Trang

31/03/2016

Bức tượng “chú bé đứng tè”


 

    Bỉ là một quốc gia xinh đẹp và giàu có, kinh tế phát đạt khiến rất nhiều người hâm mộ cuộc sống của người dân nước này. Tại thủ đô Brussels, Bỉ, có một biểu tượng nổi tiếng là bức tượng “chú bé đứng tè”. Người dân Bỉ coi biểu tượng này bảo vật quốc gia. Liên quan đến “chú bé đứng tè” này có một câu chuyện lịch sử mà người Bỉ cho rằng, cậu bé là anh hùng dân tộc.

"Chú bé đứng tè" - biểu tượng của Vương quốc Bỉ

    Vào thế kỷ 14, mối quan hệ giữa Bỉ và Tây Ban Nha không được tốt đẹp. Tây Ban Nha khi đó là một quốc gia hùng mạnh ở Châu Âu, giáp biên giới với nước Pháp. Nước Bỉ cũng có biên giới tiếp giáp với nước Pháp, nhưng do có mối quan hệ không tốt với Tây Ban Nha nên Bỉ thường xuyên kết hợp với nước Pháp để đối đầu với Tây Ban Nha.

    Vào năm 1367, Tây Ban Nha phái hơn 5000 lính hải quân và lục quân tấn công nước Bỉ, sau đó lại phái thêm hơn 20.000 quân lính sang nước Bỉ.

    Chỉ trong 2 tháng ngắn ngủi, Tây Ban Nha đã chiếm lĩnh trọn lãnh thổ nước Bỉ bao gồm thủ đô Bỉ là Brussels. Bỉ bị ép ký kết hiệp ước đầu hàng Tây Ban Nha và trong vòng 40 năm sau đó không được phép liên minh với Pháp, đáp ứng điều kiện này thì Tây Ban Nha sẽ rút quân khỏi Bỉ.

    Sau mấy tháng thương lượng, Tây Ban Nha cuối cùng đã rút quân về nước bắt đầu từ tháng 5/1368. Nhưng thời điểm Tây Ban Nha rút quân khỏi Brussels, họ lại nổi lên ý định xấu, đó là muốn dùng thuốc nổ để hủy diệt Brussels.

    Những người lính Tây Ban Nha đã hóa trang thành người dân Bỉ và bí mật chôn giấu mấy vạn tấn thuốc nổ chôn giấu ở nhiều nơi của Brussels. Tất cả số thuốc nổ này cuối cùng được dẫn đến một kíp nổ. Sau đó quân đội Tây Ban Nha gần như đã rút khỏi Brussels chỉ còn lại mấy binh sĩ tình nguyện ở lại “hiến thân” để châm thuốc nổ.


    Khi đường dây dẫn để châm ngòi bộc phá đã được nối xong xuôi thì bỗng từ đâu, có một chú bé chạy qua, ung dung đứng tè vào đường dây cháy chậm của quả bộc phá. Ngay lập tức, quả bộc phá bị ướt và không thể đốt cháy được.

    Về sau, quân đội Bỉ phát hiện ra, đã bế cậu bé giơ lên cao và dân chúng Brussels đều ca ngợi cậu bé đã cứu được cả thành phố Brussels, thậm chí là cả nước Bỉ. Tại sao nói rằng cậu bé đã cứu cả nước Bỉ?

    Bởi vì, thời ấy nước Bỉ vô cùng nhỏ, hơn nữa còn không phải là một quốc gia nắm hoàn toàn chủ quyền, vẫn bị quản chế bởi nước Pháp. Lúc ấy cả nước Bỉ có hơn 1.000.000 người dân, dân số ở Brussels là 200.000 người, nếu như Brussels bị phá hủy thì cả nước Bỉ cũng sụp đổ.

    Năm 1619, nhà điêu khắc vĩ đại của Bỉ là Jérome Duquesnoy đã tự tay chế tạo ra bức tượng đồng chú bé này. Chú bé này tên là Julien Dillens. Nhiều người sau khi nghe câu chuyện về chú bé này đều cảm thấy đây là câu chuyện cổ tích. Nhưng kỳ thực không phải như vậy, đây là câu chuyện có thật trong lịch sử!

    Hồ sơ của nước Bỉ và Tây Ban Nha đều có ghi chép lại đoạn lịch sử này. Cả hai quốc gia đều ghi chép lại quá trình Tây Ban Nha sang tấn công nước Bỉ, quá trình rút quân và cả việc cậu bé đã làm tắt kíp nổ. Hồ sơ ghi chép ở hai quốc gia này đều khớp với nhau.

 

    Cậu bé này hàng năm đều nhận được quần áo từ mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, cậu bé còn được gọi là “Cậu bé có nhiều quần áo nhất thế giới.”

   Hình ảnh bức tượng “chú bé đứng tiểu” này không chỉ nổi tiếng ở Bỉ mà còn xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Không ngờ, đằng sau bức tượng nhỏ bé tưởng như chỉ là phục vụ cho hoạt động “vui chơi giải trí” lại ẩn giấu một sự kiện lịch sử to lớn như vậy !
ST

Tại sao người ta lại rải đá dọc theo đường ray xe lửa​

Hẳn không ít người trong chúng ta thắc mắc tại sao đường ray xe lửa lại luôn có một lớp đá dăm trải đều bên dưới đường ray. Thiết kế đường ray như đã biết gồm 2 thanh ray được đặt song song nhau và được gắn cố định trên các thanh tà vẹt (Traverse) và tất cả đều được đặt trên một lớp đá ba lát (ballast). Lớp đá này quan trọng như thế nào và tại sao phải có?
alt

Một lớp đá dằn được dải dọc theo đường ray xe lửa.
Thuật ngữ ba lát (ballast) kì thực bắt nguồn từ việc sử dụng đá để dằn những con thuyền buồm và chức năng của nó trên đường ray cũng tương tự. Khi một đoàn tàu đi qua, đường ray sẽ chịu ứng suất lực rất lớn. Cần lưu ý rằng 99% thời gian đường ray chỉ nằm im không chịu áp lực nhưng 1% thời gian còn lại là lúc nó phải “cõng” cả một đoàn tàu. Thử lấy ví dụ như đoàn tàu chở quặng sắt của BHP Iron Ore tại miền Tây nước Úc, nó dài 7,353 km, gồm 682 toa trần, 8 đầu máy GE AC6000 và nặng đến gần 100.000 tấn với 82.262 tấn quặng và đây cũng là đoàn tàu dài nhất và nặng nhất thế giới theo sách kỷ lục Guinness. Thanh tà vẹt bên dưới giúp cố định đường ray tạo nên khổ ray đồng thời có chức năng truyền áp lực từ ray xuống mặt đất bên dưới. Để đảm bảo áp lực được truyền đều xuống bên dưới trong khi vẫn giữ cho đường ray ổn định dưới tải trọng động của một con tàu đang chạy, các thanh tà vẹt được đặt trên một lớp đá dằn. Thêm vào đó, đường ray thường nằm lộ thiên vì vậy chúng phải đối mặt với các yếu tố thời tiết như co giãn nhiệt, chuyển động của mặt đất, địa chấn, mưa và nhiều yếu tố thiên nhiên khác như cỏ dại, cây dại mọc lên từ bên dưới.
Từ 200 năm trước, các kỹ sư ngành đường sắt đã bắt đầu sử dụng nhiều vật liệu nhằm giải quyết tất cả vấn đề vừa nêu. Trước đây xỉ sắt và than vụn đã từng được dùng làm lớp nền cho đường ray. Tuy nhiên, kể từ những năm 1840 thì đá ba lát đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi và trở thành một yếu tố tối quan trọng trong cấu trúc đường ray. Đá ba lát là những viên đá nghiền có kích thước dưới 40 mm. Chúng được rải dưới và xung quanh tà vẹt và sở hữu một đặc tính gọi là “nội ma sát của tập hợp đá“. Nội ma sát này phụ thuộc vào cách sắp đặt, hình dạng và kích thước của một tập hợp những viên đá nhỏ. Những loại đá cứng thường được dùng là đá granite, thạch anh, đá trap, v.v… Nếu những loại đá này không có, người ta có thể sử dụng đá cát kết, đá vôi. Nội ma sát này quan trọng như thế nào? Để dễ hình dung, bạn hãy nghĩ tới một đụn cát và một đống đá với độ cao như nhau. Nếu bạn dùng tay đẩy đụn cát đi, bạn sẽ thấy nó dễ dàng di chuyển. Ngược lại, nếu bạn dùng tay đẩy đống đá đi, bạn sẽ cảm nhận được lực cản. Thật không dễ dàng để di chuyển đống đá và thậm chí nó vẫn trơ trơ cho dù bạn cố hết sức. Tương tự khi bạn đứng trên đụn cát, nó dễ dàng bị bẹp xuống và khi bạn đứng lên đống đá, nó vẫn không hề suy suyễn. Đây chính là nội ma sát.
Với đặc tính trên, đá ba lát mang lại một nền tảng hỗ trợ, giúp tăng độ cứng, độ bềnđộ linh hoạt cho đường ray khi có tàu đi qua. Ngoài ra, đá ba lát còn giúp dẫn nước mưa và tuyết ra khỏi đường ray, ngăn sự xuất hiện của nước trên bề mặt, ngăn cỏ, cây dại mọc trên đường ray, tăng tính đàn hồi cho đường ray trước tác động nhiệt.
Đá ba lát có độ cứng bền và khả năng linh hoạt cao.

Đá ba lát có độ cứng bền và khả năng linh hoạt cao.
Trong quá trình xây dựng, độ dày của lớp đá ba lát phụ thuộc vào kích thước và khoảng cách giữa 2 ray (khổ ray), lưu lượng tàu lưu thông trên tuyến đường và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, lớp đá ba lát không được mỏng hơn 150 mm và các đường ray dành cho tàu cao tốc có thể yêu cầu lớp đá dày đến nửa mét. Nếu lớp đá không đủ dày gây quá tải cho lớp đất bên dưới, trường hợp tệ nhất là đường ray sẽ bị chìm. Lớp đá ba lát thường nằm trên một lớp ba lát phụ (sub-ballast) (hình trên). Lớp đá này đóng vai trò ngăn nước và hỗ trợ cho cấu trúc đường ray phía trên. Nếu đường ray không có lớp dằn phụ, ray và tà vẹt có thể bị ngập ngước, hư hỏng và dẫn đến tai nạn cho tàu.
Đóng vai trò rất quan trọng, lớp đá ba lát đường ray thường xuyên được bảo trì. Nếu lớp đá này bị bẩn, hiệu quả thoát nước sẽ giảm đi khiến rác, cáu bẩn bị hút từ lớp dằn phụ lên trên khiến lớp đá này càng bẩn hơn. Vì vậy, lớp đá ba lát luôn cần được giữ sạch, dầm chắc hoặc thay mới bằng nhiều phương pháp xử lý như sinh học, bằng lao động hoặc dùng các máy móc chuyên dụng.
Hình ảnh đường sắt không cần dùng đá ba lát.

Hình ảnh đường sắt không cần dùng đá ba lát.
Trước sự tàn phá của thiên nhiên, con người và sự hao mòn trong quá trình sử dụng, công tác bảo trì lớp đá ba lát tiêu tốn rất nhiều nhân lực, chi phí và thời gian. Vì vậy, ngành công nghiệp đường sắt cũng đã phát triển và áp dụng những loại đường sắt không cần dùng đá ba lát (ballastless track). Thay vì sử dụng lớp đá ba lát trợ lực, người ta dùng các phiến bê tông đặt liên tiếp nhau và đường ray được đặt trực tiếp lên mặt trên của phiến bê tông. Tuy nhiên, do chi phí ban đầu cao hơn và mất nhiều thời gian để thay thế trên các tuyến đường sắt sẵn có, loại đường ray không dùng đá ba lát thường được dành cho các tuyến đường sắt cao tốc hoặc vận tải nặng.
ST

29/03/2016

Mùa hoa Anh Đào ở Thủ đô nước Mỹ

 Thứ Hai, 28 tháng Ba năm 2016 09:00

Tác Giả: Lam Thủy


















Nhân viên của Google, Apple, Facebook… dùng bữa như thế nào?

Các hãng lớn như Google, Apple, Facebook có khu tự phục vụ riêng với có chất lượng không hề thua kém so với các nhà hàng nổi tiếng thế giới. Các công ty nổi tiếng này đã sớm nhận ra rằng cách tốt nhất khiến nhân viên của họ làm việc hiệu quả là thông qua dạ dày.
Dưới đây là một phần trong chiến lược giữ nhân viên của Google, Apple, Facebook.
1. Google
Tại trụ sở của Google ở New York, Mỹ, các nhân viên của công ty được phục vụ miễn phí 3 bữa một ngày ở tòa nhà Hemisphere với khung cảnh đẹp nhìn ra quận Manhattan. Nhà hàng tự phục vụ có một vài khu vực, là nơi nhân viên có thể lựa chọn bánh, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhẹ, các loại đồ uống lạnh.
Có một câu đánh giá như sau về nhà hàng này trên Internet: “Nếu bạn đang thất vọng với công việc, chỉ cần gặp một người bạn làm cho Google và đến tiệm ăn của họ. Thật tuyệt!”.
alt
(Ảnh: Instagram)

Nhà Quảng Cáo

alt
(Ảnh: Plus.googleapis)
alt
(Ảnh: Chuansong)
alt
(Ảnh: Toutiao)
2. Apple
Trụ sở chính của Apple được đặt tại Cupertino, tiểu bang California, Mỹ. Khu vực ăn uống của họ được gọi là Caffè Macs với không gian thoải mái, tươi sáng và các nhân viên được phục vụ hoàn toàn miễn phí. Vào bữa sáng, nhân viên thường được thưởng thức bánh mỳ dâu tây Pháp, bánh sô-cô-la, nước ép hoa quả tươi, một số loại kem và các món tráng miệng khác. Thực đơn ở đây được thay đổi liên tục.
alt
(Ảnh: Instagram)
alt
(Ảnh: Scoledge.wordpress)
alt
(Ảnh: Scoledge.wordpress)
alt
(Ảnh: Instagram)
3. Facebook
Gần đây, trụ sở của Facebook được chuyển tới một thành phố nhỏ mang tên Menlo Park,t bang California, Mỹ. Nhân viên của công ty được phục vụ 3 bữa miễn phí tại Epic Cafe.
Nơi đây chủ yếu phục vụ các món ăn ẩm thực Mỹ và Á châu. Nhân viên có thể mang đồ ăn về nhà, miễn là họ làm việc tại công ty. Ngoài ra, các nhân viên văn phòng khác cũng sẽ nhận được ưu đãi giảm giá cao.
alt
(Ảnh: Aoweibang)
alt
(Ảnh: Aoweibang
)alt
(Ảnh: Aoweibang)
alt
(Ảnh: Aoweibang)
4. Dropbox
Văn phòng chính của Dropbox nằm tại San Francisco, California, và căn-tin của họ có tên Tuck Shop.
cang tin cua nhung cong ty                                        hang dau the gioi
[1]
Căn-tin rộng khoảng 400m2 và các lựa chọn ăn uống thì có thể nói là vô tận. (Ảnh: glassdoor)
cang tin cua nhung cong ty                                        hang dau the gioi[2]
Công ty đặc biệt trân trọng các đầu bếp của mình, đều là những người từng làm việc tại các nhà hàng sang trọng nhất thế giới. (Ảnh: dropbox)cang tin cua nhung cong ty                                        hang dau the gioi
[3]
Những món ăn ngon lành đầy màu sắc đúng tiêu chuẩn 5 sao. (Ảnh: toutiao)
5. Pixar
Căn-tin Cafè Luxo tại văn phòng Pixar ở California chào đón các thực khách của mình bằng hai nhân vật trong Toy Story là Buzz Lightyear và Woody.
cang tin cua nhung cong ty                                        hang dau the gioi
[4]
Hai nhân vật hoạt hình sống mãi trong lòng thế hệ 8x, 9x. (Ảnh: newusatoday)
cang tin cua nhung cong ty                                        hang dau the gioi[5]
Khuôn viên căn-tin của họ trông rất giống bảo tàng Musée d’Orsay ở Paris, ước mơ một thời của Steve Jobs lúc ông còn làm chủ công ty. (Ảnh: charitybuzz)cang tin cua nhung cong ty                                        hang dau the gioi
[6]
(Ảnh: newusatoday)
cang tin cua nhung cong ty                                        hang dau the gioi
[7]
Thực đơn của Cafè Luxo rất đa dạng, từ cá hồi xốt cây thích, mì Ý nấu đậu phụ, hamburger, bánh bao Ý chiên, thịt bò, burrito, pizza cho đến tất cả các loại tráng miệng. (Ảnh: newusatoday)
6. Twitter
Trụ sở của công ty vừa được dọn đến một tòa nhà được xây dựng từ năm 1937 nằm trên Quảng trường Market thuộc trung tâm thành phố San Francisco chan hòa ánh nắng. Căn-tin hoàn toàn miễn phí cho nhân viên và được chia thành nhiều loại thức ăn được đánh dấu bằng hashtag hoặc tên.
cang tin cua nhung cong ty                                        hang dau the gioi
[8]
Khu vực @birdfeeder (tạm dịch: quầy cho chim ăn). (Ảnh: letsintern)
cang tin cua nhung cong ty                                        hang dau the gioi[9]
Khu vực này gồm những món ăn giúp bạn được thoải mái trong tâm hồn và… dạ dày. (Ảnh: surfingbird)
cang tin cua nhung cong ty                                        hang dau the gioi[10]
Hằng hà sa số các loại bánh ngọt, không lo không béo phì. (Ảnh: letsintern)
cang tin cua nhung cong ty                                        hang dau the gioi[11]
Không những thế họ còn có các loại mứt trái cây, hạt điều… để ăn vặt. (Ảnh: letsintern)
7. Bright Side
Dù không phải là một công ty lớn nhất nhì nhưng Bright Side cũng rất chu đáo với bữa ăn của nhân viên. Đối với họ đây là nơi thư giãn và nạp lại năng lượng để đủ sức làm việc và biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn.
cang tin cua nhung cong ty                                        hang dau the gioi[12]
Căng-tin của họ rất sáng sủa và nổi bật nhờ những chiếc ghế vàng. (Ảnh: Bright Side)
cang tin cua nhung cong ty                                        hang dau the gioi[13]
(Ảnh: Bright Side)cang tin cua nhung cong ty                                        hang dau the gioi
[14]
Các món ăn ngon lành, đủ dinh dưỡng và trình bày nghệ thuật. (Ảnh: Bright Side)
cang tin cua nhung cong ty                                        hang dau the gioi[15]
Cả các anh bếp cũng rất thân thiện và đáng yêu. (Ảnh: Bright Side)
 Thanh Hoa tổng hợp

28/03/2016

Tiền xu ném xuống các đài phun nước

motion high quality slow fountain
Lượng đồng xu ném xuống thác Trevi ở Rome có giá trị lên tới một triệu USD một năm.

image
Hồ nước trong khách sạn Bellagio tại Las Vegas, Mỹ được làm sạch hàng tháng. Nhân viên bảo trì lắp đặt hệ thống làm sạch, loại bỏ mọi thứ từ đáy hồ. Họ đưa số tiền xu thu được vào một máy trộn bê tông chứa đầy khăn để chúng tự ma sát với nhau làm sạch tiền. Trung bình mỗi năm hồ nước thu được 12.000 USD.

image
Mỗi tháng đài phun nước ở Mall of America, tiểu bang Minnesota, Mỹ vớt được trung bình 2.000 USD. Số tiền được quyên góp cho các tổ chức từ thiện và phi lợi nhuận.

image
Đài phun nước Centennial Flame bên ngoài tòa nhà quốc hội Canada có 6.000 USD tiền xu mỗi năm. Trung bình, người ta ném xuống đây 15 USD một ngày.

image
Đài phun nước Trevi ở Rome mỗi ngày thu về số đồng xu thả xuống trị giá tới 3.200 USD. Năm 2011, Trevi thu về một triệu USD. Năm 2002, thậm chí một người đàn ông đã đánh cắp 1.000 USD tiền xu tại đây.

image
Mặc dù không được phép ném xuống thác tưởng niệm 11/9, năm 2014, người ta vẫn vớt lên số tiền xu trị giá 2.735 USD từ đáy thác. Việc ném tiền xu xuống đây có thể gây rối loạn hệ thống vận hành thác.

image
Các đài phun nước tại hệ thống Rainforest Cafes trên khắp nước Mỹ thu được 25.000 USD một năm. Số tiền này chuyển đến cho nhiều tổ chức thiện nguyện vì môi trường.

image
Một trong những đài phun nước lớn nhất thế giới - thác Chicago's Buckingham, tiểu bang Chicago, Mỹ lại chỉ thu về 200 USD một năm. Lý do bởi đài phun nước này quá lớn. Du khách thường thích ném tiền vào những nơi có thể nhìn thấy đồng xu của mình từ từ chìm xuống đáy.

image
Năm 2014, các đài phun nước ở Disney World vớt được 18.000 USD. Số tiền dành tặng cho quỹ khuyến khích, chắp cánh ước mơ cho trẻ em.

image
Đài phun nước trong công viên Bryant ở New York kiếm được 3.400 USD mỗi năm. Theo New York Times, tiền này dùng để trả cho chính hoạt động vớt xu làm sạch thác.

image
Năm 2011, hơn 3.500 USD tiền xu được thu về ở đài phun nước trong trung tâm thương mại lớn thứ 2 của Mỹ, King of Prussia Mall, tiểu bang Pennsylvania. Theo lời các tình nguyện viên, việc làm sạch các đồng xu rất khó khăn. "Phải mất nhiều thời gian để tìm ra cách làm sạch chúng", Goldberg, một tình nguyện viên vớt xu nói. "Chúng tôi đã thử cả máy trộn xi-măng, bột baking soda, Coca-cola và nhiều cách khác. Các đồng xu vẫn không sạch bởi chúng quá nhỏ".
ST