiệp đến nhà ăn uống. Trong những ngày Tết Tây, người
Việt ở Little Sài Gòn cũng mua beer, rượu mạnh về nhà uống; tuy nhiên số người
không uống đồ có cồn nhiều hơn, trong đó có tôi.
Nhà bạn tôi đông người,
sân sau khá rộng, có trồng cây ăn trái, lại có patio che nắng, mưa, sương đêm,
nên mỗi dịp lễ, Tết gia đình bạn tôi đều tổ chức tụ họp ăn, chỉ duy nhứt một
người uống beer. Và món ăn thường xuyên được lặp đi lặp lại là hải sản, thịt bò
nướng cuốn bánh tráng, rau cải.
Thanksgiving, Tết
Tây người Mỹ đều ăn gà Tây như một món ăn truyền thống, trong đó có yếu tố khách
quan là giá gà Tây làm sẵn bán ở các chợ Mỹ như Costco, Walmart đều rất rẻ. Tuy
nhiên, phần lớn người Việt ở Little Sài Gòn lại không thích ăn thịt gà Tây, thịt
cừu nên khu Việt Nam không có tiệm nào bán món ăn được chế biến từ hai loại thịt
này. Lúc nhỏ coi phim Tây thấy người Tây (Pháp, Nga, Mỹ) ăn thịt gà Tây, thịt cừu,
ngỗng quay để nguyên con trong dịp Christmas, Thanksgiving, Tết của họ, làm tôi
thèm quá trời luôn. Nhưng từ khi đến Mỹ tới nay 5 năm rồi, tôi chưa từng được ăn
thịt gà Tây, ngỗng quay hay thịt cừu lần nào. Chợ Mỹ bán nguyên con gà, ngỗng
làm sạch, mua về tự nấu nướng. Tôi mua nguyên con thì ăn đến bao giờ mới hết,
nghĩ vậy nên thôi. Mà đi ăn ké thì nhà bạn bè tôi không ai thích ăn gà Tây, ngỗng,
cừu nên tôi cũng không có dịp để thử cho biết mùi vị. Nghe nói muốn ăn thịt cừu
phải chạy tới tiệm ăn Mỹ ở Los Angeles làm tôi nản chí. Ông bà mình có câu “Ăn
bữa giỗ, lỗ bữa cày,” “Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng,” nên tôi đành nhịn
thèm.
Tết Tây ở đây cũng
không nghe ai nói đến chuyện nhân viên biếu, tặng quà cho sếp mà cũng không
nghe chánh phủ nói tới chuyện “cấm nhân viên biếu tặng quà cho sếp” như xứ Ðông
Lào.
Ðây là tôi đang nói
chuyện Tết Tây năm ngoái và mấy năm trước nữa, chớ năm nay thì nghỉ ăn Tết Tây
rồi. Năm nay New York không biết có bắn pháo bông và thả quả cầu pha lê hay
không, nhưng người tập trung ở quảng trường để coi thì chắc chắn 100% là không
có rồi. Nghĩa là không có cảnh đông nghẹt người hò hét, nhảy múa, ca hát; không
có ai mặc những bộ quần áo màu vàng để cầu duyên hay những bộ quần áo màu bạc để
cầu tài lộc nữa.
Mọi năm chợ ẩm thực
đêm được tổ chức phía trước thương xá Phước Lộc Thọ (đại lộ) và parking chợ Á
Ðông (đối diện Phước Lộc Thọ,) việc buôn bán, đi chợ Tết rất nhộn nhịp, vui vẻ.
Nhưng năm nay bị cấm tổ chức chợ đêm do tình hình dịch vật. Tất cả các quán ăn
Việt Nam thuộc thành phố Westminster (trung tâm Little Sài Gòn) đều chỉ bán “to
go” và dĩ nhiên tình trạng buôn bán ế ẩm, vắng khách, dù các “quan chức” thành
phố Westminster đều ra ứng cử dưới danh nghĩa đảng Cộng Hòa (?!). Thành phố
Westminster cũng giống thành phố chết lắm rồi, nếu không lái xe vào ban đêm,
chui vô các con đường nhỏ và nhìn thấy ánh đèn trang trí Giáng sinh trước một số
căn nhà thì Westminster coi như “chết” hoàn toàn.
Tôi thấy tiệm ăn Việt Nam ở thành phố Fountain Valley (thuộc quận Cam, cạnh bên Westminster) vẫn mở cửa đón khách, buôn bán bình thường. Fountain Valley từ chỗ tôi ở, chạy tới tiệm ăn trong khu vực thành phố mất hơn 30 phút. Nhưng dù sao thì Fountain Valley vẫn gần hơn chạy ra thành phố Huntington Beach. Thành phố Huntington Beach thì người dân cứ đi chơi, vô tiệm, quán thoải mái, nghe nói vì nó là Cộng Hòa thứ thiệt.
Mọi năm, Tết Tây, Tết Ta tôi đều đến nhà thờ đi lễ và coi quý Cha đốt dây pháo thiệt dài sau lễ. Mọi người vây quanh chỗ đốt pháo livestream, chụp hình. Tiếng nổ giòn giã cùng mùi thuốc pháo ấm cúng trong những ngày Tết cũng là thứ hạnh phúc tinh thần mang hơi thở quê nhà. Nhưng Tết Tây năm nay không biết nhà thờ có còn đốt pháo?
Sưu tầm
Vì Covid-19 đang lộng hành, hic hic hic :(
Trả lờiXóahttps://media1.giphy.com/media/IVMjPsEExsmis/giphy.gif
Dịch Covid 19 lại đến rồi, sợ thật. Bây giờ cả thế giới lại tranh nhau mua Vaccine.
Xóahttps://baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2020_02_24/ttxvn_vac_xin.jpg