Khi
nghe y tá hướng dẫn phải tự cho tinh trùng ra lọ, không phải quan hệ trực tiếp với
đối tác, người đàn ông liền quay lưng bỏ về.
Người
đàn ông 35 tuổi, quê Quảng Ninh tìm đến một trung tâm hỗ trợ sinh sản ở Hà Nội
bày tỏ nguyện vọng được hiến tinh trùng khoảng 2 năm trước. Người này yêu cầu nhân
viên y tế bảo mật thông tin, tránh tình trạng người thân biết chuyện.
Kết
quả xét nghiệm cho thấy đủ tiêu chuẩn hiến, anh được y tá đưa vào phòng lấy mẫu.
Anh tỏ ra rất hồi hộp và nôn nóng. Sau khi nghe y tá hướng dẫn phải tự cho tinh
trùng ra lọ chuyên dụng, không phải bằng cách quan hệ trực tiếp với đối tác, người
đàn ông này quay lưng bỏ về.
“Họ
tưởng được hiến trực tiếp cho đối tác nên mới đến, khi biết hiến gián tiếp như vậy
thì không đồng ý nữa”, nhân viên y tế tại trung tâm hỗ trợ sinh sản kể lại.
Theo
ThS.BS Hà Ngọc Mạnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ (Hà Nội),
trung tâm hỗ trợ sinh sản của các bệnh viện chuyên khoa hiếm muộn là một trong những
nơi tiếp nhận tinh trùng hiến tặng để góp phần giúp đỡ các cặp vợ chồng hiếm muộn
mong muốn có con.
Đây
là việc làm nghiêm túc và văn minh, song do tâm lý e ngại và sợ mối quan hệ con
cái sau này nên số lượng hiến tặng vẫn khan hiếm.
Trong
quá trình tiếp nhận và tư vấn người đến hiến tinh trùng, nhân viên viên y tế gặp
rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười. Nhiều đơn vị cũng từng tiếp không ít nam giới
xin được hiến tinh trùng cho những người kém may mắn. Đến khi làm mọi thủ tục xét
nghiệm sức khỏe, đủ điều kiện để tham gia hiến tặng thì họ lại bỏ về với lý do “tưởng
được hiến trực tiếp thì cho, nếu không thì thôi”.
Chuyên
gia nam học và hiếm muộn cho biết, để có con, nhiều cặp đôi phải xin tinh trùng
trong ngân hàng dự trữ. Tuy nhiên thực tế lượng dự trữ tinh trùng ở ngân hàng hiện
rất khan hiếm.
Để
ngân hàng tinh trùng có thể đáp ứng đầy đủ số lượng, các bác sĩ cũng vận động
những đôi vợ chồng hiếm muộn có thể xin tinh trùng của người quen như anh em, bạn
bè, đồng nghiệp. Khi đến viện, người hiến sẽ góp tinh trùng của mình vào ngân hàng
bệnh viện.
Bệnh
viện sẽ lựa chọn bất kỳ một mẫu tinh trùng trước đó để làm thụ tinh ống nghiệm,
đảm bảo thông tin của người hiến cũng như người nhận. Có trường hợp người đến
hiến yêu cầu muốn biết người nhận là ai, nhưng theo quy tắc, các bác sĩ không thể
tiết lộ.
Một trong những lý do người nhận tinh trùng rất sợ gặp người hiến tặng vì nguy cơ "đòi con" sau này. Nhiều người nhận tinh trùng xong thường biệt tăm, thay số điện thoại hay chuyển chỗ ở vì sợ người hiến sẽ tìm đến nhận con.
Theo
quy định về cho và nhận tinh trùng, những người hiến tặng tại trung tâm chỉ được
phép cho duy nhất một lần, tinh trùng của người cho cũng chỉ được sử dụng cho một
người nhận.
Mọi
mẫu hiến tại ngân hàng đều được đánh mã số và đảm bảo tính vô danh của người hiến
cũng như người sử dụng mẫu sau này. Đối tượng nhận phải đáp ứng hai yêu cầu, một
là cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh do người chồng không có tinh trùng; hai là
phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con.
Người
cho tinh trùng sẽ được thăm khám và kiểm tra đầy đủ các điều kiện về sức khỏe.
Người hiến chủ yếu là những người trẻ tuổi từ 18 đến 45, khỏe mạnh, không mắc các
bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm hay
các bệnh di truyền khác, học vấn tối thiểu học hết trung học cơ sở. Đặc biệt, người
hiến phải trên tinh thần tự nguyện và không tìm hiểu bất kỳ thông tin về người nhận
như tên tuổi, địa chỉ.
Như Loan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.