Dân tộc thiểu số J’rai có trên 520 ngàn người, sống rải rác khắp vùng Tây Nguyên Việt Nam, đông nhất ở tỉnh Gia Lai (khoảng 460 ngàn người) cùng các tỉnh như Kon Tum, Đăk Lăk và một số ít khác ở Phú Yên, Bình Định… Cộng đồng người J’rai luôn tồn tại một số luật tục hôn nhân khá đặc biệt.
Người
dân tộc J’rai
Nam nữ được “sống thử”
Chúng tôi tìm đến xã La Puch, huyện Chư Prông (Gia Rai) bởi nghe được một thông tin hấp dẫn về chuyện hôn nhân gia đình ở đây khi già làng đang tiến hành xét xử một vụ án phức tạp. Cô Drang đâm đơn khởi kiện anh Rơ Min rằng: “Nó “ngã mít” với tôi lâu rồi, vậy mà bây giờ nó nhất quyết không chịu cưới. Anh Rơ Min cãi: Con Drang tánh tình lung tung lắm, quen một lúc nhiều người khác nhau chứ đâu chỉ một mình tôi…”. Thế là già làng phải bỏ công điều tra. Cuối cùng biết được đúng là cô Drang hiện đã có một con trai nhỏ, mà “tác giả” của thằng bé ấy là anh Siu Thin. Nguyên do cách đây khoảng 2 năm, sau khi “ngã mít” với Drang, Siu Thin cũng không chịu cưới và sau đó bồi thường cho Drang một con bò cái.. Già làng bèn xoay qua hỏi ý kiến mọi người rồi cuối cùng bảo Rơ Min: “Mày nói con Drang sau vụ thằng Siu Thin còn “ngã mít” với nhiều người khác mà không có bằng chứng gì đưa ra, vậy coi như không có. Còn mày đã biết chuyện mà vẫn cứ “ngã mít” với nó, rồi còn hứa làm đám cưới thì bụng dạ mày không thật. Tội của mày lẽ ra phải phạt nặng hơn bình thường, nhưng cái tính con Drang đã vậy nên mày chỉ phải nộp phạt một con bò, còn nếu không đồng ý thì mày phải chịu làm chồng của nó!”.
Nghe đi nghe lại hai chữ “ngã mít” mấy lần, chúng tôi mới hiểu đó là ám chỉ “hai người đã quan hệ tình dục với nhau”. Nếu như chuyện “sống thử” ở miền xuôi giữa các đôi nam nữ tới nay vẫn là vấn đề đang còn bàn cãi, thì ở miền ngược, trai gái người dân tộc J’rai trước khi cưới hỏi đều đã có cái quyền tự do được “ngã mít” với nhau không khác gì những người sống bên trời Tây!.
Tượng
nữ thần Kroăh thường đặt tại các nhà mồ
Ngoại tình là… trọng tội
Cũng trong xã hội người dân tộc J’rai, chế độ hôn nhân được hình thành từ lâu đời. Luật tục người J’rai hoàn toàn cấm đoán ngoại tình, coi một người đã “hái hoa xong mà còn muốn đi hái thêm các bông hoa khác” sẽ không thể chu đáo chăm sóc được nhà cửa, gia đình, con cái, rồi dẫn đến chuyện xã hội rối ren, mất trật tự. Cũng không đợi tới sau ngày cưới, khi người con trai – con gái đã nhìn nhau, cái bụng đã ưng, chịu trao nhau một chiếc vòng đồng (hoặc bạc), thông báo với cha mẹ rồi mà sau đó đổi lòng yêu thương người khác cũng bị phạt rất nặng gồm 5 con bò, 1 con heo, 100 kg gạo và ghè rượu 100 lít để bồi thường.
Phụ nữ J’rai
Cũng theo quan niệm của người J’rai, những người đàn bà chửa hoang và những người ngoại tình (kể cả đàn ông) chính là những kẻ đã bị linh hồn nữ thần Kroăh nhập vào. Theo truyền thuyết, nữ thần Kroăh là con gái của Yă Pôm (thần đàn bà) tính rất ham ăn, lười biếng, lại chuyên đi rù quến, quyến rũ đàn ông. Khi chết, hồn ma Kroăh thường đi xúi giục mọi người ngoại tình, phải bỏ chồng, vợ… Tượng nữ thần Kroăh hiện nay thường được đặt bên trong các khu nhà mồ, ám chỉ rằng để những điều xấu xa sẽ bị chôn theo cùng bà ta. Chị Ksor Hơ Đút, cựu cán bộ Hội phụ nữ xã Ia Hdreh (huyện Krông Pa) kể cho chúng tôi nghe câu chuyện cách đây khoảng chục năm về trước tại xã này có một vụ án hôn nhân gia đình xảy ra buộc phải cậy đến chính quyền. Đó là chuyện bà Rơ Lay là một phụ nữ chết chồng và ông Rơ Mah vốn đã chết vợ, hai người này có quan hệ thân thiết “trên mức bình thường” với nhau. Toà án xét thấy họ không vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, cũng không phải ngoại tình nên tha về, nhưng cả làng nhất quyết không chịu. Chuyện trở nên nghiêm trọng bởi cả hai người chưa ai làm lễ bỏ mả Pơthi (mãn tang) cho vợ, chồng vì như vậy đúng ra phải chờ cho đủ 3 năm trên nguyên tắc thế nên mọi người cứ xem như họ là người vẫn còn vợ, còn chồng. Vậy là họ hàng bên ông chồng lẫn bà vợ đã chết kia đã đòi hỏi bà Rơ Lay và ông Rơ Mah phải nộp phạt cả thảy… 30 con bò.
Lễ cưới người dân tộc J’rai
Cũng
có vụ việc không có toà án tham gia là không xong. Chẳng hạn như câu chuyện ở
xã La Bon (huyện Đức Tô), có ông chồng phạm tội giết vợ. Nguyên nhân vì bà vợ
đang mang bầu đến tháng thứ 8, khi ông chồng đòi hỏi được “ngã mít” thì bị bà
này quyết liệt chống cự, nên sẵn nhìn thấy con dao giắt sẵn trên mái nhà ông chồng
liền tức giận rút ra đâm. Toà xử án tù chung thân, còn lệ làng bắt ông này phải
nộp phạt 40 con bò!
Còn
hơn cả ngoại tình, hình phạt nặng nề nhất trong Tơlơi Phian (luật tục) của người
J’rai còn có tội loạn luân. Dân làng tin rằng kẻ nào làm chuyện đồi bại như vậy
với người trong gia đình hay dòng họ của mình sẽ gây ra tai hoạ khủng khiếp cho
cả làng như hạn hán, mất mùa, dịch bệnh. Ngoài chuyện nộp phạt tài sản, người bị
phạt còn buộc phải hành động giống như súc vật (bò trườn, nhảy cóc, leo trèo, sủa
rống…), trước sự chứng kiến của thần linh và cộng đồng. Mỗi một điều luật trong
Tơlơi Phian đều có nói rõ lý do vì sao bị phạt. Và Tơlơi Phian như một bản trường
ca luôn được gìn giữ và áp dụng nghiêm ngặt trong đời sống người J’rai. Vì thế
nên ở đây, chuyện ngoại tình hoặc có con ngoài giá thú bị xem là chuyện động trời.
Lại có một chuyện phổ biến khác là những người con gái muốn lấy chồng cũng
không nhất thiết phải chờ đến đúng 18, 20 tuổi mà chỉ cần biết đi làm cái rẫy,
biết đan cái gùi đã có thể tự do yêu đương hoặc về làm vợ người ta được rồi…
Nguyễn Sinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.