Theo "Thợ săn sử bịa" Jo Hedwig Teeuwisse, có những câu chuyện bịa thật dễ dàng để vạch trần, nhưng cũng có nhiều câu chuyện phải tốn rất nhiều công sức để khảo cứu, điều tra Lịch sử rất quan trọng và là một bộ phận không thể tách rời khỏi đời sống của chúng ta Đó là cuốn cẩm nang giúp chúng ta hiểu về quá khứ, kết nối với hiện tại và hướng tới tương lai.
Hiện
nay, với sự bùng nổ của mạng xã hội, không khó để chúng ta bắt gặp những câu
chuyện thú vị về lịch sử trên các nền tảng Tuy nhiên, những câu chuyện này có
đúng hay không, chúng ta phải làm sao để không bị lừa, có cách nào giúp chúng
ta tự kiểm định thông tin để tự bảo vệ bản thân khỏi những mẩu chuyện bịa đặt về
lịch sử.
Trong cuốn Sử bịa: 101 điều chưa từng xảy ra trong lịch sử, tác giả Jo Hedwig Teeuwisse không chỉ đưa ra cảnh báo với độc giả về những “bằng chứng” giả tạo đang lan truyền trên Internet, mà còn chỉ ra 101 câu chuyện về lịch sử tưởng thật nhưng hóa ra không phải thâ Tác giả cũng mong độc giả sẽ có ý thức phê phán và kiểm chứng hơn với mọi thông tin lịch sử mà họ tiếp nhận.
Sách
Sử bịa: 101 điều chưa từng xảy ra trong lịch sử Ảnh: PT
Sử bịa nguy hiểm như thế
nào?
Jo
Hedwig Teeuwisse là một nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng người Hà Lan, có nhiều
năm kinh nghiệm làm việc trong các bảo tàng, triển lãm, và các dự án lịch sử quốc
tế Bà được biết đến với cái tên The Fake History Hunter - Thợ Săn Sử Bịa, với
hàng loạt bài viết vạch trần những “sự thật” lịch sử trên các phương tiện truyền
thông xã hội.
Ngay
ở phần mở đầu của cuốn sách, bằng kinh nghiệm của một chuyên gia trong lĩnh vực
phân tích và xác thực tư liệu lịch sử, Hedwig Teeuwisse đã chỉ cho chúng ta sử
bịa là gì và nó nguy hiểm như thế nào.
Theo
bà, sử bịa rất giống tin giả, ngoại trừ việc đó là những tin đã khá cũ Một số
tin bịa đặt này có vẻ hài hước hoặc khá vô hại nhưng cũng có không ít tin bịa đặt
khác lại thực sự gây hại và nguy hiểm.
Chẳng hạn: những huyền thoại, những trích dẫn sai lệch và những bức ảnh mô tả không đúng sự thật được chia sẻ trong đại dịch Covid-19. Mọi người sử dụng những câu chuyện về Cái chết Đen, dịch cúm Tây Ban Nha và những điều rất thương tâm có liên quan, được cho là bắt nguồn từ những bộ óc thông minh trong quá khứ để kêu gọi đeo khẩu trang, tuân thủ các quy tắc phong tỏa, hay lưu tâm đến Covid-19, hoặc để cố gắng thuyết phục người khác làm điều ngược lại.
Lịch
sử cũng bị lạm dụng một cách nghiêm trọng bởi những người đang cố gắng hạ thấp
hoặc đề cao nền văn minh nào đó, chẳng hạn bằng cách tuyên bố người châu Phi
không biết bánh xe là gì cho đến khi thực dân châu Âu đến, hoặc người châu Âu
không biết tắm rửa và xà phòng cho đến khi người Moor (người Berber, người châu
Phi da đen, người Ả Rập có nguồn gốc Bắc Phi) biến họ trở thành thuộc địa.
Theo
Hedwig Teeuwisse lý do khiến sử bịa tràn lan trên mạng hiện nay là bởi phương
tiện truyền thông xã hội có thể làm cho người làm những nội dung này giàu có;
việc tạo ra nội dung được chia sẻ phổ biến chính là phi vụ làm ăn lớn Do vậy,
ta không thể ngăn các tài khoản X, Facebook… hám lợi, cũng như những người quyền
lực khác sử dụng và lạm dụng lịch sử. Nhưng ít nhất, ta có thể làm điều gì đó để
ngăn không cho họ truyền bá sử bịa - tất cả những gì mà ta cần là khảo cứu và
kiến thức.
Bên cạnh những thông tin sử bịa tràn lan trên mạng, theo tác giả sách cũng có những huyền thoại được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không bị nghi ngờ Ngay cả những thông tin chúng ta tìm hiểu được trong viện bảo tàng thì không phải lúc nào cũng đúng Hầu hết chúng ta đều có ký ức về một số câu chuyện thực sự kỳ lạ và xa vời từ những người hướng dẫn ở bảo tàng hoặc lâu đài, mà hóa ra, về sau ta mới biết là hoàn toàn sai sự thật.
"Thợ
săn sử bịa" Jo Hedwig Teeuwisse Nguồn: historischnieuwsblad
Lật tẩy những lầm tưởng
lịch sử
Điều
gì sẽ xảy ra nếu những câu chuyện được xem là biểu tượng của lịch sử lại chỉ là
những câu chuyện được bịa đặt tinh vi? Trong cuốn sách Top of Form, Hedwig
Teeuwisse đã chỉ cho chúng ta 101 câu chuyện về lịch sử tưởng thật nhưng hóa ra
không.
Điển
hình trong số đó là câu chuyện về Napoléon Bonaparte và chiếc mũi tượng Nhân Sư.
Từ
lâu, người ta truyền tai nhau rằng trong chuyến viếng thăm Ai Cập, Napoléon đã
cho binh lính bắn phá chiếc mũi tượng Nhân Sư vì cho rằng nó không mang dáng dấp
châu Âu.
Thế
nhưng, Teeuwisse chứng minh rằng chiếc mũi của tượng Nhân Sư đã bị hư hại từ
trước khi Napoléon ra đời. Thực tế, nhiều ghi chép từ thế kỷ 15 đã đề cập đến
tình trạng hư hại của bức tượng, và các nhà khảo cổ cũng phát hiện dấu vết hư hỏng
có từ hàng thế kỷ trước Câu chuyện về hành động phân biệt chủng tộc của
Napoléon đã bị bóp méo để làm công cụ tuyên truyền, chứ hoàn toàn không có thật.
Một câu chuyện khác, đầy ấn tượng và phổ biến
không kém, là phát ngôn nổi tiếng của Nữ hoàng Pháp Marie Antoinette với câu
nói “Hãy để họ ăn bánh ga-tô!” khi nghe tin dân chúng không có bánh mì để ăn.
Thực
tế, không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Marie Antoinette đã nói câu này Nhiều
khả năng, câu nói đó thuộc về một công chúa khác thời bà còn rất nhỏ, và câu
chuyện đã được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành biểu tượng
của sự vô cảm và xa rời thực tế.
Teeuwisse
khẳng định rằng đây là ví dụ rõ nét cho cách truyền thông có thể bóp méo và lan
truyền một cách sai lệch về cuộc sống của người nổi tiếng để tạo ra những câu
chuyện hấp dẫn Bên cạnh các câu chuyện cụ thể, Teeuwisse nhấn mạnh rằng sử bịa
là dấu hiệu cho thấy xã hội hiện đại dễ bị tác động ra sao trước những thông
tin gây tranh cãi.
Trong
thời đại mà chỉ cần một cú nhấp chuột là có thể truyền đi hàng triệu tin tức,
sách Sử bịa là lời cảnh báo về sự nguy hiểm của việc tiếp thu thông tin mà
không kiểm chứng Jo Hedwig Teeuwisse hy vọng rằng, qua cuốn sách này, độc giả sẽ
ý thức hơn về việc tra cứu và tự mình xác minh các thông tin trước khi tin tưởng
vào chúng.
Cuốn
sách còn chỉ ra rằng lịch sử không phải là một mảng kiến thức cố định Qua thời
gian, những phát hiện khảo cổ mới, sự phát triển của khoa học và công nghệ giúp
chúng ta hiểu biết sâu hơn và đôi khi thậm chí phải viết lại lịch sử.
Điều
đó không chỉ mở ra cơ hội để chúng ta tìm hiểu về những điều mới mẻ, mà còn yêu
cầu chúng ta phải thận trọng với những thông tin cũ kỹ, và đặc biệt là các lầm
tưởng tưởng chừng vô hại.
Những
hiểu biết sai lệch này có thể dẫn đến những hệ lụy không lường trước, và sách Sử
bịa chính là công cụ để độc giả tự trang bị khả năng nhận diện và phân tích
thông tin một cách cẩn thận.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.