Cuộc sống thay đổi của cụ bà 'bất ngờ nổi tiếng'
Khách du lịch tới Hội An đều tìm tới chỗ 'Bà cụ đẹp nhất thế giới' để gặp và chụp ảnh cùng.
Lần
đầu lên máy bay ra Hà Nội, bà Bùi Thị Xong, 78 tuổi, người phụ nữ Việt
Nam trong bức ảnh được báo chí Mỹ bình chọn "Bà cụ đẹp nhất thế giới"
rất vui. Khuôn mặt hằn sâu những nếp nhăn vất vả, mái đầu hai thứ tóc,
bà Xong móm mém cười hồn hậu giữa xung quanh là máy quay, máy ảnh của
phóng viên. Đôi bàn tay già nua, đầy vết chai sạn thâm đen của bà thỉnh
thoảng đưa lên vuốt những sợi tóc xòa xuống mặt.
Hôm
8/3, bà Xong cùng chồng tới dự lễ trao tặng bức ảnh nổi tiếng "Nụ cười
ẩn giấu" của nhiếp ảnh gia người Pháp Rehahn cho bảo tàng Phụ nữ Việt
Nam. "Bà cụ đẹp nhất thế giới" mặc chiếc áo dài cũ, cười tít mắt lúc
nghe Rehahn thốt lên "bà đẹp quá".
Nhiếp
ảnh gia Rehahn (thứ hai từ phải sang) và vợ chồng bà Xong đứng cạnh bức
ảnh "Nụ cười ẩn giấu" trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
"Nụ
cười ẩn giấu" ghi lại khoảnh khắc bà Xong, người chèo thuyền ở Hội An,
xấu hổ lấy tay che mặt để lộ ánh mắt biết cười. Đôi bàn tay gầy guộc trở
thành khung ảnh tự nhiên khiến người xem tập trung vào đôi mắt. Bức ảnh
chụp bà Xong sau đó được các tạp chí nhiếp ảnh nổi tiếng nhất thế giới
đăng tải và trở thành trang bìa cho cuốn sách ảnh best seller (bán chạy
nhất) của tác giả.
Ra
Hà Nội đúng những ngày mưa phùn gió rét, vợ chồng bà Xong phải mang
thêm áo ấm. Ông bà được Rehahn đưa đi chơi bằng xích lô, dạo quanh bờ hồ
và ăn phở. Với đôi vợ chồng già, như thế cũng đủ mãn nguyện. Cả đời
nghèo khó sống bằng nghề chèo thuyền trên sông Hoài ở phố cổ Hội An, bà
Xong chưa từng nghĩ có ngày mình nổi tiếng và được ra Hà Nội thế này.
Trước
khi gặp Rehahn, vợ chồng bà Xong chở hàng thuê ra chợ bán trên chiếc
thuyền cũ nát kiếm mỗi ngày vài chục nghìn đồng. Bà Xong và chồng, ông
Đỗ Tới (76 tuổi), sinh được ba người con, trong đó có hai trai, một gái.
Ông bà hiện sống cùng con cả trong căn nhà xây nhỏ ở phường Cẩm Nam,
sau khi hai người con còn lại lập gia đình. Người con đầu của bà Xong
năm nay hơn 40 tuổi nhưng hay ốm đau, lại bị tật ở lưng nên nhờ cậy cả
vào bố mẹ.
Bà
Xong cười đùa, nhà có hai vợ chồng và một đứa con nhưng giống như ba
người già. Ở tuổi thất thập, ông bà vẫn ngày ngày chung nhau chiếc
thuyền bươn chải trên khúc sông kiếm sống. Nếu không đi làm, họ chẳng
biết lấy gì nuôi ba miệng ăn. Gia đình các con cũng khó khăn nên không
giúp được gì cho bố mẹ.
Khi
tuổi cao, sức yếu, vợ chồng bà Xong chuyển sang chở khách du lịch tham
quan phố cổ bằng thuyền. Một ngày mùa hè năm 2011, trong lúc đợi khách ở
bến sông, bà Xong gặp Rehahn. Với ánh mắt nhà nghề của một nhiếp ảnh
gia, anh nhanh chóng phát hiện ra bà Xong có thể trở thành nhân vật
tuyệt đẹp nếu đặt trong khuôn hình.
Sau
đó, suốt 30 phút bơi thuyền dọc sông, bà Xong và Rehahn trò chuyện vui
vẻ. Rehahn biết một chút tiếng Việt nên có thể giao tiếp với bà. Ấn
tượng đầu tiên của bà Xong với người khách nước ngoài là sự thân thiện.
Rehahn chụp rất nhiều ảnh về người phụ nữ này và buột miệng trêu "ô bà
không có răng". Một cách tự nhiên, bà Xong ngượng ngùng lấy tay che
miệng.
Nụ cười hiền hậu luôn rạng ngời trên môi bà Xong.
Rehahn
từng hứa khi cuốn sách ảnh xuất bản và bán được, anh sẽ tặng bà một món
quà. Giữ lời hứa, nhiếp ảnh gia người Pháp tặng bà Xong chiếc thuyền
mới. "Rehahn hỏi 'bây giờ bà có ước nguyện gì' khi thấy thuyền của tôi
cũ nát. Tôi bảo không muốn gì cả, chỉ mong có chiếc ghe mới", bà Xong
nhớ lại.
Bức
ảnh "Nụ cười ẩn giấu" sau đó xuất hiện trên báo chí và truyền hình quốc
tế khiến bà Xong ngày càng được nhiều người biết tới. Khách du lịch
trong cũng như ngoài nước mỗi khi tới Hội An đều tìm tới chỗ bà Xong
chèo thuyền để gặp và chụp ảnh cùng. Họ không quên biếu bà chút tiền.
Từ
lúc xuất hiện trong ảnh của Rehahn, bà được nhiều nơi tới quay phim,
chụp ảnh. Khách đi thuyền tìm đến có cả người Hà Nội, TP HCM và nước
ngoài. "Họ bảo thấy bà trên tivi, bà nổi tiếng rồi này khiến tôi cũng
mừng và tự hào. Tôi chưa từng nghĩ sẽ được biết đến và không ngờ lọt vào
ống kính của Rehahn. Ngày trẻ, tôi chưa bao giờ được khen đẹp. Trước
khi gặp Rehahn, cuộc sống của tôi cũng bình thường như bao người, đi làm
về là nấu ăn cho chồng con", bà Xong chia sẻ.
Theo
bà Xong, nhờ chở khách du lịch, cuộc sống gia đình bà đã đỡ cơ cực hơn
trước với mức thu nhập một ngày từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng nhưng
cũng có hôm về không. "Bà cụ đẹp nhất thế giới" cho hay số tiền đó đủ
trang trải cuộc sống. Ngày nào được nhiều, bà để dành một nửa, bù cho
những hôm không kiếm được đồng nào.
Không
biết tiếng Anh, bà Xong được khách dạy cho vài câu bồi để nói chuyện
với người nước ngoài. "Tôi biết vài từ như one hundred, one dollar, two
dollars. Khách đưa tiền, tôi nói thank you tức là cảm ơn với họ. Tôi chở
được 6 người Việt, còn khách nước ngoài chỉ 4 thôi", bà Xong nói.
Khi
được hỏi bà sẽ chèo thuyền tới lúc nào, bà Xong đáp cuộc sống còn nhiều
khó khăn nên sẽ làm tới khi nào không còn sức lực thì thôi.
Rehahn
là nhiếp ảnh gia người Pháp nổi tiếng với sự độc đáo trong cách nắm bắt
linh hồn của nhân vật thể hiện trong mỗi tấm ảnh. Anh từng được website
Boredpanda.com
bình chọn là một trong bốn nhiếp ảnh gia chụp chân dung đẹp nhất thế
giới năm 2014 cùng với các tên tuổi nổi tiếng như Steve McCurry, Jimmy
Nelsson, Lee Jeffries.
Sau
lần gặp gỡ với bà Bùi Thị Xong trong chuyến công tác nhân đạo năm 2011,
hiện Rehahn sống tại Hội An và xem Việt Nam như quê hương thứ hai của
mình. Với nhiếp ảnh gia sinh năm 1979, bà Xong giống như người bà anh
luôn yêu quý.
Rehahn
tâm sự bức ảnh "Nụ cười ẩn giấu" rất quan trọng với anh bởi câu chuyện
đằng sau nó. Tác phẩm không đơn thuần là một bức ảnh mà còn thể hiện
tình cảm thân thiết giữa anh và bà Xong. Anh muốn tặng lại tấm ảnh này
cho Bảo tàng Phụ nữ vì ảnh đại diện cho phụ nữ Việt Nam cần cù, chăm
chỉ.
"Nụ
cười ẩn giấu" chuyển tải thông điệp phụ nữ Việt Nam dũng cảm và chăm
chỉ trong công việc của mình. Vẻ đẹp không có tuổi tác và không nhất
thiết phải gắn với quần áo thời trang. Trong bức ảnh chụp bà Xong đó là
vẻ đẹp tâm hồn.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn có thể:
- Viết bình luận trước, sau đó. .
- Copy và dán trực tiếp link ảnh vào khung nhận xét. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa (kể cả nhấn phím Enter).
- Cám ơn Bạn đã bình luận về bài viết.