Ảnh : Những chiếc xe phổ thông (nhiều
năm liền nằm trong top bán chạy nhất) tại Mỹ, đậu cả hàng trong nhà để xe, nơi văn
phòng mình làm việc. Nhưng bạn có mấy khi thấy chúng ở Việt Nam ? Khó lắm, vì mức
thuế sẽ khiến chúng mắc gấp 4- 5, thậm chí 7- 8 lần, so với giá tại Mỹ, vì Việt
Nam ngoài mức thuế thông thường, còn áp thuế lũy tiến theo dung tích động cơ
xe. Tương tự là nhiều loại hàng hóa khác.
Hồi tối, có một bạn phóng viên từ trong nước inbox hỏi về tình hình
mình, cũng như dân Mỹ, sau khi Trump áp thuế lên nhiều nước, trong đó có Việt
Nam.
Mình
trả lời : Anh sống trong nước mấy chục năm nên quen rồi, khi phải mua hàng nhập
khẩu với giá mắc gấp nhiều lần so với giá trị thực của nó. Vì vậy anh chỉ lo cho
đồng bào trong nước, chớ anh hay dân Mỹ em đừng lo cho họ. Bạn này… thôi không
hỏi nữa, bởi mình nói thế thì làm sao đúng định hướng báo chí được.
Việc
Việt Nam bị Mỹ nâng thuế, trước sau gì rồi cũng đến, bởi sự mất cân bằng trong cán
cân mậu dịch là điều ai cũng có thể nhìn thấy. Ngay tại nước Mỹ, nó cũng được
nhìn thấy bởi cả hai đảng.
Quả
vậy, ở phía Việt Nam, từ những thứ lớn như chiếc xe hơi, chịu mấy tầng thuế, với
nhiều biểu thuế khác nhau, khiến chúng mắc gấp nhiều lần so với giá bản quốc,
cho đến những thứ lặt vặt như đôi giày, chiếc áo thun… Chính vì thuế, nên rất
nhiều mặt hàng rất bình thường, thậm chí tầm thường ở Mỹ, khi sang đến Việt
Nam, chúng bỗng… lung linh như huyền thoại. Thí dụ cái hộp quẹt Zippo, hay cái
bánh “bơ gơ” McDonald’s.
Hồi
ở Việt Nam, mình nhìn mấy chiếc xe Mỹ nhập khẩu một cách… xa vời vợi, từ Jeep, Ford,
Chevy, cho đến Lincoln, Cadillac. Hễ nghe “bản nhập Mỹ” là dân chơi xe ai cũng
hiểu. Nhưng khi qua Mỹ, mới thấy chúng… quá bình thường.
Dân
Việt trong và ngoài nước “đánh” hàng xách tay từ bao nhiêu năm nay, trở thành một
cái nghề thịnh vượng. Vì sao ? Vì họ “lượm” được một khúc chênh lệch thuế ở giữa
chớ gì nữa.
Về
phía những nhà điều hành tại Việt Nam, luôn có lý do, nâng thuế để bảo hộ sản
xuất trong nước. Tưởng vậy mà không hẳn vậy. Khi anh chẳng cần làm gì, chỉ ngồi
giữa lượm thuế, anh sẽ làm… biếng.
Thí
dụ cụ thể, chiếc xe hơi, không hề đầu tư nghiên cứu, không sản xuất, chỉ cần
đánh thuế, vậy mà “lượm” hơn cả những thằng nghiên cứu phát triển từ cả trăm
năm, sản xuất è cổ. Hoặc, một tình huống khác, khi nâng thuế với hàng xịn, sẽ tạo
điều kiện cho những thằng hàng dỏm, hàng lỗi tung hoành mà không chịu cạnh
tranh. Một hãng xe cực tệ, nhưng dân vẫn phải bỏ tiền mua nó với mức giá còn
cao hơn cả hàng xịn (nếu họ được đánh thuế ở mức hợp lý). Điều này là giết chết
sản xuất, xóa bỏ cạnh tranh, chớ đâu phải bảo hộ, hay kích thích sản xuất lành
mạnh ?
Hãy
nhìn lại tổng thể đi, sau bao năm đánh thuế “bảo hộ sản xuất”, nhưng có hãng sản
xuất nào trong nước được phát triển một cách ra hồn ra vía đâu ? Quanh đi quẩn
lại vẫn chỉ è cổ gia công, lấy sức làm lời, với những cách làm ăn manh mún, chụp
giật- vì có ai làm ăn lớn, bài bản trên nền tảng quy chế như thế ? Tóm lại,
hàng rào thuế quan cao chất ngất chỉ “béo” cho mấy kẻ cơ hội, mấy con sâu, chớ
chẳng mấy bảo hộ được cho người dân hay nhà sản xuất chân chính.
Vì
vậy, đây chính là thời điểm cho một cú hích cải tổ mạnh mẽ hơn, đích thực hơn, qua
nhiều cách :
Tăng
cường nhập khẩu hàng Mỹ, với mức thuế phù hợp. Dân Việt sẽ được xài hàng tốt,
giá hợp lý hơn. Tạo sự cạnh tranh công bằng hơn. Trong đó có cả vũ khí Mỹ - bỏ
hẳn vũ khí Nga, đó là điều tốt.
Cương
quyết dọn dẹp những “ổ núp” cho những kẻ muốn lách thuế Mỹ - đây mới đích thực
là nguyên nhân trong việc Mỹ nâng thuế Việt Nam một cách gay gắt.
Đám
này đầu tư vào Việt Nam sẽ khiến cả nền kinh tế chịu lây bệnh theo - thí dụ,
chúng sản xuất thép, pin… tại Việt Nam để lách thuế Mỹ. Nhưng khi bị Mỹ đập ngược
lại, lúc ấy nông sản, may mặc, cùng nhiều loại hàng hóa “sạch” khác do dân mình
sản xuất cũng bị dính thuế luôn.
Thay
vì nâng thuế “đáp trả” Mỹ, hãy nâng thuế với những làn sóng hàng giá rẻ đang tràn
ngập, bóp chết nền sản xuất trong nước từ biên giới cận kề. Phải kiên quyết hơn
với chúng, chớ không “đập chuột sợ vỡ bình”.
Cải
tổ thể chế làm ăn trong nước. Bỏ bớt hàng loạt khâu trung gian, ký sinh trùng sản
xuất, tiêu thụ. Giảm thiểu các thủ tục phiền hà ngăn trở đầu tư. Phát triển doanh
nghiệp tư nhân. Xóa bỏ những doanh nghiệp nhà nước “khổng lồ” nhưng ăn hại, giết
chết sự cạnh tranh từ khối tư nhân. Đầu tư nhiều hơn vào đường sá, chuỗi logistic…
Có lẽ điều này đã được những nhà điều hành trong nước nhìn thấy từ lâu, họ đang
khá nỗ lực trong việc cải thiện - và nay sẽ cần cải tổ chớ không chỉ cải thiện
nữa.
Mở
rộng giao thương, xóa bỏ một cách chân thành những khoảng cách, tận dụng những
lợi thế của đồng bào Việt xa xứ - giúp họ làm ăn trong nước. Rất nhiều người gốc
Việt (ở khối tư bản cũ) về nước làm ăn đã… chết không kịp ngáp khi nhảy vào môi
trường kinh doanh đầy hiểm họa tại Việt Nam hiện nay. Bạn bè mình, làm ăn ầm ầm
tại Mỹ, nhưng hễ nghe nói đầu tư về Việt Nam là họ sợ, dù nhiều người đã từng kinh
doanh tại Việt Nam trước khi qua Mỹ. Ở chiều ngược lại, cũng nhờ họ mở rộng thị
trường ra những quốc gia mà họ định cư.
Nói
tóm lại, sau liều thuốc đắng này, mình thấy… lạc quan nhiều hơn bi quan, nếu chịu
khó nhìn về lâu dài. Có những thứ “thuốc độc” chỉ diệt cỏ dại, sinh vật gây bệnh,
làm tổn hại mùa màng - đám này thì nên cho chết, chết càng nhiều càng tốt, để đất
đó cho cây cối, mùa màng đích thực phát triển.
Thêm
nữa, khi đã có những bước cải tổ, mở rộng thị trường cho Mỹ, Việt Nam hoàn toàn
có thể thỏa thuận lại với Mỹ về một biểu thuế dễ chịu hơn. Tổng thống Trump
luôn chơi kiểu, mở cửa ra là đập ngay một cú thiệt mạnh, nhưng nếu bên kia… chịu
khó nghe, mọi thứ sẽ được dàn xếp sau đó, ổn thỏa hơn. Canada, hay Mexico là những
thí dụ. Hoặc với ngay cả những nước Đông Nam Á khác, họ có bị Mỹ đối xử nặng
tay thế đâu, mình cứ làm như họ rồi sẽ ổn hơn.
Đây
là giai đoạn chuyển tiếp, tái khởi động cỗ máy bị treo, bị đứng. Giai đoạn này
có thể kéo dài một thời gian nhất định- lâu mau do chính nội tại cỗ máy ấy, nhưng
mọi thứ sẽ ổn, nếu coi nó như một thách thức đổi mới.
Mong
đồng bào trong nước sẽ sớm bớt “sốc”, liều thuốc đắng này đã đến lúc cần phải uống.
NGUYỄN
DANH LAM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.