Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc là hậu duệ họ Phan Huy?
01/11/2015 05:34
Trong chuyến thăm nhà thờ họ Phan Huy ở H.Quốc Oai, Hà Nội hồi cuối tháng 5 vừa qua, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Ban Ki-moon đã viết lưu bút tự nhận mình là người con dòng họ Phan.
Chuyến thăm bất ngờ và bí mật
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phan Huy Thanh, Trưởng chi 2, đời thứ 16 dòng họ Phan Huy tại thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn, H.Quốc Oai, Hà Nội xác nhận về chuyến viếng thăm nhà thờ dòng họ này của ông Ban Ki-moon. Ông Thanh cho biết chuyến thăm nhà thờ họ Phan Huy của ông Ban Ki-moon và phu nhân diễn ra vào ngày 23.5.2015. Tuy nhiên, chuyến đi không được tiết lộ rộng rãi ở thời điểm đó.
Ông Thanh (trước đây là người trông coi nhà thờ họ) cho hay hiện trong nhà ông vẫn còn lưu giữ nhiều hình ảnh về chuyến thăm của ông Ban Ki-moon. Trong số này, có cả đoạn lưu bút có chữ ký của ông với nội dung: “Tôi rất xúc động khi viếng thăm và tỏ lòng thành kính sâu sắc trước ngôi nhà thờ Phan Huy Chú và các thành viên khác của dòng họ Phan. Cám ơn dòng họ đã giữ gìn và bảo quản ngôi nhà thờ này. Là một người con của dòng họ Phan, giờ đây giữ chức Tổng thư ký của Liên Hiệp Quốc, tôi tự hứa với bản thân sẽ cố gắng làm theo những lời dạy của tổ tiên” (bản dịch của dòng họ). Trong nhà ông Phan Huy Thanh, tấm ảnh chụp của ông Ban Ki-moon, phu nhân cùng với các thành viên trong dòng họ được phóng to, treo trang trọng ở khu vực tiếp khách.
Kể về chuyến viếng thăm của ông Ban Ki-moon, ông Thanh cho biết mọi việc diễn ra khá bất ngờ. Trước ngày thăm viếng nhà thờ họ Phan Huy 2 tuần, có người đến thông báo cho ông Thanh cùng các thành viên trong dòng họ. Sau đó, trong ngày 21 và 22.5, công tác an ninh, an toàn cho chuyến viếng thăm này được hoàn tất chu đáo. Ngày 23.5, vợ chồng ông Ban Ki-moon về thăm nhà thờ họ trong vòng 45 phút.
Ông Trịnh Văn Thịnh, quyền Trưởng công an xã Sài Sơn, cũng xác nhận thông tin về chuyến viếng thăm nhà thờ họ Phan Huy của ông Ban Ki-moon vào cuối tháng 5 vừa qua. Ông Thịnh cũng là người tham gia công tác an ninh trong chuyến đi này. “Trước chuyến thăm, tôi được Công an huyện Quốc Oai thông báo sẽ có lãnh đạo cao cấp về thăm nhà thờ họ Phan Huy và đề nghị phối hợp lập phương án bảo vệ, phân luồng giao thông. Thông tin nhân vật cao cấp là ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đến thăm nhà thờ họ Phan Huy được bí mật đến phút cuối”, ông Thịnh nói.
Xem sách Lịch triều hiến chương loại chí
Trong chuyến viếng thăm, có một chi tiết quan trọng là ông Ban Ki-moon hỏi những người thuộc dòng họ Phan Huy rằng chữ “Chú” trong tên của cụ Phan Huy Chú, tác giả Lịch triều hiến chương loại chí, cuốn sách được coi là bách khoa toàn thư đầu tiên của VN, là chữ nào trong Hán tự. Sau khi được người trưởng họ chỉ cho chữ này viết trong gia phả, ông Ban không hỏi thêm. Sau đó, ông viết lại dòng lưu bút như trên.
Nằm cạnh chiếc hồ rộng, cách ngôi chùa Thầy chừng 500 m, nhà thờ dòng họ Phan Huy rộng 5 gian, lưu giữ ban thờ các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử VN như Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Phan Huy Chú, Phan Huy Vịnh... Ông Thanh kể thêm, khi nhận được tin có Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về thăm nhà thờ họ, nhiều người trong họ, hàng xóm tỏ ra khá bất ngờ cho đến khi tận mắt thấy vị này. “Đứng trước ban thờ tổ tiên dòng họ Phan Huy chúng tôi, ông Ban Ki-moon đã lật giở nhiều trang cuốn sách Lịch triều hiến chương loại chí. Sau đó, ông ra hiên nhà xem rất kỹ bản thế thư đồ (sơ đồ dòng họ - PV) ghi lại các đời, chi, anh em trong họ. Trước khi ông ra về, dòng họ chúng tôi có tặng lại ông 3 cuốn sách Lịch triều hiến chương loại chí để ông mang theo”, ông Thanh nói.
Ở ta, không có tài liệu ghi việc các quan đi Triều Tiên. Nhưng lịch sử vẫn có thể có những bất ngờ không giải thích được. Lịch sử bang giao giữa thế kỷ từ 16 - 17, các sứ thần của ta từ thời cụ Phùng Khắc Khoan tới sau này vẫn gặp gỡ các sứ thần Triều Tiên và giao hảo tốt ở Bắc Kinh. Các sứ thần VN và Triều Tiên còn có thi tập đối qua đối lại với nhau.
Chuyện này có lẽ không giống với việc ông Lý Long Tường. Ông Ban Ki-moon nếu là hậu duệ của ông Phan Huy Chú thì chỉ có chuyện từ thế kỷ 17 trở lại đây thôi. Không có chuyện bị ngược đãi mà bỏ nước đi sang Cao Ly. Chỉ có là giao lưu hữu hảo thôi.
Theo tôi nghĩ, ông Ban Ki-moon có tới thăm nhà thờ họ Phan Huy cũng là sang trong quá trình tìm hiểu, chứ chưa khẳng định. PGS-TS Tạ Ngọc Liễn, Viện Sử học (người có nhiều nghiên cứu về nhà sử học Phan Huy Chú cũng như dòng họ Phan Huy).
Gia phả ghi kỹ lưỡng đến hàng chục đời hay không là tùy từng gia phả. Nhưng gia phả Phan Huy tại VN, tôi có đọc. Cho đến nay tôi đọc thì chưa có ghi chép nào ghi về việc có nhánh lưu lạc ở nước ngoài. Còn có thể là gia phả Phan Huy ở Hàn Quốc thế nào thì tôi không biết. Gia phả ở VN có thể không ghi, nhưng gia phả của bên kia ghi thì sao. Nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Hùng Vĩ, ĐH KHXH-NV - ĐH Quốc gia Hà Nội
Giả sử như có một ông họ Phan sang Cao Ly thì cũng chẳng có gì lạ cả. Từ xưa đến nay dòng họ nhà tôi đi sứ rất nhiều. TS Phan Huy Dục
Trinh Nguyễn (ghi)
Chúc mừng dòng họ PHAN HUY
Trả lờiXóahttp://1.bp.blogspot.com/-wcZmcQSQAR8/VYAK3TbArgI/AAAAAAAAHx0/BcJ418EOCTg/s640/143445344880591%2B%25283%2529.gif
http://i629.photobucket.com/albums/uu11/troimay/HOA/Phong%20lan%20tim_n_zpshv4hzeat.jpg
XóaTrên thế giới có nhiều người gốc Việt rất tài giỏi, mừng cho họ đã thành danh trên đất khách quê người.