Lễ Tạ Ơn không chỉ có
riêng ở Mỹ mà còn được tổ chức ở nhiều quốc gia với tên gọi, phong tục và nghi
lễ riêng biệt.
Lễ Tạ Ơn ở Mỹ
Người
Mỹ tạ ơn Chúa vì người đã đem tới một mùa màng bội thu. Ngày lễ này ở Mỹ có thể
được so sánh với Tết ta ở Việt Nam. Ngày Lễ Tạ Ơn ở nước Mỹ vẫn được giữ nguyên
như truyền thống; đó là thứ 5 tuần thứ 4 của tháng 11. Nếu ở Mỹ bạn sẽ có liền
tù tì 4 ngày nghỉ từ thứ 5 tới chủ nhật đấy nhé; khá là tiện phải không nào,
sau ngày Thanksgiving sẽ có dư thời gian để chiến đấu cùng Black Friday. Do đây
cũng là thời gian thu hoạch cây việt quất nên người dân ở Massachusetts, vùng
Tây Nam nước Mỹ còn tổ chức các cuộc thi làm bánh việt quất nữa nhé.
Lễ Tạ Ơn ở Canada
Người
Canada kỉ niệm ngày Lễ Tạ Ơn vào thứ hai tuần thứ hai của tháng 10; dù ban đầu
họ kỉ niệm ngày này vào thứ 5 trong tháng 11. Thay vì thưởng thức món gà tây
như người Mỹ, họ ăn thịt xông khói hoặc cừu và bánh La tourtiere – một loại
bánh nướng được làm từ khoai tây nghiền, thịt thỏ/bò xay nhuyễn.
Lễ Tạ Ơn ở Anh
Điều
thú vị là ngày Lễ Tạ Ơn ở nước Anh không hề có ngày cụ thể; thời gian tổ chức sẽ
phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết và văn hoá các vùng. Nghe khá là
hay ho phải không nào? Nếu để tính toán chính xác một chút thì tháng 9 – thời
điểm kết thúc mùa hè sẽ là khoảng thời gian mà Lễ Tạ Ơn được tổ chức trên toàn
nước Anh. Mùa thu hoạch sẽ được bắt đầu khi táo, lúa mì và đặc biệt là ngô được
thu hoạch. Bạn biết không, bó ngô cuối cùng sẽ được những người dân cực kì trân
trọng và coi như là sự may mắn. Họ sẽ mang những gì thu hoạch được và lưỡi cày
tới nhà thờ để cầu nguyện vì theo phong tục của người Anh điều này sẽ đem đến vụ
mùa bội thu cho năm tiếp theo.
Lễ Tạ Ơn ở Áo
Người
Áo sẽ tổ chức Lễ Tạ Ơn cho rượu. Nếu bạn bay tới Áo vào khoảng thời gian này bạn
sẽ có cơ hội tham gia vào các cuộc hành hương đến Klosterneuberg Abbey – “thủ
phủ” của rượu vang nổi tiếng Leopolsberg. Các cuộc diễu hành, biểu diễn với âm
nhạc sẽ diễn ra liên tục trong khoảng thời gian này, thế nên sẽ thật là tiếc nếu
bạn bỏ qua cơ hội tốt để tìm hiểu văn hoá Áo, đặc biệt là văn hoá về ngày Lễ Tạ
Ơn.
Nữ thần Demeter
Nếu
bạn đã đọc qua Thần Thoại Hy Lạp hẳn phải biết tới nữ thần vụ mùa Demeter – người
chăm lo cho mùa màng của những người dân nơi đây. Hẳn nhiên người Hy Lạp luôn
tôn thờ và kính trọng bà. Mỗi khi tới mùa thu – mùa thu hoạch, họ sẽ tổ chức lễ
hội Thesmosphoria trong vòng 3 ngày để tỏ lòng biết ơn tới Demeter. Những món
ăn như ngô, bánh, hoa quả và lợn sẽ được dâng lên cho nữ thần với mong muốn có
được năm tiếp theo cũng bội thu không kém.
Chuseok,
Hàn Quốc: Chuseok là một lễ hội kéo dài 3 ngày, trong đó hàng nghìn người từ
thành phố sẽ trở về quê để tảo mộ và vui vầy với gia đình. Người dân thường làm
những mâm cỗ cúng cầu kỳ, trẻ em mặc trang phục truyền thống, ngoài ra còn có
các màn biểu diễn trống, ca hát và chơi kéo co. (Ảnh: Toptenz).
Dia de Acao de Gracas,
Brazil:
Ở Brazil, lễ Tạ Ơn còn khá mới mẻ nhưng được đón nhận một cách nồng nhiệt. Năm
1949, cố tổng thống Gaspar Dutra đã đưa lễ hội này về Brazil sau chuyến thăm nước
Mỹ. Dia de Acao de Gracas được tổ chức với những bữa tiệc sôi động, các lễ hội
carnival, và không thể thiếu món gà tây. (Ảnh: ABC News).
Lễ Tạ Ơn, Liberia: Sau khi đi lễ nhà thờ,
các gia đình sẽ tụ họp, cùng thưởng thức gà quay, thịt hầm đậu xanh và sắn nghiền,
tất cả đều rất cay. Lễ Tạ Ơn kết thúc với một buổi tối đầy âm nhạc và sôi động.
(Ảnh:Toptenz).
Homowo, Ghana: Lễ Homowo trước đây được
tổ chức để đánh dấu điểm kết thúc của một thời kỳ đói kém của người Ga, với súp
hạt dẻ, cá và món Kpokoi truyền thống. Lễ hội diễn ra vào khoảng tháng 8, tháng
9, với những điệu nhảy, bài hát truyền thống, cùng màn biểu diễn trống ấn tượng.
(Ảnh: News).
Crop Over, Barbados: Đây là bữa tiệc lớn nhất
của người Barbados, kéo dài tới 12 tuần, từ tháng 5 tới tháng 8, kết thúc với lễ
Grand Kadooment quan trọng. Được tổ chức từ những năm 1780, ban đầu Crop Over
là lễ mừng mùa thu hoạch mía. Trong lễ hội kéo dài này, nổi bật nhất là những
buổi diễu hành carnival, các ban nhạc biểu diễn những vũ điệu vui tươi cùng các
vũ công tuyệt đẹp. (Ảnh: Panamericanworld).
Mehregan, Iran: Lễ hội này có lịch sử
từ thế kỷ 4 trước Công nguyên, được tổ chức vào ngày thứ 196 của năm theo lịch
Iran, năm nay là vào ngày 2/10 dương lịch. Mehregan ăn mừng một mùa bội thu và
tôn vinh nữ thần Mehr. Người dân mặc quần áo mới, tụ họp cùng nhau và thưởng thức
những bữa tối thịnh soạn. (Ảnh: Toptenz).
Lễ Tạ ơn ở Nhật là dịp
tôn vinh nét đẹp lao động.
Người
Nhật tổ chức lễ hội Kinro Kansha no Hi (ngày lễ Tạ ơn Lao động) phát triển từ một
lễ hội thu hoạch lúa cổ xưa mang tên Niinamesai, có nguồn gốc từ thế kỷ thứ bảy
sau Công nguyên. Trong thời đại Meiji (1868-1912), ngày này được ấn định là
23/11 và trở nên phổ biến hơn vào năm 1948. Ngày nay, người Nhật coi đây là
ngày lễ trên cả nước nhưng không tổ chức các bữa tiệc lớn như ở Mỹ. Thay vào
đó, các tổ chức lao động làm sự kiện tôn vinh nét đẹp lao động, sự chăm chỉ và
đoàn kết cộng đồng. Trẻ em thường làm thiệp cảm ơn lực lượng cảnh sát, lính cứu
hỏa hoặc các nhân viên công ích.
Đảo Norfolk: Hòn đảo xa xôi ở Thái
Bình Dương này từng là thuộc địa của Anh và hiện là lãnh thổ thuộc Australia. Lễ
Tạ ơn ở đây bắt đầu từ giữa những năm 1890, khi thương nhân người Mỹ Isaac
Robinson quyết định tổ chức lễ Tạ ơn kiểu Mỹ tại nhà thờ All Saints ở Kingston
để thu hút một số thợ săn cá voi Mỹ đến tham dự. Từ đó, ngày lễ trở nên quen
thuộc hơn. Các giáo dân mang trái cây, rau và thân cây ngô đến trang trí nhà thờ
và hát những bài thánh ca Mỹ vào thứ Tư cuối cùng của tháng 11 hàng năm.
Thịt
lợn nướng
Puerto Rico: Sau khi Puerto Rico trở
thành lãnh thổ của Mỹ vào cuối thế kỷ 19, cư dân ở đây đã được truyền bá nhiều
lễ hội của người Mỹ. Họ ăn mừng lễ Tạ ơn cùng ngày với ở Mỹ và cũng tổ chức
ngày thứ Sáu đen tối (Black Friday) tương tự ngày hôm sau. Tuy nhiên, người
Puerto Rico đã tạo ra phong cách riêng trong bữa tiệc như có thịt lợn nướng, gạo
và đậu, bên cạnh các món gà tây nướng tẩm gia vị hay gà tây nhồi chuối nghiền.
Gà
tây và nam việt quất
Grenada: Ngày 25/10 hàng năm,
người dân trên hòn đảo phía Tây Ấn Độ này tổ chức ngày lễ Tạ ơn của riêng mình,
đánh dấu sự xuất hiện của quân đội Caribe và Mỹ vào Grenada năm 1983, lập lại
trật tự sau cuộc đảo chính. Khi đóng quân trên hòn đảo này, lính Mỹ mang ngày lễ
truyền thống của quê hương mình tới đây. Người dân địa phương cũng mang nhiều sản
vật, tổ chức tiệc tiếp đón và không thể thiếu các món truyền thống Thanksgiving
ở Mỹ như gà tây, nam việt quất và khoai tây.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.