Trang

09/04/2024

Thị tẩm xong, phi tần phải lập tức trở về cung của mình, vì sao ?


 Thị tẩm xong, phi tần phải lập tức trở về cung của mình, vì sao không được ở lại ngủ cùng hoàng đế hết đêm?

Các vị hoàng đế ở thời phong kiến sở hữu vô số mỹ nhân trong hậu cung, song cũng vì số lượng phi tần quá nhiều mà chuyện thị tẩm mỗi đêm luôn được nghiên cứu và sắp xếp kĩ lưỡng, không được qua loa.

Thời xưa, phi tần rất trân trọng cơ hội được hầu hạ hoàng đế, dù sao trong hậu cung có nhiều mỹ nhân như vậy, chỉ cần hoàng đế mỗi tháng đến gặp nàng một hai lần cũng coi như là may mắn trời ban.

Nhưng các phi tần của nhà Thanh phục vụ hoàng đế có chút khác biệt so với phi tần của các triều đại khác. Sau khi được hoàng đế lựa chọn thị tẩm, các phi tần của các triều đại khác phải phục vụ ngài suốt đêm. Phi tần nhà Thanh lại khác, sau khi nhận được ân sủng, họ phải lập tức trở về cung và không được phép ngủ chung giường với hoàng đế suốt đêm, ngoại trừ ngài cho phép hoặc sở hữu chức vị mẫu nghi thiên hạ như hoàng hậu.

Có thể có người cho rằng triều đình nhà Thanh lo lắng hoàng đế quá u mê sắc đẹp, khiến “thân rồng” bị tổn thương, bỏ bê chuyện chính sự. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng, nhưng không phải là lý do chính.

Thứ nhất, các phi tần thường thể hiện nhu cầu mãnh liệt hơn hoàng đế trong quá trình thị tẩm.

Cơ hội được hoàng đế thị tẩm là vô cùng quý giá, rất nhiều phi tần trong hậu cung có thể cả đời cũng không thể gặp được hoàng đế, chứ đừng nói đến việc nằm cùng ngài trên một giường. Song đã bước chân vào chốn cung cấm thì ai cũng phải tìm đủ mọi

cách để tồn tại và thăng quan tiến chức, nâng cao địa vị. Đối với phi tần hậu cùng, việc nhận được ân sủng của hoàng đế, khao khát chức vị hoàng hậu chính là mục tiêu của họ.

Mẹ quý nhờ con, vì cuộc sống tương lai và địa vị chính trị của gia tộc, mỗi phi tần đều sẽ cố gắng hết sức để có con với hoàng đế. Nếu đứa trẻ này là con trai, tương lai ngồi trên ngai vàng thì xem như cuộc đời họ đã viên mãn.

Có lẽ triều đình nhà Thanh đã nhìn thấu điều này, họ tiến hành hạn chế thời gian và tần suất hoàng đế và phi tần ở bên nhau, đặc biệt là thời gian thị tẩm.

Nếu hoàng đế chỉ tập trung yêu thích và ban sủng hạnh cho một phi tần thì sẽ tạo ra thế mất cân bằng trong hậu cung, đồng thời không thể bành trướng thành viên hoàng thất bằng cách “sinh con rồng”.


Thứ hai, giữ sự hòa bình trong hậu cung.

Vào thời nhà Thanh, nơi bị chi phối bởi các cuộc hôn nhân chính trị, mọi người thậm chí còn liều lĩnh với số phận của mình và gia đình để tranh đấu trong cung cấm.

Để tránh xảy ra quá nhiều mâu thuẫn trong hậu cung, nhà Thanh từ rất sớm đã đặt ra quy định cho hoàng đế: Sủng hạnh phải được ban phát đều trong hậu cung.

Từ đó, hoàng đế nên đối xử bình đẳng với mọi phi tần. Suy cho cùng, nếu hậu cung loạn thì triều đình sẽ loạn. Xuất thân của đa số phi tần hầu như đều đến từ hào môn thế gia, con nhà quan lớn. Nếu phi tần bị hoàng đế đối xử bất công, chuyện này đến tai gia đình họ thì các quan viên có thế lực trong triều sẽ gây sức ép, làm náo loạn triều chính, khiến hoàng thượng ăn không ngon ngủ không yên. Do đó, tạo nên thế cân bằng trong hậu cung là chuyện luôn cần thiết.

Trung Hạ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.