Bến
mơ dù thiết tha,
thuyền ơi đừng chờ mong
Nào
giờ, tui vẫn thích khí hậu Cali nói chung và san Jose nói riêng. Mười lăm
năm sống ở đó tui thấy bình thường lắm, chẳng nhận ra khí hậu ở đó thật
tuyệt vời. Nhưng sau này vì công việc, tụi tui dọn qua TX. Qua tới đây rồi
mới biết khí hậu bên này oi bức quá, mùa đông lạnh hơn và muà hè thì nóng
hơn. Chợt thấy tiếc cái khí hậu ôn nhu mình được hưởng suốt một thời
gian dài. Chính vì vậy mà làn da của tui lúc đó được mọi người khen đẹp, đi đến đâu
cũng có người hỏi tui dưỡng da bằng loại kem gì? thú thiệt, cái này trời thương
mà phú cho chứ tui chẳng chăm sóc gì nhiều.
Ở TX hai mươi lăm năm, cái khô khốc khắc nghiệt của mùa hè,
cái tê tái rét buốt của mùa đông, thêm tuổi già sồng sộc kéo tới, chúng
nó đã xúm nhau tàn phá làn da của tui không thương tiếc. Giờ thì
hởi ôi, tui nhìn tui trong gương mà muốn khóc thét.. vừa già, vừa
sập xệ.. Ôi! thời gian, và nắng gió. Có những hôm mưa dầm,
mây xám giăng giăng, tư lự một mình, chợt ngậm ngùi thấy thương một
thuở thanh xuân. (Tui biết tui hay lằng nhằn, nhưng quí vị chịu
khó cho tui than thở một chút nhen.)
Gần đây
chăm sóc Mẹ già, có những hệ lụy buộc tui phải suy nghĩ. Có nhiều câu hỏi
luôn hiện diện trong óc. Biết rằng ai cũng phải đi tới bước
này, nhưng mình sẽ an bài cho chính mình như thế nào cho hợp tình, hợp lý đây?.
Nhìn Mẹ tui ở tuổi 85 và những người cùng thời của bà mà chợt thấy thương
thân. Thời đại Mẹ tui, không biết tiếng bản xứ, quen rau mắm, tương
cà, cả đời chỉ gần con cháu trong nhà, thì làm sao mà vô viện dưỡng
lão toàn người ngoại quốc ở được? tội lắm. Cũng
may đám con nửa nạc, nửa mỡ. Sinh ở Vn, lớn ở Mỹ như tụi
tui cũng hiểu được điều này, nên ráng tận sức trong điều kiện có
thể.
Như Mẹ tui, bà không thể một mình, cần có người bên cạnh 24/7. Các con ai
cũng đi làm cả ngày thì làm sao có thể chăm sóc bà. Mướn người thì không
có. Do vậy cuối cùng các con phải chia nhau. Dù ở gần, nhưng một tuần bà phải
di chuyển tới 3 căn nhà. Thêm nữa, theo chu kỳ, mỗi đợt tui hay chị
hai qua chăm bà, thì lúc đó sẽ có căn nhà thứ 4. Đây
là điều làm bà bực mình lắm. Nhưng hết cách. Lắm khi tôi thấy thương
cho bà và gọi đùa bà là con thuyền không bến. Phận già cứ đi
loanh quanh theo con, trong khi căn nhà to đùng của Mẹ bỏ hoang không
ai ở, bên VN.
Mỗi lần qua San Jose là tui mượn nhà cậu em trai, đem mẹ về bên nhà đó với
tui hai tuần. Cậu em chỉ phụ giúp coi mẹ khi cần chứ không chăm mẹ thường xuyên
được như các chị em gái, nên mỗi khi chị hai, chị ba đến phiên, thì sẽ ở
nhà cậu em này. Có những buổi sáng nắng hanh nhẹ, hai mẹ con ngồi ngoài ghế
xích đu sau vườn ngắm chim, ngắm hoa trái, mẹ vui lắm, nhất là nhắc đến
kỷ niệm lúc ba còn sống. Đang vui nhưng bất chợt nghe nói: hai
ngày nữa con về, là mẹ sầm nét mặt, như một đứa con nít, lo lắng hỏi: Con
về rồi mẹ làm sao? ở với ai. Tôi giải thích thì mẹ ầm ừ tỏ ra hiểu.
Nhưng chỉ lúc đó thôi, rồi quên ngay. Lát sau lại hỏi nữa.
Có lúc tỉnh táo, bà buồn phiền: Tại sao không cho mẹ ở một chỗ mà
phải di chuyển đi hoài? Các con lại giải thích: Tụi
con đi làm cả ngày, mẹ ở nhà với ai? nghe vậy bà giẫy nẩy: mẹ
sợ lắm, không dám ở nhà một mình đâu. Em gái nói: bởi vậy tụi
con sắp xếp đi làm ngày khác nhau để thay phiên lúc nào cũng có người bên
cạnh mẹ, để mẹ không phải lo lắng. Mẹ à một tiếng ra vẻ đã
hiểu và bằng lòng. Nhưng rồi hôm sau lại quên và mẹ lại hỏi, con cũng lại trả lời..
cái vòng lẩn quẩn cứ thế mà xoay.
Tui tưởng chỉ mình mẹ tui trong cảnh này nên cảm giác buồn và thương tâm lắm.
Nhưng đồng bịnh tương lân, hỏi thăm ra mới biết mẹ bạn tôi, bà sui của mẹ tôi,
và nhiều bạn già khác.. giờ cũng đều trong tình trạng này. Đã đến lúc không thể
ở một mình, giờ ở với đứa con này 2 ngày, đứa con kia 3 ngày, đứa con nọ 1
ngày.. cứ giáp vòng luân phiên, đều đặn đến hẹn lại lên, như con nước, sáng lên
chiều xuống.. Biết vậy tui cũng vơi bớt cảm giác bất lực, cảm giác có lỗi. Cầu
mong cứ kéo dài hoài như vầy cũng được, chỉ lo rằng bình iên này không biết bao
lâu.? Cây đèn trước gió, ai biết được ngày mai.
Đó là những gì thời đại Ba mẹ tui đang trải qua. Nhưng tới thời đại
chính tui thì sao đây? Tụi tui là ba rọi, nửa nạc nửa mỡ, chứ đời con
tui, sinh đẻ, lớn lên bên này, mỡ tuốt luốt chứ kiếm đâu ra chút nạc..
mà cũng đâu phải 7-8 đứa con. Thời nay chỉ 1-2 đứa. Chắc
lép gì nữa, phải tự lo thân thôi. Chuẩn bị tư tưởng, gói ghém hành trang
mà đi vào nơi gió cát thôi. Ôi cái thân già, tuy khác kiểu một
chút nhưng rồi cũng sẽ là một con thuyền không bến..
.. ánh trăng mờ chiếu,
một con thuyền trong đêm thâu
Trên sông bao la,
thuyền mơ bến nơi đâu.?
ĐTP
Thiệt là "Con thuyền không bến"!
Trả lờiXóahttps://img1.picmix.com/output/pic/normal/0/6/4/1/9061460_fe7d8.gif
Cuộc sống ba chìm bảy nổi nhưng đến cuối đời vẫn lênh đênh.
Xóahttps://i.pinimg.com/originals/ce/75/60/ce7560a28a4eccfe7d8e6e449f8b89e7.gif
Bài viết hay quá đọc nghe có hương vị hài nhưng rất đúng cho số phận những người già tại MỸ thấy buồn và sót sa ghê luôn nhưng hiện tại ở VN đôi khi cũng có trường hợp này anh ạ
Trả lờiXóahttps://ngocliennguyen.files.wordpress.com/2015/01/trc3a0-xanh.jpeg
Đúng như vậy.
Xóahttps://i.pinimg.com/originals/67/c6/96/67c6964e176186a07d628f6fcc9a1392.gif
Trả lờiXóaai cũng sẽ già
Trả lờiXóa