“Giang Hồ” ngày xưa được ca ngợi như có gì đó phảng phất phong cách của các anh hùng Lương Sơn Bạc trong tiểu thuyết Thủy Hử. Tuy nhiên, theo thời gian, chất Lương Sơn Bạc đó dần bị mai một. Ngày nay, người ta nói rằng nhiều người tự xưng là "giang hồ" thực ra chỉ là du đãng, là lưu manh. Họ không có tư cách và phẩm chất của những “giang hồ” ngày xưa.
Nguồn gốc văn hóa của
danh từ “Giang Hồ”
Theo
những tài liệu nghiên cứu về văn hóa Trung Hoa, chữ “Giang Hồ” xuất hiện từ rất
sớm. Trong thời Xuân Thu - Chiến Quốc, chữ “Giang Hồ” đã thấy được ghi chép
trong sách “Tả Truyện” và “Mạnh Tử.” Trong đó, “Giang (江) Hồ (湖)” được hiểu là “Những
vùng sông nước xa xôi.”
Trong những văn bản từ thời Xuân Thu, “Giang Hồ” thường được sử dụng như một hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống tự do, không ràng buộc với triều đình.
Thời
Xuân Thu - Chiến Quốc là giai đoạn mà nhiều học giả như Khổng Tử, Mạnh Tử đã lựa
chọn đi khắp nơi để truyền bá tư tưởng, thường xuyên đến các vùng xa trung tâm
quyền lực. Những nơi này cũng được coi là “Giang Hồ.”
Các
bài thơ và luận văn của các nhà nho từ thời Xuân Thu đến Đường - Tống, như Lý Bạch,
Đỗ Phủ, Tô Đông Pha, Lục Du, cũng đề cập đến hình tượng “Giang Hồ” là những
vùng đất xa xôi, rộng lớn, hoang vắng, và là điểm đến cho những ước mơ vượt
thoát khỏi cõi hồng trần ngột ngạt.
Lý
Bạch, nhà thơ nổi tiếng thời Đường, thường được gọi là “Thi tiên,” được coi là
một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất đến khái niệm “giang hồ” trong văn
học Trung Quốc. Trong thơ ông, “giang hồ” xuất hiện với nghĩa đậm chất phiêu
lãng, tự do và thoát ly trần thế.
Trong
bài thơ “Tương Tiến Tửu” (Tạm dịch là “Mời rượu”), ông viết:
“Trừu đao đoạn thủy thủy cánh lưu,
Cử
bôi tiêu sầu sầu cánh sầu. Nhân sinh tại thế bất xứng ý,
Minh
triêu tán phát lộng biên chu.”
Dịch
giả Tương Như dịch thành:
“Rút gươm chém nước, nước càng chảy, Nâng chén tiêu sầu, sầu
lại sầu.
Đời
người chẳng được như ý mãi,
Sáng
mai buông tóc, chèo thuyền xuôi.”
Dù
không nhắc đến “Giang hồ” một cách trực tiếp, câu cuối “Sáng mai buông tóc,
chèo thuyền xuôi” gợi lên hình ảnh một cuộc sống phiêu du tự tại, hòa mình vào
“giang hồ” bằng thuyền trên sông nước.
Đỗ
Phủ, nhà thơ hiện thực vĩ đại thời Đường, cũng có những câu thơ làm người đọc
liên tưởng tới “Giang hồ.” Tuy nhiên, trong thơ của Đỗ Phủ “Giang hồ” khoác lên
mình điều gì đó u buồn hơn. Ông thường dùng “Giang hồ” để ám chỉ sự lưu lạc, khổ
cực trong cảnh loạn lạc thời kỳ An Sử.
Trong bài thơ “Đăng Nguyệt Dương Lâu” (tạm dịch là “Lên lầu Nguyệt Dương”), ông viết:
“Vạn lý bi thu thường tác khách
Bách
niên đa bệnh độc đăng lâu.”
Học
giả Trần Trọng Kim dịch thành:
“Muôn dặm thu buồn hồn lữ khách,
Trăm
năm bệnh khổ bóng đơn côi.”
Dù không nói trực tiếp tới “Giang hồ,” hình ảnh trong hai câu thơ của Đỗ Phủ gợi ý về cuộc đời phiêu bạt trong cảnh loạn lạc, một dạng “Giang hồ” bất đắc dĩ.
Lục
Du là nhà thơ yêu nước thời Nam Tống. Ông nổi tiếng với những bài thơ mang đậm
tình yêu quê hương. Ông có những bài thơ đề cập trực tiếp đến danh từ “Giang hồ.”
Trong
bài thơ “Bích Khê Dạ Cảm” (tạm dịch là “Cảm xúc đêm nơi Bích Khê”), ông viết:
“Mộng hồi giang hồ dĩ cửu Tịch dương hạ lại trì trừ.”
Học
giả Trần Trọng Kim dịch thành:
“Giấc mộng giang hồ đã lâu, Hoàng hôn tà tà bước đi.”
Hai
câu thơ này nhắc đến khát vọng được trở về cuộc sống tự do nơi “Giang hồ,” một
biểu tượng cho vùng đất xa xôi, cách biệt với thế giới quan trường đầy ràng buộc.
Tác
phẩm “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung ám chỉ “Giang hồ” không chỉ là nơi
nương náu của những anh hùng thất thế, mà còn là môi trường ươm mầm các nhân vật
tài giỏi, như Quan Vũ, Trương Phi…
Trong
một đoạn đối thoại, Lưu Bị từng nói với Quan Vũ và Trương Phi khi ba người đang
phiêu bạt:
“Dù chúng ta chỉ là thường dân áo vải, nhưng chí hướng lại ở
giang hồ, không cam chịu dưới kẻ khác.”
Khi
bàn về anh hùng, Tào Tháo từng nói: “Những hào kiệt giang hồ nhất định sẽ tranh
bá thiên hạ.”
Trong
Thủy Hử của Thi Nại Am, chữ “Giang hồ” được nhắc đến trực tiếp rất nhiều lần,
mang ý nghĩa rất rõ ràng và đặc trưng. Khái niệm “Giang hồ” trong Thủy Hử mang
hai ý nghĩa chính:
- Về nghĩa đen: “Giang hồ” chỉ các vùng
sông nước hoặc những nơi xa cách trung tâm quyền lực, đặc biệt là vùng Lương
Sơn Bạc, nơi tập trung các anh hùng hảo hán. “Giang hồ” ở đây tượng trưng cho
không gian tự do ngoài vòng pháp luật, nơi không bị ràng buộc bởi triều đình hoặc
quy tắc xã hội.
- Về nghĩa bóng: “Giang hồ” trong Thủy Hử
ám chỉ một thế giới ngầm, nơi hội tụ các nhân vật sống ngoài vòng pháp luật như
hảo hán, kiếm sĩ, thương nhân phiêu bạt, hoặc những người bị xã hội ruồng bỏ.
Đây cũng là nơi diễn ra các mối quan hệ giao thiệp giữa những người có chung
chí hướng hoặc cần giúp đỡ lẫn nhau.
Trong
chương đầu của Thủy Hử, khi kể về sự hình thành của nhóm hảo hán Lương Sơn Bạc,
nhà văn Thi Nại Am viết:
“Những người trong giang hồ có nghĩa khí đều tụ hội ở Lương
Sơn Bạc.”
Ở một đoạn khác trong Thủy Hử, anh hùng Lý Quỳ nói với anh em:
“Chúng ta sống trong giang hồ, điều quan trọng nhất chính là
tình nghĩa huynh đệ.”
Trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du, chữ “Giang hồ” được nhắc đến trong câu thơ mô tả Từ
Hải: “Giang hồ quen thói vẫy vùng,” với ý rằng Từ Hải là người yêu thích cuộc sống
tự do, đầy khí phách, không chịu khuất phục cường quyền.
Về
sau này, trong các tác phẩm võ hiệp như của nhà văn Kim Dung, nghĩa của danh từ
“Giang hồ” dường như bị giới hạn lại khi khiến người đọc hiểu rằng nó ám chỉ thế
giới của riêng những người có võ nghệ, sống lang bạt nay đây mai đó, hình thành
một xã hội có sự phức tạp riêng, nhiều ân oán và lắm thị phi. Xã hội thu nhỏ
này có luật lệ riêng, nhưng cũng dựa trên nền tảng tôn trọng sự thật, tôn vinh
lòng khoan dung, nhân ái và nhẫn nại. Những cuộc tranh hùng giữa những cá nhân
hay phe nhóm cũng thể hiện rõ nét sự đối lập giữa chính tà, thiện ác.
Dần dà theo thời gian, người ta bắt đầu hiểu “Giang hồ” từ nghĩa ban đầu là chỉ không gian, sang chỉ con người. Khi nhắc tới hai chữ “Giang Hồ,” người ta sẽ không nghĩ tới sông hồ hay các vùng đất rộng lớn, xa xôi nữa, mà nghĩ tới những người như kiểu “108 vị anh hùng ở Lương Sơn Bạc,” hay những hiệp khách trong các tác phẩm của Kim Dung. Đó là những người vì hành hiệp trượng nghĩa hay bị bức bách mà vi phạm pháp luật, hoặc đó là những người yêu thích cuộc sống xê dịch, tự do, có tâm hồn phóng khoáng, cởi mở, trọng nghĩa khí, danh dự, coi thường tiền tài, danh vọng, luôn bảo vệ, che chở kẻ yếu, không e sợ cường quyền, dám dấn thân, chấp nhận phần rủi ro về mình để bảo vệ chính nghĩa.
“Giang hồ” bỗng chuyển
hóa thành “Lưu manh”
Nói
chung, theo cách hiểu của người xưa, người “giang hồ” đúng nghĩa đều tài ba hơn
người, có tiêu chuẩn đạo đức cao, nhiều người trong số đó ôm chí lớn vì thiên hạ.
Họ chỉ khác người bình thường ở chỗ, một số quan niệm của họ vượt ra ngoài những
ràng buộc của pháp luật. Về cơ bản, họ không gây hại cho xã hội, mà ngược lại
còn mang tới những điều tích cực, vì họ bảo vệ kẻ yếu, bảo vệ chính nghĩa theo
cách riêng của họ.
Những
phẩm chất của người giang hồ tha thiết chuyện xây dựng nên hình ảnh của họ vừa
hiên ngang, bất khuất, vừa lãng tử, vừa cứng rắn, dũng mãnh, vừa tài hoa, vừa
xù xì gai góc, nhưng gần gũi, chân thành, mang tới cho đời một cái đẹp khác lạ,
từ hình thức tới phong cách. Vì thế họ được người đời nể trọng, mến phục.
Xưa nay cái đẹp luôn bị lợi dụng. Danh từ “Giang hồ” cũng không phải là ngoại lệ. Nhiều kẻ tiểu nhân, vị tư, ích kỷ, phẩm hạnh thấp kép, nhỏ mọn, cũng tự nhận mình là người trong chốn giang hồ. Thực ra, những kẻ như thế, trong dân gian thường gọi họ là du đãng hay lưu manh. Họ tự nhận là giang hồ để thỏa mãn cái danh và cũng là để dễ lừa người.
Danh
từ “Du đãng” để ám chỉ những kẻ côn đồ, hung hăng, ưa bạo lực, thường vì lợi
cho cá nhân mà sử dụng sức mạnh tay chân hay sự liều lĩnh để ức hiếp người
khác. Bên cạnh đó, dân gian dùng danh từ “lưu manh” hay “du thủ, du thực” để chỉ
những kẻ xấu, lười láo, gian manh, không muốn phó xuất, chỉ muốn trục lợi, biểu
hiện của họ là vô liêm sỉ, lươn lẹo, luồn lách, tranh thủ mọi sơ hở, cơ hội để
trộm, cướp, chiếm đoạt lợi ích của người khác.
Những kẻ du đãng, lưu manh cũng thường có cuộc sống phiêu bạt, không tuân theo các quy chuẩn xã hội nên nếu họ giỏi tạo hình ảnh sẽ khiến người ta nhầm tưởng họ là “giang hồ.” Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ sẽ thấy ngay, mọi hành động của họ đều vì tư lợi, sẵn sàng thượng đội hạ đạp để tìm kiếm lợi ích, chứ không vì người, vì nghĩa mà hành động như “giang hồ” thứ thiệt của ngày xưa.
Những
kẻ du đãng, lưu manh thường dễ bị các thế lực hắc ám lợi dụng hoặc chủ động câu
kết với các thế lực này để làm việc xấu, bởi vì họ không có tiêu chuẩn đạo đức
như những giang hồ thứ thiệt. Lưu manh thường xuất hiện nhiều hơn trong các xã
hội mà nhà cầm quyền thối nát, luân thường đạo lý không còn được coi trọng, đặc
biệt là niềm tin vào Thần, Phật, Chúa bị xem thường, thậm chí bị chế giễu.
Lưu
manh có hai dạng, một dạng dễ nhận ra là những lưu manh hạ lưu với hình dạng
thân thể dị hợm, tư tưởng và hành vi thấp kép. Dạng thứ hai đặc biệt khó nhận
biết, đó là những lưu manh “giả danh trí thức.” Họ từ hình dáng, lời nói, tới
hành vi lúc nào cũng “sáng bóng,” đôi khi lại còn hay giao giảng đạo đức. Nhân
vật Nhạc Bất Quần trong “Tiếu Ngạo Giang Hồ” của nhà văn Kim Dung là một điển
hình cho loại lưu manh giả danh trí thức, người xưa gọi những người như Nhạc Bất
Quần là “Ngụy quân tử.”
Con
người có “sinh, lão, bệnh, tử”; Phật pháp cho biết, vũ trụ có “thành, trụ, hoại,
diệt.” Thời kỳ diệt của vũ trụ được hiểu là thời kỳ mạt pháp mà Phật Thích Ca
nói tới. Xã hội nhân loại ngày nay chính là đang ở trong thời kỳ mạt pháp. Ở thời
kỳ này, mọi thứ đều trở nên bại hoại, tạo nên mảnh đất cực kỳ màu mỡ cho lưu
manh phát triển.
Sự bùng nổ của lưu manh cũng đánh dấu sự thoái trào của “giang hồ” đúng nghĩa. Các “giang hồ” thứ thiệt phải đối mặt với hai lựa chọn, một là trở thành thường nhân, sống cuộc đời nhỏ hẹp, hai là phải chấp nhận sự tha hóa để trở thành lưu manh. Theo dòng chảy suy đồi, đa số “giang hồ” đã lựa chọn trở thành lưu manh, họ dần chìm trong vũng bùn của thời mạt thế.
Vì sao Giang Hồ Nam Bộ
nay biến chất?
Giang
hồ Nam bộ xưa được cho là phảng phất màu sắc kiểu Lương Sơn Bạc. Thời đó, giang
hồ vùng sông nước phía Nam thường đều có võ nghệ, nhiều người là võ sĩ.
Thời
nay, người ta đều nói chất giang hồ ở xứ Nam kỳ ngày càng nhạt dần, du đãng và
lưu manh lên ngôi. Cái hào sảng, tính cách của Lục Vân Tiên, cái chất Lương Sơn
Bạc của giang hồ Nam bộ thứ thiệt đã bạc màu, mai một dần theo thời gian. Nghĩa
của chữ “Giang hồ” giờ đây đã bị đồng hóa với nghĩa của “du đãng,” của “lưu
manh,” của “du thủ, du thực.” Vì thế, khi nghĩ về giang hồ, người ta đều có cảm
giác tiêu cực.
Có
nhiều ý kiến nêu ra nguyên nhân khiến giang hồ Nam bộ bạc màu, mất phẩm chất.
Nhiều
giang hồ thời cũ cho biết, Năm Cam thời trẻ không hề có tên tuổi gì, giới giang
hồ gần như không ai để mắt tới ông ta. Ông Chà Và Hương, một võ sư giang hồ nổi
tiếng một thời, chia sẻ rằng trong tù ông từng nhận được thư nhờ vả của chị Năm
Cam. Bức thư khẩn cầu ông Chà Và Hương giúp bảo vệ ông Năm Cam trong tù và hứa
hẹn sẽ hậu tạ. Đó là lý do vì sao khi Năm Cam thành ông trùm đã tạ ơn ông Chà
Và Hương và mời ông về giúp, tuy nhiên ông Hương từ chối.
Người
ta cho rằng Năm Cam sau này trở thành một đại ca khét tiếng là nhờ thủ đoạn và
luồn lọt.
Có
ý kiến cho rằng, dùng thủ đoạn và luồn lọt là hai điều sẽ không thể thấy ở
giang hồ thứ thiệt; Bởi tính cách đặc trưng của giang hồ thứ thiệt là vị tha,
cương trực, bất khuất, không bao giờ chịu luồn cúi, đi cửa sau. Chính xã hội
thay đổi sau những biến cố lớn, quan niệm trong văn hóa truyền thống bị thay bằng
những quan niệm duy vật, tôn sùng kim tiền, vật chất, không tin vào nhân quả,
luân hồi đã tạo điều kiện cho cái xấu, cái ác lên ngôi, hình thành môi trường sống
thuận lợi cho những người giỏi luồn lách như Năm Cam, và giang hồ theo đó mà bị
tà hóa…
Tóm
lại, vẻ đẹp và ý nghĩa ban đầu của hai chữ “Giang Hồ” bây giờ đây chỉ còn trong
ký ức. Buồn năm phút!
Lục
Du
Trần
Văn Giang (ghi lại)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.