Trang

12/04/2023

Bạch tuộc đốm xanh, sinh vật biển có nọc độc nhất thế giới

        

Các nhân viên y tế đang nhắc nhở mọi người không nhặt những con bạch tuộc đốm xanh sau khi một phụ nữ ở Sydney bị cắn nhưng may mắn sống sót. Sinh vật này nhỏ hơn đồng xu 50 xu, nhưng vết cắn của nó chứa một loại độc tố có thể gây chết người nếu không kịp chữa trị.

Có thể nhanh chóng dẫn đến cái chết, đó là thực tế cho những người không may mắn bị bạch tuộc đốm xanh cắn. Ban đầu vết cắn của nó không đau. Nhưng nhanh chóng, chất độc của nó phát huy tác dụng, làm tê liệt đối phương.

Tiến sĩ Amanda Reid là một nhà phân loại học và cựu nhân viên của Bảo tàng Úc ở Sydney. Cô ấy nói trong khi nhiều loài bạch tuộc tiết ra độc tố, thì bạch tuộc đốm xanh là loài nổi bật nhất.

"Chúng cũng không khác mấy so với bất kỳ loài bạch tuộc nào dưới biển. Nhưng điểm khác biệt nhất là chúng có một loại chất độc rất mạnh gọi là tetrodotoxin, nghĩa là chúng có một vết cắn rất chí mạng. Chúng có thể tiêm chất độc vào con mồi. Thực không chỉ có ở loài bạch tuộc đốm xanh, có một số loài bạch tuộc khác cũng có độc. Nhưng không biết liệu những loài khác có gây hại cho con người hay không như bạch tuộc đốm xanh."

Bạch tuộc đốm xanh có những đốm màu xanh óng ánh rải rác trên cơ thể chúng và chúng thường để con người yên trừ khi bị khiêu khích.

Nhân viên xe cứu thương xác nhận một phụ nữ đã bị bạch tuộc cắn tại Bãi biển Chinamans ở Mosman, Sydney, vào hôm thứ Năm 16 tháng 3. Người phụ nữ này đã nhặt một vỏ ốc không biết có con bạch tuộc ẩn mình bên trong. Nó rơi ra và cắn vào bụng cô.

Chỉ huy xe cứu thương NSW Christian Holmes cho biết không có chất kháng nọc độc của bạch tuộc đốm xanh, và nếu không được điều trị nhanh chóng, rất có thể dẫn đến tử vong.

"Rất hiếm khi thấy một con bạch tuộc đốm xanh cắn. Đây thực sự là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một con và các đồng nghiệp của tôi cũng vậy, không ai trong chúng tôi từng nhìn thấy chúng trước đây. Vì vậy, chúng tôi đã điên cuồng kiểm tra để bảo đảm hiểu rõ chất độc của nó. Chúng tôi đã nói chuyện với đường dây trợ giúp về độc tố, chúng tôi khuyên mọi người nên nói chuyện với họ khi bạn thấy vết cắn mà bạn không thể xác định được. Đường dây này có người trực 24 giờ một ngày. Và họ có thể cho bạn lời khuyên về cách sơ cứu vết cắn và vết đốt của bất kỳ động vật nào."

Ông Holmes cho biết vết cắn được xử lý theo cách tương tự như vết rắn cắn. Nếu nó ở một chi, nhân viên y tế khuyên bạn nên băng ép để giới hạn chất độc lan ra theo máu, bằng cách quấn chặt phía trên vết cắn cho đến khi bệnh nhân có thể được điều trị y tế thêm.

"Đó là một loại nọc độc có tác dụng khá nhanh khi chúng cắn bạn. Chúng tôi có mặt tại hiện trường trong vòng khoảng 15 phút sau khi bị cắn. Và chúng tôi bắt đầu nhận thấy sự khởi đầu của các triệu chứng, cảm giác ngứa ran và tê trong miệng. Nó sẽ tiến triển đến làm cho nạn nhân khó thở và cuối cùng là tê liệt. Và thật không may, khi nó tiến triển như vậy chúng tôi không thể làm được gì nhiều. Chúng tôi chỉ có thể theo dõi, điều trị các triệu chứng và hỗ trợ hô hấp, hay làm hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân."

Bạch tuộc đốm vòng xanh là sinh vật nhiệt đới và ôn đới. Chúng có nguồn gốc từ Úc và cũng được tìm thấy trên khắp Ấn Độ Dương-Tây Thái Bình Dương. Tiến sĩ Reid nói rằng bình thường chúng ẩn mình.

"Chúng trốn trong các kẽ đá, và trong vỏ sò rỗng, và những nơi nào mà chúng có thể tìm thấy để ẩn nấp. Chúng ăn cá và động vật giáp xác. Và chúng khá bí mật. Đôi khi thợ lặn có thể tìm thấy trong bộ đồ lặn của họ có một con bạch tuộc đốm xanh chui bên trong, và thế là họ bị cắn theo cách đó. Ngoài ra, vì chúng nhấp nháy những vòng màu xanh lam nên khi bị báo động, có khả năng mọi người thấy đẹp nên thò tay bắt một con."

Tin tốt lành mà nhân viên cứu thương Christian Holmes nói là nếu được can thiệp đủ nhanh thì nạn nhân có thể hồi phục tốt.

"Bản thân vết cắn thường không đau. Vì vậy, bạn không thực sự nhận ra mình đã bị cắn cho đến khi bạn nhìn thấy chú bạch tuộc bé xíu trên người. Và chúng rất nhỏ, hầu hết chúng chỉ có kích thước bằng đồng 50 xu. Và chúng trông rất dễ thương. Và trẻ em đặc biệt thích nhặt chúng lên. Và đó là khi chúng bắt đầu tức giận và chúng sẽ bắt đầu lộ ra những chiếc vòng màu xanh. Và đó là lúc bạn phải thực sự cẩn thận với chúng. Vì vậy, lời khuyên là đừng bao giờ bắt những con bạch tuộc, đặc biệt là những con nhỏ trông dễ thương."

ST

 

1 nhận xét:

Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.