Hình minh họa
Sâm, Nhung, Mật Gấu, Sừng Tê
Giác, Ngọc Dương Hải Cẩu đã xưa rồi.
Gần đây có phong trào nhào Noni, sửa Ong Chúa, nấm Linh Chi, đang đi vào quên lãng.
Hiện tại đang rần rộ phong trào mới đang hốt bạc: Đông trùng hạ thảo, rong biển, collagen và tế bào gốc. Bà con lẹ tay mua đi vì giá còn cao, nếu chậm tay sẻ mất giá, quí vị mất đi cơ hội làm từ thiện đó.
Gần đây có phong trào nhào Noni, sửa Ong Chúa, nấm Linh Chi, đang đi vào quên lãng.
Hiện tại đang rần rộ phong trào mới đang hốt bạc: Đông trùng hạ thảo, rong biển, collagen và tế bào gốc. Bà con lẹ tay mua đi vì giá còn cao, nếu chậm tay sẻ mất giá, quí vị mất đi cơ hội làm từ thiện đó.
Thần dược phải là hàng quí hiếm. Lên núi cao tìm Đông trùng hạ Thảo, hái Sâm, hái nấm Linh Chi, lặn dưới bể sâu hái rong biển Fucoidan Rêu hoàng Hậu, leo vách núi cheo leo thu hoạch Yến sào…. chỉ có vua chúa ngày xưa mới có mà xài, bây giờ bán đầy chợ Việt Nam, giá rẻ như bèo, lại đang on sale bao nhiêu cũng bán.
Đồ quí hiếm không bao lâu sẽ không còn quí hiếm nữa. Sâm Đại Hàn nay được trồng như củ cải. Đông trùng hạ thảo, nuôi cấy như làm giá. Nấm Linh Chi trồng như nấm mèo, nấm rơm.
Theo thống kê, (Nếu không biết dùng thuốc quí hiếm) tuổi thọ bình quân toàn cầu năm 2010-2015 là 72 tuổi, Vua chúa ngày xưa được dùng thuốc quí hiếm nên tuổi thọ các ngài không quá 40!
Có cụ ngày nay có phương tiện sống như vua chúa ngày xưa, dùng các bí quyết gia truyền để mang tuổi thọ cũa mình xuống dưới 40. OK. Nếu đó là nguyện vọng cũa các cụ. Không ai dám cản.
Ai quảng cáo thế nào thì mặc họ, nghe hay không là quyền của chúng ta, đừng để mình bị mắc lừa bởi bọn con buôn.
Chúng ta phải biết rằngnhững sản phẩm được quảng cáo rầm rộ là “thuốc”để trị bịnh, đều là “dinh dưởng phụ trội” (Dietary supplement) được ghi chép rỏ ràng trên nhản hiệu cũa hộp.
Quảng cáo “chất dinh dưởng phụ” là “thuốc” để trị bịnh là hướng dẫn sai lầm, vi phạm tội lường gạt.
Có ông chủ đài TV, chuyên bán thuốc dổm, tuyên bố là “thuốc“ của
ngài bán, được
USDA và FDA cho phép (approved). Đây là quảng cáo lường gạt.
Theo luật, nhà
sản xuất và nhà phân phối phải ghi
danh (register) với cơ quan FDA (Food and Drug
Administrator), nhưng
không bắt buộc phải có giấy phép để sản xuất hoặc bán các sản phẩm nầy. Nhãn hiệu
(label) cũng phải cầu chứng. Các ngài ma giáo dùng chữ cho phép (approved) thay vì ghi danh (registered). Còn cơ quan USDA (United State Department
of Agriculture) không có liên hệ gì đến mấy thứ dổm nầy, để tên vào cho nó xôm tụ mới gạt được người
ta chứ!!!.
Theo qui chế về dinh dưởng phụ trợ, nhà phân phối có quyền tùy ý phát biểu thế nào cũng được, về sản phẩm cũa mình trên nhãn hiệu cầu chứng.
Thí dụ: trị bá bịnh, bảo đảm có kết quả 100%, không có phản ứng phụ (điều nầy đúng vì nếu sản phẩm làm toàn bằng bột mì thì làm gì có phản ứng phụ), nhưng phải có đính kèm câu sau đây, thường được in bằng chữ rất nhỏ để khó đọc hoặc không ai để ý đến: ”These statements have not been evaluated by the Food and Drug Administration. This product is not intended to diagnose, treat,cureor prevent any disease.”
Xin tạm dịch:
“Những phát biểu trên không được FDA kiểm nghiệm. Sản phẩm nầy không có ý định để chẩn đoán, điều trị, chửa lành, hoặc phòng chống bất cứ bịnh tật nào.
Nếu có ai thưa kiện bị lường gạt, nhà sản xuất đưa nhãn hiệu có cầu chứng ra mà bảo: Nhãn hiệu ghi chú qúa rõ ràng: Sản phẩm nầy không phải thuốc thang chửa trị gì cã. Làm ơn chống mắt lên đọc giùm. Ai ngu bỏ tiền mua thì ráng chịu, chớ có than van! Ha, Ha, Ha.
Chín Cầu Tre.